Giáo án Chính tả lớp 4 (bổ sung)

Giáo án Chính tả lớp 4 (bổ sung)

Tiếng Việt (bổ sung)

Rèn chữ

NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG

I- MỤC TIÊU

 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ lục bát Nghệnhân Bát Tràng.

 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch

 - Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài tập 2b viết sẵn trên bảng và bút dạ.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc.

xuất sắc, năng xuất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau,

- Nhận xét về chữ viết của HS.

 

doc 74 trang Người đăng hang30 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 4 (bổ sung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn chữ
Nghệ nhân bát tràng
I- Mục tiêu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ lục bát Nghệnhân Bát Tràng.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch
	- Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2b viết sẵn trên bảng và bút dạ.
iii- Các hoạt động dạy học 	
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc.
xuất sắc, năng xuất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau,
- Nhận xét về chữ viết của HS.
2. giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
3. Tìm hiểu nội dung đoạn viết và viết bài
- GV gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Những người nghệ nhân Bát Tràng đã làm gì?
+ HS trả lời.
+ Bài thơ nói lên điều gì?
+ Bài thơ nói lên sự tài hoa, khéo léo của những người nghệ nhân Bát Tràng.
+ Em hãy cho biết cách trình bày bài thơ lục bát?
+ Dòng 6 chữ viết lui vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát ra tận lề, giữa hai khổ thơ cách ra một dòng.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chính tả.
- GV đọc.
- HS soát lỗi
- Thu chấm từ 5 đến 7 bài nhận xét.
- GV nhận xét chung
	4. Luyện tập
	Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
- 2 HS đọc.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải: Triển lãm - bảo – thử - vẽ cảnh - cảnh - vẽ cảnh - khẳng – bởi - sĩ vẽ – ở - chẳng.
 5. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà luyện viết chữ đẹp và tìm các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ch và đồ dùng trong nhà có mang thanh hỏi, thanh ngã.Thông báo
	Kính gửi: Các bậc phụ huynh học sinh lớp 4 A. 
	Chuẩn bị bước vào năm học mới chúng tôi xin thông báo tới toàn thể các bậc phụ huynh học sinh lớp 4A một số yêu cầu sau:
	Để cho các cháu đạt được kết quả học tập cao trong năm học 2007 – 2008 chúng tôi xin thông báo để các bậc phụ huynh chuẩn bị cho các cháu đầy đủ một số đồ dùng học tập sau:
	I. Sách giáo khoa và các loại vở bài tập in.
Sách giáo khoa lớp 4 (1 bộ) 
Vở bài tập toán
Vở bài tập Tiếng Việt
Vở bài tập khoa học
 Vở bài tập lịch sử
Vở bài tập địa lí
Vở bài tập tiếng Anh
	II- Vở ô li
Vở chính tả (Giáo viên mua hộ)
Vở toán 
Vở tổng hợp
Vở tập làm văn
	5. Vở làm các bài kiểm tra
Vở rèn chữ
Vở toán đại trà
Vở tiếng Việt đại trà
Vở soạn bài
III- Đồ dùng học tập
Thước kẻ, bút chì đen, tẩy, bút sáp màu. kéo, hồ dán, giấy màu, bảng con, phấn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật và bộ cắt may thêu, bút mực.
	Rất mong được sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh. Tôi xin chân thành cảm ơn.
 	Cổ Đông ngày 30 tháng 8 năm 2007
	 Giáo viên chủ nhiệm
Kiều Thị HânTiếng Việt (bổ sung)
Rèn chữ
cháu nghe câu chuyện của bà
I- Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ lục bát Cháu nghe câu chuyện của bà.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch
- Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2b viết sẵn trên bảng và bút dạ.
iii- Các hoạt động dạy học 	
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc.
xuất sắc, năng xuất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau,
- Nhận xét về chữ viết của HS.
	2. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Tìm hiểu nội dung đoạn viết và viết bài
- GV gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
+ Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy.
+ Bài thơ nói lên điều gì?
+ Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu giành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
+ Em hãy cho biết cách trình bày bài thơ lục bát?
+ Dòng 6 chữ viết lui vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát ra tận lề, giữa hai khổ thơ cách ra một dòng.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chính tả.
- GV đọc.
- HS soát lỗi
- Thu chấm từ 5 đến 7 bài nhận xét.
- GV nhận xét chung
	4. Luyện tập
	Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
- 2 HS đọc.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải: Triển lãm - bảo – thử - vẽ cảnh - cảnh - vẽ cảnh - khẳng – bởi - sĩ vẽ – ở - chẳng.
 5. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết chữ đẹp và tìm các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ch và đồ dùng trong nhà có mang thanh hỏi, thanh ngã.Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn chữ
mười năm cõng bạn đi học
I- Mục tiêu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
	 - Viết đúng đẹp tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x, ăn/ăng, tìm đúng các chữ có vần ă/ăng hoặc âm đầu s/x. 
	- Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2a viết sẵn trên bảng và bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc.
nở nang, béo lắm, chắc nịch, loà xoà, nóng nực, lộn xộn
- Nhận xét về chữ viết của HS.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Tìm hiểu đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc phần chú giải.
+ Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh?
+ Sinh cõng bạn đi học suốt mười năm.
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
+ Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản ngại khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 km, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh.
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cấu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ: Tuyên Quang, Ki - lô - mét., khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt,
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chính tả.
- GV đọc.
- HS soát lỗi
- Thu chấm từ 5 đến 7 bài nhận xét.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi
- 2 HS đọc.
+ Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
+ Truyện đáng cười ở chi tiết: Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông nhưng thực chất là bà ta chỉ đi tìm lại chỗ ngồi.
	Bài 3a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS đọc yêu cầu trong SGK và tự làm bài. 
- Gọi 2 HS giải thích câu đố.
- Dòng 1: Sáo là tên một loại chim.
- Dòng 2: Bỏ sắc thành chữ sao.
- GV nhận xét lời giải đúng.
 5. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà luyện viết chữ đẹp.Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn chữ
những hạt thóc giống
I- Mục đích yêu cầu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn từ Lúc ấy đến ông vua hiền minh.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l/n.
	- Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2a viết sẵn trên bảng. 
III- Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc. rạo rực, dìu dịu, gióng giả, con dao, rao vặt, giao hàng,
- Nhận xét về chữ viết của HS.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Tìm hiểu đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc phần chú giải.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để tìm người nối ngôi?
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
+ Vì người trung thực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
+ Trung thực được mọi người tin yêu và kính trọng.
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cấu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ: luộc kĩ, thóc giống, dõng dạc, truyền ngôi,
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chính tả.
- GV đọc.
- HS soát lỗi
- Thu chấm từ 5 đến 7 bài nhận xét.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2HS đọc
- Tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm.
- HS trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ).
- Cử 1 đại diện đọc lại đoạn văn.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
- Chữa bài nếu sai.
	Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật.
- Con nòng nọc.
- Giải thích: ếch, nhái để trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc có đuôi, bơi lội dưới nước. Lớn lên nòng nọc rụng đuôi, nhảy lên sống trên cạn.
- Lắng nghe.
- GV nhận xét lời giải đúng.
 5. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết chữ đẹp và học thuộc lòng hai câu đố.Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2007.
Chính tả
Người viết truyện thật thà 
I. Mục đích yêu cầu
-Nghe viết đúng đẹp câu chuyện vui Người viết truyện thật thà. 
-Tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi 
-Tìm và viết các từ láy có chứa âm s/x ,thanh hỏi /thanh ngã 
II. Đồ dùng dạy học 
-Phô tô vài trang từ điển .
- Giấy và bút dạ .
III- các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc: lộn xộn ,nức nở ,lo lắng ,nên non, làm nên ,nồng nàn . 
- Nhận xét về chữ viết của HS.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Tìm hiểu nội dung truyện
- Gọi HS đọủntuyện.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc phần chú giải.
+ Nhà văn Ban - dắc có tài gì?
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
+ Ông là người rất thất thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cấu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ: -Ban-dắc ,truỵên dài,....
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại. 
- Lắng nghe.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chí ... i HS đọc câu chuyện đã hoàn chỉnh. HS khác nhận xét, sửa chữa.
- 2 HS đọc.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Lời giải: đáy biển, thung lũng.
	5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ở BT2 và chép lại bài tập 3a hoặc 3b vào vở và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn chữ
đường đi sa pa
I- Mục đích yêu cầu
- Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn từ Hôm sau chúng tôi đi Sa Pađất nước ta trong bài Đường đi Sa Pa.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gihoặc v/d/gi.
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết của mình.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2b viết sẵn ra giấy A3.
- Bài tập 3b viết sẵn vào bảng phụ.
	III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra đọc viết các từ sau: trung thành, chung sức, con trai, cái chai, phô trương, chương trình
- Nhận xét chữ viết của HS và cho điểm.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	a. Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ viết.
- 3 HS đọc thuộc lòng.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào?
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục: mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
	b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ ngữ: thoắt cái, lá vàng rơi, khoảnh khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
	c. Viết chính tả
- GV nhắc HS: Tên bài lui vào 4 ô.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS soát lỗi và sửa lỗi.
- Thu 10 vở chấm bài và nhận xét.
- HS thu vở để GV chấm.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Tổ chức cho hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Hoạt động trong nhóm cùng làm bài theo yêu cầu bài tập.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Lưu ý HS chú ý thêm các dấu thanh cho vần để tạo thành nhiều tiếng có nghĩa.
- Yêu cầu 1 nhóm dán bài lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu.
- Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Viết vào vở.
	Bài 3b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài bằng chì vào SGK.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. HS khác nhận xét, sửa chữa.
- 2 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Lời giải: thư viện, lưu giữ- bằng vàng- đại dương - thế giới.
	5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các câu văn ở BT3, đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT2 vào vở và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn chữ
nghe lời chim nói
I- Mục đích yêu cầu
- Nghe- viết chính xác, đẹp bài thơ Nghe lời chim nói.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc thanh hỏi/ thanh ngã.
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết của mình.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2b viết sẵn ra giấy bảng phụ.
- Giấy khổ to và bút dạ
	III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS viết 5 từ của bài tập 1 tuần 30
- Gọi 2 HS đứng tại chỗ nêu lại 2 tin trong BT2 (không nhìn sách).
- Nhận xét việc học bài của HS. 
- Nhận xét chữ viết của HS và cho điểm.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	a. Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc bài.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Loài chim nói về điều gì?
+ Loài chim nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người xay mê lao động, về những thành pgố hiện đại, những công trình thuỷ điện.
	b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ ngữ: lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
	c. Viết chính tả
- GV nhắc HS: Tên bài lui vào 4 ô.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS soát lỗi và sửa lỗi.
- Thu 10 vở chấm bài và nhận xét.
- HS thu vở để GV chấm.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Tổ chức cho hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Hoạt động trong nhóm cùng làm bài theo yêu cầu bài tập.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS tìm từ.
- Yêu cầu 1 nhóm dán bài lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu.
- Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Viết vào vở.
b) Trường hợp chỉ viết với n không viết với l.
- Này, nãy, nằm, nắm, nậng, nẫu, nấu, néo, nêm, nếm, nệm, nến, nện, nỉ, nỉa, niễng, niết, niếng, nịt, nỏ, nõn, nống, nơm, nuối, nuột, nước, nượp.
- GV tổ chức cho HS làm phần b tương tự phần a.	
	Bài 3b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài bằng chì vào SGK.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. HS khác nhận xét, sửa chữa.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 2 HS đọc.
Đáp án
	Sa mạc đen
ở nước Nga có một sa mạc màu đen. đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thé giới đều màu đen.
	5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại các từ vừa tìm được, học thuộc các mẩu tin và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn chữ
vương quốc vắng nụ cười
I- Mục đích yêu cầu
- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn từ Ngày xửa ngày xưatrên những mái nhà trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô/ơ.
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết của mình.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2b viết sẵn vào giấy khổ to (đủ dùng cho nhóm 4 người) 	
- Các từ ngữ kiểm tra bài cũ viết sẵn vào 1 tờ giấy nhỏ.
	III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra đọc viết các từ sau: màu tím, băng trôi hoặc Sa mạc đen.
- Nhận xét chữ viết của HS và cho điểm.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	a. Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc.
+ Đoạn văn kể cho chúng ta nghe chuyện gì?
+ Đoạn văn kể về một vương quốc rất buồn chán và tẻ nhạt vì người dân ở đó không ai biết cười.
	b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ ngữ: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo, thở dài
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
	c. Viết chính tả
- GV nhắc HS: Tên bài lui vào 3 ô.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS soát lỗi và sửa lỗi.
- Thu 10 vở chấm bài và nhận xét.
- HS thu vở để GV chấm.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Tổ chức cho hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Hoạt động trong nhóm cùng tìm từ theo yêu cầu bài tập và hoàn thành phiếu.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu 1 nhóm dán bài lên bảng. Đọc mẩu chuyện đã hoàn thành. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Viết một số từ vào vở.
- Gọi HS đọc lại mẩu chuyện.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lời giải: 
nói chuyện - dí dỏm - hóm hỉnh - công chúng - nói chuyện - nổi tiếng.
	5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại các mẩu chuyện vui Chúc mừng năm mới sau một thế kỉ hoặc người không biết cười và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn chữ
ngắm trăng - không đề
I- Mục đích yêu cầu
- Nhớ viết chính xác, đẹp hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt iêu/iu.
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết của mình.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2b viết sẵn ra giấy A3.
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Các từ ngữ kiểm tra bài cũ viết sẵn vào 1 tờ giấy nhỏ. 
	III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra đọc viết các từ sau: vì sao, năm sau, xứ sở, sương mù, gắng sức, xin lỗi, sự.
- Nhận xét chữ viết của HS và cho điểm.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
B. Bài mới
1. Giới thiệu
- Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ - viết hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác và làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch /tr hoặc iêu/iu.
	2. Hướng dẫn viết chính tả
	a. Trao đổi về nội dung bài thơ
- Gọi 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề
- 4 HS đọc thuộc lòng.
+ Qua hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, em biết được điều gì ở Bác Hồ?
+ Qua hai bài thơ em thấy Bác là người sống rất giản dị, luôn lạc quan, yêu dời, yêu cuộc sống cho dù gặp bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.
+ Qua hai bài thơ, em học được ở Bác điều gì?
+ Qua hai bài thơ, em học được ở Bác tinh thần lạc quan không nản chí trước mọi hoàn cảnh khó khăn, vất vả.
	b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ ngữ: không rượu, hững hờ, trăng soi, cửa sổ, đường non, xách bương
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
	c. Viết chính tả
- GV nhắc HS: Tên bài lui vào 4 ô.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS soát lỗi và sửa lỗi.
- Thu 10 vở chấm bài và nhận xét.
- HS thu vở để GV chấm.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Tổ chức cho hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Hoạt động trong nhóm cùng làm bài theo yêu cầu bài tập.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Lưu ý HS chỉ điền vào bảng các tiếng có nghĩa.
- Yêu cầu 1 nhóm dán bài lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu.
- Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Viết vào vở.
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìn được và viết một số từ vào vở.
- 1 HS đọc, cả lớp viết vào vở.
	Bài 3b
- Gọi HS đọc yêu cầu và câu mẫu.
- 1 HS đọc.
+ Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau.
+ Các từ láy ở bài tập yêu cầu thuộc kiểu từ láy nào?
+ Từ láy BT yêu cầu thuộc kiểu phối hợp những tiếng có vần giống nhau.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- 4 HS cùng trao đổi, thảo luận, viết các từ láy vừa tìm được vào giấy.
- Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng, đọc và bổ sung các từ láy. GV ghi nhanh lên bảng.
- Dán phiếu đọc, bổ sung.
- Nhận xét từ đúng. Yêu cầu 1 HS đọc lại phiếu và HS cả lớp viết một số từ vào vở.
- Đọc và viết vào vở.
	5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các vừa tìm được ở BT2 và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docChinhtabosung.doc