Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 22

Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 22

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp

- HS viết vào vở các từ ngữ: lưa thưa, thửa ruộng, con mương, tưởng tượng, quả dứa.

- H: Em có nhận xét gì về quy tắc viết dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ?

- GVnhận xét ghi điểm.

 B. Dạy bài mới

 1. Giới thiệu bài

Giờ chính tả hôm nay các em cùng viết bài Dòng kinh quê hương và làm bài tập chính tả về các tiếng có nguyên âm đôi ia/ iê

 2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả

 a) Tìm hiểu nội dung bài

- Gọi HS đọc đoạn văn

- Gọi hS đọc phần chú giải

H: Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả?

 b) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu hS tìm từ khó khi viết

- Yêu cầu hS đọc và viết từ khó đó

 c) Viết chính tả

 d) Thu, chấm bài

 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả

 Bài 2

- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập

- Tổ chức HS thi tìm vần.Nhóm nào điền xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

 -HS đọc lại đoạn thơ

 

doc 30 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6: Thứ 3 ngày 29 tháng 9 năm 2009 
( Dạy tại lớp 5B buổi sáng tiết 3, 5A buổi chiều tiết 3 )
 Chính tả: (Nhớ – viết) Ê - mi – li, con......
I.Mục đớch yờu cầu
1.Nhớ - viết chớnh xỏc, trỡnh bày đỳng khổ thơ 3 và 4 của bài ấ-mi-li, con, thể thơ tự do 
2.Nhận biết đúng các tiếng chứa ưa/ươ. và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT 2 . Tìm được tiếng chứa ưa / ươ trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3
 - HS Khá giỏi: Làm được đầy đủ bài tập 3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ
II.Chuẩn bị
	-Một số tờ phiếu phụ tụ nội dung bài tập 3 
III.Cỏc hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giỏo viờn
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
- nờu mục đớch yờu cầu của tiết học
2.Hướng dẫn hs viết chớnh tả
3.HD hs tự làm bài tập chớnh tả.
*Bài tập 2:
*Bài tập 3: GV giỳp hs hoàn thành bài tập và hiểu nội dung cỏc thành ngữ, tục ngữ.
4.Củng cố,dặn dũ.
-GV nhận xột tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-HS viết những tiếng cú nguyờn õm đụi uụ, ua và nờu quy tắc đỏnh dấu thanh ở những tiếng đú.
-1HS đọc thuộc lũng khổ thơ 3 và 4.
-HS cả lớp đọc thầm lại
-HS nhớ lại 2 khổ thơ và tự viết bài.
-HS đọc thầm yờu cầu của bài tập 2.
-HS làm bài tập vào vở.
-1hs lờn bảng làm.
-HS khỏc nhận xột.
+Cỏc tiếng chứa ưa, ươ: lưa, thưa, mưa, giữa, tưởng, nước, tươi, ngược.
+Nhận xột cỏch ghi dấu thanh:
.Trong tiếng “giữa” khụng cú õm cuối dấu thanh đặt ở chữ cỏi đầu của õm chớnh.
.Trong cỏc tiếng tưởng, nước, ngược cú õm cuối dấu thanh đặt ở chữ thứ hai của õm chớnh.
*) HS nờu nội dung của cỏc cõu thành ngữ, tục ngữ;
+Cầu được ước thấy: Đạt được đỳng điều mỡnh mong mỏi, ao ước.
+Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều vất vả, khú khăn.
+Nước chảy đỏ mũn: kiờn trỡ, nhẫn nại sẽ thành cụng.
+Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khú khăn là điều kiện thử thỏch và rốn luyện con người.
-HS thi đọc thuộc lũng cỏc thành ngữ, tục ngữ.
 Tuần 7: Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2009 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết4, 5B buổi chiều tiết 2 )
 Chính tả: (Nghe – viết) : Dòng kinh quê hương
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
Nghe- viết chính xác đoạn văn Dòng kinh quê hương. Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Tìm đúng vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ BT 2. Thực hiện được 2 trong 3 ý ( a,b,c ) của BT 3.
- HS khá , Giỏi : Làm được đầy đủ Bài tập 3
II. Đồ dùng dạy học : Bài tập 2 viết sẵn trên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp 
- HS viết vào vở các từ ngữ: lưa thưa, thửa ruộng, con mương, tưởng tượng, quả dứa...
- H: Em có nhận xét gì về quy tắc viết dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ?
- GVnhận xét ghi điểm.
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
Giờ chính tả hôm nay các em cùng viết bài Dòng kinh quê hương và làm bài tập chính tả về các tiếng có nguyên âm đôi ia/ iê
 2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả 
 a) Tìm hiểu nội dung bài 
- Gọi HS đọc đoạn văn 
- Gọi hS đọc phần chú giải
H: Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu hS tìm từ khó khi viết
- Yêu cầu hS đọc và viết từ khó đó
 c) Viết chính tả
 d) Thu, chấm bài
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2
- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS thi tìm vần.Nhóm nào điền xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
 -HS đọc lại đoạn thơ
 Bài 3
- Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi hS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng
- Yêu cầu đọc thuộc lòng đoạn thơ và các câu thành ngữ trên
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc, 2 HS viết bảng 
- các tiếng không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính
- Các tiếng có âm cuối dấu thạn được đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính
- HS nghe
- HS đọc đoạn viết 
- HS đọc chú giải 
+ Trên dòng kinh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, giọng hát ru em ngủ.
- HS tìm và nêu các từ kgó : dòng kinh, quen thuộc, mái ruồng, giã bàng, giấc ngủ..
- HS viết theo lời đọc của GV
- Thu 10 bài chấm 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thi tìm vần nối tiếp . Mỗi HS chỉ điền 1 từ vào chỗ trống
HS đọc thành tiếng bài hoàn chỉnh
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió động thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro
- HS đọc 
- Lớp làm vào vở 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét bài của bạn
- HS đọc: Đông như kiến
 Gan như cóc tía
 Ngọt như mía lùi
+ HS đọc thuộc lòng
______________________________________________
Tuần 8: Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2009 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết4, 5B buổi chiều tiết 2 )
Chính tả : (Nghe – viết ): Kì diệu rừng xanh
 I. Mục tiêu
Nghe- viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi 
Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT 2). Tìm được tiếng chứa vần uyên thích hợp để điền vào chỗ trống( BT3)
 II. đồ dùng dạy học
 Bảng phụ hoặc 3 từ phiếu phô tô nội dung bài tập 3
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- HS viết những tiếng chứa ia/ iê trong các thành ngữ tục ngữ dưới đây và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy :
 Sớm thăm tối viếng
 Trọng nghĩa khinh tài
 ở hiền gặp lành
 Làm điều phi pháp việc ác đến ngay
 Một điều nhịn chín điều lành
 Liệu cơm gắp mắm
 B . Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của bài 
 2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả 
 a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- HS đọc đoạn văn
H: Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết 
- Yêu cầu đọc và viết các từ khó 
 c) Viết chính tả
 d) Thu bài chấm
 3. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập 
- HS đọc các tiếng vừa tìm được
H: Em nhận xét gì về cách đánh các dấu thanh ở các tiếng trên?
 Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
 Bài tập 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu hS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh . Nếu HS nói chưa rõ GV có thể giới thiệu
 3. củng cố dặn dò
- HS lên bảng viết theo lời đọc của GV - các tiếng chứa iê có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính
- HS nghe
- 1 HS đọc 
+ Sự có mặt của muông thú làm cho cánh rừng trở lên sống động, đầy bất ngờ.
- HS tìm và nêu 
- HS viết: ẩm lạnh, rào rào, chuyển động, con vượn, gọn ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, rẽ bụi rậm...
*) HS viết theo lời đọc của GV
- Thu 10 bài chấm
*) HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng viết cả lớp làm vào vở
- Khuya, truyền thuyết, xuyên, yên
- Các tiếng chứa yê có âm cuối dấu thanh được đánh vào chữ cái thứ 2 ở âm chính.
*) HS đọc 
- Quan sát hính minh hoạ, điền tiếng còn thiếu, 1 HS lên bảng làm 
- Lớp nhận xét bạn làm trên bảng
a. Chỉ có thuyền mới hiểu
 Biển mênh mông nhường nào
 Chỉ có biển mới biết 
 Thuyền đi đâu về đâu
(Xuân Quỳnh)
b. Lích cha lích chích vành kuyên
mổ từng hạy nắng đọng nguyên sắc vàng
(Bế Kiến Quốc)
*) HS đọc yêu cầu 
- HS quan sát tranh 
- HS nối tiếp nêu theo hiểu biết của mình.
______________________________________________________
 Tuần 9: Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2009 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết4, 5B buổi chiều tiết 2 )
Chính tả : (Nhớ – viết) :
Tiếng Đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
 I. Mục tiêu
 1. Nhớ - viết lại đúng chính tả.Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
 2. Làm được BT 2 a / b, hoặc BT3 a / b. 
 II. Đồ dùng dạy học
- Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b để HS bốc thămm tìm từ chứa tiếng đó VD: la / na; nẻ / lẻ
- Giấy bút, băng dính để dán bảng cho các nhóm thi nhau tìm nhanh từ láy theo yêu cầu BT3
 III. Các hoạt động dạy học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS tìm và viết các từ có tiếng chứa vần uyên/ uyêt
- GV nhận xét ghi điểm 
 B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nhớ- viết bài tập đọc tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và làm bài tập chính tả
 2. Hướng dẫn HS nhớ -viết
 a) Trao đổi về nội dung bài
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ
H: bài thơ cho em biết điều gì?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ trên
- Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài thơ có mấy khổ? cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào?
+ Trình bày bài thơ như thế nào?
+ trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa?
 c) Viết chính tả
 d) Soát lỗi chấm bài
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm theo nhóm 4 để hoàn thành bài và dán lên bảng lớp, đọc phiếu 
- HS nghe
- 1- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình , sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
- HS nêu: Ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng bỡ ngỡ
-HS đọc và viết
- HS trả lời để rút ra cách trình bày bài thơ
+ bài thơ có 3 khổ thơ, giữa mỗi khổ thơ để cách một dòng.
+ lùi vào 1 ô viết chữ đầu mỗi dòng thơ
+ Trong bài thơ có những chữ đầu phải viết hoa.
- HS tự nhớ và viết bài
*) HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4 và làm vào phiếu bài tập
- HS đọc thành tiếng . Cả lớp viết vào vở l 
La- na
Lẻ- nẻ
Lo- no
Lở- nở
la hét- nết na
lẻ loi- nứt nẻ
lo lắng- ăn no
đất nở- bột nở
con na- quả na
tiền lẻ- nẻ mặt
lo nghĩ- no nê
lở loét- nở hoa
lê la- nu na nu nống
đơn lẻ- nẻ toác
lo sợ- ngủ no mắt
lở mồm- nở mặt nở mày
la bàn- na mở mắt
 Bài 3a 
- gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Tổ chức HS thi tìm tiếp sức
Chia lớp thành 2 đội 
Mỗi HS chỉ được viết 1 từ khi HS viết song thì HS khác mới được lên viết
- Nhóm nào tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng
- Tổng kết cuộc thi 
- Gọi HS đọc lại các từ tìm được : la liệt, la lối, lả lướt, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lẽo, lai láng, lam lũ, làm lụng, lanh lảnh, lanh lẹ, lành lặn, lảnh lót, lạnh lẽo, lập loè, lóng lánh, lung linh...
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ tìm được, chọn và đặt câu với một số từ .
- HS đọc yêu cầu 
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của GV
- 1 HS đọc lại , lớp viết vào vở.
_____________________________________________________
Tuần 10: Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2009 
( Dạy tại lớp  ... p cần làm.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 3 HS. GV đọc 3 từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/d/gi ( hoặc chứa o/ô).
VD: - dành dụm, giấc ngủ, ra rả
- hoa hồng, trong veo, đom đóm
- GV nhận xét + cho điểm
- 3 HS lên bảng viết các từ cô giáo đọc
 Bài mới
1Giới thiệu bài mới
Chú cánh cam bé nhỏ đi lạc mẹ. Tiếng cánh cam gọi mẹ khản đặc trên lối mòn. Các con vật đã giúp chú tìm mẹ. Cánh cam có tìm được mẹ hay không? Bài chính tả Cánh cam lạc mẹ hôm nay sẽ giúp các em biết đọc điều đó.
HĐ1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả một lượt.
 Đọc chậm, to, rõ ràng, phát âm chính xác những tiếng có âm, vần, thanh dễ đọc sai:
H: Bài chính tả cho em biết điều gì?
GV: Các em chú ý cách trình bày bài thơ. Bài thơ chia thành nhiều khổ, vì vậy hết mỗi khổ các em nhớ viết cách ra 1 dòng.
HĐ2: GV đọc – HS viết
- GV đọc từng dòng thơ ( mỗi dòng đọc 2 lần)
HĐ3: Chấm, chữa bài
- GV đọc toàn bài một lượt.
- Chấm 5 - 7 bài
- HS lắng nghe
- Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè.
- HS viết chính tả.
- HS tự rà soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau sửa lỗi (ghi ra lề trang vở)
 ơ Câu a
- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.
- GV giao việc:
 • Các em đọc truyện.
 • Chọn r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
- HS làm việc. GV phát phiếu đã chuẩn bị sẵn bài tập.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
• Các tiếng cần lần lượt điều vào chỗ trống như sau: ra, giữa, dòng, rò, ra duy, ra, giấu, giận, rồi.
• Câu b (Cách làm tương tự câu a)
Kết quả đúng: đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một.
- Một số HS làm bài vào phiếu.
- Lớp làm vào giấy nháp.
- Những HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ viết chính tả những tiếng có r/d/gi hoặc o/ô; nhớ câu chuyện vui về kể cho người thân nghe
- HS lắng nghe
_________________________________________________________________
 Tuần 21: Thứ 2 ngày 11 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
Nghe – viết: Trí dũng song toàn
Phân biệt âm đầu r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã
i. Mục tiêu, yêu cầu
1. Nghe- viết đúng chính tả một đoạn của truyện Trí dũng song toàn
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi, có thanh hỏi hoặc thạnh ngã.
II. đồ dùng dạy – học
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai ( nếu có)
- Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS: GV đọc cho HS viết những từ ngữ có âm đầu r/d/gi hoặc có âm chính o/ô.
VD: - rổ, rá, ra, giá, da, giả da...
 - trông mong, mong muốn, lông lốc, giỗ Tổ.
- GV nhận xét + cho điểm.
- 2 HS lên viết trên bảng lớp.
Bài mới: 1. Giới thiệu bài
Hôm nay, ta lại được gặp danh nhân trí dũng song toàn của nước ta. Ông Giang Văn Minh, người đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài qua bài chính tả nghe – viết. Sau đó, các em sẽ làm một số bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi; có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
HĐ1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả
H: Đoạn chính tả kể về điều gì?
- Cho HS đọc lại đoạn chính tả.
HĐ2: HS viết chính tả
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu để HS viết (đọc 2 lần).
HĐ3: Chấm, chữa bài
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- GV chấm 5-7 bài.
- GV nhận xét chung
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Kể về việc ông Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông thương tiếc, ca ngợi ông
- HS đọc thầm 
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2: 6’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: 
 • Các em đọc lại nghĩa của 3 dòng câu a và 3 dòng câu b.
 • Tìm các từ tương ứng với nghĩa đã cho.
- Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ phiếu đã chuẩn bị trước BT.
- Cho HS trình bài kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại những từ tìm đúng.
a/ Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
• Giữ lại để dùng về sau: để dành, dành dụm.
• Biết rõ thành thạo: rành, rành rẽ.
• Đồ đựng đan bằng tre, nứa...cái giành.
b/ Các từ chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
• Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm.
• Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây: vỏ.
• Đồng nghĩa với giữ gìn: Bảo vệ.
HĐ2: Hướng dẫn Hs làm BT3: 4’
a/ Cho HS đọc yêu cầu và đọc bài thơ.
- GV giao việc: 
 • Đọc lại bài thơ.
 • Chọn r/d hoặc gi để điền vào các chỗ trống trong bài thơ sao cho đúng.
- Cho HS làm bài. GV hướng dẫn cho HS làm bài theo hình thức thi tiếp sức. (GV dán lên bảng phiếu đã phô tô bài thơ).
- GV nhận xét kết quả và chốt lại ý đúng. 6 dòng có chỗ trống cần điền là:
• Dòng 5: Nghe cây lá rầm rì
• Dòng 8: Lá gió đang dạo nhạc
• Dòng 12: Quạt dịu trưa ve sầu
• Dòng 15: Cõng nước làm mưa rào
• Dòng 19: Gió chẳng bao giờ mệt!
• Dòng 21: Hình dáng gió thế nào?
b/ (Cách tiến hành tương tự câu a)
Kết quả đúng: Dấu hỏi và dấu ngã lần lượt đặt như sau: tưởng, mãi, hãi, giải, cổng, phải, nhỡ.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- 3 HS lên làm bài vào phiếu.
- HS còn lại làm bài cá nhân.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc các từ tìm được.
- Lớp nhận xét bài làm của 3 bạn trên bảng.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài theo nhóm. Mỗi nhóm 4 HS lần lượt lên điền âm đầu vào chỗ trống thích hợp.
- Lớp nhận xét kết quả
- HS chép lời giải đúng vào vở bài tập hoặc vở.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài thơ Dáng hình ngọn gió.
- Dặn HS nhỡ mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết để kể cho người thân nghe.
 Tuần 22: Thứ 2 ngày 18 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Nghe – viết: Hà Nội
Ôn tập về quy tắc viết hoa
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Nghe – viết đúng chính tả đoạn bài thơ Hà Nội.
2- Biết tìm và viết đúng danh từ riêng tên người, tên địa lý Việt Nam.
II. Đồ dụng dạy – học
- Bảng phụ.
- Bút dạ + một vài tờ phiếu khổ to
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết những tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc tiếng, từ có thanh hỏi cho HS viết.
 VD: Tiếng có âm đầu r, d, gi: giảng giải, rải rác, da diết, rung rinh, dùng dằng, giã giò.
- Tiếng từ có thanh hỏi, thanh ngã: lõm bõm, lỉnh kỉnh, thủng thỉnh, ngỡ ngàng, rủng rỉnh, thủ thỉ, mơ màng.
- GV nhận xét cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết
Bài mới
1. Giới thiệu bài Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Những bài thơ của tác giả thường đưa ta về với làng quê Việt Nam hiền hoà, yên ả, với những người nông dân chân chất, thật thà. Trong bài chính tả hôm nay, ta lại được tác giải giới thiệu về vẻ đẹp riêng của đất trời, quang cảnh Hà Nội qua đoạn trích Hà Nội.
- HS lắng nghe.
HĐ1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả một lượt.
H: Bài thơ nói về điều gì?
 - Cho HS đọc lại bài thơ về luyện viết những từ ngữ viết sai, những từ cần viết hoa: Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.
HĐ2: Cho HS viết chính tả
- GV đọc từng câu, bộ phận của câu cho HS viết ( đọc 2 lần).
HĐ3: Chấm, chữa bài.
- GV đọc lại bài chính tả một lượt cho HS soát lỗi.
- GV chấm 5 7 bài.
- GV nhận xét chung
- HS theo dõi trong SGK.
- Bài thơ là lời một bạn nhỏ đến Thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, có nhiều cảnh đẹp.
- HS đọc thầm
- HS viết chính tả
- HS tự soát lỗi
- HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi, ghi ra ngoài lề.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV giao việc: 3 việc:
 • Đọc lại đoạn văn.
 • Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí.
 • Nêu qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng (GV đưa bảng phụ lên).
 • Đoạn trích có một danh từ riêng là tên người: Nhụ
 • Có 2 danh từ riêng là tên địa lí: Bạch Đằng Giang và Mõm Cá Sấu.
 • Khi viết tên người tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài: Cho thi tiếp sức hoặc làm cá nhân. GV có thể phát phiếu cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khẳng định các em đã viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam theo yêu cầu. (Những tên nào các em viết sai GV sửa lỗi ngay cho HS).
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vởi bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- 3 HS làm bài vào phiếu.
- 3 HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
 Tuần 23: Thứ 2 ngày 25 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
_________________________________________________________________
 Tuần 24: Thứ 2 ngày 2 tháng 2 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
_________________________________________________________________
 Tuần 25: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
_________________________________________________________________
 Tuần 26: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
_________________________________________________________________
 Tuần 27: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Tuần 28: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Tuần 29: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Tuần 30: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Tuần 31: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Tuần 32: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Tuần 20: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Tuần 33: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Tuần 34: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )
 Tuần 35: Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
( Dạy tại lớp 5A buổi sáng tiết 4, 5B buổi chiều tiết 3 )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_5_tuan_6_den_tuan_22.doc