Tiết : QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TT)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn.
- Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
- Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
2. Thái độ:
- Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
- Đồng tình, noi gương với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè
3. Hành vi :
- Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết : QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TT) I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS hiểu được: Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. Thái độ: Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình, noi gương với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè 3. Hành vi : Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Quan tâm giúp đỡ bạn. Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn? Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn? GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 2) Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Trò chơi: Đúng hay sai Mục tiêu: Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. Phương pháp: Thi đua, trắc nghiệm. ị ĐDDH: Phiếu hệ thống câu hỏi. GV yêu cầu mỗi dãy là một đội chơi. Các dãy sẽ được phát cho 2 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi. GV sẽ đọc các câu hỏi cho các đội trả lời. Nếu trả lời đúng, mỗi câu ghi được 5 điểm. Nếu sai, các dãy còn lại trả lời. Đáp án đúng chỉ được đưa ra khi các dãy không có câu trả lời. GV tổ chức cho HS chơi mẫu. GV tổ chức cho cả lớp chơi. Phần chuẩn bị của GV. 1/ Nam cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra. 2/ Học cùng với bạn để giảng bài cho bạn. 3/ Góp tiền mua tặng bạn sách vở. 4/ Tham gia tích cực vào phong trào ủng hộ các bạn HS vùng lũ. 5/ Rủ bạn đi chơi. 6/ Nặng lời phê bình bạn trước lớp vì bạn luôn đi học muộn. 7/ Cho bạn mượn truyện đọc trong lớp. GV nhận xét HS chơi, công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các đội. v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế Mục tiêu: Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. ị ĐDDH: SGK. Tình huống. Yêu cầu: Một vài cá nhân HS lên kể trước lớp câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà. Yêu cầu HS dưới lớp nghe và nhận xét về câu chuyện bạn đã kể xem nội dung câu chuyện có phải về quan tâm, giúp đỡ bạn không: các nhân vật trong đó đã thực hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn ntn? Khen những HS đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Nhắc nhở những HS còn chưa biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Kết luận: Cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ. Có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn được. v Hoạt động 3: Tiểu phẩm. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Phương pháp: Đóng vai, thảo luận, đàm thoại. ị ĐDDH: Vật dụng sắm vai. Một vài HS trong lớp đóng tiểu phẩm có nội dung như sau: Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân chơi vui vẻ. Nhóm Tuấn đang chơi thì bạn Việt xin vào chơi cùng. Tuấn không đồng ý cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo, bố mẹ Việt chỉ đi quét rác. Nam ở trong nhóm chơi nghe Tuấn nói vậy liền phản đối, vẫn kéo Việt vào chơi cùng. Yêu cầu HS thảo luận nhóm: 1/ Em tán thành cách cư xử của bạn nào? Không tán thành cách cư xử của bạn nào? Vì sao? 2/ Tiểu phẩm trên muốn nói lên điều gì? Nhận xét các câu trả lời của các nhóm. Kết luận: Cần cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn Đó cũng chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Giữ gìn trường lớp em sạch đẹp. - Hát - HS trả lời. Bạn nhận xét. - Mỗi dãy sẽ cử ra một bạn làm nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của dãy mình. - Đội nào giơ cờ trước sẽ được quyền trả lời trước. - Một vài cá nhân HS lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến, sưu tầm được hoặc là việc em đã làm. - HS dưới lớp chú ý nghe, nhận xét, bổ sung, tìm hiểu câu chuyện của các bạn. - Theo dõi và đưa ra nhận xét về từng câu chuyện được kể. - Cả lớp quan sát theo dõi. - Các nhóm HS thảo luận, đưa ra ý kiến. Chẳng hạn: 1/ Em tán thành cách cư xử của bạn Nam, không tán thành cách cư xử của bạn Tuấn. Vì tất cả các HS trong lớp đều có quyền được chơi với nhau, không phân biệt đối xử. 2/ Điều mà tiểu phẩm muốn nói là: Ai cũng cần được quan tâm, giúp đỡ. - HS nghe, ghi nhớ. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: