Giáo án Chính tả 5 - Tuần học 19 đến tuần 35

Giáo án Chính tả 5 - Tuần học 19 đến tuần 35

CHÍNH TẢ (Nghe – viết)

NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC

I.Mục đích, yêu cầu:

 - Học sinh nghe – viết đúng bài chính tả : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.

 - Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o /ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của địa phương.

 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.

II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.

III.Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ : (3p)

GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

B.Dạy bài mới : (37p)

1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết.

Giáo viên đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.

Học sinh đọc thầm cả bài.

Hỏi : Bài chính tả cho em biết điều gì? (Nguyễn Trung Trực là một nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam.)

HS đọc thầm lại đoạn văn. Cho HS viết các từ khó : Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây, chài lưới, nổi dậy, khảng khái )

GV đọc từng câu cho học sinh viết. Đọc soát lỗi.

GV thu chấm một số bài. HS trao đổi bài để soát lỗi cho nhau.

GV nhận xét chung.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 5 - Tuần học 19 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19 chính tả (Nghe – viết)
Nhà yêu nước nguyễn trung trực
I.Mục đích, yêu cầu:
 - Học sinh nghe – viết đúng bài chính tả : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
 - Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o /ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của địa phương.
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Giáo viên đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
Học sinh đọc thầm cả bài.
Hỏi : Bài chính tả cho em biết điều gì? (Nguyễn Trung Trực là một nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam.)
HS đọc thầm lại đoạn văn. Cho HS viết các từ khó : Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây, chài lưới, nổi dậy, khảng khái)
GV đọc từng câu cho học sinh viết. Đọc soát lỗi.
GV thu chấm một số bài. HS trao đổi bài để soát lỗi cho nhau.
GV nhận xét chung.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : Cả lớp làm bài cá nhân.
Bài giải : Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim.
 Hạt mưa mải miết trốn tìm
 Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
 Quất gom từng hạt nắng rơi
 Tháng giêng đến tự bao giờ?
 Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Bài tập 3 : HS đọc bài tập và làm bài 
Bài giải :
a) Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi :
Bác nông dân ôn tồn giảng giải :
Nhà tôi còn bố mẹ giàCòn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. 
b) Hoa gì thơm lửa rực hồng
Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng?
Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt trong mình
Hương bay qua hồ rộng
Lá đội đầu mướt xanh?
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà viết lại những lỗi viết sai chính tả
tuần 20 chính tả (Nghe – viết)
Cánh cam lạc mẹ
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nghe – viết đúng bài chính tả : Cánh cam lạc mẹ..
- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o /ô 
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Giáo viên đọc bài chính tả Cánh cam lạc mẹ.
Học sinh đọc thầm cả bài.
Hỏi : Bài chính tả cho em biết điều gì? (Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè.)
HS đọc thầm lại đoạn văn. Cho HS viết các từ khó : xô vào, khản đặc, râm ran
GV đọc từng câu cho học sinh viết. Đọc soát lỗi.
GV thu chấm một số bài. HS trao đổi bài để soát lỗi cho nhau.
GV nhận xét chung.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc bài tập. HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả.
Bài giải :
a) Sau khi điền r /d/ gi vào chỗ trống, sẽ có các tiếng : ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi.
b) Sau khi điền o / ô và dấu thanh vào chỗ trống, sẽ có các tiếng : đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một. 
học sinh TB ,Y làm phần a.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học. 
Dặn học sinh về nhà viết lại những lỗi viết sai chính tả
 Chính tả (Nghe - viết)
Trí dũng song toàn
I.Mục tiờu:
- Học sinh nghe – viết đúng bài chính tả : Trí dũng song toàn. Đoạn (Thấy sứ thần Việt Namđến hết bài)
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r / d / gi có thanh hỏi, thanh ngã. 
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Giáo viên đọc bài chính tả Trí dũng song toàn. Học sinh đọc thầm cả bài.
Hỏi : Đoạn văn cho em biết điều gì? (Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.)
HS đọc thầm lại đoạn văn. Cho HS viết các từ khó : Nam Hán, Tống, Nguyên, Bạch Đằng, Giang Văn Minh, Lê Thần Tông, nhục mệnh, 
GV đọc từng câu cho học sinh viết. Đọc soát lỗi. GV thu chấm một số bài. 
HS trao đổi bài để soát lỗi cho nhau. GV nhận xét chung.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc bài tập. HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả.
Bài giải : a) Giữ lại để dùng về sau : dành dụm, để dành
 Biết rõ, thành thạo : rành, rành rẽ
 Đồ đựng bằng tre, nứa, đáy phẳng, thành cao : cái giành
 b) Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm : dũng cảm
 Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả : vỏ
 Đồng nghĩa với giữ gìn : bảo vệ
Bài tập 2 : Học sinh làm bài tập.
Bài giải :a)Nghe cây lá rầm rì	Cõng nước làm mưa rào	 	
 Là gió đang dạo nhạc	Gió chẳng bao giờ mệt!
 Quạt dịu trưa ve sầu	 	Hình dáng gió thế nào
b) Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột,anh ta cứ tần ngần mãi ở cổng bệnh viện mà không điBệnh nhân sợ hãi giải thích :
Bên cổng có một con mèo.
Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.
Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?
Học sinh TB ,Y làm phần a.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà viết lại những lỗi viết sai chính tả
 Chính tả (Nghe – viết)
Hà Nội
I.Mục tiờu:
- Học sinh nghe- viết đúng bài chính tả : Hà Nội. Trỡnh bày đỳng thể thơ 5 tiểng rừ 3 khổ thơ
- Biết tìm và viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy- học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Giáo viên đọc bài chính tả Hà Nội.
Nội dung bàI thơ nói len điều gì? (Lời một bạn nhỏ mới đến Thủ đô thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp)
HD học sinh viết các từ khó : Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ
 GV nhắc nhở HS cách viết bài. GV đọc cho HS viết. Đọc soát lỗi. HS trao đổi vở cho nhau để soát lỗi.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : GV viết đoạn văn vào bảng phụ. HS làm bài .
Bài giải :Danh từ riêng trong bài là : (Tên người là Nhụ. Tên địa lí là : Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu)
BàI tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập. Làm bài tập vào vở.
Bài giải : 
Tên bạn nam trong lớp
Tên bạn nữ trong lớp
Tên anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta
Tên sông (hoặc hồ, núi, đèo)
Tên xã (hoặc phường, huyện, quận)
Trần Văn Huy
Tống Văn Tùng
Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Văn Cường
Trần Văn Hoàn
Tống Thị Quyên
Nguyễn Thị Hà
Lại Thị Hường
Trần Thị Hòa
Trần Quốc Toản 
Kim Đồng ; 
Võ Thị Sáu
Lê Văn Tám
Sông Hồng
Sông Lô, Lam,
đèo HảI Vân, đèo ngang, 
núi Ba Vì, Yên Tử,
Xã Bích Sơn, Tự Lạn,
Phường Trần Phú,
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
 Chính tả (Nhớ-viết)
Cao Bằng
I.Mục tiờu:
- Học sinh nhớ – viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài thơ : Cao Bằng. 
- Viết hoa đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nhớ - viết. 
Cho 1 HS đọc lại 4 khổ thơ của bài thơ Cao Bằng.
Cả lớp đọc thầm. GV nhắc các em cách trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ viết hoa, 
HS tự viết bài. GV thu chấm một số bài, HS đổi vở để soát lỗi. GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài và làm vào bảng phụ. (Theo nhóm4)
HS trình bày, cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
 Bài giải :
a)Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.
b)Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.
c)Ngươì chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lí mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.
Bài tập 3 : HS làm vào vở. 
Tìm các tên riêng trong bài, xác định tên riêng nào viết đúng, tên riêng nào viết sai. Viết lại cho đúng.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài giải 
Viết sai 	Sửa lại
Hai ngàn	Hai Ngàn
Ngã ba 	Ngã Ba
Pù mo	Pù Mo
 	pù xá	Pù Xá
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
 T24 Chính tả (Nghe - viết)
Núi non hùng vĩ
I.Mục tiờu:
- Học sinh nghe – viết đúng chính tả bài : Núi non hùng vĩ. 
- Nắm chắc cách viết hoa đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
B.Dạy bài mới : (37’)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết. 
 - GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. HS theo dõi SGK.
 - HS đọc thầm bài chính tả. 
 - Nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai.
 - Cho HS viết các từ khó : tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai.
 - GV nhắc nhở HS trước khi viết bài. 
 - GV đọc cho HS viết bài, đọc soát lỗi, thu chấm một số bài. 
 - HS đổi vở để chữa lỗi.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : Tìm các tên riêng trong đoạn thơ. HS làm nhóm đôi.
Bài làm : 
Các tên riêng trong đoạn thơ là : Đăm San, Y Sun. Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông, Tây Nguyên, sông Ba.
Bài tập 3 : HS làm bài theo nhóm 4.
Bài giải.
Câu đố
1.Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?
2.Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?
3.Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ?
4.Vua nào thảo Chiếu dời đô?
5.Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?
Lời giải đố
Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.
Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
Lý Thái Tổ (Lý Công Uốn)
Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) 
 Cả lớp đọc thầm các câu đố, Cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.	
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
 Chính tả (Nghe – viết)
Ai là thủy tổ loài người?
I.Mục tiờu:
- Học sinh nghe – viết đúng chính tả bài : Ai là thủy tổ loài người?. 
- Ôn lại quy tắc viêt hoa tên người, tên địa lí nước ngoài ;làm đúng các bài tập.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy họ ... ài thơ theo thể tự do.
 - HS viết các từ khó : HS lên bảng, GV đọc cho học sinh viết, cả lớp viết vào bảng con. GV nhận xét.
 Rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất,
 - HS tự viết bài, GV quan sát chung theo dõi. Thu chấm một số bài, nêu nhận xét chung.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm bài Gắn bó với miền Nam.
 - Cho học sinh làm bài theo nhóm. Gọi học sinh trình bày bài.
 a) Các cụm từ :
Chỉ huân chương : Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
Chỉ danh hiệu : Anh hùng Lao động.
Chỉ giải thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh.
b)Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ :
Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trên đều gồm 2 bộ phận :
 Huân chương / Kháng chiến. Huân chương / Lao động
 Anh hùng / Lao động. Giải thưởng / Hồ Chí Minh
Bài tập 3 : HS làm vào vở
 - HS đọc thầm đoạn văn và làm theo yêu cầu của bài.
Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân
Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau
 Chính tả (Nghe – viết)
Cô gái của tương lai
I.Mục tiờu:
- Học sinh nghe – viết đúng chính tả bài : Cô gái của tương lai	
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) : HS viết Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết. 
 - HS đọc bài chính tả Cô gái của tương lai. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Hỏi : Nội dung bài nói lên điều gì? (Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai)
 - HS đọc thầm bài chính tả, nhắc nhở học sinh cách viết bài.
 - Hướng dẫn học sinh viét từ khó : in-tơ-nét, Ôt-xtrrây-li-a, Nghị viện Thanh niên.
 - GV đọc bài cho học sinh viết. Thu chấm một số bài. Hojc sinh trao đổi vở để soát lỗi cho nhau.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài theo nhóm 4.
Gọi học sinh trình bày bài. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 Bài giải : Anh hùng Lao động	 - Cụm từ anh hùng lao động gồm 2 bộ phận
 Anh hùng Lực lượng vũ trang anh hùng / lao động, ta phải viét hoa chữ
 Huân chương Sao vàng cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó:
 Huân chương Độc lập hạng Ba Anh hùng / Lao động.
 Huân chương Lao động hạng Nhất - Các cụm từ khác cũng giải thích tương tự.
 Huân chương Độc lập hạng Nhất
Bài tập 3 : HS làm bài vào vở. GV quan sát hướng dãn học sinh làm bài.
Bài giải : 
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b) Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c) Huân chương Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau
 Chính tả (Nghe - viết)
 Tà áo dài Việt Nam
I.Mục tiờu:
- Học sinh nghe – viết đúng chính tả bài : Tà áo dài Việt Nam	
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) : HS viết Huân chương Lao động, Huân chương Quân công. GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết. 
 - HS đọc đoạn viết trong bài chính tả Tà áo dài Việt Nam. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Hỏi : Đoạn văn kể điều gì? (Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời)
 - HS đọc thầm đoạn văn, nhắc các em khi viết cần chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (30, XX) và những chữ dễ viết sai chính tả.
 - GV đọc bài cho học sinh viết. GV thu chấm một số bài và chữa.
 - HS trao đổi bài cho nhau để soát lỗi.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : HS làm bài theo nhóm. Gọi HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét, chữa.
 Bài giải : 
a) Giải thưởng các kì thi văn hóa, văn nghệ, thể thao : 
Giải nhất : Huy chương Vàng.
Giải nhất : Huy chương Bạc.
Giải ba : Huy chương Đồng.
 b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng :	
 Danh hiệu cao quý nhất : Nghệ sĩ Nhân dân	
 Danh hiệu cao quý : Nghệ sĩ Ưu tú.	
 c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm : 
 Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất : Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.	
 Cầu thủ, thủ môn xuất sắc : Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
Bài tập 3 : HS làm bảng nhóm.
 a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
 b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối.
 Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
 Chính tả (Nhớ – viết)
Bầm ơi
I.Mục tiờu
- Học sinh nhớ – viết đúng chính tả bài thơ : Bầm ơi (14 dòng đầu)	
- Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) : 
HS viết Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú. GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nhớ – viết. 
 - Gọi 1 HS đọc lại bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu). Cả lớp theo dõi.
 - Một HS đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
 - Cho lớp đọc lại bài thơ. Nhắc nhở học sinh khi viết cần chú ý những từ ngữ dễ viét sai (lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe,) Cần chú ý cách trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát.
 - Cho học sinh nhớ lại và viết vào cở. GV thu bài chấm và chữa, nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2: Cho HS làm vào vở, Cả lớp chữa bài, GV chốt lời giải đúng.
Bài giải :
Tên cơ quan, đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
Trường Tiểu học 
Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bế Văn Đàn
Trường Trung học cơ sở Đoàn kết
Trường
Trung học cơ sở
Đoàn Kết
Công ti Dầu khí Biển Đông
Công ti
Dầu khí
Biển Đông
Bài tập 3: HS làm vào vở.
Bài giải:
a) Nhà hát Tuổi trẻ.
b) Nhà xuất bản Giáo dục.
c) Trường Mầm non Sao Mai.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
 Chính tả (Nghe – viết)
Trong lời mẹ hát
I.Mục tiờu:
- Học sinh nghe – viết đúng chính tả bài thơ : Trong lời mẹ hát.	
- Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) : 
 - HS viết Trường Tiểu học Bích Sơn, Trường Trung học cơ sở Thân Nhân Trung.
 - GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết. 
GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. Cả lớp theo dõi. HS đọc thầm bài thơ.
Hỏi : Nội dung bài thơ nói gì? (Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ)
Hướng dẫn học sinh viết các từ : ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru,
GV nhắc nhở học sinh khi viết bài cần chú ý những từ dễ viết sai.
GV đọc cho học sinh viết bài. Thu chấm một số bài, nhận xét, HS trao đổi bài cho nhau để soát lỗi.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài tập. Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
HS đọc thầm đoạn văn Công ước về quyền trẻ em và trả lì câu hỏi sau:
Đoạn văn nói điều gì? (Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền trẻ em. Quá trình soạn thảo Công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu A và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em).
HS làm bài vào vở bài tập.
Bài giải:
Phân tích tên thành các bộ phận
Liên hợp quốc
Uỷ ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc
Tổ chức / Nhi đồng / Liên hợp quốc
Tổ chức / Lao động / Quốc tế
Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em
Liên minh / Quốc tế / Cứu trợ trẻ em.
Tổ chức / Ân xá / Quốc tế
Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển
Đại hội đồng / Liên hợp quốc
Cách viết hoa
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Bộ phận thứ ba là tên địa lí nước ngoài, viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
4.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
 Chính tả (Nhớ – viết)
Sang năm con lên bảy
I.Mục tiờu:
- Học sinh nhớ – viết đúng chính tả khổ thơ 2,3 của bài thơ : Sang năm con lên bảy.	
- Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) : 
 - HS viết Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc.
 - GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nhớ – viết. 
 - Gọi 1 học sinh đọc khổ thơ 2, 3 trong SGK. 
 - Cả lớp theo dõi. HS đọc thầm bài thơ.
 - HS xung phong đọc thuộc khổ thơ 2, 3. 
 - GV nhắc nhở các em những chữ dễ viết sai chính tả, cách trình bày ncác khổ thơ 5 chữ.
 - HS tự viết bài. GV thu chấm một số bài. 
 - HS trao đổi bài cho nhau để soát lỗi.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc nội dung bài tập. Hướng dẫn học sinh làm bài theo nhóm.
Bài giải : 
Tên viết chưa đúng
- Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em 
Việt Nam
- Uỷ ban / bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Bộ / y tế
- Bộ / giáo dục và Đào tạo
- Bộ / lao động – Thương binh và Xã hội
- Hội / liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Tên viết đúng
- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em 
Việt Nam
- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em 
Việt Nam
- Bộ Y tế
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Cho học sinh làm bài tập theo nhóm.
 - HS chữa bài. GV nhận xét chung và chữa.
Bài giải : Công ti May Tăng Quang, Xí nghiệp Gạch Bích Sơn.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docChinh ta 5 ki 2 Kien.doc