Giáo án Đạo đức lớp 5

Giáo án Đạo đức lớp 5

I. ổn định tổ chức lớp. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ. (3’)

- Gọi 2,3 em đọc ghi nhớ

- Nhận xét đánh giá

III. Dạy bài mới.

1. Giới thiệu bài:

- Gv cho HS hát bài “Đi học”

+ Bài hát nói về nội dung gì ?

- Gv nhận xét ghi đầu bài

“ Em là học sinh lớp 5” (tiết 2 )

2. Nội dung:

a. Hoạt động 1.(8’): Lập kế hoạch phấn đấu trong năm học:

* Mục tiêu:

- Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu.

- Động viên cho HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS thảo luận nhóm 4

- GV cho HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm

- GV mời 1vài HS trình bày trước lớp

- GV: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện 1cách có kế hoạch.

b.Hoạt động 2.(10’) : Kể chuyện các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu

* Mục tiêu :

- HS biết hứa và học tập theo các tấm gương đó .

* Cách tiến hành : GV cho HS thảo luận kể về các HS lớp 5 gương mẫu (trong trường , lớp hoặc sưu tầm qua báo đài )

- GV gọi một một em xung phong kể về

các HS lớp 5 gương mẫu

- GV giới thiệu thêm1 vài tấm gương mẫu khác .

c.Hoạt động3.(10’) Triển lãm tranh

*Mục tiêu : GD cho giáo dục tìng yêu

Và chách nhiệm đối với trường, lớp.

* Cách tiến hành :

- Chia lớp thành 4 nhóm

- Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình trong nhóm

- GV phát mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao

- Mời các nhóm đại diện trìnhbày sản phẩm của nhóm trên bảng lớp

- GV nhận xét

- GV mời HS xung phong đọc thơ hoặc hát về chủ đề Trường em.

- GV nhận xét tuyên dương.

IV. Củng cố – Dặn dò.3’

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- Hướng dẫn học ở nhà

+ Ôn lại ND bài

+CB bài sau.

- Nhận xét giờ học

 

doc 77 trang Người đăng huong21 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
 Ngày giảng: T5/13/9/2012
Bài 1 : Em là học sinh lớp 5.
Luyện tập – Thực hành.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức lớp. (1’)
II. Kiểm tra bài cũ. (3’)
- Gọi 2,3 em đọc ghi nhớ
- Nhận xét đánh giá
III. Dạy bài mới. 
1. Giới thiệu bài:
- Gv cho HS hát bài “Đi học”
+ Bài hát nói về nội dung gì ?
- Gv nhận xét ghi đầu bài
“ Em là học sinh lớp 5” (tiết 2 )
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1.(8’): Lập kế hoạch phấn đấu trong năm học:
* Mục tiêu:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu.
- Động viên cho HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 
- GV cho HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm
- GV mời 1vài HS trình bày trước lớp 
- GV: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện 1cách có kế hoạch. 
b.Hoạt động 2.(10’) : Kể chuyện các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu 
* Mục tiêu : 
- HS biết hứa và học tập theo các tấm gương đó . 
* Cách tiến hành : GV cho HS thảo luận kể về các HS lớp 5 gương mẫu (trong trường , lớp hoặc sưu tầm qua báo đài )
- GV gọi một một em xung phong kể về 
các HS lớp 5 gương mẫu 
- GV giới thiệu thêm1 vài tấm gương mẫu khác . 
c.Hoạt động3.(10’) Triển lãm tranh 
*Mục tiêu : GD cho giáo dục tìng yêu 
Và chách nhiệm đối với trường, lớp. 
* Cách tiến hành :
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình trong nhóm 
- GV phát mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao
- Mời các nhóm đại diện trìnhbày sản phẩm của nhóm trên bảng lớp
- GV nhận xét 
- GV mời HS xung phong đọc thơ hoặc hát về chủ đề Trường em.
- GV nhận xét tuyên dương.
IV. Củng cố – Dặn dò.3’
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Hướng dẫn học ở nhà
+ Ôn lại ND bài 
+CB bài sau.
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát
- HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét bổ sung
- lớp hát
- HS nêu ND bài hát
- HS ghi đầu bài
- HS thảo luận 
- HS trình bày kế hoạch của mình cho các bạn nghe 
- HS trình bày kế hoạch của mình trước lớp 
- HS lớp nhận xét
- Lắng nghe 
- HS 1 vài em kể 
- HS nhận xét bổ sung 
- HS lắng nghe
- Lớp thảo luận nhóm
- CN trình bày tranh vẽ của nhóm và dán tờ giấy Ao .
- Đại diện các nhóm dán bài trên bảng lớp và trình bày ND từng bức tranh
- HS các nhóm nhận xét 
- HS xung phong đọc thơ hoặc hát trước lớp.
- HS nhận xét.
- 1, 2 HS đọc ghi nhớ
- HS lắng nghe
 ___________________________________________ 
Tuần 3
Ngày soạn: 17/9/2012 Ngày giảng:T5 /20/9/2012 
 Bài 2 : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH 
 Truyện : Chuyện của bạn Đức.
A. Mục tiêu:
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- HS khá giỏi: Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu bài tập ( HĐ2 – tiết 1 )
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.
- Thẻ màu để dùng cho HĐ3 – tiết1.
C. Phương pháp:
 Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
tiết 1
D. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức.1’
II. Kiểm tra bài cũ.3’
- Bài đạo đức trước các em đã học bài gì?
- Qua bài học đó em phải làm gì ?
- Nhận xét đánh giá
III.Dạy bài mới.28’
1. Giới thiệu bài:Hôm nay các em học bài: “ Có trách nhiệm  của mình” và tìm hiểu truyện: chuyện  Đức.
2. Nội dung:
a. Hoạt động1.(8’):Tìm hiểu truyện: “Chuyện của bạn Đức”.
* Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc mà tâm trạng của Đức; biết phân tích đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành:
- GV kể chuyện theo nội dung tranh lần1.
- Gọi HS đọc ND chuyện SGK
- Cho HS thảo luận nhóm thảo luận câu hỏi.
+ Đức đã gây ra chuyện gì ?
+ Sau khi gâyra chuyện Đức và Hợp đã làm gì ? Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai?
+ Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó?
+ Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
+ Theo em, Đức nên làm gì ? Vì sao lại làm như vậy ?
* GV kết luận: Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình chúng ta cũng nên dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm đối với việc làm của mình.
+ Qua câu chuyện em thấy việc làm của bạn Đức thể hiện điều gì ?
+ Theo em người sống có trách nhiệm thì mọi người sẽ như thế nào ?
* Qua câu chuyện của bạn Đức, chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ ( SGK )
- Gv ghi bảng.
b. Hoạt động 2.(8’): Làm bài tập 1.
* Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
*Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm 
- GV ghi bài tập bảng phụ 
- Phát phiếu bài tập và yêu cầu HS thảoluận để làm vào phiếu:
- Gọi đại diện các nhóm dán phiếu và trình bày ý kiến của nhóm.
- GV nhận xét tuyên dương.
c. Hoạt động3(8’): Bày tỏ thái độ (Bài tập 2/ SGK)
* Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
* Cách tiến hành:
- GV ghi ND bài trên bảng 
- Gv nêu yêu cầu nhiệm vụ
- Phát cho HS các thẻ
- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập2.
- GV nhận xét
d.Hoạt động 4.(8’): Hướng dẫn thực hành:
*Mục tiêu: HS biết nhận ra được hành vi không đúng của mình của bạn.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS hãy lấy những ví dụ về các bạn trong lớp, trong trường đã có những hành vi không đúng 
- Yêu cầu HS tìm hiểu xung quanh (trường, lớp. nơi em ở ) những tấm gương của 1 bạn mà em biết đã có trách nhiệm với việc mình làm.
*GV nhận xét chốt ý đúng
IV. Củng cố- dặn dò.3’
- Nhắc lại ND bài 
- Hướng dẫn học ở nhà: Về học bài và thực hiện tốt những điều đã học. Tự giác đánh giá việc làm của mình từ đầu năm đến nay.
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát 
- Em là học sinh lớp 5
- Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- Nhận xét bổ sung
- HS nhắc lại đầu bài . Ghi đầu bài
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đức đã đá quả bóng vào một bà đang gánh đồ.
- Sau khi gây ra chuyện Hợp đã ù té chạy mất hút. Còn Đức luồn theo rặng tre chạy vội về nhà. Việc làm đó của hai bạn là sai.
- Đức đã vô tình gây ra chuyện đó.
- Khi về nhà Đức cảm thấy ân hận và xấu hổ.
- Theo em, hai bạn nên chạy ra xin lỗi và giúp bà Doan thu dọn đồ. Vì khi chúng ta làm gì đó chúng ta nên có trách nhiệm đối với việc làm của mình.
- HS lắng nghe
- Bạn Đức đã nhận ra việc làm thiếu trách nhiệm của mình.
- Người sống có trách nhiệm là người biết nhận ra lỗi lầm và tự sửa lỗi.
- 1 vài HS đọc ghi nhớ
- HS thảo luận nhóm 4
- 1 HS đọc yêu cầu bài 
- Nhóm thảo luận ghi vào phiếu học tập:
- Đáp án:
- Câu 1: ý a,b,d,g là những biểu hiện của sống có trách nhiệm.
- c,đ,e không là biểu hiện của người sống có trách nhiệm 
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS nhận thẻ
- Tán thành ý kiến ( thẻ đỏ ):ý kiến a,đ
- Không tán thành ( thẻ xanh ) ý kiến b,c,d
- HS bày tỏ thái độ của mình trước lớp
- HS nối tiếp nêu
- HS lớp nhận xét hành vi đúng sai
- HS xung phong kể
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS lắng nghe
Tuần 4
 Ngày soạn: 24/9/ 2012 Ngày giảng: T5/27/9/2012
Bài 2 : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
Luyện tập – Thực hành
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức.1’
II. Kiểm tra bài cũ.3’
- thế nào là người sống có trách nhiệm?
- Nhận xét đánh giá
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em học 
“Có trách nhiệm  của mình” (tiết1) tiết học hôm nay các em học luyện tập thực hành.
2. Nội dung:
a. Hoạt động1(9’): Noi theo gương sáng:
* Mục tiêu:HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS kể về 1 số tấm gương đã có trách nhiệm với việc làm của mình.
- Gợi ý cho HS trình tự kể:
+ Bạn nhỏ đã gây ra chuyện gì ?
+ Bạn đã làm gì sau đó ?
- GV kể cho HS nghe 1 câu chuyện về người có trách nhiệm với việc làm của mình.
b. Hoạt động 2.(9’): Em sẽ làm gì.
* Mục tiêu: HS tự nhận ra được hành vi đúng / sai và tự rút ra bài học.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức HĐ theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống sau:
+ Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết như thế nào ?
+ Em đang ở nhà 1 mình thì bạn Hùng đến rủ em đi chơi nhà bạn Lan ?
+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường ?
+ Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút thuốc lá trong giờ chơi ?
- GV nhận xét tiểu kết.
c. Hoạt động 3(9’): Trò chơi sắm vai.
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp cho mỗi tình huống.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức nhóm cặp đôi. 
- GV đưa ra tình huống 
+ Trong giờ ta chơi, bạn Hùng làm rơi hộp bút của bạn Tú.
+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn Tùng vứt rác ra sân trường ?
- Yêu cầu HS sắm vai giải quyết tình huống.
- Gọi 3,4 nhóm lên thể hiện trước lớp.
- GV cho HS nhận xét
- GV khen ngợi các nhóm thực hiện tốt, động viên các nhóm chưa đạt.
IV. Củng cố – dặn dò.3’
- Nhắc lại ND bài 
- Hướng dẫn học ở nhà:
+ Ôn lại ND bài 
- Lớp hát
- Là khi chúng ta làm điều gì có lỗi dù là vô tình chúng ta cũng nên dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm dám nhận lỗi đối với việc làm của mình.
- HS nhắc lại đầu bài và HS ghi đầu bài
- HS kể ( 3,4 HS ) kể trước lớp 
 HS khác lắng nghe
- HS lắng nghe
- HĐ nhóm 4
- HS thảo luận để tìm ra cách giải quyết từng tình huống.
-  em sẽ hỏi ý kiến của bản thân các bạn cùng lớp, các thầy cô giáo  xem xét kĩ cách giải quyết nào phù hợp với các em thì đưa ra quyết định cuối cùng.
- Em suy nghĩ xem có nên đi chơi với bạn không. Nếu đi thì khi bố mẹ về không thấy em sẽ rất lo lắng và không có ai trông nhà, vì vậy em sẽ hẹn bạn Hùng lần khác đi.
- Em sẽ nhắc bạn cần đổ rác vào đúng nơi quy định. Bạn vứt ra đó không những làm cho trường lớp bẩn mà còn gây ô nhiễm môi trường.
- Em sẽ từ chối không hút và khuyên bạn không hút thuốc lá. Vì thuốc lá gây hại cho sức khoẻ bản thân và những người xung quanh đồng thời làm ô nhiễm môi trường.
- HS hoạt động theo cặp
- Nghe và đưa tình huống GV đưa ra.
- HS lắng nghe
- Thảo luận tìm cách giải quyết và đóng vai thể hiện.
- HS trình bày trước lớp 2 cặp HS mỗi cặp thể hiện 1 tình huống.
- HS nhận xét từng cặp đóng vai, từng cách giải quyết.
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS lắng nghe
Tuần 5
Ngày soạn:1/10/2012 Ngày giảng: T5/04/10/2012
Bài 3 : CÓ CHÍ THÌ NÊN. 
A.Mục tiêu:
 - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
 - Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
 - Cảm phục và noi theo nhữ ... i em phải dừng lại ngay.
+ Cho HS thực hành bằng xe đạp cũng đang đi GV hô: " Dừng lại"
- GV: Qua trò chơi thử nghiệm này, chỉ ra cho các em thấy: Nếu các em chạy nhanh thì sẽ không dừng ngay lại được,.... xe đi càng nhanh, thì khi gặp sự cố không thể dừng ngay, phải có một khoảng thời gian và độ dài cần thiết để xe dừng hẳn. Vì vậy, nếu ta đi nhanh dễ gây ra tai nạn... nếu đang đi mà đột ngột rẽ trái, rẽ phải thì chắc chắn sẽ bị xe đang đi tới đâm vào. Trong trường hợp đó lỗi tại ai?
* Kết luận: Khi điều khiển bất cứ một phương tiện nào cần phải bảo đảm tốc độ hợp lí, không được phóng nhanh để tránh tai nạn.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Hướng dẫn học ở nhà
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát
- HS để toàn bộ đồ dùng lên mặt bàn
- HS ghi đầu bài
- Hoạt động nhóm
- VD: Tai nạn xảy ra ở Chiềng Mung ngày 10/4 xe khách đâm xe máy làm một người chết tươi tại chỗ.
- Vụ tai nạn xe máy đâm nhau ở Cò Nòi làm 2 người chết...
- Do không làm chủ tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu có người còn say rượư khi lái xe. đều do không chấp hành giao thông.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe
- Hoạt động cá nhân
- Để đảm bảo an toàn giao thông mọi ngời cần phải học luật giao thông và thực hiện đúng luật giao thông; Có như vậy mới tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
- HS liên hệ bản thân
VD: Khi đi đường, em luôn đi sát về bên phải, muốn sang đường em phải nhìn trước, sau rồi mới xin đường, không dàn hàng ngang khi đi trên đường, chú ý tất cả các phương tiện...
Khi ngồi sau xe máy em đều phải đội mũ bảo hiểm...
- HS lắng nghe
- Cả lớp quan sát ai dừng lại ngay, ai chưa dừng lại được ngay
- Người đi xe đạp bóp phanh một khoảng thời gian xe mới dừng hẳn được.
- HS tiến hành chơi
- HS lắng nghe.
- Ôn lại nội dung bài làm bài tập
-Lắmg nghe
 _______________________________________ 
 Tuần 33
Ngày soạn : 16/4/2012 Ngày giảng: 20/4/2012
Tiết 2 : an toàn khi tham gia giao thông.
A. mục tiêu:
- Qua tiết thực hành, giúp HS có kĩ năng tham gia giao thông một cách an toàn.
- Giáo dục ý thức tự giác chấp hành đúng luật giao thông.
B. đồ dùng dạy - học:
- Sân trường kẻ vạch đường bộ, đường có ngã ba, ngã tư, đường có vạch đành cho người đi bộ sang đường.
- Một số xe đạp.
C. Phương pháp:
 Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề. 
D. các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS nhận xét bổ sung những em còn thiếu.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: để giúp các em có kĩ năng tham gia giao thông an toàn. Tiết học hôm nay cô cùng các em thực hành an toàn khi tham gia giao thông.
2. Nội dung:
a.Hoạt động 1:(9’) Thực hành đi trên đường có vạch kẻ dành cho ngời đi bộ sang đường
*Mục tiêu: HS biết đi đúng đường có vạch kẻ 
*Cách tiến hành:
- Giả sử có 2 bạn đi trên đường gặp đường dành cho người sang đường, HS phải đi chậm, tránh cho ngời đi bộ sang đường rồi mới đi tiếp
- Gọi các nhóm lên thực hành 
- GV nhận xét biểu dương khen ngợi những HS biết đi đúng luật
b.Hoạt động 2:(9’) Thực hành đi gặp ngã ba ngã tư.
*Mục tiêu: HS biết đi đúng phần đường của mình khi gặp ngã ba, ngã tư
*Cách tiến hành:
+ Khi gặp ngã ba, ngã tư em phải đi như thế nào ?
GV nhận xét kết luận:
- Yêu cầu các nhóm thực hành khi đi trên đoạn đường ngã ba ngã tư
- GV nhận xét biểu dương
c.Hoạt động 3:(9’) Thực hành đi bộ, đi xe đạp trên đường quốc lộ.
*Mục tiêu: Củng cố cho HS biết thực hiện đúng luật giao thông khi đi bộ và đi xe đạp.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm 2
- GV nhận xét biểu dương
IV. Củng cố – dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài
- Lớp hát
- HS để toàn bộ vở lên mặt bàn
- HS ghi đầu bài
- HS làm việc theo nhóm
- HS thực hành theo nhóm đi trên đường có vạch kẻ dành cho ngừơi đi bộ
- Hoạt động nhóm
- Em phải đi theo vòng xuyến và quan sát kĩ các phương tiện và người đi trên đường, đi chậm, đi đúng đường của mình.
- HS thực hành theo nhóm – các nhóm khác theo dõi bổ sung nhận xét
- HS thực hành đi bộ và đi xe đạp trên đường quốc lộ
- 2 HS thực hành một lượt HS các nhóm khác nhận xét các bạn đi đúng luật chưa.
- Thực hành an toàn giao thông
- Lắng nghe
Tuần 34
Ngày soạn: 23/4/20120 Ngày giảng: 27/4/20120
Tiết 3: Tích cực tham gia phong chống ma tuý và các
tệ nạn xã hội.
A. mục tiêu:
- HS thấy tác hại của ma tuý và cách phòng tránh.
- Tích cực tham gia phòng chống tệ nạn ma tuý.
B. đồ dùng dạy – học:
- một số bài báo nói về vụ án ma tuý gây ra.
- Các tranh ảnh tuyên truyền phòng chống ma tuý.
C. Phương pháp:
 Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề. 
D. các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức:
II. kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS nhận xét bổ sung những em còn thiếu.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ma tuý là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội và gây ra bao nhiêu đau thương cho nhiều gia đình và cho xã hội. Nó trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Vậy mỗi chúng ta cần phải làm gì để tích cực phòng chống ma tuý, đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay chúng cùng cô tìm hiểu nội dung bài.
2. Nội dung:
a.Hoạt động 1:(9’) Tác hại của ma tuý.
*Mục tiêu: Nắm được tác hại của ma tuý và biết cách phóng tránh.
*Cách tiến hành:
- Qua nghe đài, đọc báo, thực tế em hãy nêu tác hại của ma tuý ?
GV nhận xét kết luận:
Đọc cho HS nghe thêm một số bài báo về các vụ án do ma tuý gây nên.
+ Nêu cách phòng tránh ma tuý ?
b.Hoạt động 2:(9’)Trò chơi “ Nói không với ma tuý”
*Mục tiêu: HS có kĩ năng phòng tránh ma tuý.
*Cách tiến hành:
- Phân vai , diễn kịch thể hiện chủ đề phòng trống ma tuý
- GV gợi ý một nội dung kịch bản
- Gọi các nhóm lên biểu diễn kịch
- GV nhận xét khen ngợi nhóm có kịch bản hay, diễn xuất tốt.
c.Hoạt động 3:(9’) Vẽ tranh
*Mục tiêu: HS vẽ tranh thể hiện nội dung phòng chống ma tuý.
*Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu
- Hết thời gian yêu cầu HS trng bày tranh và nói nội dung ý nghĩa tranh mình vẽ.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp, nội dung tranh có ý nghĩa.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Hướng dẫn học ở nhà
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát 
- HS để toàn bộ đồ dùng lên mặt bàn
- HS ghi đầu bài
- Hoạt động nhóm 4
- Người nghiện ma tuý bị ảnh hưởng tới sức khoẻ người gầy, mắt thâm mệt mỏi, mất khả năng lao động, tốn nhiều tiền của, có thể bị mắc bệnhAIDS, không có tiền hút dẫn đến trộm cắp giết người cướp của.Dùng thuốc quá liều có thể bị chết.
- HS lắng nghe
- Tuyệt đối không hút, hít thử ma tuý vì chỉ cần thử một lần cũng có thể gây nghiện. Không nghe sự dụ dỗ lôi kéo của bất kì người nào sử dụng ma tuý.
- Hoạt động nhóm 6
- Các thành viên trong nhóm cũng dựng kịch bản, và phân công nhập vai
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS làm việc cá nhân
- HS vẽ tranh
-Lắng nghe
- Ôn lại nội dung bài
- Lắng nghe
 Tuần 35.
Ngày soạn: 2/5/ 2012 Ngày giảng:6/4/5/2012
thực hành cuối kì II và cuối năm
A. Mục tiêu: 
 Sau bài học HS biết:
- HS biết củng cố, thực hành kỹ năng về hành vi đạo đức như:
+ có trách nhiệm về việc làm của mình, kính già yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, hợp tác với những người xung quanh , tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam,yêu quê hương đất nước 
- Có thói quen làm việc có ích cho mình và cho mọi người.
- Biết phê phán và không đồng tình với những việc làm không đúng.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Giấy, bút .
C. Phương pháp:
 Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề. 
D.Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS nhận xét bổ sung những em còn thiếu.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô cùng các em củng cố kiến thức kĩ năng từ bài9 đến bài 10. 
2. Nội dung:
a.Hoạt động 1:(7’) em yêu tổ quốc việt nam
*Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp với một số ý kiến liên quan đến các mốc thời gian lịch sử.
*Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến những sự kiện nào của đất nước ta ?
a. Ngày 2 tháng 9 năm 1945
b.Ngày 7 tháng 5 năm 1954 
c. Ngày 30 tháng 4 năm 1975
b.Hoạt động 2:(7’)Em yêu hoà bình
*Mục tiêu: HS biết quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tran.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Gọi HS trình bày bài
- Nhận xét bổ sung
c.Hoạt động 3:(7’)Em tìm hiểu về liên hợp quốc.
*Mục tiêu: HS có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập
d.Hoạt động 4:(7’) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Mục tiêu : HS biết bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét bổ sung
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Hướng dẫn học ở nhà
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát
- HS để toàn bộ đồ dùng lên mặt bàn
- HS ghi đầu bài
- Bày tỏ thái độ đi qua thẻ tán thành thẻ đỏ, không tán thành thẻ xanh, lưỡng lự thẻ vàng.
- Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Chiến thắng lịch sử điện Biên Phủ.
- Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
+ Hãy ghi dấu + vào ô trước những hoạt động vì hoà bình mà em biết trong các hoạt động dới đây.
 đi bộ vì hoà bình.
 Vẽ tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.
 Diễn đàn Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tranh.
 Mít tinh, tuần hành, lấy chữ kí phản đối chiến tranh xâm lược.
 Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
 Giao lu với thiếu nhi quốc tế.
 Viết thư kết bạn với thiếu nhi các địa phương khác, các nước khác.
- Hãy ghi lại việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại cho trẻ em ?
+ Liên Hợp Quốc mang lại cho trẻ em công ước quốc tế quyền trẻ em.
- Đánh dấu + vào vào ô trớc các ý kiến em cho là đúng:
 Tài nguyên thiên nhiên không bao giờ cạn kiệt.
 Nếu không sử dụng tiết kiệm và hợp lí thì đến một giọt nước sạch cũng sẽ không còn.
 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ quyền được sống và phát triển trong môi trường an toàn, trong lành của trẻ em.
 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chỉ là trách nhiệm của người lớn.
- Ôn lại nội dung bài làm bài tập
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc hoan chinh.doc