Giáo án Chính tả lớp 5 - Bài: Thư gửi các học sinh quy tắc đánh dấu thanh

Giáo án Chính tả lớp 5 - Bài: Thư gửi các học sinh quy tắc đánh dấu thanh

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH

Lớp: 5

Người soạn: Vũ Thị Duyên

I.Mục đích dạy học

 1, Kiến thức

-Nắm vững quy tắc đặt dấu thanh.

-Nhớ và viết đúng những câu được yêu cầu trong bài “ Thư gửi các học sinh”.

-Luyện tập về cấu tạo vần, bước đầu làm quen với các vần có âm cuối U.

2, Kĩ năng:

 -Nhớ, viết đúng, trình bày đúng.

 -Biết đặt dấu thanh đúng vị trí trong tiếng.

3, Thái độ:

 -Học sinh tích cực và yêu thích môn học.

 

docx 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 5 - Bài: Thư gửi các học sinh quy tắc đánh dấu thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 7/10/2012
TÊN BÀI DẠY: NHỚ - VIẾT: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
	 QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH
Lớp: 5
Người soạn: Vũ Thị Duyên
I.Mục đích dạy học
 1, Kiến thức
-Nắm vững quy tắc đặt dấu thanh.
-Nhớ và viết đúng những câu được yêu cầu trong bài “ Thư gửi các học sinh”.
-Luyện tập về cấu tạo vần, bước đầu làm quen với các vần có âm cuối U.
2, Kĩ năng:
 -Nhớ, viết đúng, trình bày đúng.
 -Biết đặt dấu thanh đúng vị trí trong tiếng.
3, Thái độ:
 -Học sinh tích cực và yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
 1,Giáo viên:
 -VBT Tiếng việt 5 tập 1, SGK.
 -Bút dạ, bảng phụ, phiếu học tập, mô hình cấu tạo vần.
 -Giấy khổ to ghi bài tập 2.
2,Học sinh:
 -VBT tiếng việt 5, tập 1, SGK.
III.Nội dung dạy học:
Nội dung
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1,Kiểm tra bài cũ
- Học sinh nhắc lại cấu tạo phần vần của tiếng.
 - Tìm cấu tạo phần vần trong tiếng: nước, quyết, bé.
- Phần vần gồm: Âm đệm, âm chính, âm cuối.
2, Giới thiệu bài
Thư gửi các học sinh là lá thư mà Bác Hồ gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9 năm 1945. Đây là một trong những di cảo thiêng liêng Bác Hồ để lại cho dân tộc ta. Bức thư gửi gắm tình yêu thương của Bác đối với thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Trong giờ chính tả hôm nay, các em cần nhớ thật chính xác để viết lại một đoạn trong bức thư này. Đó cũng là cách mà các em thể hiện tình cảm của mình đối với Bác Hồ kình yêu.
Học sinh lắng nghe
3, Hướng dẫn học sinh nhớ viết
-Yêu cầu học sinh mở SGK trang 26
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1
-2 học sinh đọc thuộc đoạn văn cần viết, cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung sửa chữa nếu cần.
- Giáo viên hỏi để học sinh có thể nhớ chính xác đoạn cần viết:
+ Bài cần viết có mấy câu?
+Đọc câu có từ “ hoàn cầu”
-Yêu cầu: Nhớ- viết: thư gửi các học sinh( từ Sau 80 năm giời nô lệ  đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em).
- 2 học sinh lần lượt đọc
+3 câu
+ “ Sau 80 nămhoàn cầu”
+Đọc câu kết thúc
*Khi viết cần lưu ý: những từ khó như từ yếu hèn, hoàn cầu, kiến thiết, sánh vai, cường quốc; Những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số(80 năm).
+ “ Non sông Việt Nam công học tập của các em”
4, Viết chính tả,chấm và chữa bài chính tả
-Học sinh đọc thầm lại bài cần viết
-Học sinh tư nhớ để viết lại đoạn văn (trong vòng 15 phút)
-Yêu cầu học sinh soát lại bài
-Chấm 7-10 bài. Trong khi đó từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau và sủa lỗi.
Nhận xét về cách trình bày, những từ mà giáo viên đã lưu ý ở trên. Nhận xét về việc học thuộc bài của học sinh.
-Học sinh đọc
-Học sinh viết
-Học sinh soát lại bài, tự phát hiện và sửa lỗi.
5, Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2
Treo giấy ghi bài tập 2 lên bảng và yêu cầu:
-Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK-T26
+Học sinh đọc 2 câu thơ: 
“Em yêu màu tím
 Hoa cà hoa sim”
+Tiếng nào trong các tiếng ở 2 dòng thơ trên không có phụ âm đầu?
-Phát phiếu học tập cho từng bàn, 1 học sinh lên bảng.
( Lưu ý: Học sinh có thể đánh hoặc không đánh dấu thanh vào âm chính)
-Học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra và tự chấm điểm.
-Học sinh nhận xét bài làm trên bảng
-Giáo viên nhận xét
-Học sinh chữa vào vở bài tập
-Chép vần của từng tiếng trong 2 dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây
+2 học sinh đọc
+ Tiếng:Em, yêu
-Học sinh làm bài và phiếu học tập, 1 học sinh lên bảng.
Bài tập 3
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập
-Học sinh dựa vào mô hình cấu tạo vần, phát biểu ý kiến
-Học sinh nhận xét,giáo viên nhận xét
*Kết luận: Dấu thanh đặt ở âm chính(dấu nặng đặt ở dưới,các dấu khác đặt ở trên)
-2-3 học sinh nhắc lại quy tắc đặt dấu thanh
-Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu.
-Dấu thanh được đặt ở âm chính( dấu nặng đặt ở bên dưới, các dấu khác đặt ở trên)
-Học sinh đọc lại quy tắc
IV.Củng cố dặn dò
-Yêu cầu học sinh nhắc lại phần vần của tiếng
-Quy tắc đặt dấu thanh
-Nhận xét tiết học, khen thưởng học sinh viết đẹp, viết có tiến bộ, thuộc bài, những học sinh tham gia tích cực vào giờ học.
-Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 vào vở Chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docxChinh ta Nho viet Thu gui cac hoc sinh.docx