Tiết : THỰC HÀNH: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Biết vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện tốt một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
3. Thái độ:
- Đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Không đồng tình, ủng hộ với những việc làm ảnh hưởng xấu đến trường lớp.
MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết : THỰC HÀNH: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP I. Mục tiêu Kiến thức: Biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp Biết vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Kỹ năng: Thực hiện tốt một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp Thái độ: Đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Không đồng tình, ủng hộ với những việc làm ảnh hưởng xấu đến trường lớp. II. Chuẩn bị GV: Phiếu câu hỏi HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Em cần phải giữ gìn trường lớp cho sạch đẹp? Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta phải làm sao? GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Thực hành: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống Phương pháp: Trực quan, phiếu học tập. ị ĐDDH: Phiếu học tập. Phát phiếu thảo luận và yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận để tìm cách xử lí các tình huống trong phiếu. Tình huống 1 – Nhóm 1 Giờ ra chơi bạn Ngọc, Lan, Huệ rủ nhau ra cổng ăn kem. Sau khi ăn xong các bạn vứt giấy đựng que kem ngay giữa sân trường. Tình huống 2 – Nhóm 2 Hôm nay là ngày trực nhật của Mai. Bạn đã đến lớp từ sớm và quét dọn, lau bàn ghế sạch sẽ. Tình huống 3 – Nhóm 3 Nam vẽ rất đẹp và ham vẽ. Cậu đã từng được giải thưởng của quận trong cuộc thi vẽ của thiếu nhi. Hôm nay, vì muốn các bạn biết tài của mình, Nam đã vẽ ngay một bức tranh lên tường lớp học. Tình huống 4 – Nhóm 4 Hà và Hưng được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp. Hai bạn thích lắm, chiều nào hai bạn cũng dành một ít phút để tưới và bắt sâu cho hoa. Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến và gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung. Yêu cầu HS tự liên hệ thực tế. Kết luận: Cần phải thực hiện đúng các qui định về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. v Hoạt động 2: Ích lợi của việc giữ trường lớp sạch đẹp. Phương pháp:. ị ĐDDH: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức. Cả lớp chia làm 3 đội chơi. Nhiệm vụ của các đội là trong vòng 5 phút, ghi được càng nhiều lợi ích của giữ gìn trường lớp sạch đẹp trên bảng càng tốt. Một bạn trong nhóm ghi xong, về đưa phấn cho bạn tiếp theo. Đội nào ghi được nhiều lợi ích đúng trong vòng 5 phút, sẽ trở thành đội thắng cuộc. GV tổ chức cho HS chơi. Nhận xét HS chơi. Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp mang lại nhiều lợi ích như: + Làm môi trường lớp, trường trong lành, sạch sẽ. + Giúp em học tập tốt hơn. + Thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp. Giúp các em có sức khoẻ tốt. v Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán xem tôi đang làm gì?” Phương pháp: ị ĐDDH: Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em. Hai đội thay nhau làm 1 hành động cho đội kia đoán tên. Các hành động phải có nội dung về giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đoán đúng được 5 điểm. Sau 5 đến 7 hành động thì tổng kết. Đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Giữ gìn, trật tự vệ sinh nơi công cộng - Hát - HS trả lời. Bạn nhận xét. - Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống. Ví dụ: - Các bạn nữ làm như thế là không đúng. Các bạn nên vứt rác vào thùng, không vứt rác lung tung, làm bẩn sân trường. - Bạn Mai làm như thế là đúng. Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp sạch đẹp, thoáng mát. ++ - Bạn Nam làm như thế là sai. Bởi vì vẽ như thế sẽ làm bẩn tường, mất đi vẻ đẹp của trường, lớp. - Các bạn này làm như thế là đúng. Bởi vì chăm sóc cây hoa sẽ làm cho hoa nở, đẹp trường lớp. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. - Tự liên hệ bản thân: Em (hoặc nhóm em) đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp, những việc chưa làm được. Có giải thích nguyên nhân vì sao. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: