Giáo án chuẩn tuần 28 lớp 5

Giáo án chuẩn tuần 28 lớp 5

Tập đọc

Tiết 55: Ôn tập

I/ Mục tiêu:

 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5(phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

 2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép) ; tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.

II/ Đồ dùng dạy học:

Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến

tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1152Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn tuần 28 lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn:
Ngày dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Chào cờ
Tập trung toàn trường
Tập đọc
Tiết 55: Ôn tập 
I/ Mục tiêu:
	1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
	Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5(phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép) ; tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến
tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập củng cố kiến thức và
kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I.
-Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Bài tập 2: 
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+Câu đơn: 1 ví dụ
+Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
-Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
-HS nối tiếp nhau trình bày.
-Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
-HS làm bài sau đó trình bày.
-Nhận xét.
	5-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
Toán
Tiết 136: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bằng bút chì vào nháp. Sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Mỗi giờ ô tô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km)
 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 
 45 – 30 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
*Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 1250 : 2 = 625 (m/phút) ; 1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được:
 625 x 60 = 37500 (m)
 37500 = 37,5 km/giờ.
 Đáp số: 37,5 km/ giờ.
*Bài giải:
 15,75 km = 15750 m
 1giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút)
 Đáp số: 150 m/phút.
*Bài giải:
 72 km/giờ = 72000 m/giờ
 Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
 2400 : 72000 = 1/30 (giờ)
 1/30 giờ = 60 phút x 1/30 = 2 phút.
 Đáp số: 2 phút.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Đạo đức
Tiết 28: Em tìm hiểu về liên hợp quốc (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học sinh có:
	- Hiểu biết ban đầu về tổ Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
	- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II. Tài liệu và phương tiện: 
	Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động Liên Hợp Quốc.
III. Hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Em đã làm gì để bảo vệ hoà bình?
	3. Bài mới: 
	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (T40, 41- sgk)
- Nêu những điều em biết về Liên Hợp Quốc?
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc.
- Học sinh đọc thông tin.
- Học sinh thảo luận câu hỏi in sgk trang 41.
- Giáo viên kết luận: 
+ Liên Hợp Quốc là tổ chức Quốc tế lớn nhất hiện nay.
+ Liên Hợp Quốc có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ:
Bài 1: Làm nhóm
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ.	
- Các nhóm thảo luận.
	- Đại diện nhóm trình bày và lớp nhận xét.
* Kết luận: 	- ý kiến (c) (d): đúng
	- ý kiến (a) (b): sai
	- Học sinh đọc ghi nhớ
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Tìm hiểu vài tên cơ quan, hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
- Tranh ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
- Nhận xét giờ học.
Khoa học
 Tiết 55: sự sinh sản của động vật
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
	-Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
	-Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình trang 112, 113 SGK.
-Sưu tầm tranh, ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	2-Hoạt động 1: Thảo luận.
*Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc cá nhân.
Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 112 SGK.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
-GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào?
+Tinh trùng họăc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? cơ quan đó thuộc giống nào?
+Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
+GV kết luận: SGV trang 177.
-HS đọc SGK
+Được chia làm 2 giống: đực và cái.
+Được sinh ra từ cơ quan sinh dục: con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+Gọi là sự thụ tinh.
+Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
3-Hoạt động 2: Quan sát
*Mục tiêu: HS biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo cặp
2 HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng ; con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời một số HS trình bày
+Cả lớp và GV nhận xét, GV kết luận 
	Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà nòng nọc
	Các con vật được đẻ ra đã thành con: voi, chó. 
4-Hoạt động 3: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”
*Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
*Cách tiến hành: 
	GV chia lớp thành 3 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm thắng cuộc.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS vẽ hoặc tô màu con vật mà em yêu thích.
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:
Ngày dạy: Thứ ba ngày tháng năm 2011
Toán
Tiết 137: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (144):
-Mời 1 HS đọc BT 1a:
+Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm.
-Cho HS làm nháp. Một HS làm vào bảng nhóm.
-HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
 42 + 50 = 92 (km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
*Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ.
 Quãng đường đi được của ca nô là:
 12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
*Bài giải:
C1: 15 km = 15 000 m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 000 : 20 = 750 (m/phút).
 Đáp số: 750 m/phút.
C2: Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75 (km/phút) 
 0,75 km/phút = 750 m/phút.
 Đáp số: 750 m/phút.
*Bài giải:
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Quãng đường xe máy đi trong 2,5 giờ là:
 42 x 2,5 = 105 (km)
 Sau khi khởi hành 2,5 giờ xe máy còn cách B số km là: 
 135 – 105 =30 (km).
 Đáp số: 30 km. 
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Luyện từ và câu
Tiết 55: Ôn tập 
I/ Mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
	2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu: làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng ... on lành như lá me non.
Xanh um, trên cành đã điểm những bông đỏ thắm.
Khẳng khiu, bắt đầu ra lộc non.
3) Cụm từ “những cành cây báo ra một tin thắm” ý nói gì ?
Một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cành cây phượng xanh um bỗng xuất hiện một đoá hoa thắm đầu mùa. Một tin báo bằng màu đỏ, một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cây phượng xuất hiện một đoá hoa phượng thắm tươi.
4) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
Hoa phượng phát ra thành tiếng “ Kêu vang: hè đến rồi!” làm cho ai nấy đều phải chú ý, đều nghe. Người học trò đột ngột thấy mùa thi, mùa chia tay, mùa vui chơi đã đến.
Vì hoa phượng gắn với tuổi học trò.
Vì hoa phượng được trồng ở các trường học.
5) Hoa phượng có đặc điểm gì?
Màu đỏ rực, nở thành chùm, trông như những chú bướm thắm.
Màu đỏ, nở từng bông trông giống như hoa hồng.
Màu hồng, nở thành chùm.
6) Sự ra hoa bất ngờ của hoa phượng được nói lên qua câu “ Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!”.Đó là kiểu câu nào?
Câu hỏi.
Câu khiến.
Câu cảm.
7) Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng quên màu lá phượng.
Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.
8) Các vế câu trong câu ghép “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.
Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Nối bằng từ “lại”
Nối bằng từ “nếu”
Đáp án và hướng dẫn chấm
	A-Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
	-Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm ; đọc sai 5 tiếng trở lên : 0 điểm ).
	-Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( Ngắt hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm ).
	-Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm ; không biểu cảm: 0 điểm )
	-Tốc độ đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ): 1 điểm (Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm ; trên 2 phút : 0 điểm).
	-Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ).
B-Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
	*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
c 
2 – a 
 3 – b 
 5 – a 
 6 – c 
 7 – b 
*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 1 điểm
4 – a 
8 – c 
	3-Thu bài:
	-GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
	-Nhắc HS chuẩn bị giấy tiết sau kiểm tra viết.
Khoa học
Sự sinh sản của côn trùng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Xác định quá trình phát triển của một số côn trung (bướm cải, ruồi, gián)
	- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
	- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người.
II. Chuẩn bị:
	- Hình ảnh trang 114, 115 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật.
	- Nhận xét, cho điểm.
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình.
? Mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng, bướm.
? Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
? ở giai đoạn nào, bướm cải gây thiệt hại nhất?
? Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm.
- Giáo viên kết luận, nhận xét.
3.3. Hoạt động 2: Quãn sát và thảo luận.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
H1: Trứng (thường đẻ vào đầu hè, sau 6- 8 ngày trứng thành sâu)
H2a, 2b, 2c: Sâu
H3: Nhộng.
H4: Bướm.
H5: Bướm cải đẻ trứng.
- Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển theo sự chỉ dẫn của sgk- ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, cho điểm
Ruồi 
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau:
- Khác nhau:
- Đẻ trứng
- Trứng nở ra dòi (ấu trúng). Dòi hoá nhộng, nhộng nở ra ruồi.
- Đẻ trứng.
- Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
Nơi đẻ trứng
Nơi có phân, rác thải, các chết động vật.
Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo.
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuông trại chăn nuồi.
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếpm nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo, 
- Phun thuốc diệt gián.
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
	Kỹ thuật
Lắp xe cần cẩu
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
	- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu xe.	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới:	Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu.
? Để lắp xe cần cẩu theo em cần phải lắp mấy bộ phận?
* Hoạt động 2: 
1. Chọn các chi tiết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn đúng, đủ các chi tiết.
2. Lắp từng bộ phận.
- Giáo viên vừa thao tác vừa hướng dẫn.
? Để lắp giá đỡ cẩu cần những chi tiết nào?
- Lắp cần cẩu hướng dẫn học sinh theo H3 sgk.
- Lắp các bộ phận khác theo hình 4a, 4b, 4c.
3. Lắp ráp xe cần cẩu.
- Hướng dẫn học sinh thao tác lần lượt lắp theo trình tự.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 3: Ghi nhớ: sgk 79.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tháo các chi tiết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác tháo.
- Học sinh quan sát, nhận xét.
-  5 bộ phận giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trục bánh xe.
- Học sinh lựa chọn đủ, đúng các chi tiết.
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp.
- Lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ.
- Lắp thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ.
- Lắp các thanh chữ U dài vào thanh 7 lỗ.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh hoàn thành lắp các bộ phận.
- Lắp cần cẩu vào giá đỡ.
- Lắp ròng rọc vào cần cẩu.
- Lắp trục quay vào cần cẩu.
- Lắp dây tời vào ròng rọc và buộc vào trục quay.
- Lắp các trục bánh xe vào giá đỡ cẩu.
- Học sinh nối tiếp đọc.
- Học sinh tháo lần lượt các chi tiết xếp gọn vào hộp.
	4. Củng cố: 	- Hệ thống nội dung.
	- Liên hệ- nhận xét.
	5. Dặn dò:	- Học bài.
 Ngày soạn: 
Ngày dạy; Thứ sáu ngày tháng 3 năm 2011	
 Tập làm văn
Tiết 36 Kiểm tra định kỳ giữa kỳ II
I. Mục tiêu 
	- Học sinh nắm chắc về cấu trúc một bài văn miêu tả.
	- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học 9 tuần đầu học kỳ II Ž Nêu được dàn ý bài văn đó.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bút dạ và giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy học: 
	1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	2. Bài mới: 
	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
Bài 2: (sgk- 102) 	- Học sinh đọc yêu cầu bài và trả lời.
* Kết luận: 3 bài tập đọc miêu tả trong 9 tuần đầu học kỳ II: Phong cảnh Đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
Bài 3: Làm nhóm (3 nhóm)
- Giáo viên chi nhóm và giao nhiệm vụ: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
	- Từng nhóm thảo luận và lập dàn ý.
	- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
- Em thích chi tiết hoặc câu văn nào nhất? Vì sao?	- Học sinh trả lời..
- Giáo viên dán dàn ý 3 bài lên bảng.
Ž Kết luận: Nêu cấu trúc một bài văn miêu tả.
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết hoàn chỉnh dàn ý một bài văn miêu tả đã chọn.
Địa lí
Tiết 28: Châu mĩ (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
	-Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư.
	-Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
	-Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì.
II/ Đồ dùng dạy học: -Bản đồ Thế giới.
	 -Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
 III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Châu Mĩ giáp với đại dương nào? Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
	2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
 c) Dân cư châu Mĩ:
 2.2-Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
-HS dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 trong SGK, trả lời câu hỏi:
+Châu mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
+Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
+Dân cư châu Mĩ sống tập chung ở đâu?
-Một số HS trả lời 
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV kết luận: (SGV – trang 141)
 d) Hoạt động kinh tế: 
 2.3-Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 7)
-Cho HS quan sát các hình 4 và dựa vào ND trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa bắc Mĩ với trung Mĩ và nam Mĩ?
+Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
-GV bổ sung và kết luận: (SGV – trang 142).
 đ) Hoa Kì:
 2.4-Hoạt động 3: (Làm việc theo cặp)
-GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới.
-HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
-Mời một số HS trình bày. Các HS khác nhận xét
-GV kết luận: (SGV – trang 142)
+Đứng thứ 3 trên thế giới.
+Từ các châu lục đến sinh sống.
+Dân cư sống chủ yếu ở miền ven biển và miềm đông.
-HS thảo luận nhóm 7 theo hướng dẫn của giáo viên.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Sinh hoạt lớp tuần 28
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 28
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
	- Trong lớp chú ý nghe giảng : 
	- Chịu khó giơ tay phát biểu : .......
- Có nhiều tiến bộ về chữ viết : .
2. Nhược điểm :
	- Cũn một số em kết quả học tập cũn rất yếu chưa cố gắng vươn lờn trong học tập.
	- Trong lớp cũn vài em chưa chỳ ý nghe cụ giỏo giảng bài cũn mất trật tự , cụ giỏo phải nhắc nhở nhiều
-3 HS bổ xung
4 Vui văn nghệ: GV cho HS hát đơn ca, tập thể 
5 Đề ra phương hướng tuần 29
 -Khắc phục những nhược điểm trong tuần.
- Thực hiện tốt nền nếp học tập, thi đua giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/2011
-Thực hiện tốt các hoạt động tập thể và phong trào của đội.
-Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
 -Giữ vệ sinh cá nhân, đi học đều và đúng giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 sua chuan.doc