Giáo án Chính tả Lớp 2 - Tuần 16 - Bài: Trâu ơi!

Giáo án Chính tả Lớp 2 - Tuần 16 - Bài: Trâu ơi!

3. Bài mới

Giới thiệu: (1)

- Trong giờ chính tả này, các em sẽ nghe đọc và viết lại chính xác bài ca dao Trâu ơi! Sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt ao/au, tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã.

Phát triển các hoạt động (27)

 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.

 Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

 ĐDDH: Bảng phụ: từ khó.

a/ Ghi nhớ nội dung bài viết.

- GV đọc bài một lượt

- Đây là lời của ai nói với ai?

- Người nông dân nói gì với con trâu?

- Tình cảm của người nông dân đối với trâu ntn?

b/ Hướng dẫn trình bày.

- Bài ca dao viết theo thể thơ nào?

 

doc 2 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 2 - Tuần 16 - Bài: Trâu ơi!", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: TRÂU ƠI!
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Nghe và viết lại chính xác bài ca dao Trâu ơi!
Kỹ năng: 
Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/au, tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã.
Thái độ: 
Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Con chó nhà hàng xóm.
Gọi 2 HS lên bảng, đọc cho các em viết lại các từ khó, các từ cần phân biệt của tiết chính tả trước.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong giờ chính tả này, các em sẽ nghe đọc và viết lại chính xác bài ca dao Trâu ơi! Sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt ao/au, tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: Bảng phụ: từ khó.
a/ Ghi nhớ nội dung bài viết.
GV đọc bài một lượt
Đây là lời của ai nói với ai?
Người nông dân nói gì với con trâu?
Tình cảm của người nông dân đối với trâu ntn?
b/ Hướng dẫn trình bày.
Bài ca dao viết theo thể thơ nào?
Hãy nêu cách trình bày thể thơ này.
Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
Đọc cho HS viết từ khó và chỉnh sửa lỗi nếu các em mắc lỗi.
d/ Viết chính tả.
e/ Soát lỗi.
g/ Chấm bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, trò chơi.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Tổ chức thi tìm tiếng giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều hơn là tổ thắng cuộc.
Yêu cầu mỗi HS ghi 3 cặp từ vào Vở bài tập.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc mẫu.
Yêu cầu HS làm bài.
Yêu cầu nhận xét bài bạn trên bảng.
Kết luận về lời giải của bài tập sau đó cho điểm HS.
Lời giải:
a) cây tre/ che nắng, buổi trưa/ chưa ăn, ông trăng/ chăng dây, con trâu/ châu báu, nước trong/ chong chóng.
b) mở cửa/ thịt mỡ, ngả mũ/ ngã ba, nghỉ ngơi/ suy nghĩ, đổ rác/ đỗ xanh, vẩy cá/ vẫy tay.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về giờ học.
Chuẩn bị: 
Hát
Nghe GV đọc và viết lại các từ ngữ: núi cao, tàu thủy, túi vải, ngụy trang chăn, chiếu, võng, nhảy nhót, vẫy đuôi.
2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Là lời của người nông dân nói với con trâu của mình.
Người nông dân bảo trâu ra đồng cày ruộng, và hứa hẹn làm việc chăm chỉ, cây lúa còn bông thì trâu cũng còn cỏ để ăn.
Tâm tình như nói với 1 người bạn thân thiết.
Thơ lục bát, dòng 6 chữ, dòng 8 chữ xen kẽ nhau.
Dòng 6 viết lùi vào 1 ô, dòng 8 viết sát lề.
Viết hoa các chữ cái đầu câu thơ.
Viết bảng các từ: trâu, ruộng, cày, nghiệp nông gia . . .
Có thể tìm được 1 số tiếng sau:
cao/cau,	lao/lau,	trao/trau
nhao/nhau,	phao/phau,	ngao/ngau
mao/mau,	thao/thau,	cháo/cháu
máo/máu,	bảo/bảu,	đao/đau,
sáo/sáu,	rao/rau,	cáo/cáu
Đọc bài.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Bạn làm Đúng/ Sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_2_tuan_16_bai_trau_oi.doc