Giáo án Chính tả lớp 4 - Kì I

Giáo án Chính tả lớp 4 - Kì I

Chính tả

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I- MỤC TIÊU

 - Nghe - viết đúng chính xác đoạn văn từ Một hôm đến vẫn khóc trong bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu.

 - Viết đúng đẹp tên riêng: Dế Mèn, Nhà Trò.

 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt L và N và tìm đúng tên vật chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.

 - Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài tập 2a viết sẵn trên bảng và bút dạ.

III- TRỌNG TÂM

 - Viết đúng chính tả đoạn văn từ Một hôm đến vẫn khóc trong bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu.

 

doc 68 trang Người đăng hang30 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 4 - Kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2007
Chính tả
dế mèn bênh vực kẻ yếu
I- Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng chính xác đoạn văn từ Một hôm đến vẫn khóc trong bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
	- Viết đúng đẹp tên riêng: Dế Mèn, Nhà Trò.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt L và N và tìm đúng tên vật chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.
	- Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2a viết sẵn trên bảng và bút dạ.
III- Trọng tâm
	 - Viết đúng chính tả đoạn văn từ Một hôm đến vẫn khóc trong bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu. 
IV- Phương pháp
- Hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành.
V- Các h hoạt động dạy học 
	A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở của HS và nhận xét, nhắc nhở các em cách viết bài.
- Nhận xét chung.
	B. Dạy bài mới
a. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
b- Hướng dẫn viết chính tả
* Tìm hiểu đoạn viết 
- Gọi HS đọc đoạn từ Một hôm đến vẫn khóc trong bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu. 
- 2 HS đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc phần chú giải.
+ Đoạn trích cho em biết về điều gì?
+ Đoạn trích cho em biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò; đoạn trích cho em biết hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò.
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cấu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ: Cỏ xước xanh dài, tỉ tê, chùn chùn,
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chính tả.
- GV đọc.
- HS soát lỗi
- Thu chấm từ 5 đến 7 bài nhận xét.
	d. H ướng dẫn HS làm bài tập.
	Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2HS đọc
- Hướng dẫn HS làm bài.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- GV nhận xét chữa bài.
	Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc
- Yêu cầu HS tự giải câu đố và viết vào vở, giơ tay báo hiệu khi xong để GV chấm bài.
- HS đọc yêu cầu ttrong SGK.
- Gọi 2 HS đọc lời giải và câu đố
- Lời giải: Cái la bàn.
- GV nhận xét lời giải đúng.
- GV giới thiệu qua về cái la bàn.
 C. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết chữ đẹp.Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2007
Chính tả
mười năm cõng bạn đi học
I- Mục tiêu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
	 - Viết đúng đẹp tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x, ăn/ăng, tìm đúng các chữ có vần ă/ăng hoặc âm đầu s/x. 
	- Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2a viết sẵn trên bảng và bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc.
nở nang, béo lắm, chắc nịch, loà xoà, nóng nực, lộn xộn
- Nhận xét về chữ viết của HS.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Tìm hiểu đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc phần chú giải.
+ Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh?
+ Sinh cõng bạn đi học suốt mười năm.
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
+ Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản ngại khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 km, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh.
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cấu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ: Tuyên Quang, Ki - lô - mét., khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt,
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chính tả.
- GV đọc.
- HS soát lỗi
- Thu chấm từ 5 đến 7 bài nhận xét.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi
- 2 HS đọc.
+ Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
+ Truyện đáng cười ở chi tiết: Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông nhưng thực chất là bà ta chỉ đi tìm lại chỗ ngồi.
	Bài 3a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS đọc yêu cầu trong SGK và tự làm bài. 
- Gọi 2 HS giải thích câu đố.
- Dòng 1: Sáo là tên một loại chim.
- Dòng 2: Bỏ sắc thành chữ sao.
- GV nhận xét lời giải đúng.
 5. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà luyện viết chữ đẹp. Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2007
Chính tả
cháu nghe câu chuyện của bà
I- Mục đích yêu cầu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ lục bát Cháu nghe câu chuyện của bà.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch
- Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2a viết sẵn trên bảng và bút dạ.
III- Cách hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc.
xuất sắc, năng xuất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau,
- Nhận xét về chữ viết của HS.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Tìm hiểu đoạn thơ 
- GV đọc.
- Theo dõi, 2 HS đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc phần chú giải.
+ Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
+ Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy.
+ Bài thơ nói lên điều gì?
+ Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu giành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
+ Em hãy cho biết cách trình bày bài thơ lục bát?
+ Dòng 6 chữ viết lui vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát ra tận lề, giữa hai khổ thơ cách ra một dòng.
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cấu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ: trước, sau, làm ,lưng, lối, rưng rưng,
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chính tả.
- GV đọc.
- HS soát lỗi
- Thu chấm từ 5 đến 7 bài nhận xét.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
- 2 HS đọc.
+ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì?
+ Cây trúc, cây tre thân có nhiều đốt dù bị đốt cháy nó vẫn có dáng thẳng.
+ Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người.
- Phần b tiến hành tương tự phần a.
 5. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà luyện viết chữ đẹp và tìm các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ch và đồ dùng trong nhà có mang thanh hỏi, thanh ngã. Thứ năm ngày 4 tháng10 năm 2007
Chính tả
truyện cổ nước mình
I- Mục đích yêu cầu
	- Nhớ - viết đúng, đẹp đoạn từ Tôi yêu truyện cổ nước tôiđến nhận mặt ông cha của mình trong bài thơ Truyện cổ nước mình.
	- Làm đúng baìi tập chính tả phân biệt r/ d/ g
	- Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.
II- Đồ dùng dạy học 
- Giấy khổ to + bút dạ.
- Bài tập 2a viết sẵn trên bảng lớp.
III - Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những tên con vật bắt đầu bằng tr/ch.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Tìm hiểu đoạn thơ
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc phần chú giải.
+ Vì sao tác giả lại giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu.
+ Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc.
 * Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cấu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng,
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chính tả.
- Lưu ý HS cách trình bày bài thơ lục bát.
- GV đọc.
- HS soát lỗi
- Thu chấm từ 5 đến 7 bài nhận xét.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài tập. 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Dùng bút chì viết vào vở.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
- 2 HS đọc.
- Phần b tiến hành tương tự phần a.
 5. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết chữ đẹp và viết lại bài tập 2a vào vở.Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2007
Chính tả
những hạt thóc giống
I- Mục đích yêu cầu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn từ Lúc ấy đến ông vua hiền minh.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l/n.
	- Giáo dục học sinh viết đúng, đẹp chính tả.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2a viết sẵn trên bảng. 
III- Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc. rạo rực, dìu dịu, gióng giả, con dao, rao vặt, giao hàng,
- Nhận xét về chữ viết của HS.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Tìm hiểu đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc phần chú giải.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để tìm người nối ngôi?
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
+ Vì người trung thực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
+ Trung thực được mọi người tin yêu và kính trọng.
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cấu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ: luộc kĩ, thóc giống, dõng dạc, truyền ngôi,
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc.
- HS viết chính tả.
- GV đọc.
- HS soát lỗi
- Thu chấm từ 5 đến 7 bài nhận xét.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2HS đọc
- Tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm.
- HS trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ).
- Cử 1 đại diện đọc lại đoạn văn.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: tìm đú ... ìm từ.
- Yêu cầu 1 nhóm dán bài lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu.
- Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Viết vào vở.
a) Trường hợp chỉ viết l không viết n
- Là, lạch, lãi, làm, lảm, lãm, lảng, lãng, lảnh, lãnh, làu, lạu, lặm, lẳng, lặp, lắt, lặt, lâm, lẩm, lẫm, lẩn, lận, lất, lật, lẩu, lầy, lẽ, lèm, lẻm, lèn, lẹn, lẽn, leng, léng, lẽo, lề, lếch, lệch, lềnh, lểnh, lệnh, lệt, lĩ, lì, lị, lìa, lịa, liếc, liếm, liền, lủng, lũng, loà, lợn, lưỡi, lời, lụp, lụt,.
b) Trường hợp chỉ viết với n không viết với l.
- Này, nãy, nằm, nắm, nậng, nẫu, nấu, néo, nêm, nếm, nệm, nến, nện, nỉ, nỉa, niễng, niết, niếng, nịt, nỏ, nõn, nống, nơm, nuối, nuột, nước, nượp.
- GV tổ chức cho HS làm phần b tương tự phần a.	
	Bài 3
a. Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài bằng chì vào SGK.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. HS khác nhận xét, sửa chữa.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Đáp án: 
	Băng trôi
Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 3100 ki- lô- mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 2 HS đọc.
b. Tiến hành tương tự phần a.
Đáp án
	Sa mạc đen
ở nước Nga có một sa mạc màu đen. đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thé giới đều màu đen.
	5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại các từ vừa tìm được, học thuộc các mẩu tin và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 27 tháng 4 năm 2008
Chính tả
vương quốc vắng nụ cười
I- Mục đích yêu cầu
- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn từ Ngày xửa ngày xưatrên những mái nhà trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô/ơ.
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết của mình.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn vào giấy khổ to (đủ dùng cho nhóm 4 người) 	- Các từ ngữ kiểm tra bài cũ viết sẵn vào 1 tờ giấy nhỏ.
	III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra đọc viết các từ sau: màu tím, băng trôi hoặc Sa mạc đen.
- Nhận xét chữ viết của HS và cho điểm.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	a. Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc.
+ Đoạn văn kể cho chúng ta nghe chuyện gì?
+ Đoạn văn kể về một vương quốc rất buồn chán và tẻ nhạt vì người dân ở đó không ai biết cười.
+ Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở đây rất tẻ nhạt và buồn chán?
+ Những chi tiết mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, toàn gương mặt rầu rĩ, héo hon.
	b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ ngữ: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo, thở dài
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
	c. Viết chính tả
- GV nhắc HS: Tên bài lui vào 3 ô.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS soát lỗi và sửa lỗi.
- Thu 10 vở chấm bài và nhận xét.
- HS thu vở để GV chấm.
	4. Thực hành luyện tập
	Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Tổ chức cho hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Hoạt động trong nhóm cùng tìm từ theo yêu cầu bài tập và hoàn thành phiếu.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu 1 nhóm dán bài lên bảng. Đọc mẩu chuyện đã hoàn thành. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Viết một số từ vào vở.
Đáp án: 
vì sao- năm sau - xứ sở - gắng sức - xin lỗi - sự chậm trễ.
- Gọi HS đọc lại mẩu chuyện.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Phần b tiến hành tương tự phần a.
- Lời giải: 
nói chuyện - dí dỏm - hóm hỉnh - công chúng - nói chuyện - nổi tiếng.
	5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại các mẩu chuyện vui Chúc mừng năm mới sau một thế kỉ hoặc người không biết cười và chuẩn bị bài sau.
 Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2008
Chính tả
ngắm trăng - không đề
I- Mục đích yêu cầu
- Nhớ viết chính xác, đẹp hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch /tr hoặc iêu/iu.
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết của mình.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn ra giấy A3.
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Các từ ngữ kiểm tra bài cũ viết sẵn vào 1 tờ giấy nhỏ. 
	III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra đọc viết các từ sau: vì sao, năm sau, xứ sở, sương mù, gắng sức, xin lỗi, sự.
- Nhận xét chữ viết của HS và cho điểm.
	2. Giới thiệu bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
B. Bài mới
1. Giới thiệu
- Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ - viết hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác và làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch /tr hoặc iêu/iu.
	2. Hướng dẫn viết chính tả
	a. Trao đổi về nội dung bài thơ
- Gọi 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề
- 4 HS đọc thuộc lòng.
+ Qua hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, em biết được điều gì ở Bác Hồ?
+ Qua hai bài thơ em thấy Bác là người sống rất giản dị, luôn lạc quan, yêu dời, yêu cuộc sống cho dù gặp bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.
+ Qua hai bài thơ, em học được ở Bác điều gì?
+ Qua hai bài thơ, em học được ở Bác tinh thần lạc quan không nản chí trước mọi hoàn cảnh khó khăn, vất vả.
	b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ ngữ: không rượu, hững hờ, trăng soi, cửa sổ, đường non, xách bương
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
	c. Viết chính tả
- GV nhắc HS: Tên bài lui vào 4 ô.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS soát lỗi và sửa lỗi.
- Thu 10 vở chấm bài và nhận xét.
- HS thu vở để GV chấm.
	4. Thực hành luyện tập
3. Luyện tập
	Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Tổ chức cho hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Hoạt động trong nhóm cùng làm bài theo yêu cầu bài tập.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Lưu ý HS chỉ điền vào bảng các tiếng có nghĩa.
- Yêu cầu 1 nhóm dán bài lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu.
- Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Viết vào vở.
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìn được và viết một số từ vào vở.
- 1 HS đọc, cả lớp viết vào vở.
a
am
an
ang
tr
trà, trả lời, tra lúa, tra hỏi, trà mi, trà trộn, trí trá, dối trá, trá hàng, chim trả, màu xanh cánh trả, trả bài, trả bữa, trả giá, trả nghĩa
rừng tràm, quả trám, trám khe hở, xử trảm, trạm xá.
tràn đầy, tràn lan, tràn ngập
trang vở, trang nam nhi, trang bị, trang điểm, trang hoàng, trang nghiêm, trang phục, trang sức, trang trí, trang trọng, tràng hạt, tràng kỉ, trai tráng, trạng ngữ,
ch
cha mẹ, cha xứ, chà đạp, trà, xát, chả giò, chả lá, chả lẽ, chả trách, chung chạ
áo chàm, bệnh chàm, chạm cốc, chạm nọc, chạm trán, chạm trổ
chan canh, chan hoà, chán, chán chê, chán nản, chán ghét, chán ngán, chạn bát
chàng trai.
- Phần b tiến hành tương tự phần a.
	Bài 3
a. Gọi HS đọc yêu cầu và câu mẫu.
- 1 HS đọc.
+ Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau.
+ Các từ láy ở bài tập yêu cầu thuộc kiểu từ láy nào?
+ Từ láy BT yêu cầu thuộc kiểu phối hợp những tiếng có âm đầu giống nhau
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- 4 HS cùng trao đổi, thảo luận, viết các từ láy vừa tìm được vào giấy.
- Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng, đọc và bổ sung các từ láy. GV ghi nhanh lên bảng.
- Dán phiếu đọc, bổ sung.
- Nhận xét từ đúng. Yêu cầu 1 HS đọc lại phiếu và HS cả lớp viết một số từ vào vở.
- Đọc và viết vào vở.
+ Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr: trắng trẻo, trơ trẽn, tròn trịa, tráo trưng, trùng trình, trùng trình, trùng triềng
+ Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch: chông chênh, chênh chếnh, chói chang, chong chóng, chùng chình
b. Tiến hành tương tự phần a.
	5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các vừa tìm được ở BT2 và chuẩn bị bài sau.
	Bái 1
+ Tại sao con chọn ý b mà không chọn ý c hoặc ý a?
+ Vì du lịch là đi đến nơi này, nơi kia cho biết cảnh đẹp , phong thổ hay đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh. Còn ý c là đi làm chứ không phải đi chơi.
+ Thế nào là hoạt động du lịch?
+ Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
+ Hãy tìm một số từ phức có tiếng “du” với nghĩa trên?
+ Du xuân, du ngoạn, du thuyền, du học,
+ Hãy đặt một câu có từ du lịch.
+ Em thích đi du lịch.
+ Đi du lich thật là vui.
+ Mùa hè, gia đình em thường đi du lịch.
+ Em rất thích đi du lịch ở Sầm Sơn.
	Bài 2
+ Tại sao con chọn ý c mà không chọn ý a hoặc ý b?
+ Vì theo con thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể gây nguy hiểm nên con chọn ý c.
ý a không phải là hoạt động thám hiểm
ý b là hoạt động du lịch.
+ Vậy thám hiểm là gì?
+ Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể gây nguy hiểm.
+ Hãy tìm một số từ phức có tiếng “thám” với nghĩa cô vừa nêu?
+ Thám tử, thám thính, do thám, 
+ Tìm một số từ phức có tiếng “hiểm”
+ Hiểm nguy, hiểm hoạ, hiểm nghèo, hiểm trở,
+ Đặt câu với từ thám hiểm.
+ Cô- lôm- bô là một nhà thám hiểm tài ba.
+ Em mơ ước trở thành một nhà thám hiểm trong tương lai.
+ Các nhà thám hiểm thường thăm dò dưới đáy đại dương. 
+ Du lịch và thám hiểm có gì khác nhau?
	Bài 3
+ Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
+ Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể gây nguy hiểm.
+ Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nghĩa là gì?
+ Ai đi được nhiều nơi sẽ mở mang tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn.
+ Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi con người mới khôn ngoan, hiểu biết.
+ Các con hãy nêu các tình huống có sử dụng thành gnữ trên.
+ Mùa hè trời nóng nực, bố em rủ cả nhà đi nghỉ mát. Em sợ trời nắng không muốn đi: Bà em liền nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn con ạ!”
+ Hè năm ngoái trường em tổ chức cho chúng em đi tham quan ở Hà Nội. Khi về em nói với bạn Lan buổi đi hôm nay mình hiểu biết thêm rất nhiều. Bạn Lan nói với em ừ mình cũng thế đúng là “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.”
	Bài 4
+ Những con sông này, sông nào ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung?
+ Sông Hồng, sông Cầu, sông Đáy, sông Bạch Đằng thuộc miền Bắc.
+ Sông Lam, sông Mã thuộc miền Trung.
+ Sông Cửu Long, sông Tiền, sông Hởu thuộc miền Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docChinhta.doc