Giáo án Đạo đức 2 tuần 11: Quan tâm, giúp đỡ bạn

Giáo án Đạo đức 2 tuần 11: Quan tâm, giúp đỡ bạn

Tiết : QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn.

- Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.

- Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.

2. Thái độ:

- Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.

- Đồng tình, noi gương với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè

 3. Hành vi :

- Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.

 

doc 3 trang Người đăng nkhien Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 2 tuần 11: Quan tâm, giúp đỡ bạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết : QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. 
Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 
Thái độ: 
Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. 
Đồng tình, noi gương với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè
 3. Hành vi : 
Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị
GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thực hành: Chăm chỉ học tập
Kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 1)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong 1 tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, đóng vai.
ị ĐDDH: Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? 
Yêu cầu HS nêu cách xử lí và gọi HS khác nhận xét. 
Kết luận: Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. 
Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến.
v Hoạt động 2: Liên hệ.
Ÿ Mục tiêu: Nhận biết các biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
ị ĐDDH: Giấy khổ to, bút viết
Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: 
Tình huống: 
Hạnh học rất kém Toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh 
Theo em: 
Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? Vì sao? 
Để giúp Hạnh, tổ của bạn và lớp bạn phải làm gì? 
GV kết luận:
Quan tâm, giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khỏi.
v Hoạt động 3: Diễn tiểu phẩm.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
Ÿ Phương pháp: Đóng vai, thảo luận, đàm thoại.
ị ĐDDH: Vật dụng sắm vai.
HS sắm vai theo phân công của nhóm.
Hỏi HS: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? 
Kết luận: 
Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: tiết 2
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Thảo luận cặp đôi và nêu cách xử lí. Cách xử lí đúng là: 
+ Đến thăm bạn 
+ Mang vở cho bạn mượn để chép bài và giảng cho bạn những chỗ không hiểu 
- Thực hiện yêu cầu của GV 
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống của GV. 
Chẳng hạn: 
1. Các bạn trong tổ làm thế là sai. Mặc dù Hạnh có lỗi nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà đã vội vàng phê bình Hạnh. Nếu phê bình mạnh quá, có thể làm cho Hạnh buồn, chán nản. Cách tốt nhất là phải giúp đỡ Hạnh. 
2. Để giúp Hạnh nâng cao kết quả học tập, nhất là môn Toán, các bạn trong tổ nên kết hợp cùng với GVCN và với cả lớp để phân công bạn kèm cặp Hạnh. Có như thế Hạnh mới bớt mặc cảm và cố gắng trong học tập được. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
 - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. 
- HS diễn tiểu phẩm.
- HS trả lời theo vốn hiểu biết và suy nghĩ của từng cá nhân. 
Ví dụ: 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy rất vui sướng, hạnh phúc 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy mình lớn lên nhiều . 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy rất tự hào. 
- HS trao đổi, nhận xét, bổ sung
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC.doc