Giáo án Chính tả - Tuần 1 đến tuần 9

Giáo án Chính tả - Tuần 1 đến tuần 9

I-MỤC TIÊU:

 -Nghe – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

 -Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập (BT2) ; thực hiện đúng BT3.

II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 -GV:Nghiên cứu bài dạy

 -HS:Dụng cụ học tập

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả - Tuần 1 đến tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1	 	Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Bài viết: VIỆT NAM THÂN YÊU
I-MỤC TIÊU:
 -Nghe – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
 -Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập (BT2) ; thực hiện đúng BT3.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 -GV:Nghiên cứu bài dạy 
 -HS:Dụng cụ học tập
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động: (1ph) Hát
2. KTBC: (2ph)
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
-Nhận xét chung.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (1ph) Hôm nay, các em sẽ nghe thầy (cô) đọc đểviết đúng chính tả bài Việt Nam thân yêu.
 -GV ghi tựa bài.
 b. Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15ph
5ph
10ph
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS viết chính tả
Mục tiêu: Giúp HS nghe –viết đúng chính tả bài Việt Nam thân yêu.
 CTH:- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, giọng đọc rõ ràng, phát âm chính xác.
 -GV nhắc nhở HS quan sát hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ dễ viết sai (mênh mông, biển lúa, dập dờn,), yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con.
 -GV đọc từng dòng cho HS viết theo tốc độ qui định ở lớp 5. Lưu ý cách ngồi viết của HS.
GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt cho HS dò lại bài.
Hoạt động 2: Chấm và chữa bài chính tả
Mục tiêu: HS biết sửa các từ viết sai
 CTH: -GV đọc từng câu cho HS rà soát lỗi chính tả, hoặc yêu cầu HS dựa vào SGK để rà lỗi chính tả.
-GV hỏi số lỗi của HS.
-GV chấm chữa 7 – 10 bài.
-GV nhận xét chung.
Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả.
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố qui tắc viết đúng chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/k.,theo 
CTH:
Bài tập 2:
 -Mời1 HS đọc BT2, 1HS nêu yêu cầu BT.
 -GV nhắc HS nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh, số 2 là g hoặc gh, ô số 3 là c hoặc k.
 -GV ghi bài tập lên bảng, gọi HS lên trình bày nhanh kết quả bài làm. GV nhận xét chung.
Bài tập 3:
-Mơì 1HS đọc BT3, 1HS nêu yêu cầu BT.
-Gọi HS lên bảng thi làm bài nhanh và đọc kết quả. Yêu cầu HS rút ra nhận xét chung khi viết âm đầu "cở".
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Gọi HS nhìn bảng đọc qui tắc viết c/k, g/ gh, ng/ ngh.
-HS dò theo.
-HS đọc thầm lại bài chính tả
-HS tự phát hiện các từ dễ viết sai, viết các từ này vào bảng con.
- HS gấp SGK, viết bài chính tả vào vở.
-HS rà soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗiû.
-Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS làm vào vở bài tập (cá nhân).
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn hoàn chỉnh.
- Cả lớp sửa bài.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
2- 3 HS nhắc lại qui tắc
.-HS nhẩm thuộc qui tắc.
.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1ph)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Về nhà viết lại nhiều lần những chữ viết sai. Học thuộc qui tắc viết chính tả với c/ k, g/ gh, ng/ ngh.
- Chuẩn bị bài sau: Lương Ngọc Quyến.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần:2	Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài viết: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I-MỤC TIÊU:
-Nghe – viết đúng chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng ) trong BT2 ; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3).
GD :HS
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -GV: Nghiên cứu bài dạy 
 -HS: Dụng cụ học tập
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
1. Khởi động: (1ph)
2.Kiểm tra bài cũ: (3ph)
-Gọi 3HS nhắc lại qui tắc viết hoa 
Gv nhận xét – Ghi điểm.
 3.Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (1ph)
 Hôm nay, chúng ta nghe – viết đúng chính tả bài Lương Ngọc Quyến
	b. Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
4ph
10’
Hoạt động 1: HD HS nghe – viết chính tả
Mục tiêu: Giúp HS nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến
CTH:- GV đọc toàn bài một lượt.
- GV giới thiệu sơ lược về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
- GV nhắc HS chú ý cách ngồi viết đúng tư thế, cách viết chữ hoa, chữ thường cho đúng đẹp.
-GV đọc từng câu cho HS viết.
-GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
Hoạt động 2:Chấm và chữa bài chính tả
Mục tiêu: HS biết tự sửa các chữ viết sai.
 CTH: -Yêu cầu HS đổi vở cho nhau, tự rà soát lỗi chính tả dựa vào bài viết trong SGK.
 -GV hỏi số lỗi HS.
 -Chấm chữa bài từ 7-10 bài.
 -GV nhận xét chung.
Hoạt động 3: LÀM BÀI TẬP
Mục tiêu: HS nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình
CTH:
Bài tập 2
 -Mời 1HS đọc BT2, 1HS nêu yêu cầu BT.
 - GV hướng dẫn HS cách làm bài: đọc thầm BT, ghi phần vần của các tiếng in đậm ra nháp hoặc làm bài vào VBT.
 -Mời vài HS nêu bài làm. Cả lớp nhận xét.
 - GV nhận xét sửa sai.
Bài tập 3:
-Mơì 1HS đọc BT, 1HS nêu yêu cầu BT.
- GV kẻ sãn ở bảng lớp các cột gồm Tiếng, Vần (Âm đệm, Âm chính, Âm cuối), yêu cầu HS lên bảng điền kết quả vào.
-GV nhận xét sửa sai.
GV chốt lại:
+ Phần vần của các tiếng đều có âm chính.
+ Ngoài âm chính còn có thêm âm cuối, âm đệm.
+ Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối.
-HS đọc lại toàn bài chính tả, chú ý những từ dễ viết sai (tên riêng của người; ngày, tháng, năm; những từ khó: mưu, khoét, xích sắt, giải thoát,)
- HS viết bài vào vở.
- HS rà soát lại bài.
- HS từng cặp đổi vở để soát lỗi cho nhau.
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài.
-HS đọc thầm từng câu văn, viết ra nháp phần vần của các tiếng in đậm, hoặc làm bài vào VBT.
-Vài HS trình bày bài làm của mình, các HS khác nhận xét. 
- Một HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm vào VBT.
- 1 số HS lên bảng điền kết quả.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1ph)
-Về nhà viết lại những chữ viết sai.
-Chuẩn bị chính tả nhớ viết, bài Thư gửi các Hoạt động học (học thuộc lòng những câu đã chỉ định trong bài). 
-Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 3	Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài viết: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I-MỤC TIÊU: 
-Giúp HS nhớ và viết lại đúng chính tả mỗi câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh .
-Luyện tập và cấu tạo vần ; bước đầu làm quen với các vần có âm cuối u. Năùm được qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
-GDHS: biết kính yêu Bác Hồ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Gv: Nghiên cứu bài giảng
HS: Dụng cụ học tập
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Khởi động: (1ph) Hát
2.KTBC: (3ph)
 Gọi HS lên bảng chép vần có trong hai dòng thơ: Hoa cúc mùa thu
 	 Nắng trời rực rỡ
 theo mẫu sau:
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài( 1ph)
 Hôm nay các em nhớ và viết lại những câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh .
-GV ghi bảng.
b. Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt dộng dạy
Hoạt động học
15’
4’
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nhớ và viết đúng đoạn thơ.
Mục tiêu: Giúp HS nhớ và viết lại đúng chính tả mỗi câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh.
 CTH:- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ, yêu cầu HS cả lớp học thuộc lòng nhẩm theo bạn. 
 GV nhắc HS chú ýnhững chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số.
 -Yêu cầu HS tự nhơ và viết đoạn quy định (từ Sau 80 năm giời nô lệnhờ một phần lớn ở công học tập của các em)ù
 GV yêu cầu HS cần thận, soát lại bài.
Hoạt động 2: Chấm, chữa bài chính tả.
Mục tiêu: HS tự biết sửa các lỗi viết sai.
 CTH:-GV yêu cầu HS đổi vở để soát lỗi lẫn nhau.
-Hỏi số lỗi HS.
 -Chấm 7- 10 bài.
 -GV nêu nhận xét chung.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập
Mục tiêu: Luyện tập và cấu tạo vần ; bước đầu làm quen với các vần có âm cuối u. Năùm được qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
CTH:
*Bài tập 2:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS nối tiếp nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào bảng đã viết sẳn giống như mẫu ở trên.
 GV theo dõi nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm và kết luận nhóm thắng cuộc.
.*Bài tập 3:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 Yêu cầu HS dựa vào mô hình cấu tạo vần ở BT2 để trả lời câu hỏi của BT3.
Gv kết luận : dấu thanh đặt ở âm chính.
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung.
- HS gấp SGK, nhớ và viết theo thời gian qui định.
-HS tự soát lại bài, trước khi đổi vở cho nhau.
- HS trao đổi vở để sữa lỗi.
- 2HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS chia theo nhóm để viết.
-HS chữa bài vào VBT.
-HS đọc BT3.
- HS dựa vào mô hình cấu tạo vần để phát biểu ý kiến.
- 3 HS lặp lại quy tắc đánh dấu thanh.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1ph)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
 - Chuẩn bị bài sau: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ (chính tả nghe- viết)
	Rút kinh nghiệm: 
CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
Tuần 4	Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Bài viết: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I-MỤC TIÊU:
- Nghe và viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và qui tắc ghi dấu thanh trong tiếng ia, iê (BT 2, BT3).
-GDHS: thấy được rằng việc làm chính nghĩa của ông Phan Lăng.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: nghiên cứu bài dạy.
HS: dụng cụ học tập.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động: (1ph) -Hát.
2. KTBC: (3ph)
 Gọi 3 HS lên bảng viết các tiếng: chúng –tôi- mong – thế – giới – này – mãi – mãi – hòa – bình.
 Yêu cầu HS đặt dấu thanh trong từng tiếng.
GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài (1ph) Hôm nay, cả lớp chúng ta nghe – viết chính tả  ... ïc tập, học thuộc khổ thơ 3,4 của bài Ê- mi-li, con
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1- Khởi động: (1ph) - Hát
2- KTBC (3ph)
-Gọi HS lên bảng viết những tiếng có nguyên âm đôi uô, ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó.
-GV nhận xét – Ghi điểm.
3- Bài mới:
 	 a-Giới thiệu: (1ph) Hôm nay, chúng ta nhớ viết chính xác và trình bày đúng khổ thơ 3,4 của bài Ê-mi-li, con.
 -GV ghi tựa lên bảng
 b. Các hoạt động dạy học:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
14’
4ph
9ph
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS viết chính tả (nhớ – viết)
* Mục tiêu: HS nhớ – viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhắc HS chú ý tên riêng, các dấu câu.
- Chấm 7-10 bài.GV nhận xét bài làm của HS.
* Hoạt động 2: Chấm và chữa bài chính tả:
* Mục tiêu: Giúp HS tự sửa các chữ viết sai chính tả
- GV yêu cầu HS đổi vở để soát lỗi lẫn 
nhau, dựa vào bài viết trong SGK.
- Chấm 7-10 vở của HS.
- Nhận xét chung.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Mục tiêu: Nêu nhận xét đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
 Bài tập 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
 + Các tiếng chứa ưa, ươ: lưa, thưa,mưa, giữa; tưởng, nước, tươi, ngược.
+ Nhâïn xét cách ghi dấu thanh.
-Nhận xét sửa chữa.
Bài tập 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Hướng dẫn HS cách làm.
-GV nhận xét sửa chữa.
- 3 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3,4 của bài thơ, cả lớp đọc thuộc lòng nhẩm theo.
- HS nhớ và tự viết bài vào vở.
- Trao đổi vở để soát lỗi.
-2 HS đọc.
-HS làm vào vở bài tập.1HS nêu bài làm, cả lớp nhận xét.
-2HS đọc.
-HS làm vào vở bài tập.
-4 HS lên bảng điền.
4-Củng cố : (4’)
- Gọi HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanhở các tiếng có chứa nguyên âm đôi: ưa/ ươ
 IV/ Hoạt động nối tiếp (1’)
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ.
-Chuẩn bị bài sau: Dòng kinh quê hương (nghe- viết)
Rút kinh nghiệm: 
CHÍNH TẢ (nghe- viết)
Ngày soạn: 
Tuần 7 Ngày dạy: 
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 -HS nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương.
 -Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia.
 -GDHS: Biết yêu quê hương đất nước.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -GV: Nghiên cứu bài dạy 
 -HS: Dụng cụ học tập
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động : 1’
2. KTBC: 5’
- Gọi HS viết những tiếng có chứa nguyên âm đôi ưa, ươ của bài chính tả trước, giải thiùch quy tắc đánh dấu thanh của các tiếng trên.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta nghe – viết chính xác bài Dòng kinh quê hương.
GV ghi tựa bài lên bảng.
b. Các hoạt động dạy học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
14’
4’
9’
1 Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe – viết:
* Mục tiêu: HS nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương.
GV đọc toàn bài chính tả.
Yêu cầu HS phát hiện từ dễ viết sai. Cho HS viết vào bảng con.
GV đọc từng đoạn cho HS viết.
* Hoạt động 2: Chấm và chữa bài chính tả:
* Mục tiêu: Giúp HS tự sửa các chữ viết sai chính tả
- GV yêu cầu HS đổi vở để soát lỗi lẫn 
nhau, dựa vào bài viết trong SGK.
- Chấm 7-10 vở của HS.
- Nhận xét chung.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Mục tiêu: Nắm vững quy tắcvà làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia.
Bài tập 2
 -GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 -GV gợi ý cho HS cách tìm vần thích hợp cho cả 3 ô trống.
 -GV nhận xét sửa chữa.
Bài tập 3
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Hướng dẫn HS cách làm.
-GV nhận xét sửa chữa.
-Cả lớp đọc thầm.
-HS tìm từ dễ sai (mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót,)
-HS viết vào vở.
-Cả lớp trao đổi vở để rà soát lỗi.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm vào vở bài tập
-2 HS đọc.
-Cả lớp làm vào vở bài tập.1 HS làm ở bảng lớp.
+ Lời giải: 
Đông như kiến
Gan như cóc tía
Ngọt như mía lùi
4 - Củng cố:
- Nêu lại quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia.
 IV/ Hoạt động nối tiếp 1’
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà học thuộc quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có chứa nguyên đôi ia, iê.
-Chuẩn bị bài sau: Kỳ diệu rừng xanh.
Rút kinh nghiệm: 
(Chính tả nghe- viết)
Ngày soạn: 
Tuần 8 Ngày dạy: 
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
 -Giúp HS nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh.
-Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2) ; tìm được tếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống. (BT3).
-GDHS: Biết yêu quý vẻ đẹp của rừng xanh, bảo vệ những loài động, thực vật quý hiếm.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -GV: Nghiên cứu bài dạy 
 -HS: Dụng cụ học tập, tập viết trước từ dễ sai. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động: (1ph)
2. KTBC: 5’
- Gọi HS viết những tiếng chứa ia / iê trong những câu tục ngữ:
- Sớm thăm tối viếng
- trọng nghĩa khinh tài
- Ở hiền gặp lành
- Làm điều phi pháp việc ác đến ngay
- Một điều nhịn chín điều lành
- Liệu cơm gắp mắm
GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Chúng ta sẽ nghe viết chính tả một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh.
b. Các hoạt động dạy học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
14’
4’
9’
*.Hoạt động 1:Hướng HS nghe viết chính tả:
* Mục tiêu: HS nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh.
-Gv đọc toàn bài chính tả.
-Yêu cầu HS phát hiện từ dễ viết sai. Cho HS viết vào vở nháp.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
* Hoạt động 2: Chấm và chữa bài chính tả:
* Mục tiêu: Giúp HS tự sửa các chữ viết sai chính tả
- GV yêu cầu HS đổi vở để soát lỗi lẫn 
nhau, dựa vào bài viết trong SGK.
- Chấm 7-10 vở của HS.
- Nhận xét chung.
*. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Mục tiêu: Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- GV nhận xét sửa chữa.
+ Lời giải: Khuya, truyền, thuyết, xuyên, yên.
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh để điền đúng vào ô trống.
+ Lời giải: thuyền, thuyền, khuyên.
- Nhận xét – sửa chữa.
Bài tập 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cho HS quan sát tranh và trả lời
- Nhận xét – sửa chữa.
+ Lời giải: yểng, hải yến, đỗ quyên.
- Cả lớp đọc thầm.
-HS tìm từ dễ viết sai (ẩmm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết). HS viết các từ này vào vở nháp.
- HS viết bài vào vở.
- Trao đổi vở để rà soát lỗi.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS viết các tiếng có chứa yê, yavào bảng con. 2 HS lên bảng ghi.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Đọc lại những câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên.
- HS làm vào VBT.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở.
4. Củng cố:
Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa ya, yê
 IV/ Hoạt động nối tiếp 1’
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại những chữ viết sai.
-Chuẩn bị bài sau: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Nhớ- viết)
Rút kinh nghiệm: 
Chính tả : (Nhớ viết)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần 9
Bài dạy: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
Nhớ và viết đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn la-ba-lai-ca trên sông Đà. Trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
Làm được BT(2) a/b. hoặc BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
GDHS: Tính cẩn thận và trình bày sạch đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Gv: Nghiên cứu bài dạy
HS: Dụng cụ học tập 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động :1’
2. KTBC: 5’
- Gọi HS thi tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có vần uyên, uyêt.
- Nhận xét – tuyên dương và ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta nhớ và viết lại đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
b. Các hoạt động dạy học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
14’
4’
9’
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm nhớ viết:
* Mục tiêu: Nhớ và viết đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn la-ba-lai-ca trên sông Đà.
- Gọi HS nhớ và đọc thuộc lòng bài thơ
- Hỏi: 
+ Bài này gồm mấy khổ thơ?
+ Trình bày các khổ thơ như thế nào?
+ Những chữ nào phải viết hoa?
* Hoạt động 2: Chấm và chữa bài chính tả:
* Mục tiêu: Giúp HS tự sửa các chữ viết sai chính tả
- GV yêu cầu HS đổi vở để soát lỗi lẫn 
nhau, dựa vào bài viết trong SGK.
- Chấm 7-10 vở của HS.
- Nhận xét chung.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Mục tiêu: Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n / l hoặc âm cuối n / ng.
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS từng nhóm làm bài tập.
- Nhận xét sửa chữa.
Bài tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu của tập.
- Hướng dẫn HS cách làm bài.
- Cho HS thi tìm các từ láy để ghi trên bảng lớp.
- Nhận xét – sửa chữa.
- 4 HS đọc
- HS tự nhớ và viết vào vở.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Lớp thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS thi đua nhau lên bảng ghi.
4. Củng cố:
- Nêu lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n / l hoặc âm cuối n / ng.
 IV/ Hoạt động nối tiếp 
Nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại những chữ viết sai.
Chuẩn bị bài sau: Oân tập kiểm tra học kỳ 
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Chinh ta Tuan 1 9 lop5.doc