Giáo án Đạo đức – Khoa học – Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Tuần 19

Giáo án Đạo đức – Khoa học – Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Tuần 19

Địa lí

BÀI 19: CHÂU Á

I. Mục tiêu

 - Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

 - Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á.

 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á.

 - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.

 - Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ).

 * HS khá, giỏi dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và Đại dương giáp với châu Á.

 * Biết đặc điểm tự nhiên của châu Đại dương, châu Nam Cực.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức – Khoa học – Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn : 12/01/2013 Ngày giảng : 
 Lớp 5B : Thứ 2 ngày 14/01/2013 (Tiết 2)
 Lớp 5A : Thứ 2 ngày 14/01/2013 (Tiết 3)
Địa lí
BÀI 19: CHÂU Á
I. Mục tiêu
 - Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
 - Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á.
 - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.
 - Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ).
 * HS khá, giỏi dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và Đại dương giáp với châu Á.
 * Biết đặc điểm tự nhiên của châu Đại dương, châu Nam Cực.
II. Đồ dùng dạy - học
 + GV: - Bản đồ các nước châu Á. Bản đồ tự nhiên châu Á. 
 - Các hình minh hoạ trong SGK.
 + HS: vở, sgk
III.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Các em đã được học về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ bài 17 trở đi, các em sẽ tìm hiểu một số hiện tượng địa lí các châu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số nước đại diện cho các châu lục.
Bài đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên châu Á.
2. Nội dung
*Hoạt động 1: Các châu lục và các đại dương trên thế giới châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới.
- GV hỏi HS cả lớp:
+ Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết.
- Khi HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương.
- GV nêu: Chúng ta sẽ đi tìm vị trí của từng châu lục và đại dương trên quả địa cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 Lược đồ các châu lục và đại dương để tìm vị trí các châu lục và các đại dương trên thế giới.
- GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của các châu lục, các đại dương trên quả địa cầu, hoặc bản đồ thế giới.
KL: Trái Đất chúng ta có 6 châu lục và 4 đại dương. Châu Á là một trong 6 châu lục của Trái Đất.
* Hoạt động 2: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Á
- GV treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lí châu Á (hoặc viết vào phiếu giao cho HS).
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp:
+ Nêu yêu cầu: Hãy cùng quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
- Chỉ vị trí của châu Á trên lược đồ cho biết châu Á gồm những phần nào?
- Các phía của châu Á tiếp giáp các châu lục đại dương nào?
- Châu Á nằm ở bán cầu Bắc hay bán
 cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng trên Trái Đất?
- Châu Á chịu ản hưởng các các đới khí hậu nào?
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó nêu kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương.
*HĐ 3: Diện tích và dân số châu Á
- GV treo bảng số liệu về diện tích và dấn số các châu lục, yêu cầu HS nêu tên và công dụng của bảng số liệu.
- GV nêu yêu cầu HS đọc bảng số liệu và hỏi: Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào?
- GV giảng giải: Liên Bang Nga có lãnh thổ nằm trên hai châu lục, một phần ở châu Âu còn phần kia lại thuộc châu Á. Dân số của Liên Bang Nga một phần thuộc dân số châu Âu, một phần thuộc dân số châu Á. Trong bảng sô liệu, dân số của Liên Bang Nga không được tính vào dân số của châu Á mà được tính cả vào dân số châu Âu.
- GV yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh diện tích của châu Á với diện tích các châu lục khác trên thế giới.
- GV kết luận: Trong 6 châu lục thì châu á có diện tích lớn nhất.
*Hoạt động 4: Các khu vực của châu Á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực
- GV treo lược đồ các khu vực châu Á, và hỏi HS: Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập sau
- Nêu những nét lớn về đặc điểm tự nhiên châu Á. Biển và đại dương có vị trí quan trọng như thế nào?
1' 
5'
 5'
 5'
14'
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, mỗi em chỉ cần nêu tên một châu lục hoặc một Đai dương mà mình biết.
+ Các châu lục trên thế giới:
	1. Châu Mĩ.
	2. Châu Âu
	3. Châu Phi
	4. Châu Á
	5. Châu Đại Dương
	6. Châu Nam cực
+ Các đại dương trên thế giới:
	1. Thái Bình Dương
	2. Đại Tây Dương
	3. Ấn Độ Dương
	4. Bắc Băng Dương
- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau vừa nêu tên châu lục, đại dương vừa chỉ vị trí tương ứng với châu lục, đại dương đó trên lược đồ.
- 3 HS lần lượt lên bảng chỉ theo yêu cầu. 
Lưu ý: chỉ theo đường bao quanh của châu lục, của đại dương, không được chỉ vào một điểm.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Đọc thầm các câu hỏi.
- Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
Kết quả thảo luận tốt là:
- Chỉ theo đường bao quanh châu Á
Nêu: Châu Á gồm hai phần là lục địa và các đảo xung quanh.
- Vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu:
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
+ Phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
+ Phía Tây Nam giáp với châu Phi.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với châu Âu.
- Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo.
- Châu Á chịu ảnh hưởng của các ba đới khí hậu:
 Hàn đới ở phía Bắc Á.
 Ôn đới ở giữa lục địa châu Á.
 Nhiệt đới ở Nam Á.
- 1 HS lên điều khiển thảo luận:
+ Nêu câu hỏi 1.
+ Mời đại diện một cặp trình bày.
+ Mời các bạn khác bổ sung ý kiến.
+ Kết luận câu trả lời đúng.
+ Tiến hành tương tự với các câu tiếp theo.
- 1 HS nêu trước lớp: Bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số của các châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích và dân số của các châu lục với nhau.
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- HS so sánh và nêu ý kiến trước lớp: Diện tích châu Á lớn nhất trong 6 châu lục. Gấp 5 lần diện tích châu đại dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
- HS đọc lược đồ, đọc phần chú giải và nêu: Lược đồ các khu vực châu Á, lược đồ biểu diễn:
+ Địa hình châu Á.
+ Các khu vực và giới hạn từng khu vực của châu Á.
- HS nêu
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy cùng xem lược đồ các khu vực châu á và các hình minh hoạ trang 103, SGK và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Ghi các câu trả lời:
Châu á được chia thành ....khu vực. Tên các khu vực được sắp xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông là:
	1.....................................................	
	2...................................................
	3. .................................................
	4....................................................
	5. ..................................................
	6....................................................
2. Điền thông tin thích hợp vào bảng sau:
Khu vực
Cảnh tự nhiên tiêu biểu
Các dãy núi lớn
Các đồng bằng lớn
Bắc á
d.Rừngtai-ga (LB.Nga)
Dãy U-ran
Đồng bằng TâyXi-bia
Trung á
b. Bán hoang mạc 
(Ca- dắc-xtan).
Một phần của dãy Thiên Sơn
Tây Nam á
Dãy Cap-ca
Đồng bằng Lưỡng Hà
Đông á
a. Vịnh biển Nhật Bản.
Một phần dãy Thiên Sơn
Dãy Côn Luân
Đồng bằng Hoa Bắc
Nam á
e. Dãy núi Hi-ma-lay-a (phần thuộc Nê-pan)
Dãy Hi-ma-lay-a
Đồng bằng ấn Hằng
Đông nam á
c. Đồng bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a)
Đồng bằng sông Mê Công
- GV mời 1 nhóm HS dán phiếu của nhóm mình lên bảng, trình bày, yêu cầu 
các nhóm khác theo dõi.
- GV kết luận về phiếu làm đúng sau đó kết luận: Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu á, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ
rét (8848 m) thuộc dãy Hi-ma-lay-a, 
cao nhất thế giới.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi HS nêu nhanh các đặc điểm về vị trí, giới hạn của khu vực châu Á. Khi HS trả lời GV ghi nhanh lên bảng thành 
sơ đồ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về 
nhà học bài và chuẩn bị bài sau: tìm
hiểu về khu vực Đông Nam Á.
 5'
- Một nhóm HS trình bày trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét
- Một số HS nêu các đặc điểm của châu á.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 13/01/2013 Ngày giảng : 
 Lớp 5B : Thứ 3 ngày 15/01/2013 (Tiết 1)
 Lớp 5A : Thứ 3 ngày 15/01/2013 (Tiết 5)
Lịch sử
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
 I. Mục tiêu
 - Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ.
 - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
 - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: - Bản đồ hành chính VN
 - Các hình minh hoạ SGK
 - Phiếu học tập của HS
 HS: sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chiến thắng lịch sử ĐBP 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho CMVN?
- Kể về 1 trong 7 anh ùng được bầu chọn trong ĐH chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ?
 - GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
* Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
*HĐ1: Tập đoàn ĐBP và âm mưu của giặc Pháp
- Yêu cầu HS đọc SGK 
- Tập đoàn cứ điểm là gì?
- Pháo đài là gì?
- GV treo bản đồ hành chính VN yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBP
- Vì sao pháp lại xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
GV: TDP đã xây dựng ĐBP thành pháo đài kiên cố vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta 
* HĐ 2: Chiến dịch ĐBP
- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi
- Vì sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP?
- Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
- Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
- Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch ĐBP ? thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta ?
- Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP?
- Từng nhóm trình bày kết quả thoả luận
- GV nhận xét kế quả làm việc theo nhóm, bổ sung thêm ý HS không phát hiện được.
- Gọi 2 HS trình bày lại tóm tắt diễn biến chiến dịch ĐBP trên sơ đồ. GV nhận xét kết quả làm việc theo nhóm của HS.
 3. Củng cố dặn dò: 
- Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch ĐBP?
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh lá cờ "quyết chiến quyết thắng "của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ- cát?
- GV nhận xét tiết học
3'
1'
10'
16'
5'
- 3 HS trả lời
- HS đọc SGKvà đọc chú thích 
+ Tập đoàn cứ điểm là là nhiều cứ điểm hợp thành một hệ thống phòng thủ kiên cố 
+ Pháo đài: công trình quân sự kiên cố vững chắc để phòng thủ
- HS quan sát theo dõi
- HS nêu ý kiến trước lớp
- HS thảo luận 4 nhóm
+ Mùa đông 1953 tại chiến khu VB trung ương Đảng và BH đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến. 
- Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất : Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về ĐBP. Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.
Gần ba vạn người từ các địa phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm ... lên ĐBP.
+ Trong chiến dịch ĐBP ta mở 3 đợt tấn công
- Đợt 1: mở vào ngày 13-3- 1954, tấn công vào phía bắc của ĐBP ở Him Lam, Độc Lập , bản kéo . Sau 5 ngày chiến đấu địch bị tiêu diệt 
- Đợt 2: vào ngày 30- 3- 1954, đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh , đến 26- 4 - 1954 ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ điểm phía đông , riêng đồi A1 , C 1 địch vẫn kháng cự quyết liệt. 
- Đợt 3: Bắt đầu vào ngày 1- 5- 1954 ta tấn công các cứ điểm còn lại , chiều 6- 5 đồi A1 bị công phá 17 h 30' ngày 7- 5- 154 bắt sống tướng Đờ cát và bộ chỉ huy của địch
+Ta giành chiến thắng trong chiến dịch ĐBP vì: 
- Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng
- Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường
- Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch 
Ta được sự ủng hộ của bản bè quốc tế.
Chiến thắng ĐBP đã kết thúc oanh liệt cuộc tấn công đông xuân của ta, đập tan" pháo đài không thể công phá" của giặc pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ- ne- vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống TDP trường kì gian khổ.
+ Kể về các nhân vật tiêu biểu như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo...
- 3-5 HS đọc mục ghi nhớ
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 14/01/2013 Ngày giảng : 
 Lớp 5A : Thứ 4 ngày 16/01/2013 (Tiết 3)
 Lớp 5B : Thứ 4 ngày 16/01/2013 (Tiết 4)
Khoa học
BÀI 37 : DUNG DỊCH
I. Mục tiêu
 - Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
 - Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
II. Đồ dùng dạy học
 + GV: - Hình trang 76, 77
 + HS: - Một ít đường, muối, nước sôi để nguội, cốc, thìa nhỏ có cán
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1.ÔĐTC
2. Kiểm ta bài cũ: 
Thế nào là hỗn hợp ? Cho ví dụ ?
GV nhận xét
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: 
Để biết cách tạo ra một dung dịch ta học hôm nay- GV ghi đầu bài
HĐ1:Thực hành tạo ra 1dung dịch 
- GV HD như trong SGK
Thảo luận các câu hỏi
+Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
+Dung dịch là gì? Kể tên một số dung dịch mà bạn biết?
KL: Hỗn hợp chât lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan đó được gọi là dung dịch
* Hoạt động 2: Thực hành
Làm thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoản 1 phút rồi nhấc đĩa ra
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ xung
- Qua thí nghiệm trên em có thể làm thế nào tách các chất trong dung dịch?
KL:Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất
- Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cát để tạo ra nước cất ...
4. Củng cố dặn dò: 
- Gia đình ta đã sử dụng phương pháp trưng cất chưa ?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
1'
3'
1'
15'
10'
5'
2 HS nêu
Lắng nghe và nhắc lại tên bài
HS làm thí nghiệm và ghi kết quả - HS thảo luận nhóm 4
- Cần có ít nhất 2 chất trở lên trong đó có một chất là chất lỏng và chất kia phải hoà tan được trong chất lỏng đó.
+ Hỗn hợp chât lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan đó được gọi là dung dịch
Một số dung dịch như giấm và đường, giấm và muối, nước và xà phòng...
HS làm thí nghiệm 
nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa rồi rút ra nhận xét. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu.
Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
- HS đọc mục bạn cần biết trong SGK
- Có sử dụng như nấu rượu
----------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Ngày soạn : 14/01/2013 Ngày giảng : 
 Lớp 5A : Chiều thứ 4 ngày 16/01/2013 (Tiết 2)
 Lớp 5B : Chiều thứ 6 ngày 18/01/2013 (Tiết 2)
Khoa học
BÀI 38 - 39: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. Đồ dùng dạy học 
 + GV: - Hình trang 78, 79, 80, 81 SGK
 - Giá đỡ , ống nghiệm , đèn cồn
 + HS: - Một ít đường kính trắng - Giấp nháp – VBT. 
III.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC
2. Kiểm ta bài cũ: 
Dung dịch là gì? Hãy kể tên một số dung dịch mà em biết?
- Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Thế nào là sự biến đổi hoá học ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay. GV ghi đầu bài.
* Hoạt động 1: Thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy
- Mô tả hiện tượng xảy ra
- Khi bị cháy tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
TN2: Chưng đường trên ngọn lửa
- Mô tả hiện tượng xảy ra
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như thí nghiệm trên gọi là gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
KL: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biếnđổi hoá học.
* Hoạt động 2: Thảo luận
Làm việc theo nhóm
- Quan sát các hình trong SGK và thảo luận câu hỏi:
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kl như vậy?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học ? tại sao bạn kết luận như vậy?
Bước 2: làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm TL một câu hỏi
1'
3'
1'
10'
15'
2 HS trả lời
Hỗn hợp chât lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan đó được gọi là dung dịch VD:giấm và muối, nước và xà phòng
- Lắng nghe ghi đầu bài
- HS đốt tờ giấy
+Giấy thành tro, có màu đen
+Không giữ được tính chất ban đầu của nó
+Đường bị chảy, có màu, nếm có vị đắng
+Không
+Gọi là sự biến đổi hoá học
+Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập
Phiếu bài tập
Hình
ND từng hình
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
Cho vôi sống vào
nước
 Hoá học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm toả nhiệt.
Hình 3
Xé giấy thành những mảnh vụn
Lí học
Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ được tínhchất của nó, không bị biến đổi thành chất khác 
Hình 4
xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên không đổi
Hình 5
Xi măng trộn cát và nước
Hoá học
Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng, tính chất của nó hoàn toàn khác với 3 chất tạo thành nó.
Hình 6
đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ 
Hoá học 
Dưới tác dụng của hơi nước trong kông khí chiếc đinh bị gỉ tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của định mới.
Hình 7
thuỷ tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ để nguội trở thành thuỷ tinh ở thể rắn.
Lí học
Dù ở thể rắn hay lỏng tính chất của thuỷ tinh vẫn không thay đổi.
KL: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học
4. Củng cố – dặn dò 
- Gọi HS đọc phần bài học trong SGK 
- Nhận xét tiết học Dặn dò chuẩn bị bài sau .	
5'
5- 7 HS đọc mục bạn cần biết
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 16/01/2013 Ngày giảng : 
 Lớp 5A : Thứ 6 ngày 18/01/2013 (Tiết 1)
 Lớp 5B : Thứ 6 ngày 18/01/2013 (Tiết 4)
Đạo đức
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
 - Biết làm việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương
 - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
* HS biết được vì sao cần phải yêu quê hương và góp phần xây dựng quê hương.
II. Tài liệu và phương tiện
 HS: - Giấy , bút màu
 GV: - Các bài thơ , hát...nói về quê hương 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC
2. Kiểm tra bài cũ 
- KT đồ dùng của HS
- Nhận xét chung
3. Bài mới
* Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
*Hđ1: Tìm hiểu chuyện: Cây đa làng em.
- Đọc truyện: Cây đa làng em
- Thảo luận
+Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
+ Hà đã gắn bó với cây đa ntn?
+ Bạn Hà đã góp tiền để làm gì?
+ Những việc làm của bạn Hà thể hiện điều gì với quê hương?
+Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm gì?
- GV gọi HS trình bày
- GV nhận xét
*HĐ 2: Bài tập1 SGK
- HS thảo luận nhóm 4 bài tập 1
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
GV KL: trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương
GVKL: Rút ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
*Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- HS trao đổi theo gợi ý của GV
+ Bạn quê ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
- GVKL và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương 
* Hoạt động 4: Vẽ tranh 
+ Cho HS vẽ theo ý thích
+ HS trình bày tranh và nêu nội dung tranh 
+ GVKL khen ngợi những HS vẽ và nêu được nội dung tranh
4. Củng cố dặn dò: 
Thế nào là yêu quê hương?
Nhận xét giờ học
1'
3'
1'
10'
5'
 3'
10'
2'
HS đưa đồ dùng lên bàn
HS nghe
- HS đọc 2 lần 
Thảo luận nhóm 2
- Vì cây đa là biểu tượng của quê hương ... cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người .
- Mỗi lần về quê Hà đề cùng các bạn đến chơi dưới gốc cây đa 
- Để chữa cho cây sau trận lụt
- Bạn rất yêu quý quê hương.
+Đối với quê hương, chúng ta phải gắn bó yêu quý và bảo vệ quê hương
3-5HS trình bày
- HS nêu yêu cầu nội dung bài tập 1
HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS đọc ghi nhớ
- HS trả lời theo ý của mình
Bản Phổng, xã Nậm Lạnh, Sốp Cộp, SL
- Quét dọn sạch sẽ đường làng, giữ gìn bản sắc dân tộc...
- HS vẽ tranh
- HS trình bày và nêu nội dung mình vẽ
HS nêu ghi nhớ
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa hoclich sudia li dao duc lop 5 tuan 19.doc