Giáo án dạy bài tuần 26 Lớp 5

Giáo án dạy bài tuần 26 Lớp 5

 Tập đọc

 Tiết 51: nghĩa thầy trò

Theo Hà Ân

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Đọc: - Đọc đúng: tề tựu, ngay ngắn, dạ ran, thôn Đoài, vỡ lòng,.

 - Đọc lưu loát toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trang trọng

2. Hiểu: -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài, hiểu nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến nội dung bài, hiểu diễn biến câu chuyện

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó

II. Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/Sgk- 79

 

doc 18 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1449Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy bài tuần 26 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tập đọc
	Tiết 51: 	nghĩa thầy trò
Theo Hà Ân
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Đọc: - Đọc đúng: tề tựu, ngay ngắn, dạ ran, thôn Đoài, vỡ lòng,...
 - Đọc lưu loát toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trang trọng
2. Hiểu: -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài, hiểu nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến nội dung bài, hiểu diễn biến câu chuyện
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó
II. Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/Sgk- 79
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Cửa sông
B. Bài mới: - Nêu mục tiêu bài học
1/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: - Chia 3 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng
+Đoạn 2: Tiếp theo đến tạ ơn thầy
+Đoạn 3: Phần còn lại
- Lưu ý cách đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng, lời thầy giáo với môn sinh: ôn tồn, thân mật; nói với cụ đồ già: kính cẩn
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài: Câu hỏi /Sgk- 80
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Các môn sinh đến nhà để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành. Từ sáng sớm...mừng thọ thầy; họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý; đồng thanh dạ ran, cùng thầy đến thăm.....
Câu 2: Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ vỡ lòng; mời học trò cùng tới thăm...mang ơn rất nặng, chắp tay cung kính vái cụ đồ...tạ ơn thầy
Câu 3: Tiên học lễ, hậu học văn; tôn sư trọng đạo; không thầy đố mày làm nên; muốn sang....yêu lấy thầy; kính thầy yêu bạn; cơm cha áo mẹ chữ thầy,....
2/ Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn, đọc mẫu đoạn:
 "Từ sáng sớm....dạ ran"
3/Củng cố- Dặn dò:
- Tím các truyện kể về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc VN
- Đọc trước bài: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ, TL câu hỏi/Sgk
- 1 HS giỏi đọc cả bài, lớp theo dõi Sgk
- Luyện đọc theo cặp
+ Chú ý đọc đúng các từ khó: tề tựu, ngay ngắn, dạ ran, thôn Đoài, vỡ lòng,... 
+Nêu nghĩa các từ ngữ trong chú giải/80
 - Luyện đọc theo nhóm đôi( nối tiếp nhau đọc cả bài) 
 - Xem tranh minh hoạ bài đọc, nói về nội dung tranh
- 1, 2 HS đọc lại bài.
- Dựa vào bài đọc/Sgk- 79, tìm hiểu bài theo từng câu hỏi và gợi ý của GV
+ Câu1: Yêu cầu trao đổi với bạn cùng bàn, trả lời câu hỏi 
+ Câu2: Nêu câu hỏi 2. Yêu cầu cá nhân trả lời 
+ Câu3: Nêu câu hỏi 3. Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, nêu và hoàn chỉnh câu trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc trên bảng phụ những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, khẩu hiệu nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta
- Nêu nghĩa của một số câu như: Tiên học lễ, hậu học văn; tôn sư trọng đạo
- Nêu ý nghĩa của bài
- Thi đua đọc diễn cảm
- Nhắc lại ý nghĩa bài
- Liên hệ ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc ta
Toán: 
	Tiết 126: 	nhân số đo thời gian với một số
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn
II. Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ cá nhân, nhóm 
III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Luyện tập
B.Bài mới: Nêu mục tiêu bài học
1/Hướng dẫn xét VD: 
VD1: Gợi ý
- Muốn biết người đó làm 3 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?
VD2:
- Muốn biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?
* Lưu ý: 
Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề
2/Luyện tập: 
Các bài tập 1; 2/Sgk- 135
Bài 1: 
Chú ý nhận xét cách thực hiện và kết quả cụ thể từng phép tính
Bài 2: 
Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài; giải bài vào vở; 2 HS giải trên bảng nhóm; đính bảng nhận xét bài làm
- Theo dõi, chấm chữa bài
3/ Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Chia số đo thời gian cho 1 số
- Sửa bài 3/VBT, nêu cách trừ số đo thời gian
VD1: 
- Đọc bài toán, nêu cách giải: Lấy thời gian làm xong 1 sản phẩm nhân với 3 sản phẩm
- Nêu phép tính tương ứng: 
 1 giờ 10 phút x 3 = ?
- Tự đặt tính và tính nháp; 1 HS trình bày trên bảng; Kết quả: 3 giờ 30 phút
VD2: 
- Đọc bài toán, nêu cách giải: Lấy thời gian học mỗi buổi nhân với 5 buổi
- Nêu phép tính tương ứng:
 3 giờ 15 phút x 5 = ?
- Tự đặt tính và tính nháp; 1 HS trình bày trên bảng; Kết quả: 15 giờ 75 phút
- Trao đổi với bạn cùng bàn, nêu cách ghi kết quả thành: 16 giờ 15 phút (vì 75 phút= 1 giờ 15 phút,...)
Bài 1: HS thực hiện lần lượt từng phép tính trên bảng cá nhân; đính bài nhận xét
Kết quả: a/ 9 giờ 36 phút
 17 giờ 32 phút
 62 phút 5 giây
b/ 24,6 giờ
 13,6 phút
 28,5 giây
Bài 2: Làm vào vở; 2 HS đính, chữa bài trên bảng. 
 Đáp số: 4 phút 15 giây
Đạo đức
	Tiết 26: 	em yêu hoà bình
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình
- Có ý thức tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức
II. Tài liệu và phương tiện Dạy- Học: 
- Tranh ảnh về các HĐ bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và NDVN, thế giới
- Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em . - Phiếu học tập cho HĐ 1
III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Em yêu Tổ quốc VN
B. Bài mới: 
* Khởi động: 
+ Bài hát nói lên điều gì? Để trái đất mãi bình yên tươi đẹp, chúng ta cần phải làm gì? GTB.
*HĐ1: Tìm hiểu thông tin
 Giúp HS hiểu được hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình
- Phát phiếu HT, nêu yêu cầu thảo luận
- Kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,...Vì vậy, chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
* HĐ 2: Bày tỏ thái độ- BT1/Sgk. 
Giúp HS biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có tr/nhiệm th/gia bảo vệ hoà bình
- Lần lượt đọc các ý kiến trong BT
- Kết luận: Các ý a; d là đúng. Các ý b; c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ hoà bình
- Giới thiệu điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em
*HĐ3: Làm BT2/Sgk. 
Giúp HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày
- Kết luận: Để bảo vệ hoà bình, mỗi người cần có lòng yêu hoà bình, thể hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong quan hệ giữa người với người, giữa các dân tộc, các quốc gia,... như các hành động việc làm b; c trong BT2
*HĐ4: Làm BT3/Sgk. 
Giúp HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc HS sưu tầm tranh, ảnh, chuẩn bị tiết 2
- Nêu lại phần ghi nhớ của bài; hát, đọc thơ về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam 
- Đồng ca bài: Trái đất này là của chúng em, nhạc: Trương Quang Lục
- Nói về nội dung cảm nhận được qua bài hát
- Quan sát tranh ảnh về cuộc sống trong chiến tranh, sự tàn phá của chiến tranh, đọc thông tin/Sgk, thảo luận theo 3 câu hỏi
- Các nhóm thảo luận
- Trình bày và đánh giá ý kiến
BT1:
- Theo dõi các ý kiến trong BT
- Chọn các ý a; d là đúng. Các ý b; c là sai
- Giải thích lí do về sự lựa chọn trên
- Đọc điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em
BT2: 
- Làm việc cá nhân và trình bày, trao đổi ý kiến trước lớp
- Liên hệ: 
Bằng hiểu biết các nhân, kể ra những hành động thể hiện lòng yêu hoà bình và hành động thể hiện trái với lòng yêu hoà bình
BT3:
- Trao đổi với bạn cùng bàn, trình bày trước lớp, bổ sung ý kiến
- Nói những điều em mong muốn sẽ làm để góp phần bảo vệ hoà bình
- Đọc ghi nhớ/ Sgk- 38
Toán
	Tiết 127: 	Chia số đo thời gian cho một số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn
II. Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ cá nhân, nhóm 
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Nhân số đo thời gian với 1 số
B.Bài mới: Nêu mục tiêu bài học
1/Hướng dẫn xét VD: 
VD1: Gợi ý
- Muốn biết trung bình Hải thi đấu 1 ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?
VD2:
- Muốn biết vệ tinh đó quay xung quanh TĐ 1 vòng trong bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?
* Lưu ý: 
Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác 0 thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp
2/Luyện tập: Các bài tập 1; 2/Sgk- 136
Bài 1: Chú ý nhận xét cách thực hiện và kết quả cụ thể từng phép tính
Bài 2: Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài; nêu rõ cách làm: Tìm thời gian làm 3 dụng cụ (bằng tính trừ)-> thời gian làm 1 dụng cụ (bằng tính chia)
- Theo dõi, chấm chữa bài
C. Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Sửa bài 2/VBT, nêu rõ cách thực hiện
VD1: - Đọc bài toán, nêu cách giải: Lấy thời gian thi đấu 3 ván cờ chia cho 3 
-Nêu phép tính tương ứng:
 42 phút 30 giây : 3 = ?
- Tự đặt tính và tính nháp; 1 HS trình bày trên bảng; Kết quả: 14 phút 10 giây
VD2: - Đọc bài toán, nêu cách giải: Lấy thời gian quay trong vòng chia cho 4
- Nêu phép tính tương ứng: 
 7 giờ 40 phút : 4 = ?
- Tự đặt tính và tính nháp; 1 HS trình bày trên bảng; Kết quả: 1 giờ 55 phút
- Nhận xét cách thực hiện
Bài 1: HS thực hiện lần lượt từng phép tính trên bảng cá nhân; đính bài nhận xét
Kết quả: 
 a/ 6 phút 3 giây
 b/ 7 giờ 8 phút
 c/ 1 giờ 12 phút
 d/ 3,1 phút
Bài 2: Giải bài vào vở; 2 HS giải trên bảng nhóm; đính bảng nhận xét bài làm 
 Đáp số: 1 giờ 30 phút
Lịch sử
	Tiết 26: 	chiến thắng điện biên phủ trên không
I.Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Từ ngày 18 đến ngày 30- 12- 1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội
- Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một Điện Biên Phủ trên không
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- Lược đồ thành phố Hà Nội; Phiếu HT cho HĐ 2
- ảnh tư liệu về 12 ngày đêm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: Sấm sét đêm giao thừa 
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: 
GTB: Nêu mục tiêu tiết học
* HĐ1: Trình bày âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội
- Giới thiệu trên lược đồ thành phố Hà Nội các địa danh tiêu biểu...
Chốt ý: Mĩ ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội, âm mưu bắt nhân dân  ... c quan trọng cho đời sống và sản xuất của người dân
+ Các công trình kiến trúc cổ như Kim Tự Tháp, tượng nhân sư; kênh đào Xuy-ê nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải, rất quan trọng với giao thông đường biển của thế giới
- Đọc ghi nhớ cuối bài
Khoa học
	Tiết 52: 	sự sinh sản của thực vật có hoa
I.Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
- Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió
II. Đồ dùng Dạy- Học:
- Hình/Sgk; Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Sưu tầm hoa thật theo 2 loại thụ phấn nhờ côn trùng, nhờ gió
III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:Cơ quan SS của t/ vật có hoa 
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 
* HĐ1 : Xử lí thông tin/Sgk
*Giúp HS: Nói được về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
- Giới thiệu sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính
- Yêu cầu HS chỉ vào hình và trình bày
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày
*HĐ2: Trò chơi " Ghép chữ vào hình"
*Giúp HS: Củng cố kiến thức về sự thụ phấn, sự thụ tinh của thực vật có hoa
- Giới thiệu sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính(không có chú thích) và các thẻ từ ghi sẵn các chú thích: hạt phấn, vòi nhuỵ, ống phấn, đầu nhuỵ, bao phấn, noãn, bầu nhuỵ
*HĐ3: Thảo luận 
*Giúp HS: Phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió
- Nêu yêu cầu: Trả lời các câu TN/Sgk- 107
- Quan sát vật thật, hoàn thành BT
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học; HD làm thí nghiệm, bài 53
- Chỉ vào sơ đồ cấu tạo hoa lưỡng tính, nói tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ
* Làm việc theo nhóm đôi, thảo luận trả lời các câu TN/Sgk- 106 
- Dựa vào sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính, nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
(Theo đáp án: 1-a; 2-b; 3-b; 4-a; 5-b)
* Các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình sao cho phù hợp
- Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình
- Hoàn thành bài trong VBT
* Trao đổi với bạn cùng bàn, trả lời các câu TN/Sgk- 107
- Quan sát vật thật, dựa theo hiểu biết cá nhân, điền vào bảng sau:
Hoa TP nhờ côn trùng
Hoa TP nhờ gió
Đặc điểm
Tên cây
Toán
	Tiết 130: 	vận tốc
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều
II. Đồ dùng Dạy- Học: Bảng cá nhân
III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: Luyện tập chung
B. Bài mới: - Nêu mục tiêu tiết học
1/Giới thiệu khái niệm vận tốc: 
- Nêu bài toán: Một ô tô mỗi giờ đi được 50 km, một xe máy mỗi giờ đi được 40 km, nếu 2 xe khởi hành cùng một lúc từ A thì xe nào sẽ đến B trước?
+ Ô tô và xe máy, xe nào đi nhanh hơn?
- Thông thường, ô tô đi nhanh hơn xe máy. Ta nói: Vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy
2/Giới thiệu cách tính vận tốc: 
- Giới thiệu bài toán 1/Sgk
+ Muốn biết trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km, ta làm thế nào?
- Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km, ta nói vận tốc trung bình của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét-giờ, viết tắt 42,5 km/giờ (42,5 km/h)
- Nêu lại YC của BT: Tìm vận tốc của ô tô?
- Lưu ý đơn vị vận tốc ở bài này là km/giờ
- Muốn tính vận tốc, ta làm như thế nào? Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, công thức tính vận tốc được viết như thế nào?
- Hãy nêu ước lượng vận tốc của một số chuyển động trong thực tế
- Lưu ý: ý nghĩa về vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động
- Giới thiệu bài toán 2/Sgk: Yêu cầu HS tự giải bài toán trên bảng con, đính bài nhận xét
 - Lưu ý đơn vị vận tốc ở bài này là m/giây
3/HD thực hành:
Bài 1; 2: Yêu cầu HS đọc kĩ đề, nói rõ cách làm. Lưu ý HS ghi đúng đơn vị vận tốc
Bài 3: Lưu ý HS đổi đơn vị đo thời gian sang giây, vận dụng cách tính vận tốc
 - Theo dõi, nhận xét, đánh giá việc trình bày bài
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Làm bài 2; 3/ VBT. 
- Nhận xét: ô tô mỗi giờ đi được 50 km, xe máy mỗi giờ đi được 40 km, nếu 2 xe khởi hành cùng một lúc từ A thì xe ô tô sẽ đến B trước
- Ô tô đi nhanh hơn xe máy
- Nhắc lại: Vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy
BT1: Nêu cách giải: 
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là:
170 : 4 = 42,5 (km)
- Nhận xét: Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km, ta nói vận tốc trung bình của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét-giờ, viết tắt 42,5km/giờ (42,5 km/h)
- Trình bày lại cách giải BT: 
Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km/giờ)
- Nêu cách tính vận tốc, ghi công thức:
Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian: v = s : t
- Thông thường, vận tốc của:
Người đi bộ khoảng: 5 km/ giờ
Xe đạp khoảng: 15 km/ giờ
Xe máy khoảng: 35 km/ giờ
Ô tô khoảng: 50 km/ giờ
- Giải bài toán 2 trên bảng con, đính bài 
Vận tốc chạy của người đó là: 60 : 10 = 6(m/ giây)
- Nhắc lại cách tính vận tốc
Bài 1: Làm vào vở, 1HS chữa bài trên bảng
 Đáp số: 35 km/ giờ
Bài 2: - Làm vào vở, 1HS chữa bài trên bảng
 Đáp số: 720 km/ giờ
Bài 3: Trao đổi với bạn cùng bàn, nêu cách làm. Làm vào vở, 1HS chữa bài trên bảng
 Đáp số: 5 m/ giây
Tập làm văn
	Tiết 52: 	 trả bài văn tả đồ vật
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho về bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chịn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày
- Nhận thấy những ưu, khuyết điểm trong bài làm của bản thân và của bạn qua nhận xét của GV
- Biết tham gia sửa lỗi chung, tự sửa lỗi trong bài của mình, viết lại 1 đoạn hoặc cả bài cho hay hơn
II. Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/ Nhận xét chung kết quả bài làm: 
- Đính bảng phụ viết một số lỗi điển hình
+ Ưu điểm: Tả đúng với đặc điểm đồ vật chọn tả; diễn đạt ý trọn vẹn, nhiều bài biết dùng từ viết câu,...
+ Hạn chế: Một số bài viết thân bài sơ sài, dùng từ chưa biểu cảm, chữ viết chưa cẩn thận, có lỗi chính tả. Còn 1 số bài chưa đạt, viết lủng củng, tả lộn xộn, không rõ ý. Chua biết thể hiện cảm xúc cá nhân trong bài viết
+ Công bố điểm: Giỏi ; Khá ; TB ; Yếu
2/ Hướng dẫn chữa bài: 
- Trả bài cho từng HS
- Hướng dẫn chữa lỗi trên bảng phụ
- Hướng dẫn chữa lỗi trong bài
-Yêu cầu những HS có bài làm sơ sài, chọn và viết lại đoạn thân bài
3/HD học tập những đoạn, bài văn hay: 
- Theo dõi chung cả lớp.
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, biểu dương HS có bài văn hay, HS có ý thức sửa bài tích cực
- Chuẩn bị bài TLV tuần 27
- Đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã viết lại 
- Đọc lại 5 đề bài/ Sgk
- Nghe nhận xét
- Chữa lỗi vào vở nháp, nêu cách chữa. Lần lượt từng HS chữa từng lỗi trên bảng phụ, thống nhất phương án chữa đúng nhất
- Đọc kĩ lời nhận xét của GV, tự phát hiện và sửa lỗi. Tập trung chữa lỗi về từ, lỗi chính tả. Đổi vở soát lại lỗi
- Nghe đoạn bài văn hay, trao đổi chỉ rõ cái hay của từng bài: Về từ, câu, cách viết câu ghép để diễn đạt đầy đủ, chặt chẽ các ý; chỉ rõ những câu có dùng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá
- Chọn, viết lại 1 đoạn cho hay hơn (so với đoạn cũ)
Chính tả
	Tiết 26: 	lịch sử ngày quốc tế lao động
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nghe, viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động	
- Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài; thức hành làm đúng các bài tập
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài - VBT 
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: 
- Kiểm tra VBT 
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/ Hướng dẫn nghe- viết:
- Đọc bài chính tả Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
- Bài chính tả cho biết điều gì?
- Nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai, các tên địa lý nước ngoài 
- Lưu ý: Ngày Quốc tế Lao động là tên riêng chỉ 1 ngày lễ, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó
- Đọc cho HS viết bài. Chấm bài, nhận xét 
2/ Hướng dẫn làm BT chính tả:
- Hướng dẫn làm bài tập 2/ VBT 
BT2: Yêu cầu HS nói rõ cách viết hoa từng tên riêng
Theo dõi, gợi ý HS trình bày bài
Cho HS nghe băng 1 đoạn bài Quốc tế ca 
3/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết bài đúng, đẹp.
- Dặn nhớ lịch sử Ngày Quốc tế Lao động; nhớ quy tắc viết hoa; chuẩn bị bài chính tả tuần 27
- Viết 1 số tên riêng như: Sác-lơ Đác-uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, ấn Độ.Lớp viết bảng con 
- Theo dõi trong Sgk
- Cả lớp đọc thầm lại bài viết
- TL: Bài chính tả giải thích sự ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1- 5.
- Viết bảng con các từ dễ viết sai (biểu tình, bãi công, làn sóng, lan nhanh, đặc biệt,xả súng,...) các tên địa lý nước ngoài (Chi- ca- gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ)
- Viết bài; đổi vở soát lỗi
- Làm bài tập 2 vào VBT
BT2: HS đọc nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi/Sgk. Nêu nghĩa từ: Công xã Pa-ri
- Đọc thầm bài văn: Tấc giả bài Quốc tế ca, tìm tên riêng, nối tiếp nhau trả lời
- Các nhóm thảo luận nói về nội dung bài văn
- 1 HS trình bày bài trước lớp
Sinh hoạt lớp tuần 26
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 26
- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 27. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm để hoàn thành tốt kế hoạch tuần 27	
- Tăng cường ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp
II.Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 26
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
- Thực hiện khá nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học
- Nhiều HS tích cực trong học tập ở lớp, chăm học ở nhà như: Lũy, Phưng, Ngọc, Năng, ... 	
- Học tập tốt, thi đua rèn chữ viết có tiến bộ, tiêu biểu: Mưi, Thuit, ...
- Tập thể lớp đoàn kết tốt, giúp bạn yếu tiến bộ 
- Lên kế hoạch hoạt động của chi đội kịp thời, phù hợp KH chung của liên đội
- Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả
* Khuyết điểm: 
- Một số HS chưa tích cực trong học tập	
- Một số HS còn nghỉ học rải rác trong tuần.
2/ Kế hoạch tuần 27- Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm)
- BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
3/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: 
- Hát những bài hát Ca ngợi quê hương Kon Tum, một số bài hát sinh hoạt truyền thống của Đoàn, Đội

Tài liệu đính kèm:

  • doc26.doc