Đạo đức(16): YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 1)
I Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Hiểu được giá trị, ý nghĩa của lao động: giúp con người phát triển lành mạnh, đêm lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người.
2. Kỹ năng (Hành vi) :
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.
3. Thái độ:
- Yêu lao động
- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II. Đồ dùng dạy học :
-Gv: Tranh phóng to /24 SGK. (HĐ1) Phiếu học tập (HĐ4)
Bài văn: Làm việc thật vui /SGK lớp 2 (HĐ2)
HS: Vở nháp.
Đạo đức(16): YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 1) I Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Hiểu được giá trị, ý nghĩa của lao động: giúp con người phát triển lành mạnh, đêm lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người. 2. Kỹ năng (Hành vi) : - Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình. 3. Thái độ: - Yêu lao động - Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. Đồ dùng dạy học : -Gv: Tranh phóng to /24 SGK. (HĐ1) Phiếu học tập (HĐ4) Bài văn: Làm việc thật vui /SGK lớp 2 (HĐ2) HS: Vở nháp. III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Bài cũ : - GV nêu học sinh: Vì sao phải biết ơn thầy cô giáo? - Biết ơn thầy cô giáo thể hiện qua những việc làm nào? - Nhận xét phần bài cũ và ghi điểm 2 Bài mới 2.1Giới thiệu bài : Lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Vậy ta phải yêu lao động với tinh thần lao động tích cực, đúng đắn. Bài học “Yêu lao động” sẽ giúp các em rõ điều đó. - Gv ghi đề bài lên bảng. 2.2Hướng dẫn luyện tập *Hoạt động 1: GV nêu H1: Ngày hôm qua, em đã làm được những công việc gì? - Gọi học sinh trả lời 1 - GV lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh. Kết luận và chuyển qua hoạt động 2: Như vậy, trong này hôm qua, nhiều bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau.Bạn Pê -chi-a của chúng ta cũng có 1 ngày của mình, nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn Pê -chi-a đã làm được những gì qua câu chuyện: “1 ngày của Pê -chi-a” sau: * Hoạt động 2 :Phân tích truyện “ Một ngày của Pê – chi –a” -GV kể chuyện: “Một ngày của Pê -chi-a” - GV gọi 1 học sinh - GV gọi 2 học sinh đọc 3 câu hỏi SGK /25 và chia câu hỏi cho các nhóm thảo luận N1,2: Câu 1: Hãy so sánh một ngày của Pê -chi-a với những người khác trong truyện? - N3,4: Câu 2: Theo em Pê -chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra? (ghi ở vở nháp) N5,6,7,8: Câu 3: Nếu em là Pê -chi-a em có làm như bạn không? Vì sao? (Ghi nháp) - GV gọi học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét các câu trả lời của học sinh - GV liên hệ học sinh ở lớp à giáo dục Kết luận: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động. - GV gọi 1 học sinh đọc bài văn “Làm việc thật là vui” /SGK 42 + Trong bài, em thấy mọi người làm việc như thế nào? GV tiểu kết: Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, đều phải lao động. - Gv gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ /25 SGK - Gv gọi 2 học sinh đọc nội dung yêu cầu Bài 1/25: Em hãy tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động rồi ghi vào vở nháp theo 2 cột: Yêu lao động, lười lao động. - GV cho nhóm đôi thảo luận - GV gọi 5-7 học sinh thực hiện yêu cầu bài tập1 /25. - Gv ghi bảng, nhận xét. - GV yêu cầu thảo luận nhóm 4, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau (ghi vào vớ nháp) : - GV đọc nội dung 4 tình huống và chia thành các nhóm N1,2: Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Vì ngại trời lạnh, Nhàn nhờ Hồng xin phép hộ với lý do bị ốm. Theo nhóm em Hồng nên làm gì trong tình huống đó? N3,4: Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại Toàn bảo: Để đấy, mai nhổ cũng được có sao đâu?. Theo nhóm em Lương sẽ ứng xử như thế nào? N5,6: Để được cô giáo khen tinh thần lao động, Cường cố sức bê thật nhiều bàn ghế nặng và tranh làm hết công việc của các bạn. Theo nhóm em Cường làm vậy đã đúng chưa? Vì sao? N7,8: Vì sợ cô giáo không bằng lòng, các bạn chê cười, Khánh không dám xin phép nghỉ để về quê thăm ông bà ốm trong ngày Tết trồng cây ở trường. Theo nhóm em, Khánh nên làm gì? - GV lắng nghe và nhận xét phần trả lời của học sinh và kịp thời sửa theo hướng đúng: Yêu lao động. - GV tuyên dương, động viên các nhóm thực hiện tốt tình huống. GV kết luận: Chúng ta cần phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân. - Vì sao ta phải yêu lao động? - HD thực hành - Gọi HS đọc nội dung thực hành /26 SGK - Học thuộc phần ghi nhớ 3 Củng cố dặn dò : -Thực hành tốt nội dung đã học - Chuẩn bị bài sau: Yêu lao động (T2) - Về nhà đọc yêu cầu bài 3,4,5,6/26SGK, thực hiện đầy đủ để học tiết sau. - Nhận xét tiết học. -1 HS trả lời: vì thầy, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. - HS tự chọn lọc trả lời - Lớp theo dõi - HS lắng nghe. - HS nhắc lại nối tiếp T1: Vd: Em đã học, soạn làm hết bài tập cô giáo cho về nhà. - Em giúp mẹ lau nhà. - Em cùng mẹ nấu cơm, nhặt rau. - Em dọn dẹp phòng của mình v.v... (7, 8HS trả lời) - Cả lớp lắng nghe + nhận xét. - HS lắng nghe và ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện - 1 học sinh đọc lại câu chuyện lần 2. Cả lớp quan sát - 2 học sinh đọc to, rõ ràng. -Nhóm trưởng nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận -Trong khi mọi người trong truyện hăng say làm việc như: người lái máy cày, cày xới đất; mẹ Pê -chi-a hái quả chín đóng vào hòm; người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa; người thợ xây đã xây được bức tường gạch ... mà Pê -chi-a lại bỏ phí mất 1 ngày mà không làm gì cả. - Pê-chi - a cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Và có thể Pê -chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó. - Nếu là Pê -chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn, vì lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc để nuôi sống được bản thân và xã hội. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Học sinh lắng nghe - 1 học sinh đọc - Cả lớp lắng nghe. - Mọi người ai ai cũng làm việc bận rộn. - HS lắng nghe - Học sinh đọc to. - 2 học sinh đọc - Các nhóm thảo luận - Học sinh trả lời - HS theo dõi, nhận xét - HS lắng nghe, nhóm trưởng nhận phiếu học tập - Hồng cần động viên Nhàn tham gia lao động vì lao động trồng cây xung quanh trường làm cho trường học sạch đẹp hơn, các bạn học tập tốt hơn. Hồng cần cho Nhàn biết, Nhàn từ chối không đi là lười lao động, không có tinh thần đóng góp chung vào tập thể. - Lương từ chối và tiếp tục công việc, giúp bố hoàn thành vì Lương muốn thể hiện việc lao động đến cùng, không bỏ dở công việc. Qua đó thể hiện Lương rất yêu lao động (hoặc ngược lại ...h). - Cường làm thế chưa đúng, yêu lao động không có nghĩa là cố làm hết sức mình, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân, làm cho người khác phải lo lắng. - Khánh yêu lao động là tốt, nhưng ở đây, ông bà đang ốm nặng, rất cần sự thăm hỏi, chăm sóc của Khánh. Vì thế Khánh nên về thăm ông bà và xin phép cô giáo chủ nhiệm, chắc chắn cô và các bạn sẽ hiểu và đồng ý. - Đại diện các nhóm lên trình bày - Lớp lắng nghe và nhận xét. - HS lắng nghe - Vì lao động giúp con người lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc - Cả lớp nghe và thực hành tốt nội dung đã học. - HS lắng nghe, đọc thầm và thực hiÖn yªu cÇu.
Tài liệu đính kèm: