Giáo án Chính tả (chuẩn KT - KN) lớp 5

Giáo án Chính tả (chuẩn KT - KN) lớp 5

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Nghe – viết đúng, trình bày đúng đoạn thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi trong 16 phút

2. Nắm được quy tắc viết chính tả với c/k – g/gh – ng/ngh.

3. GD: Cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: đọc đúng, lưu loát bài và chép bảng phụ để HS tự bắt lỗi.

- Bút dạ + 1 số tờ phiếu ghi trước nội dung BT2,3 cho HS làm việc nhóm hoặc chơi trò chơi.

- HS: Đọc trước bài “Việt Nam thân yêu” .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 63 trang Người đăng huong21 Lượt xem 750Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả (chuẩn KT - KN) lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Nghe – viết Bài: Việt Nam thân yêu
Quy tắc viết c/k – g/gh – ng/ngh
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Nghe – viết đúng, trình bày đúng đoạn thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi trong 16 phút
2. Nắm được quy tắc viết chính tả với c/k – g/gh – ng/ngh.
3. GD: Cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: đọc đúng, lưu loát bài và chép bảng phụ để HS tự bắt lỗi.
- Bút dạ + 1 số tờ phiếu ghi trước nội dung BT2,3 cho HS làm việc nhóm hoặc chơi trò chơi.
- HS: Đọc trước bài “Việt Nam thân yêu” .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (3’)
- GV kiểm tra ĐDHT của HS.
- HS để ĐDHT lên bàn và kiểm lại xem mình thiếu những gì để bổ sung cho đủ.
B. Bài mới: (35’)
1. Giới thiệu bài: Để có được đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, xương máu. Giờ đây đất nước ta có những biểng rộng mênh mông, những dòng sông đỏ nặng phù sa, những cánh cò bay lả dập dờn. Đó là nội dung chính bài Việt Nam thân yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi mà hôm nay các em được viết. (HS lắng nghe).
2. Hướng dẫn HS viết chính tả: (24’)
HĐ1: GV đọc toàn bài một lượt: (2’)
- GV đọc thong thả, rõ ràng với giọng thiết tha, tự hào.
à Bài thơ nói lên niềm tự hào của tác giả về truyền thống lao động cần cù, chịu thương, chịu khó, kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Bài thơ còn ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp.
- Luyện viết những từ HS viết dễ sai: dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn, 
- GV nhắc HS trình bày bài thơ theo thể lục bát.
HĐ2: GV đọc cho HS viết: (14’)
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng dòng cho HS viết. Mỗi dòng đọc 1 đến 2 lần.
- Uốn nắn, nhắc nhở những HS ngồi sai tư thế.
HĐ3: Chấm và chữa bài: (8’)
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. (GV đưa bảng phụ chép sẵn bài chính tả. GV đọc từng câu và dừng lại ở từ khó).
- Tổng kết: + GV cho HS đưa tay xem mình mắc bao nhiêu lỗi.
+ GV chấm điển hình 5 – 7 tập. Nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm. Số còn lại chấm sau.
- HS lắng nghe cách đọc.
- HS chú ý nghe nội dung chính của bài.
- HS luyện viết những chữ dễ sai.
- Cả lớp quan sát cách trình bày bài thơ lục bát.
- HS viết chính tả trong vòng 16 phút.
- HS dùng bút chì, vừa nghe vừa nhìn bảng xét lỗi và ghi có bao nhiêu lỗi ghi ra lề trang vở. (cứ 2 lỗi âm, vần trừ 1 điểm, 4 lỗi về dấu thanh trừ 1 điểm).
- Từng cặp đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập: (11’) 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2: (5’)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT2.
- GV giao việc: Tìm tiếng thích hợp để hoàn chỉnh bài văn? 
- Tổ chức cho HS làm bài: 
+ GV dán BT2 lên bảng, chia nhóm, đặt tên nhóm.
+ GV nêu cách chơi: Mỗi nhóm 3 em, 3 em trong nhóm nối tiếp nhau, mỗi em điền 1 tiếng vào con số đã ghi sao cho đúng, lần lượt như vậy cho đến hết bài. Thời gian là 2’, tính từ khi có lệnh. 
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: ngày, ghi, ngát, ngữ. Nghỉ, gái, có, ngày, của. Kết, của, kiên, kỉ. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3: (6’)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT3.
- GV giao việc: Tìm chữ thích hợp để hoàn chỉnh bảng sau? 
- GV tổ chức cho HS làm bài: 
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: 
+ Đứng trước i, e, ê viết là k; Đứng trước các âm còn lại viết là c.
+ Đứng trước i, e, ê viết là gh; Đứng trước các âm còn lại viết là g.
+ Đứng trước i, e, ê viết là ngh; Đứng trước các âm còn lại viết là ng.
- 1HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhận việc.
- HS làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. 
- 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- Cả lớp quan sát và nhận xét kết quả của 3 nhóm.
- 1HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhận việc.
- HS làm bài cá nhân trong VBT.. 
- Vài HS nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS viết kết quả đúng vào VBT.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tuyên dương em viết sạch đẹp, đúng. HD HS cách khắc phục và chữa lỗi.
- GV yêu cầu những HS làm sai BT về nhà làm laiï và chuẩn bị bài tiếp theo.
- GD: Các em cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: Nghe - viết 	Bài: Lương Ngọc Quyến
Cấu tạo của phần vần
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả trong 14 phút
2. Nắm được mô hình cấu tạo vần, chép đúng tiếng, vần vào mô hình. Biết đánh dấu thanh đúng chỗ.
3. GD: Cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: đọc đúng, lưu loát bài và chép bảng phụ để HS tự bắt lỗi.
- Bút dạ + 1 số tờ phiếu phóng to mô hình BT3.
- HS: Đọc trước bài “Lương Ngọc Quyến” .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (3’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Tìm 3 cặp từ bắt đầu bằng: ng/ngh; g/gh; c/k?
- GV nhận xét cho điểm.
- 2HS lần lượt lên bảng lớp, còn lại viết bảng con.
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (35’) 
1. Giới thiệu bài: Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, có biết bao con người ưu tú của đất nước đã hi sinh anh dũng. Tuy họ đã hi sinh nhưng tấm lòng chung với nước của họ vẫn còn sáng mãi. Hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em về một trong những tấm gương sáng đó qua bài chính tả Lương Ngọc Quyến. (HS lắng nghe).
2. Hướng dẫn HS viết chính tả: (24’)
HĐ1: GV đọc toàn bài một lượt: (2’)
- GV đọc với giọng to, rõ, thể hiện niềm cảm phục.
à Lương Ngọc Quyến sinh năm 1885 và mất 1937. ông là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Oâng đã từng qua Nhật để học quân sự, qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống Pháp. Oâng bị giặc bắt vẫn luôn giữ vững khí tiết. Sau khi được giải thoát ông liền tham gia nghĩa quân và đã hi sinh anh dũng, hiện nay ở Hà Nội có 1 phố mang tên ông.
- Luyện viết những từ HS viết dễ sai: Lương Ngọc Quyến, ngày 30-8-1917, khoét, xích sắt, 
HĐ2: GV đọc cho HS viết: (14’)
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu, hoặc từng cụm từ có nghĩa cho HS viết. Mỗi câu đọc 1 đến 2 lần.
- Uốn nắn, nhắc nhở những HS ngồi sai tư thế.
HĐ3: Chấm và chữa bài: (8’)
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. (GV đưa bảng phụ chép sẵn bài chính tả. GV đọc từng câu và dừng lại ở từ khó).
- Tổng kết: + GV cho HS đưa tay xem mình mắc bao nhiêu lỗi.
+ GV chấm điển hình 5 – 7 tập. Nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm. Số còn lại chấm sau.
- HS lắng nghe cách đọc.
- HS chú ý nghe nội dung chính của bài.
- HS luyện viết những chữ dễ sai.
- HS viết chính tả trong vòng 14 phút.
- HS dùng bút chì, vừa nghe vừa nhìn bảng xét lỗi và ghi có bao nhiêu lỗi ghi ra lề trang vở. (cứ 2 lỗi âm, vần trừ 1 điểm, 4 lỗi về dấu thanh trừ 1 điểm).
- Từng cặp đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập: (11’) 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2: (5’)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT2.
- GV giao việc: Hãy ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong câu a, b ra nháp? 
- Tổ chức cho HS làm bài: 
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: (Sách VBT) 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3: (6’)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT3.
- GV giao việc: Chép vần của tiếng vào mô hình cấu tạo? 
- GV tổ chức cho HS làm bài: 
+ GV phát 6 phiếu cho 6HS làm và dán trên bảng.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: 
 (xem trong VBT)
- 1HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhận việc.
- HS làm bài cá nhân vào nháp. 
- Lần lượt từng HS nói trước lớp kết quả.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS viết kết quả đúng vào VBT.
- 1HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhận việc.
- HS làm bài cá nhân trong VBT. 6HS làm trong phiếu.
- Vài HS nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS viết kết quả đúng vào VBT.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tuyên dương em viết sạch đẹp, đúng. HD HS cách khắc phục và chữa lỗi.
- GV yêu cầu những HS làm sai BT về nhà làm laiï và chuẩn bị bài tiếp theo.
- GD: Các em cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3: Nhớ – viết	Bài: Thư gửi các học sinh
Quy tắc đánh dấu thanh
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Nhớ – viết đúng, trình bày đúng đoạn trong bài Thư gửi các học sinh trong 14 phút
2. Chép đúng các tiếng đã cho vào mô hình cấu tạo tiếng, nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
3. GD: Cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: đọc đúng, lưu loát bài và chép bảng phụ để HS tự bắt lỗi - Bút dạ + 1 số tờ phiếu khổ to.
- HS: Đọc trước bài “Thư gửi các học sinh” 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (3’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ GV dán mô hình tiếng lên bảng.
- GV nhận xét cho điểm.
- 2HS lần lượt lên bảng lớp, viết vào mô hình phần vần của tiếng.
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (35’)
1. Giới thiệu bài: Hôm nay, một lần nữa các em như được nghe lại lời dặn tâm huyết, lời mong mỏi tha thiết của Bác Hồ với các thế hệ HS Việt Nam qua bài chính tả Thư gửi các học sinh. (HS lắng nghe).
2. Hướng dẫn HS viết chính tả: (24’)
HĐ1: GV đọc toàn bài một lượt: (2’)
- GV cho 2 HS đọc thuộc lòng đ ... êu lỗi.
+ GV chấm điển hình 5 – 7 tập. Nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm. Số còn lại chấm sau.
- 2HS đọc thuộc lòng.
- Lớp nhận xét.
- Cả lớp cùng nghe lại và đọc thầm theo.
- HS luyện viết từ khó.
- HS nhớ viết trong vòng 14 phút.
- HS dùng bút chì, vừa nghe vừa nhìn bảng xét lỗi và ghi có bao nhiêu lỗi ghi ra lề trang vở. (cứ 2 lỗi âm, vần trừ 1 điểm, 4 lỗi về dấu thanh trừ 1 điểm).
- Từng cặp đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập: (11’) 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2: (6’)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT2.
- GV giao việc: Phân tích tên mỗi cơ quan đơn vị thành các bộ phận cấu tạo tương ứng với các ô trong bảng đã cho. 
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV tổ chức cho HS làm bài: GV phát phiếu cho 3HS.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: 
- 1HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhận việc.
- Các em làm việc cá nhân trong VBT.
- 3 HS làm vào giấy khổ to. Xong, dán trên bảng.
- Cả lớp quan sát và nhận xét kết quả trên bảng.
- HS viết kết quả đúng vào VBT.
Tên cơ quan, đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
a. Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
b. Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
c. Công ti Dầu khí Biển Đông
Trường
Trường
Công ti
Tiểu học
Trung học cơ sở
Dầu khí
Bế Văn Đàn
Đoàn Kết
Biển Đông
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3: (4’)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT3.
- GV giao việc: Viết tên các cơ quan, đơn vị cho đúng. 
- GV tổ chức cho HS làm bài: GV dán 3 tờ phiếu đã viết sẵn BT3.
- GV tổ chức cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: 
a. Nhà hát Tuổi trẻ.
b. Nhà xuất bản Giáo dục.
c. Trường Mẫu giáo Sao Mai.
- 1HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhận việc.
- HS làm bài cá nhân ở nháp trong 1 phút.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS viết kết quả đúng vào VBT.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tuyên dương em viết sạch đẹp, đúng. HD HS cách khắc phục và chữa lỗi.
- GV yêu cầu những HS làm sai BT về nhà làm lại và chuẩn bị bài tiếp theo.
- GD: Các em cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
Tiết 33: Nghe - viết 	Bài: TRONG LỜI MẸ HÁT 
Luyện tập viết hoa
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát trong 14 phút. 
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
3. GD: Cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: đọc đúng, lưu loát bài - Bút dạ + 1 số tờ phiếu khổ to. Bảng phụ. 
- HS: Đọc trước bài “Trong lời mẹ hát”. VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (3’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ GV cho 2HS làm BT2 tiết trước
- GV nhận xét cho điểm.
- 2HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (35’)
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta viết bài Trong lời mẹ hát. Sau đó luyện viết hoa tên tên các cơ quan, tổ chức. (HS lắng nghe).
2. Hướng dẫn HS viết chính tả: (24’)
HĐ1: GV đọc toàn bài một lượt: (2’)
+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- Luyện viết những từ HS viết dễ sai: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru, .
HĐ2: GV đọc cho HS viết: (14’)
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu, hoặc từng cụm từ có nghĩa cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lần.
- Uốn nắn, nhắc nhở những HS ngồi sai tư thế.
HĐ3: Chấm và chữa bài: (8’)
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. (GV đưa bảng phụ chép sẵn bài chính tả. GV đọc từng câu và dừng lại ở từ khó).
- Tổng kết: + GV cho HS đưa tay xem mình mắc bao nhiêu lỗi.
+ GV chấm điển hình 5 – 7 tập. Nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm. Số còn lại chấm sau.
- 2 HS giỏi đọc lại bài.
- HS lắng nghe và đọc thầm theo. 
+ Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời của trẻ.
- HS luyện viết những chữ dễ sai.
- HS viết chính tả trong vòng 14 phút.
- HS dùng bút chì, vừa nghe vừa nhìn bảng xét lỗi và ghi có bao nhiêu lỗi ghi ra lề trang vở. (cứ 2 lỗi âm, vần trừ 1 điểm, 4 lỗi về dấu thanh trừ 1 điểm).
- Từng cặp đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập: (11’) 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2: (6’)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT2.
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
- GV gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
- GV tổ chức cho HS làm bài: GV phát phiếu cho 3HS.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: 
à Liên hợp quốc; Uûy ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc; Tổ chức / Nhi đồng / Liên hợp quốc; Tổ chức / Lao động / Quốc tế; Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em; Liên minh / Quốc tế / Cứu trợ trẻ em; Tổ chức / Aân xá / Quốc tế ; Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển; Đại hội đồng / Liên hợp quốc.
- 1HS đọc to, đọc chú giải, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Công ước về quyền trẻ em
- 1HS đọc lại.
- Các em làm việc cá nhân trong VBT.
- 3 HS làm vào giấy khổ to. Xong, dán trên bảng.
- Cả lớp quan sát và nhận xét kết quả trên bảng.
- HS viết kết quả đúng vào VBT.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Các em cần ghi nhớ tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Học thuộc bài Sang năm con lên bảy tiết 34.
- Nhận xét tuyên dương em viết sạch đẹp, đúng. HD HS cách khắc phục và chữa lỗi.
- GV yêu cầu những HS làm sai BT về nhà làm lại và chuẩn bị bài tiếp theo.
- GD: Các em cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
Tiết 34: Nhớ - viết 	Bài: SANG NĂM CON LÊN BẢY 
Luyện tập viết hoa
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Nhớ – viết đúng, trình bày đúng chính tả khổ 2, 3 của bài thơ Sang năm con lên bảy trong 14 phút. 
2. Tiếp tục viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức.
3. GD: Cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: đọc đúng, lưu loát bài - Bút dạ + 1 số tờ phiếu khổ to. Bảng phụ viết BT2.
- HS: Học thuộc lòng bài “Sang năm con lên bảy”. VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (3’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ GV cho 2HS làm BT2 tiết trước
- GV nhận xét cho điểm.
- 2HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (35’)
1. Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay chúng ta sẽ viết khổ 2, 3 bài Sang năm con lên bảy. Luyện viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. (HS lắng nghe).
2. Hướng dẫn HS viết chính tả: (24’)
HĐ1: GV đọc toàn bài một lượt: (2’)
- GV cho 2 HS đọc thuộc lòng khổ 2, 3 của bài thơ sẽ viết.
- GV đọc lại 1 lần khổ 2, 3 của bài thơ.
- Luyện viết những từ ngữ HS viết dễ sai: khắp, lớn, khôn, giành 
HĐ2: HS nhớ viết: (14’)
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết. Cách trình bày bài thơ lục bát, chữ cần viết hoa.
- Uốn nắn, nhắc nhở những HS ngồi sai tư thế.
HĐ3: Chấm và chữa bài: (8’)
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. (GV đưa bảng phụ chép sẵn bài chính tả. GV đọc từng câu và dừng lại ở từ khó).
- Tổng kết: + GV cho HS đưa tay xem mình mắc bao nhiêu lỗi.
+ GV chấm điển hình 5 – 7 tập. Nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm. Số còn lại chấm sau.
- 2HS đọc thuộc lòng.
- Lớp nhận xét.
- Cả lớp cùng nghe lại và đọc thầm theo.
- HS luyện viết từ khó.
- HS nhớ viết trong vòng 14 phút.
- HS dùng bút chì, vừa nghe vừa nhìn bảng xét lỗi và ghi có bao nhiêu lỗi ghi ra lề trang vở. (cứ 2 lỗi âm, vần trừ 1 điểm, 4 lỗi về dấu thanh trừ 1 điểm).
- Từng cặp đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập: (11’) 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2: (6’)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT2.
- GV giao việc: Đọc thầm lại đoạn văn. Tìm tên cơ quan, tổ chức. Viết lại tên ấy cho đúng. 
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV tổ chức cho HS làm bài: GV phát phiếu cho 2HS.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: 
- 1HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhận việc.
- Các em làm việc cá nhân trong VBT.
- 2 HS làm trên bảng.
- Cả lớp quan sát và nhận xét kết quả trên bảng.
- HS viết kết quả đúng vào VBT.
Tên chưa đúng
Tên đúng
Uûy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Uûy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Bộ y tế
Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ lao động – Thương binh và Xã hội
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 
Uûy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Uûy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Bộ Y tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3: (4’)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT3.
- GV giao việc: Viết tên các cơ quan, xí nghiệp, công ti ở địa phương em. 
- GV tổ chức cho HS làm bài: (trò chơi tiếp sức theo đội)
Mỗi em thay phiên nhau viết 1 tên cơ quan, công ti, xí nghiệp.
- GV nhận xét nhóm nào đúng và nhiều là thắng cuộc.
- 1HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhận việc.
- HS chia thành 2 đội.
- 2 đội tham gia thi.
- Lớp nhận xét.
- HS viết kết quả đúng vào VBT.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tuyên dương em viết sạch đẹp, đúng. HD HS cách khắc phục và chữa lỗi.
- GV yêu cầu những HS làm sai BT về nhà làm lại và chuẩn bị bài tiếp theo.
- GD: Các em cần luyện viết đúng chính tả chính là chúng ta đang giữ gìn sự trong sáng của TV.
Tiết 35 xem trong Tập giáo án môn Tập đọc.	SOẠN XONG MÔN CHÍNH TẢ (in lại)

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh ta chuan KTKN.doc