Giáo án Đạo đức khối 3 - Tuần học 11 đến tuần 18

Giáo án Đạo đức khối 3 - Tuần học 11 đến tuần 18

ĐẠO ĐỨC

Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( Tiết 1 ).

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/ Mục tiêu:

- Hs hiểu:

+ Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

+ Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.

+ Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.

+ Học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Phiếu giao việc.

- Tranh tình huống của hoạt động 1.

- Các bài hát về chủ đề nhà trường.

III/Các hoạt động dạy học:

Khởi động: Cho cả lớp hát bài Em yêu trường em.

1/ Hoạt động 1: Phân tích tình huống

* Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

* Cách tiến hành:

 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.

- Giáo viên giới thiệu tình huống: Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường: bạn thì cuốc đất, bạn trồng hoa,. riêng Thu lại ghé tai Huyền bỏ đi chơi nhảy dây. Theo em, bạn Huyền có thể làm gì? Tại sao?

- Học sinh nêu các cách giải quyết, Giáo viên tóm tắt:

a/ Huyền đồng ý đi chơi với bạn.

b/ Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình.

c/ Huyền doạ sẽ mách cô giáo.

d/ Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.

- Thảo luận nhóm chọn cách giải quyết và mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai một cách ứng xử.

 

doc 13 trang Người đăng hang30 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức khối 3 - Tuần học 11 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11	Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2006
ĐẠO ĐỨC
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( Tiết 1 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Hs hiểu:
+ Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
+ Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
+ Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
+ Học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu giao việc.
- Tranh tình huống của hoạt động 1.
- Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III/Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Cho cả lớp hát bài Em yêu trường em.
1/ Hoạt động 1: Phân tích tình huống
* Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
* Cách tiến hành:
	- Yêu cầu học sinh quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.
- Giáo viên giới thiệu tình huống: Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường: bạn thì cuốc đất, bạn trồng hoa,... riêng Thu lại ghé tai Huyền bỏ đi chơi nhảy dây. Theo em, bạn Huyền có thể làm gì? Tại sao?
- Học sinh nêu các cách giải quyết, Giáo viên tóm tắt:
a/ Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
b/ Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình.
c/ Huyền doạ sẽ mách cô giáo.
d/ Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
- Thảo luận nhóm chọn cách giải quyết và mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai một cách ứng xử.
	- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp thảo luận, đóng góp ý kiến.
* Kết luận: Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm.
2 /Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến việc lớp, việc trường.
* Cách tiến hành:
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và nêu yêu cầu bài tập: Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước cách ứng xử đúng và chữ S trước cách ứng xử sai.
- Học sinh làm bài tập cá nhân.
	- Cả lớp cùng chữa bài tập.
* Kết luận: 
+ Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng.
+ Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là sai.
3/Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
* Cách tiến hành:
	- Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiên, học sinh suy nghĩ và bày tỏ tán thành, không tán thành.
+ Ý: a, b, d Đúng
+ Ý: c Sai
4/Củng cố, dặn dò:
Tìm hiểu các gương tích cực tham gia làm việc trường, việc lớp.
Tham gia làm và làm tốt một số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung:
Tiết 12	Thứ hai ngày 4 tháng 12 năm 2006
ĐẠO ĐỨC
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( Tiết 2 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
HS hiểu:
+ Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
+ Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
+ Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
+ Học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu giao việc.
- Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III/Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Cho cả lớp hát bài Em yêu trường em.
1/ Hoạt động 1: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: Học sinh biết thể hiện tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
a/ Giáo viên chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm xử lí một tình huống.
+ Tình huống 1; Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn?
+Tình huống 2: Nếu em là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớpcó một số bạn học yếu?
+Tình huống 3: Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và giặn cả lớp ngồi làm bài tập, cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch, làm ồn...
Nếu em là một cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
+Tình huống 4: Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8 tháng 3. Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì?
b/ Các nhóm thảo luận
c/ Đại diện từng nhóm lên trình bày .
d/Lớp nhận xét, góp ý.
đ/ Giáo viên kết luận:
+ Tình huống 1: Là bạn của Tuấn, em khuyên Tuấn đừng từ chối.
+Tình huống 2: Em nên xung phong giúp các bạn học.
+Tình huống 3: Em nhắc nhở các bạn khong được ồn.
+Tình huống 4:Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang đến lớp giúp.
2 /Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc trường, việc lớp
Mục tiêu: Tạo cơ hôi cho học sinh thể hiện tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường.
* Cách tiến hành:
Giáo viên nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng và mong muốn được tham gia.
- Học sinh xác định và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng và mong muốn được tham gia.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện các nhóm công việc đó.
* Kết luận: Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh.
4/Củng cố, dặn dò:
Tìm hiểu các gương tích cực tham gia làm việc trường, việc lớp.
Tham gia làm và làm tốt một số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng.
Cho học sinh hát các bài hát về chủ đề nhà trường.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung:
	Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2007
 ĐẠO ĐỨC Tiết 14
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( Tiết 1 ). 
Thời gian dự kiến: phút
I/ Mục tiêu: - Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Hs biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
- Có thái độ tôn trọng người hàng xóm láng giềng .
II/ Đồ dùng dạy học:
- VBT đạo đức
III/Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
 *GTB
 2/ Bài mới: 
 * HĐ 1: Phân tích truyện Chị em của Thuỷ
 MT: Hs biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
	- Giáo viên kể chuyện – hs theo dõi.
- Gv chia nhóm – phát phiếu, thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày - nhận xét.
* Kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
* HĐ 2: Đặt tên tranh
 - MT: Hs hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng.
- Gv chia nhóm, giao việc cho mỗi nhóm đặt tên cho tranh.
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày- nhận xét.
* Kết luận: Tranh ở 1, 3 , 4 nói về các bạn nhỏ đã quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn tranh 2 các bạn đá bóng làm ồn, ảnh hưởng tới hàng xóm láng giềng. 
 * HĐ 3: Bày tỏ ý kiến
 - MT: Hs biết bày tỏ ý kiến của nình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến nd bài học.
	- Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung ở BT3.
- Trước khi thảo luận, Gv giúp các em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ.
- Học sinh thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày.
* Kết luận; các ý a, c, d là đúng; ý b là sai.
3/ Củng cố, dặn dò:
Thực hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung: ..
 ..
	Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2006
 ĐẠO ĐỨC Tiết 15
 Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( Tiết 2 ). 
Thời gian dự kiến: phút
I/ Mục tiêu:
- Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Học sinh biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
- Có thái độ tôn trọng người hàng xóm láng giềng .
II/ Đồ dùng dạy học:
VBT đạo đức trang 24. Phiếu giao việc và đồ dùng hoá trang cho hđ 3
Các câu ca dao tục ngữ về chủ đề bài học.
III/Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: Ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB 
2/ Bài mới:
 * HĐ 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm đựơc về chủ đề bài học.
 - MT: Nâng cao nhận thức, tình cảm của hs về tình làng nghĩa xóm.
- Hs trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, các câu ca dao, tục ngữ mà các em sưu tầm được.
- Từng nhóm trình bày trước lớp - bổ sung. 
	- Gv tổng kết, khen các nhóm sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt nhất.
 * HĐ 2: Đánh giá hành vi.
 - MT: Hs biết đánh giá các hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng.
 - Gv chia nhóm , giao nhiệm vụ: Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm .
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
* Kết luận: Các việc a, d, e là các việc làm tốt các bạn nhỏ đã quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng; Các việc b, c, d là những việc không nên làm. 
 * HĐ 3: Xử lí tình huống và sắm vai
 - MT : Hs có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đối với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến.
	- Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận xử lí các tình huống ở bài tập 5 VBT/26 rồi đóng vai.
- Hs thảo luận nhóm, xử lí tình huống và chuẩn nị đóng vai.
- Đại diện nhóm trình bày- nhận xét.
* Kết luận: Gv chốt sau mỗi tình huống.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Hs đọc các câu thơ, các câu ca dao, tục ngữ về sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung: ..
 Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2007
 Đ/c Phương Lan dạy thay.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007 
 Đ/c Phương Lan dạy thay.
 Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2007
 Đạo đức Tiết:11
 Thực hành kĩ năng giữa kì I
 Dự kiến thời gian: phút
I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hành về đạo đức:
Biết vì sao phải giữ đúng lời hứa với bạn bè, mọi người.
Biết kể được hai việc làm phù hợp với khả năng. Biết vì sao phải chăm sóc ông bà , cha mẹ.
Thương yêu giúp đỡ những người họ hàng của mình.
II/ Đồ dùng: Phiếu bài tập
III/ Hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
HĐ1: Giữ lời hứa- tự làm lấy việc của mình
 MT: Hs biết giữ lời hứa và tự làm lấy việc của mình.
Gv chia nhóm 4 – phát phiếu bài tập
Hs thảo luận - Đại diện nhóm trình bày 
Gv cùng hs nhận xét.
*Gv kết luận: Cần giữ đúng lời hứa của mình mới là người có chữ tín và biết tự làm lấy việc của mình mới là điều đáng khen.
 HĐ2: Quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ.
 MT: Hs biết quan tâm,chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Trò chơi phóng viên:
Gv nêu tên trò chơi – hd hs cách chơi.
Hs thực hiện trò chơi – gv cùng hs nhận xét trò chơi.
*Gv kết luận: Các em phải biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị mới đúng là con ngoan, trò giỏi.
3/ Củng cố, dặn dò
Hs nhắc lại nội dung vừa học
Về xem lại bài - chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
 .
 .
	Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
 ĐẠO ĐỨC Tiết 16
Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( Tiết 1 ). 
Thời gian dự kiến: phút
I/ Mục tiêu: - Hs hiểu:
- Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
II/ Đồ dùng dạy học:
VBT đạo đức.Phiếu giao việc dùng cho hoạt động 2.
III/Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét
GTB
 2/ Bài mới: 
 * Hoạt động 1: Phân tích truyện 
* Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ; có thái độ biết ơn đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ.
* Cách tiến hành:
	- Giáo viên kể chuyện Một chuyến đi bổ ích.
- Đàm thoại:
+ Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7? ( Đi thăm các cô, các chú ở trại điều dưỡng thương binh nặng )
+ Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? (Là những người đã hi sinh xương máu đểgiành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc ).
+ Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ ? ( Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binhvà gia đình liệt sĩ ).
* Kết luận: Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ. 
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*MT: Học sinh phân biệt được một số việc làm để tỏ lòng biết ơn thương binh, gia đình liệt sĩ và những việc không nên làm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận nhận xét các việc làm sau:
a/ Nhân ngày 27 tháng 7 lớp em tổ chức đi viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ.
b/ Chào hỏi lễ phép các chú thương binh.
c/ Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
d/ Cười đùa, làm việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với học sinh toàn trường.
- Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
* Kết luận: Các việc a, b, c là những việc nên làm; việc d không nên làm.
	Học sinh tự liên hệ về những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ.
 3/Củng cố, dặn dò:
Thực hiện quan tâm, giúp đỡ các thương binh và gia đình liệt sĩ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung: .
 .
 ..
	Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2008
 ĐẠO ĐỨC Tiết 18
Ôn tập và thực hành kĩ năng học kì I
Thời gian dự kiến: phút
I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học ở các bài đạo đức.
- Trả lời các câu hỏi, tình huống qua bài.
- Có thái độ tự tin khi trình bày.
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên soạn các tình huống cụ thể.
III/Các hoạt động dạy học:
 1 Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét
 2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi nội dung truyện.
Học sinh trả lời cá nhân bằng cách bốc thăm.
a/ Thế nào là giữ lời hứa?
b/ Vì sao mẹ Ly nói: Đây là bó hoa đẹp nhất.
c/ Vì sao mẹ b1 Viên cám ơn chị Thuỷ?
Học sinh trả lời -Cả lớp bổ sung.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống
*Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá các hành vi, việc làm đúng.
* Cách tiến hành:
 Giáo viên đưa ra tình huống.
 Giáo viên nêu yêu cầu - Học sinh thảo luận nhóm.
Tình huống 1: Hải nghe tiếng gọi của bác đưa thư trước cổng nhà bác Nam.Nhung bác Nam đi vắng. Hải loay hoay không biết có chuyện gì? Thì ra là thư của chú Tâm con bác Nam ở quân đội gửi về. Nếu em Là hải, em làm thế nào?
Tình huống 2:Ngày 27/ 7 cô giáo dẫn các bạn đến nhà chú Tín là thương binh cả hai chân ( chú phải ngồi xe lăn) . Cả nhà đi vắng, không có ai rót nước mời cô. Nếu em là những học sinh đó, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Cô giáo phân công: Chiều nayTuấn đến nhà An giúp An học toán. Tuấn vui vẻ nhận lời. Nhưng chiều nay lại có phim hay, nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì?
Các nhóm thảo luận và sắm vai.
Các nhóm khác nhận xét.
* Kết luận: Chúng ta cần có thái độ tôn trong thương binh, giúp đỡ hàng xóm láng giềngvà giữ đúng lời hứa.
 3/Củng cố, dặn dò:-Học sinh hát bài Em yêu trường em.
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
 ..
 ..
Tiết 19	Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế ( Tiết 1 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: - Hs hiểu
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạ bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và dược dối xử bình đẳng.
Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
 -Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế.
II/ Đồ dùng dạy học:
 -VBT đạo đức.Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Phân tích thông tin.
* Mục tiêu: - Học sinh biết đựơc những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế
 - Học sinh hiểu trẻ em có quyền tự do giao kết bạn bè.
* Cách tiến hành:
	- Giáo viên chia nhóm, hpát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới.Yêu cầu các nhóm thảo luận và tìm hiểu nội dung ý nghĩa của các hoạt động đó.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Các ảnh trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới; thiếu nhi Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghi với thiếu nhi các nước khác.Đó cũng là quyền mà các em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
2 /Hoạt động 2: Du lịch thế giới
*Mục tiêu: Học sinh biết thêm về văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới.
* Cách tiến hành:Giáo viên đi dến giúp đỡ các nhóm.
- Mỗi nhóm đóng vai trẻ em một nước như: Lào, Cam- pu- chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,...Ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hoá của dân tộc, về cuộc sống và học tập về mong ước của trẻ em.
Sau mỗi nhóm trình bày, học sinh cả lớp có thể đặt câu hỏi giai lưu với nhóm đó.Thảo luận cả lớp: qua mỗi nhóm trình bày, em thấy trẻ em các nước có điểm gì giống và khác nhau?
* Kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, vè điều kiện sống,.. nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều thương yêu mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà binh, ghét chiến tranh, đều có các quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng,...
	4/Củng cố, dặn dò:
Thực hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung:
Tiết 19	Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế ( Tiết 1 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: - Hs hiểu
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạ bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và dược dối xử bình đẳng.
Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
 -Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế.
II/ Đồ dùng dạy học:
 -VBT đạo đức.Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Phân tích thông tin.
* Mục tiêu: - Học sinh biết đựơc những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế
 - Học sinh hiểu trẻ em có quyền tự do giao kết bạn bè.
* Cách tiến hành:
	- Giáo viên chia nhóm, hpát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới.Yêu cầu các nhóm thảo luận và tìm hiểu nội dung ý nghĩa của các hoạt động đó.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Các ảnh trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới; thiếu nhi Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghi với thiếu nhi các nước khác.Đó cũng là quyền mà các em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
2 /Hoạt động 2: Du lịch thế giới
*Mục tiêu: Học sinh biết thêm về văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới.
* Cách tiến hành:Giáo viên đi dến giúp đỡ các nhóm.
- Mỗi nhóm đóng vai trẻ em một nước như: Lào, Cam- pu- chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,...Ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hoá của dân tộc, về cuộc sống và học tập về mong ước của trẻ em.
Sau mỗi nhóm trình bày, học sinh cả lớp có thể đặt câu hỏi giai lưu với nhóm đó.Thảo luận cả lớp: qua mỗi nhóm trình bày, em thấy trẻ em các nước có điểm gì giống và khác nhau?
* Kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, vè điều kiện sống,.. nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều thương yêu mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà binh, ghét chiến tranh, đều có các quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng,...
	4/Củng cố, dặn dò:
Thực hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docĐẠO ĐứC TUẦN 11-18.doc