Giáo án Chính tả lớp 5 (trọn bộ kiến thức)

Giáo án Chính tả lớp 5 (trọn bộ kiến thức)

Chính tả (Nghe – Viết) VIỆT NAM THÂN YÊU

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.

- Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với: ng/ngh; g/gh; c/k.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở bài tập TV5 tập 1; bút dạ và 3 bảng nhóm

 

doc 334 trang Người đăng hang30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 5 (trọn bộ kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chính tả (Nghe – Viết) Việt Nam thân yêu
I – Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.
- Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với: ng/ngh; g/gh; c/k.
II - Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV5 tập 1; bút dạ và 3 bảng nhóm
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
3. Luyện tập:
Bài 2: Tìm tiếng thích hợp điền vào mỗi ô trống theo gợi ý.
- Gv nêu một số đặc điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả ở lớp 5, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học.
- Giáo viên đọc một lượt.
! Đọc thầm. 1 học sinh đọc thành tiếng và nêu nội dung của bài thơ.
? Bài thơ thuộc thể thơ gì? Khi viết chúng ta cần chú ý điều gì?
? Trong bài có những từ ngữ nào dễ viết sai?
! Viết bảng một số từ khó.
? Có những từ ngữ nào khi viết chúng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên?
- Gv nhận xét, chỉnh đốn tư thế ngồi viết.
- Giáo viên đọc mẫu, học sinh viết vào vở.
- Giáo viên đọc lại toàn bài, lớp đổi vở dùng chì chấm lỗi của bạn.
- Giáo viên chấm nhanh.
! Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.
? Các ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng dấu hiệu nào?
- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Nghe.
- Nghe.
- Đọc thầm.
- Trả lời.
- mênh mông, biển lúa, dập dờn ...
- 2 học sinh lên bảng, lớp viết vở nháp 
- Chữ cái đầu câu, danh từ riêng.
- Học sinh chuẩn bị tư thế, sách vở chuẩn bị viết bài.
- Nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Bài 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống:
4. Củng cố – dặn dò
- Hướng dẫn tương tự đối với ô trống có số 2 và số 3.
! Lớp làm vở bài tập. 2 học sinh đại diện lớp làm bảng nhóm.
- Hết giờ gv gắn lên bảng. Lớp theo dõi, nhận xét chốt lời giải đúng.
! 2 học sinh đọc lại bài.
- Lớp chữa vào vở bài tập.
! Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3.
! Lớp làm vở bài tập, 1 học sinh đại diện làm bảng nhóm.
- Hết giờ giáo viên gắn bảng nhóm lên bảng để cả lớp theo dõi, nhận xét.
! 2 học sinh ngồi cạnh nhau nhìn vào bảng nhẩm thuộc bảng quy tắc viết.
- Giáo viên cất bảng gọi một vài nhóm đại diện đọc thuộc quy tắc.
- Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt.
- Hướng dẫn học sinh học ở nhà, nhận xét giờ học.
- Cả lớp làm vở bài tập. 2 học sinh đại diện làm bảng nhóm.
- Lớp theo dõi bảng nhóm, nhận xét, bổ sung.
- 2 học sinh đọc lại bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Cả lớp làm vở bài tập. 1 học sinh đại diện làm bảng nhóm.
- Lớp theo dõi bảng nhóm nhận xét.
- Thảo luận nhóm 2 đọc thuộc cho nhau nghe.
- Vài học sinh đọc thuộc trước lớp.
 Chính tả (Nghe – Viết): Lương Ngọc Quyến
I – Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
- Nắm được mô hình cấu tạo hình. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
II - Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV5 tập 1; Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
! Viết bảng các tiếng gập ghềnh; nghênh ngang; kiến quyết.
! Nêu quy tắc chính tả với g/gh; ng/ngh; c/k/q.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Giáo viên đọc toàn bộ bài 1.
? Đoạn văn nói về ai?
? Ông là người như thế nào? 
- Giáo viên nói về Lương Ngọc Quyến: Ông sinh năm 1885, mất năn 1917 là một người yêu nước khi tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên, ngày nay để tưởng nhớ công ơn ông người ta lấy tên ông đặt cho một số trường học, con đường.
! 1 học sinh đọc bài, lớp đọc thầm.
? Trong đoạn, em thấy có những từ ngữ nào khi viết dễ sai chính tả?
- Học sinh đọc giáo viên viết lên bảng và phân tích: mưu; khoét; xích sắt; ...
- Giáo viên xoá bảng và đọc cho học sinh viết vở nháp.
- Giáo viên nhắc nhở một số yêu cầu trước khi viết bài
- 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại đầu bài.
- Nghe gv đọc.
- Nói về ông Lương Ngọc Quyến, ông là người yêu nước.
- Nghe gv giới thiệu về ông Lương Ngọc Quyến
- 1 học sinh đọc bài, lớp đọc thầm.
- Học sinh nêu một số từ hay viết sai: mưu; khoét; xích sắt; ...
- Lớp viết vở nháp
- Nghe và chỉnh đốn tư thế
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Luyện tập:
Bài 2: Ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:
Bài 3: Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
3. Củng cố – dặn dò
! Gấp sách giáo khoa, giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài.
- Giáo viên đọc lại bài, học sinh soát lỗi.
! 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau dùng chì gạch chân từ sai. 
- Giáo viên chấm nhanh một số bài của học sinh.
! 1 học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài.
! Nêu lại cấu tạo của tiếng trong Tiếng Việt.
- Giáo viên hướng dẫn.
! Lớp đọc thầm dùng bút chì gạch mờ vào vở bài tập.
! Thảo luận nhóm 2 và trình bày ý kiến của mình trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét và chỉnh sửa vào vở bài tập của mình.
! Đọc yêu cầu và mô hình của bài.
! Lớp làm vở bài tập, đại diện 1 học sinh làm bảng nhóm.
- Hết thời gian học sinh gắn bảng nhóm, lớp đối chiếu vở bài tập, nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt: Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính. Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối, âm đệm. Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu ghi nhớ mô hình cấu tạo vần và chuẩn bị bài giờ sau:
- Lớp gấp sách giáo khoa và nghe gv đọc và viết vào vở.
- Lớp soát lại lỗi.
- 2 học sinh ngồi cạnh trao đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Nghe gv nhận xét một số bài viêt.
- 1 học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- 1 học sinh trả lời, lớp theo dõi, nhận xét.
- Nghe gv hướng dẫn.
- Lớp làm việc cá nhân.
- Thảo luận nhóm 2 và trình bày trước lớp.
- Đối chiếu, sửa vở bài tập.
- 1 học sinh đọc.
- Lớp làm vở bài tập, 1 học sinh làm bảng nhóm.
- Theo dõi bảng nhóm đối chiếu, nhận xét.
- Nghe gv chốt kiến thức.
- Nghe và ghi nhớ yêu cầu về nhà.
Chính tả (Nhớ – Viết): Thư gửi các học sinh
 I – Mục đích yêu cầu:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định học thuộc lòng trong bài: Thư gửi các học sinh.
- Luyện tập về cấu tạo của vần; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u. Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II - Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV5 tập 1; Bảng phụ.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
2 . Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh nhớ-viết.
! Nêu lại mô hình cấu tạo vần và lấy ví dụ minh hoạ.
- Giáo viên nhận xét bài viết của cả lớp trong giờ học trước.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Giáo viên nêu đoạn phải nhớ viết trong bài.
- Giáo viên đọc lại đoạn các em cần phải nhớ để viết bài.
! Thảo luận nhóm 2, đọc cho nhau nghe về đoạn chuẩn bị viết.
! 2 học sinh đọc to trước lớp.
? Trong đoạn này có những từ ngữ nào mà lớp chúng ta hay viết sai?
- Giáo viên ghi bảng và hướng dẫn học sinh.
! 2 học sinh lên bảng, lớp làm vở bài tập.
? Khi viết có những từ ngữ nào chúng ta cần phải viết hoa?
- Giáo viên lưu ý cho học sinh trước khi viết bài.
! Viết bài.
- 2 học sinh lên bảng trả lời.
- Nghe gv nhận xét bài viết lần trước và sửa lại những lỗi trong bài viết của mình.
- Nhắc lại đầu bài.
- Nghe giới hạn của đoạn thuộc lòng.
- Nghe gv đọc bài.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe
- 2 học sinh đại diện trước lớp đọc bài.
- nô lệ; sánh vai; ...
- Nghe gv hướng dẫn.
- 2 học sinh lên bảng, lớp viết bảng tay.
- Việt Nam; các chữ cái đầu câu.
- Nghe và chuẩn bị tư thế, dụng cụ để viết bài theo trí nhớ.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3. Luyện tập:
Bài 2: Ghép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
Bài 3: Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết 1 tiếng, dấu thanh cần đặt ở đâu?
3 Củng cố – dặn dò
- Hết thời gian yêu cầu học sinh trao đổi dung chì soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên chấm nhanh. Nêu nhận xét chung.
! Đọc yêu cầu bài tập và mô hình.
- Giáo viên gắn bảng 2 mô hình và tổ chức chơi trò chơi tiếp sức.
! Lớp quan sát và đưa ra kết luận đúng, sau đó chữa bài vào vở bài tập.
! Đọc và nêu yêu cầu bài tập 3.
! Lớp thảo luận nhóm.
? Dấu thanh được đặt vào phần nào của tiếng?
? Dấu thanh được đặt vào âm nào của vần?
? Dấu nặng được đặt ở phần trên hay dưới của âm chính?
? Các thanh khác được đặt trên hay dưới âm chính?
- Giáo viên nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh và yêu cầu vài học sinh nhắc lại quy tắc.
- Giáo viên nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Trao đổi vở với nhau, dùng chì chỉ lỗi cho bạn
- Nghe gv nhận xét nhanh.
- 1 học sinh đọc bài.
- Lớp chia thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử đại diện 5 học sinh lên bảng chơi.
- Chữa bài vào vở bài tập.
- 1 học sinh đọc bài.
- Lớp thảo luận nhóm 2, trao đổi với nhau về quy tắc đánh dấu thành.
- Đại diện một số nhóm trả lời.
- Vài học sinh nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
 Chính tả (Nghe – Viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
 I – Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
- Tiếp tục củng cố hiểu biết về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II - Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV5 tập 1; Bảng phụ.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 Kiểm tra bài cũ :
2 Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
- Giáo viên đưa mô hình vần và yêu cầu 2 học sinh lên bảng viết vần của các tiếng: chúng tôi mong thế giới ngày nay mãi mãi hoà bình.
? Nói quy tắc đặt dấu thanh.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Giáo viên đọc bài chính tả sách giáo khoa.
- Giáo viên giải thích: chính nghĩa, phi nghĩa.
? Nêu nội dung chính của bài.
- Khẳng định một chân lí chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa.
! Lớp đọc thầm và nêu một số từ ngữ khó viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng.
? Khi viết tiếng nước ngoài em cần chú ý điều gì?
- Giáo viên cho học sinh viết một số từ khó vào bảng tay.
- Nhắc nhở học sinh một số yêu cầu trước khi viết bài chính tả.
- Giáo viên đọc mẫu, lớp theo dõi viết bài vào vở.
- GVđọc lần 2 cho HS soát lỗi.
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm giấy nháp.
- 2 học sinh trả lời.
- Nhắc lại đầu bài.
- Nghe gv đọc bài.
- Vài học sinh trả lời, lớp theo dõi, nhận xét.
- Làm việc cá nhân: Phrăng Đơ Bô-en; xâm lược; Phan Lăng; khuất phục;...
- Học sinh trả lời.
- V ...  cho điểm.
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2. Gọi 1 học sinh đọc mẫu bảng tổng kết kiểu câu ai làm gì.
? Các em đã học những kiểu câu nào?
? Em cần lập bảng tổng kết cho các kiểu câu nào?
? Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
? Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
? Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
? Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
Cho học sinh tự làm bài, 2 học sinh đại diện làm bảng nhóm.
Gọi HS trình bày bảng nhóm, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Gọi HS nối tiếp đặt câu theo mẫu ai thế nào?
 Gọi HS nối tiếp đặt câu theo mẫu ai là gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc chuẩn bị bài giờ sau.
- HS nghe.
- HS bốc thăm, chuẩn bị bài.
- HS trình bày đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh đọc.
- 1 học sinh đọc.
- Ai là gì, Ai thế nào, Ai làm gì.
- Ai là gì. Ai thế nào.
- Ai (cái gì, con gì). Do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
- Thế nào. Tính từ, động từ, cụm tính, cụm động từ tạo thành.
- Ai (cái gì, con gì). Do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
- Là gì. Do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
- Lớp tự làm bài 2, 2 học sinh làm bảng nhóm.
- HS nối tiếp đặt câu
- Bố em rất nghiêm khắc.
- Cô giáo em rất hiền.
- Cá heo là con vật rất thông minh. Mẹ là người em yêu quý nhất, ...
Thứ ba ngày tháng 5 năm 2009
Ôn tiết 2
I – Mục tiêu:
1. Kiểm tra đọc: (lấy điểm).
- Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34
- Kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
- Kỹ năng đọc – hiểu: trả lời được từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Lập bảng tổng kết về trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện).
II – Chuẩn bị:
- Như sách thiết kế.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
H/đ giáo viên
H/đ học sinh
*Giới thiệu bài:
*Hướng dẫn HS ôn tập
Bài1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Bài2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng tổng kết sau.
2.Củng cố:
- GV nêu mục tiêu tiết học
- Kiểm tra đọc.
Gọi học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc. (mỗi nhóm 5 học sinh ).
Gọi học sinh trình bày và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung.
- Giáo viên cho điểm.
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2.
? Trạng ngữ là gì?
? Có những loại trạng ngữ nào?
? Mỗi trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
Cho lớp tự làm bài, 1 học sinh làm trên bảng phụ.
Y/c HS trình bày bảng phụ, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận chung.
Gọi HS nối tiếp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ học sau.
- HS nghe.
- Bốc thăm, chuẩn bị bài.
- Trình bày đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh đọc.
- Là thành phần phụ của câu. Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, ... của sự việc nêu trong câu. TNcó thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện.
- TN chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi ở đâu.
- TN chỉ thời gian trả lời câu hỏi bao giờ, khi nào, mấy giờ.
- TN chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi vì sao, nhờ đâu, tại đâu, ...
- TN chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: để làm gì, nhằm mục đích gì, với cái gì.
- TN chỉ phương tiện trả lời các câu hỏi: bằng cái gì, với cái gì, ...
- Lớp làm bài vào vở. 1 học sinh làm bảng phụ.
- HS trình bày, nhận xét.
- 5 học sinh nối tiếp trình bày.
Thứ ba ngày tháng 5 năm 2009
Ôn tiết 3
 I – Mục tiêu:
1. Kiểm tra đọc: (lấy điểm).
- Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34
- Kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
- Kỹ năng đọc – hiểu: trả lời được từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục ở nước ta và rút ra những nhận xét về tình hình phát triển giáo dục.
II – Chuẩn bị:
- Như sách thiết kế.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
H/đ giáo viên
H/đ học sinh
1. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
*Hướng dẫn HS ôn tập
Bài1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Bài2. Dựa vào các số liệu dưới đây, em hãy lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục Tiểu học của nước ta từ năm học 2000-2001 đến năm học 2004-2005:
Bài3. Qua bảng thống kê trên, em rút ra nhận xét gì? Chọn ý trả lời đúng:
2.Củng cố:
- GV nêu mục tiêu tiết học
- Kiểm tra đọc.
Gọi học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc. (mỗi nhóm 5 học sinh ).
Y/c học sinh trình bày và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung.
- Giáo viên cho điểm.
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2.
? Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục Tiểu học ở nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào?
? Bảng thống kê có mấy cột? Nội dung mỗi cột là gì?
? Bảng thống kê có mấy hàng? Nội dung mỗi hàng là gì?
Cho lớp tự làm bài, 1 học sinh làm trên bảng phụ.
Gọi HS trình bày bảng phụ, nhận xét.
? Bảng thống kê có tác dụng gì?
Gọi1 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Cho lớp thảo luận nhóm 2.
Gọi đại diện trình bày.
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ học sau.
- HS nghe.
- Bốc thăm, chuẩn bị bài.
- Trình bày đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh đọc.
- Số trường, số học sinh, số giáo viên, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số.
- 5 cột, ...
- 6 hàng, ...
- Lớp làm vở. 1 học sinh làm bảng phụ.
- Quan sát, nhận xét.
- Giúp người đọc dễ tìm số liệu, so sánh một cách thuận tiện.
- 1 học sinh đọc bài.
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện trình bày.
a) Tăng.
b) Giảm.
c) Lúc tăng, lúc giảm.
d) Tăng.
- HS nhận xét.
Thứ tư ngày tháng 5 năm 2009
Ôn tiết 4
I – Mục tiêu:
- Thực hành kĩ năng lập biên bản cuộc họp qua bài Cuộc họp của chữ viết.
II – Chuẩn bị:
- Như sách thiết kế.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
H/đ giáo viên
H/đ học sinh
1 Bài mới:
*Giới thiệu bài:
*Viết biên bản cuộc họp
2.Củng cố:
- Gv nêu mục đích tiết học.
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và câu chuyện Cuộc họp của chữ viết.
? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng?
? Đề bài yêu cầu gì?
? Biên bản là gì?
? Nội dung của biên bản là gì?
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc nội dung.
Cho học sinh tự làm bài.
Gọi HS đọc biên bản của mình.
- GV nhận xét, cho điểm học sinh.
- Nhận xét tiết học.
( Tham khảo sách thiết kế hoạch trang 447)
- HS nghe.
- 1 học sinh đọc bài.
- Giúp đỡ bạn Hoàng.
- Giao cho dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- Viết biên bản cuộc họp.
- Ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
- HS trả lời.
- Lớp tự làm bài.
- HS đọc biên bản của mình.
Thứ tư ngày tháng 5 năm 2009
Ôn tiết 5
 I – Mục tiêu:
1. Kiểm tra đọc: (lấy điểm).
- Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34
- Kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
- Kỹ năng đọc – hiểu: trả lời được từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Hiểu nội dung bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động trong bài thơ.
II – Chuẩn bị:
- Như sách thiết kế.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
H/đ giáo viên
H/đ học sinh
1. Bài mới
*Giới thiệu bài:
* Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
* Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
2.Củng cố:
- GV nêu mục tiêu tiết học
- Kiểm tra đọc.
Gọi học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc. (mỗi nhóm 5 học sinh ).
Y/c học sinh trình bày và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung.
- Giáo viên cho điểm.
Gọi HS đọc yêu cầu và bài thơ.
Cho lớp tự làm bài trên phiếu.
(Tham khảo sách thiết kế trang 449).
- Gọi HS chữa bài.
Gọi HS nối tiếp trình bày.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài học giờ sau.
- HS nghe.
- Bốc thăm, chuẩn bị bài.
- Trình bày đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh đọc.
- Lớp làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
- 5 học sinh trình bày.
- Nghe.
Thứ năm ngày tháng 5 năm 2009
Ôn tiết 6
I – Mục tiêu:
- Nghe viết đúng 11 dòng thơ đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
- Thực hành viết đoạn văn tả người theo đề bài cho sẵn.
II –Đồ dùng 
- Như sách thiết kế.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
H/đ giáo viên
H/đ học sinh
1 Bài mới
*Giới thiệu bài:
Bài1: Nghe viết chính tả.
Bài2. Viết đoạn văn ngắn theo một số nội dung sau:
2.Củng cố:
- GV nêu mục đích tiết học.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn thơ.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn thơ.
? Nội dung của đoạn là gì?
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó.
Gọi HS nối tiếp tìm từ khó.
Cho HS luyện đọc từ vừa tìm được.
* Hoạt động 2: Viết.
- Giáo viên đọc, học sinh viết.
- Giáo viên đọc, học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
- Thu bài chấm.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài
Gọi 1 học sinh đọc đề.
- Giáo viên phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân từ quan trọng.
Cho lớp tự làm bài.
- Gợi ý:
+ Em viết đoạn văn ngắn không chỉ dựa vào hiểu biết riêng của mình mà cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, đưa những hình ảnh thơ đó vào đoạn văn của mình.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.
Gọi HS đọc bài làm.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét giờ học.
- 1 học sinh đọc.
- Những hình ảnh sống động về các em nhỏ đang chơi đùa.
- HS nối tiếp tìm từ khó
- HS viết bài.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- 1 học sinh đọc yêu cầu và đề.
- Lớp làm vở bài tập.
- HS nghe,
- HS đọc bài làm.
Thứ năm ngày tháng 5 năm 2009
Ôn tiết 7
Kiểm tra: Đọc- hiểu,luyện từ và câu
I – Mục tiêu:
- Học sinh đọc hiểu văn bản và làm được bài.
II – Chuẩn bị:
 Đề in sẵn.
III – Hoạt động dạy học:
- GV phát cho mỗi HS 1đề :( Đề in sẵn.)
- Cho HS làm bài
- Cuối giờ GV thu bài
Thứ sáu ngày tháng 5 năm 2009
Ôn tiết 8
 Kiểm tra tập làm văn
I – Mục tiêu:
- Học sinh nắm được yêu cầu của đề bài, làm bài sạch đẹp, đạt điểm cao.
II – Chuẩn bị:
 Đề bài.
III – Hoạt động dạy học:
 - GV chép đề bài lên bảng:
 Đề bài: Em hãy miêu tả cô giáo(hoạc thày giáo)của em trong một giờ học
 mà em nhớ nhất 
- Cho HS chép đề vào vở rồi làm
- GV thu bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tieng viet 5ca nam.doc