Giáo án Chính tả lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5 - Trường Tiểu học Hứa Tạo

Giáo án Chính tả lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5 - Trường Tiểu học Hứa Tạo

CHÍNH TẢ (Nghe- viết) Tiết 1 VIỆT NAM THÂN YÊU (Nguyễn Đình Thi)

I/ Mục tiêu:

 - Nghe viết đúng bài chính tả;không mắc quá 5 lỗi trong bài;trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

 -Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo y/c của bài tập2; thực hiện đúng BT3.

II / Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3

III / Các hoạt động dạy học :

1. Kiểm tra bài cũ: Nêu yêu cầu về môn học

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5 - Trường Tiểu học Hứa Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÀN 1 Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011
CHÍNH TẢ (Nghe- viết) Tiết 1 VIỆT NAM THÂN YÊU (Nguyễn Đình Thi)
I/ Mục tiêu:
 - Nghe viết đúng bài chính tả;không mắc quá 5 lỗi trong bài;trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
 -Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo y/c của bài tập2; thực hiện đúng BT3. 
II / Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3
III / Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu yêu cầu về môn học
2. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
16’
16’
2’
HĐ1: HD học sinh nghe viết 
 Đọc bài chính tả
 Bài thơ nói về điều gì?
Đọc thầm và chú ý các từ ngữ dễ viết sai Luyện viết các từ khó (bảng con).
Cách trình bày bài thơ ?
Đọc cho HS viết.
Đọc lại toàn bài cho HS dò.
Chấm bài HS, nhận xét chung.
HĐ2: Thực hành
3.Luyện tập:
-Bài tập 2: Nêu y/c đề
Trò chơi:Thi tìm từ có âm: ng, ngh, g, gh, c, k
Chia 6 nhóm tìm từ
 Các ô trống 1, 2, 3chứa tiếng bắt đầu ntn?.
Hãy nhắc lại quy tắc các âm ngh, ng, g, gh, c, k đi với các nguyên âm nào?
-Bài tập3: làm vào vở BT.
 Đọc lại bài tập 3.
4/ Củng cố , dặn dò: 
*Trò chơi: Nói nhanh nói đúng:
Thể lệ trò chơi: 1HS nêu 1 tiếng bắt đầu với các âm vừa học để phân biệt chính tả, 1 HS khác nêu cách viết.
Về nhà sửa lại các lỗi viết sai, ghi nhớ quy tắc chính tả vừa ôn. 
*Chuẩn bị:Bài: Lương Ngọc Quyến
- Bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của đất nước và phẩm chất cao quý của con người VN
- mênh mông,biển lúa,dập dờn , bay lả,nhuộm bùn.
Theo thể thơ lục bát
Đổi vở chấm lỗi
Tìm tiếng có âm gh, ngh, g, gh, c, k điền vào chỗ trống của bài Ngày độc lập.
Ngày,ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kiên, kỉ
Ô trống 1:chứa tiếng bắt đầu bằng ng, ngh 
Ô trông 2:......................................g, gh
Ô trống 3:......................................c, k
K, gh, ngh đi với các nguyên âm : e, ê, i.
C, g, ng, đi với các nguyên âm còn lại .
Trình bày, nhận xét
*HS thực hiện:
Vdụ:
HS1: Viết 1tiếng bắt đầu bằng âm K
HS2: Kẻ;Kiến;Kỉ..
TUÀN 2 Thứ năm ngày 1tháng 9 năm 2011
 CHÍNH TẢ (Nghe- viết) Tiết 2 LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. Mục tiêu:
Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong bài tập 2; chép đúng vần của các tiéng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/k. cả lớp viết vào nháp các từ bắt đầu bằng ng/ ngh, g/ gh, c/k. 
2. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
15’
14’
2’
a. Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy. 
b. Hoạt động 1: HS viết chính tả. 
- GV đọc bài chính tả trong SGK. 
- GV giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến. 
- Yêu cầu HS đọc thầm laiï bài chính tả. 
- GV nhắc nhở HS quan sát trình bày bài, chú ý những từ ngữ viết sai. 
- GV đọc cho HS viết. 
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- Chấm 5- 7 quyển, nhận xét. 
c. Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài2/17:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài tập vào nháp. 
- Tổ chức cho HS làm miệng. 
- Cả lớp sửa sai theo lời giải đúng. 
Bài 3/17:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả mô hình. 
- HS làm bài vào vở. 
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, yêu cầu H S làm bài. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò viết mỗi lỗi sai viết lại nhiều lần. 
- 1 HS nhắc lại đề. 
- HS theo dõi trong SGK. 
- HS đọc thầm. 
- khoét, xích sắt, luồn, buộc,
- HS viết chính tả. 
- Soát lỗi. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài vào vở nháp. 
- HS làm miệng. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài vào vở. 
- 3 HS làm bài trên bảng. 
TUÀN 3 Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2011
 CHÍNH TẢ (Nhớ- viết) Tiết 3 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết được cách cách đặt dấu thanh ở âm chính. ( HS khá, giỏi nêu được qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Cho HS chép vần các tiếng trong hai dòng thơ đã cho vào mô hình. 
2. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
16’
15’
2’
a. Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy. 
b. Hoạt động 1: HS viết chính tả. 
- Hai HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết. 
- Nội dung đoạn viết nói gì ?
- Luyện viết từ khó :
- GV nhắc nhở HS quan sát cách trình bày bài, chú ý những từ ngữ viết sai. 
- Yêu cầu HS gấp sách, viết lại bài theo trí nhớ của mình. 
- Yêu cầu HS soát lại bài. 
- Chấm 5- 7 quyển, nhận xét. 
c. Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài2/26:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Gọi HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình. 
- GV và HS nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm, kết luận nhóm thắng cuộc. 
- Cả lớp sửa sai theo lời giải đúng. 
Bài 3/26:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của bài tập. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- GV kết luận: Dấu thanh đặt ở âm chính. 
- Gọi 3 HS nhắc lại quy tắc. 
3. Củng cố, dặn dò
- Dặn dò viết mỗi lỗi sai viết lại nhiều lần. 
- Bài sau: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
- 1 HS nhắc lại đề. 
- 2 HS đọc thuộc bài. 
- Sự tin tưởng của Bác đối với thế hệ trẻ .
- vẻ vang , sánh vai , 80 năm giời .....
- HS viết chính tả. 
- Soát lỗi. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS theo dõi. 
- HS nhận xét. 
- HS sửa bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- 3 HS nhắc lại quy tắc. 
TUÀN 4 Thứ năm ngày15 tháng 9 năm 2011
CHÍNH TẢ (Nghe- viết) Tiết 4 ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I/ Mục đích :
 - Viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ học tập nhóm.
 III/ Các hoạt động dạy học:
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Bài cũ :
- Hãy phân tích phần vần của các tiếng sau : 
Em yêu tất cả , sắc màu quê hương .
2/ Bài mới : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn , nghe viết .
- Đọc bài viết .
- Nêu nội dung đoạn văn ?
- HD HS viết bảng con các từ khó:
- Đọc bài cho HS viết .
- Đọc dò lại bài viết .
- HD cách chữa lỗi .
- Chấm bài , nhận xét chung
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập: 
Bài tập 2 : 
- Yêu cầu điền vần và dấu thanh vào mô hình 
- Cho biết Nghĩa và Chiến có gì khác nhau trong cấu tạo vần?
Bài tập 3: 
- Dấu thanh của các tiếng này phải đặt ở đâu?
* Gợi ý HS rút kết luận : 
3/Củng cố,dặn dò:
 - Sửa sai các từ HS đã mắc lỗi .
 - Nhận xét tiết học 
- Về tập viết lại cho đúng các từ đã viết sai 
- Học quy tắc ghi dấu thanh
- Chuẩn bị bài sau : Một chuyên gia máy xúc .
- 2HS
- Đọc thầm SGK
- Giới thiệu cuộc đấu tranh chính nghĩa của anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
- Phăng Đơ Bô – en , xâm lược , khuất phục, Phan Lăng......
- Cả lớp nghe viết bài .
- Soát lại bài .
- Chữa lỗi theo cặp .
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
-Chép vần vào mô hình cấu tạo vần
- Nghĩa: Không có âm cuối.
- Chiến : có âm cuối.
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- Nghĩa : Dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi .
-Chiến: Dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của nguyên âm đôi.
* Kết luận: dấu thanh đặt ở âm chính 
TUÀN 5 Thứ năm ngày22 tháng 8 năm 2011
CHÍNH TẢ (Nghe- viết) Tiêt 5 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I/ Mục tiêu :
 - Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng có uô, ua (BT2); Tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3.
 II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
 III/ Các hoạt động dạy học:
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Bài cũ :
 - Yêu cầu HS điền âm , vần và đặt dấu thanh của các tiếng : tiếng, biển, bìa, mía .
2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài :
 b. Tìm hiểu bài :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
- Đọc đoạn chính tả cần viết .
- Nội dung đoạn viết nói gì ?
- Luyện viết từ khó : 
- Đọc từng cụm từ cho HS viết .
- Đọc dò lại .
- HD HS chữa lỗi .
- Chấm bài , nhận xét .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành 
Bài tập 2:
- Y/c HS tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn sau đó giải thích qui tắc ghi dấu thanh trong mỗi tiếng vừa tìm được.
- HD HS điền vần và dấu thanh vào mô hình 
Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS điền 2 trong 4 câu.
* Đối với HS khá, giỏi thì điền hết 4 câu và nếu có thể giải nghĩa được thì càng tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Nêu các từ HS mắc lỗi để sửa chữa .
 - Bài sau : Ê- mi – li con
- Cả lớp 
- Cả lớp lắng nghe
- Hình ảnh của người chuyên gia máy xúc ngoại quốc......
- khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác....
- HS viết vào vở tập .
- Soát lại bài .
- Chữa bài theo cặp .
+ Đọc đề và nêu y/c – N2 
- Các tiếng chứa ua: của, múa
-Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
-Cách đánh dấu thanh: Tiếng có ua ( không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ( chữ u).
Tiếng có uô ( có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô ( chứ ô)
+ Đọc đề và nêu y/c – VBT
- Muôn người như một.
- Chậm như rùa.
- Ngang như cua.
- Cày sâu cuốc bẫm.

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh ta tuan 15.doc