Tập đọc
Tiết 63: út vịnh
Theo Tô Phương
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Đọc: Đọc đúng: út Vịnh, đường sắt, chềnh ềnh, trẻ chăn trâu, . Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, đọc giọng kể diễn tả nội dung từng đoạn trong bài
2. Hiểu: Hiểu các từ ngữ: thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ, trong gang tấc
* Hiểu ý nghĩa chuyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ
II. Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/Sgk- 136
Tập đọc Tiết 63: út vịnh Theo Tô Phương I.Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Đọc: Đọc đúng: út Vịnh, đường sắt, chềnh ềnh, trẻ chăn trâu, ... Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, đọc giọng kể diễn tả nội dung từng đoạn trong bài 2. Hiểu: Hiểu các từ ngữ: thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ, trong gang tấc * Hiểu ý nghĩa chuyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ II. Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/Sgk- 136 III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Bầm ơi - Kiểm tra 3 HS B. Bài mới: * G/t: Chủ điểm Những chủ nhân tương lai; tên bài út Vịnh 1/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Chia 4 đoạn: +Đoạn 1: Từ đầu đến ném đá lên tàu +Đoạn 2: Tiếp theo đến như vậy nữa +Đoạn 3: Tiếp theo đến tàu hoả đến +Đoạn 4: Phần còn lại - Lưu ý cách đọc từng đoạn ( tham khảo Sgv- 233) - GV đọc mẫu toàn bài b. Tìm hiểu bài: Gợi ý trả lời: Câu 1: Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh....khi tàu đi qua Câu 2: tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn...... Câu 3: Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn,...mép ruộng Câu 4: ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về ATGT, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ/ Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân tương lai,... 2/ Đọc diễn cảm: - Hướng dẫn, đọc mẫu đoạn" Thấy lạ...gang tấc" 3/Củng cố- Dặn dò: - Dặn luyện đọc ở nhà, kể lại câu chuyện - Đọc trước bài: Những cánh buồm sắp tới - Đọc thuộc bài; TLCH/Sgk - Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và bài học/Sgk- 135; 136 - 1HS đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài - Đọc nối tiếp đoạn ( 2,3 lượt) + Chú ý đọc đúng các từ khó ( như MT) + Nêu nghĩa các từ khó ( chú giải- Sgk) - Luyện đọc theo cặp; nối tiếp nhau đọc cả bài - Dựa vào bài đọc/Sgk, tìm hiểu bài theo từng câu hỏi và gợi ý của GV Câu hỏi /Sgk- 137 - Cá nhân trả lời các câu hỏi, HS khác bổ sung - Nêu và ghi vở ý nghĩa của bài - Thi đua đọc diễn cảm đoạn văn - Bình chọn bạn đọc diễn cảm hay nhất - Nhắc lại ý nghĩa bài Toán Tiết 156: luyện tập I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân - Rèn luyện kĩ năng tím tỉ số phầm trăm của hai số II. Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ nhóm, cá nhân III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 1/ Hướng dẫn ôn tập: Các bài tập 1; 2; 3; 4/ Sgk-164 BT1: Yêu cầu nêu lại cách thực hiện khi chữa bài đối với từng phép tính - Giúp HS yếu làm 6 phép tính đầu BT2: Yêu cầu HS tính nhẩm rồi nêu miệng kết quả tính BT3: Yêu cầu làm vào vở theo mẫu, gọi lần lượt 4 HS chữa bài trên bảng BT4: Yêu cầu HS làm nháp, chọn ý đúng rồi trả lời Vì sao chọn ý đó? - Theo dõi, chấm chữa bài 2/Củng cố- Dặn dò: - Làm các bài trong VBT - Chuẩn bị bài: Luyện tập - Chữa bài 3; 4/VBT - Bài 1: Làm bài lần lượt trên bảng con, đính bài nhận xét. Kết quả: a/ 22; 4 b/ 1,6; 0,3; 35,2; 32,6; 5,6; 0,45 - Bài 2: Thực hiện tính nhẩm, nêu miệng kết quả - Bài 3: Làm bài vào vở, 4 HS chữa bài trên bảng. Kết quả: 0,75; 1,4; 0,5; 1,75 - Bài 4: Khoanh vào D, vì: Số HS cả lớp là: 18 + 12 = 30 (HS) Số HS nam chiếm: 12 : 30 x 100 = 40% số HS cả lớp Đạo đức Tiết 32: em thực hiện luật giao thông đường bộ ( Dành cho địa phương) I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết phân tích nguyên nhân của tai nạn giao thông theo Luật Giao thông đường bộ, - Hiểu và giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè và những người khác - Có ý thức thực hiện đúng Luật Giao thông đường bộ; đề xuất được các phương án phòng tránh tai nạn giao thông ở cổng trường và một số điểm có thể xảy ra tai nạn ở địa phương II. Đồ dùng Dạy- Học: - Tư liệu về tình hình tai nạn giao thông ở địa phương trong tháng 3/2008 - Bảng phụ ghi các nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Một số biển báo GTĐB III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.KT nhận thức: - Dùng một số biển báo GTĐB, đính bảng, yêu cầu HS nêu nội dung biển báo đó B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học *HĐ1: Nguyên nhân chính gây TNGT - Yêu cầu HS kể về tai nạn giao thông; phân tích nguyên nhân nào gây ra tai nạn đó. - Đọc tư liệu về tình hình tai nạn giao thông ở địa phương trong tháng 3/2008 - Đính bảng phụ ghi 4 nguyên nhân chính gây TNGT; lưu ý nguyên nhân cơ bản nhất là do con người (ý thức chấp hành Luật GT, kĩ năng điều khiển phương tiện, phòng tránh tai nạn của người tham gia GT) *HĐ2: Biện pháp phòng tránh TNGT - Kết luận: + Luôn tập trung chú ý khi đi đường để bảo vệ mình và đảm bảo an toàn cho người khác + Mọi người cần có ý thức chấp hành Luật GT; phòng tránh tai nạn GT là nhiệm vụ của mọi người + Kiểm tra điều kiện an toàn của các phương tiện tham gia GT C. Củng cố- Dặn dò: - Nhắc HS ra về đúng nề nếp, nêu cao ý thức phòng tránh tai nạn GT; tuyên truyền mọi người cùng thực hiện tốt Luật GTĐB - Lần lượt HS xung phong nêu tên biển báo theo yêu cầu của GV - Thảo luận nhóm 6;HS kể các câu chuyện về TNGT mà em biết; mỗi nhóm cử đại diện kể trước lớp - Phân tích, nêu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, đọc lại 4 nguyên nhân trên bảng: 1/ Do con người 2/ Do phương tiện giao thông 3/ Do đường 4/ Do thời tiết - Trao đổi với bạn cùng bàn, thảo luận về những biện pháp phòng tránh tai nạn GT - Liên hệ bản thân, giải thích các điều luật đơn giản em biết cho bạn bè cùng nghe (những quy định đối với người đi bộ, đi xe đạp,...) Toán Tiết 157: luyện tập I.Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố về: - Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm - Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm II. Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ nhóm, cá nhân III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Luyện tập - Kiểm tra 2 HS B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 1/ Hướng dẫn ôn tập: Các bài tập 1; 2; 3; 4/ Sgk-165 BT1: Yêu cầu nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số; lưu ý chỉ lấy 2 chữ số ở phần thập phân - Giúp HS yếu làm 2 phép tính đầu BT2: Nhắc HS nhớ ghi kí hiệu phần trăm vào kết quả BT3: Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán rồi giải bài - Theo dõi, chấm chữa bài BT4: Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán rồi giải bài - Theo dõi, chấm chữa bài 2/Củng cố- Dặn dò: - Làm các bài trong VBT - Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian - Chữa bài 2; 3/VBT - Bài 1: Làm bài vào vở, 4 HS làm trên bảng phụ Kết quả: a/ 40%; b/ 66,66%; c/ 80%; d/ 225% - Bài 2: Làm bài vào vở, chữa bài trên bảng. Kết quả: a/12,84%; b/22,65%; c/ 29,5% - Bài 3: Làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm, đính bài giải trên bảng a/Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là: 480 : 320 = 1,5; 1,5 = 150% b/Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là: 320 : 480 = 0,6666...; 0,6666...= 66,66% BT4: Làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm, đính bài giải trên bảng Số cây lớp 5A đã trồng được là: 180 x 45: 100= 81 (cây) Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là: 180- 81= 99 (cây) Lịch sử địa phương Tiết 32: Tấn công và nổi dậy giải phóng thị xã kon tum I.Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết: - Tháng 3/1975, quân dân ta tiến hành tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum - Cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum diễn ra nhanh gọn, phối hợp nhịp nhàng với Tây Nguyên và miền Nam làm nên mùa xuân đại thắng của dân tộc - Tự hào và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân địa phương Kon Tum II. Đồ dùng Dạy- Học: - Tư liệu về cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum - Bảng phụ ghi ý nghĩa cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học * HĐ1: G/t sơ lược tình hình những năm 1974- 1975: + Hội nghị Bộ chính trị BCH TW Đảng dự kiến quyết tâm hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975 + Tây Nguyên được chọn làm hướng tấn công chủ yếu + Địch nhận định hướng tấn công chính của ta sẽ từ Kon Tum xuống Pleiku nên tập trung quân lên Kon Tum phòng giữ + Toàn tỉnh, toàn dân, toàn quân dồn sức cho Thị xã, quyết tâm giải phóng thị xã, tỉnh, góp phần giải phóng Tây Nguyên và miền Nam * HĐ2: Kể lại cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum - GV kể lại diễn biến cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum - Gợi ý HS nói lên suy nghĩ về cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum * HĐ3: Tìm hiểu về ý nghĩa của cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum - Đính bảng ghi ý nghĩa: Cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum diễn ra nhanh gọn, phối hợp nhịp nhàng với Tây Nguyên và miền Nam làm nên mùa xuân đại thắng của dân tộc, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng miền Nam, hoà bình thống nhất nước nhà C. Củng cố- Dặn dò: - Chuẩn bị bài Ôn tập/Sgk - Nêu một vài hiểu biết cá nhân về Di tích lịch sử Ngục Kon Tum - Nghe những thông tin về tình hình chung trong những năm 1974- 1975: - Nghe kể - Trao đổi với bạn cùng bàn, nói lên suy nghĩ của bản thân sau khi nghe GV kể về cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum - Thảo luận về thời gian, diễn biến, tinh thần quyết tâm của quân dân thị xã; rút ra ý nghĩa... - Tự liên hệ: ý thức tự hào và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc địa phương Kon Tum */ Diễn biến cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum: - Ngày 4/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên mở màn, đường 19 bị quân ta tấn công chiếm giữ, cắt đứt vận chuyển tiếp tế của địch, đường 14 giữa Buôn Ma Thuột và Pleiku cũng bị quân ta cắt đứt, thế của địch bị chia cắt giữa nam và bắc Tây nguyên, giữa Tây Nguyên và đồn bằng. Bọn địch ở thị xã Kon Tum nằm trong thế bị cô lập và bao vây - Đêm 10/3/1975 và ngày 11/3/1975, đòn điểm huyệt của ta vào thị xã Buôn Ma Thuột bắt đầu. Đến 11 giờ, quân ta hoàn toàn làm chủ, địch đổ quân ứng cứu nhưng đều bị ta tiêu diệt. Chớp thời cơ, ta tấn công vào nội thị, pháo ta bắn vào khu quân sự của địch, kho đạn và kho xăng bốc cháy dữ dội - Địch bị tiêu diệt ở chốt điểm núi ChưHơReng, đèo Sao Mai. Ngày 15/3/1975, địch ở thị xã Kon Tum bắt đầu tháo chạy; lực lượng vũ trang và nhân dân vây ép đồn Chư Grết. Sáng 16/3/1975, ... các hình đã học/ như Sgk Bài 1: Làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng nhóm, đính bài nhận xét Đáp số: a/ 400m; b/ 9600m2; c/ 0,96 ha Bài 2: Làm vào vở, 1HS chữa bài trên bảng Đáp số: 800 m2 Bài 3: Theo dõi gợi ý. Giải vào vở, 1 HS làm bài trên bảng nhóm, đính bài nhận xét Kết quả: DT hình vuông: 32 (cm2) DT hình tròn: 50,24 (cm2) DT phần tô màu: 18,24 (cm2) Luyện từ và câu Tiết 64: ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm) I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Củng cố kiến thức về dấu hai chấm: biết tác dụng của dấu hai chấm: dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó - Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm II. Đồ dùng Dạy- Học: - VBT; Bảng phụ nhóm ghi các tác dụng của dấu hai chấm III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 1/Hướng dẫn làm bài tập: BT1: - Hướng dẫn cách làm bài: Đọc từng câu văn, xác định tác dụng của dấu hai chấm ở từng câu - Đính bảng ghi tác dụng của dấu hai chấm - Thống nhất kết quả, nhận xét bài của HS BT2: - Ghi bảng 3 câu: a; b; c . - Thống nhất lời giải đúng từng câu BT3: - Nêu vấn đề: Sửa tin nhắn lại thế nào cho đúng ý? 2/ Củng cố- Dặn dò: - Nhắc HS có ý thức khi sử dụng dấu hai chấm - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài tiếp theo - Làm miệng lại BT3/VBT Bài 1: - Đọc kĩ yêu cầu của bài - Nêu lại tác dụng của dấu hai chấm - Làm bài vào VBT,trình bày miệng trước lớp Bài 2: Đọc nội dung BT2. Suy nghĩ, làm bài vào VBT, chữa bài trên bảng a/ Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật a/ Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật b/ Dấu hai chấm dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó Bài 3: Đọc thầm lại mẩu chuyện vui, chỉ rõ lí do dẫn đến người bán hàng hiểu sai ý của khách - Làm bài trong VBT, 1 HS làm trên bảng ( Thêm dấu hai chấm vào tin nhắn,....) Địa lí địa phương Tiết 32: thị xã kon tum (t2) I.Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết: - Một số nét chính về dân cư và đặc điểm kinh tế của Thị xã Kon Tum - Có một số hiểu biết về nét văn hoá đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở Thị xã Kon Tum II. Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh ảnh chụp, tư liệu về dân cư và đặc điểm kinh tế- xã hội của Thị xã Kon Tum III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học * HĐ1 : Dân cư - Giới thiệu: Thị xã Kon Tum là nơi hội tụ người của nhiều dân tộc cùng cư trú, nơi mà hầu như người của nhiều tỉnh trong cả nước cùng có mặt. Cư dân bản địa: BahNar; Gia Rai, cộng đồng người Kinh bắt đầu hình thành ở thị xã vào năm 1849. Đó là 3 thành phần cư dân đông nhất có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển KT-XH của thị xã - Giúp HS hoàn thiện câu trả lời * HĐ2: Đặc điểm kinh tế - Kết luận: Thị xã Kon Tum đang dần dần phát triển về nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Ruộng nước được mở rộng diện tích, tăng năng suất sản xuất, cây CN dài ngày và ngắn ngày như: sắn, khoai, đậu, mía, cao su, cà phê, cây ăn quả,...Các ngành ngề sản xuất, chế biến, dịch vụ phát triển. Cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng làm cho thị xã ngày càng khang trang, đẹp đẽ hơn C. Củng cố- Dặn dò: - Dặn chuẩn bị bài ôn tập/Sgk - Nêu vị trí địa lí và giới hạn của Thị xã Kon Tum - Nêu đặc điểm khí hậu của Thị xã Kon Tum - Thảo luận nhóm đôi: Nêu các thành phần dân cư ở Thị xã Kon Tum theo gợi ý: + ở thị xã KT có những dân tộc anh em nào cùng chung sống? (BahNar; Gia Rai; Kinh; Giẻ triêng; Sê Đăng;...) + Mô tả trang phục, nói về nét văn hoá đặc sắc của một dân tộc mà em biết - Quan sát tranh ảnh chụp về người Bah Nar; Gia Rai; Nhà Rông, lễ hội cồng chiêng, hoa văn trang trí, nghệ thuật điêu khắc,... - Kể tên các ngành nghề ở thị xã KT mà em biết - Nêu tên các sản phẩm nông nghiệp, tên các ngành công nghiệp ở thị xã KT - Kể tên các nghề thủ công đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở thị xã KT - Nói về Trung tâm thương mại ở Thị xã Kon Tum (nơi giao lưu buôn bán, tiêu thụ hàng hoá,...) Khoa học Tiết 64: vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Nêu ví dụ, chứng tỏ mô trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. - Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. II. Đồ dùng Dạy- Học: Kênh chữ và hình/ Sgk- 132 III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: ? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Cho VD? B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học *HĐ1: Quan sát và thảo luận - Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình và làm BT theo mục Thực hành/Sgk-132 - Kết luận: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc...các nguyên liệu và nhiên liệu như quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng Mặt Trời... dùng trong sản xuất làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn. Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. *HĐ2: Trò chơi “ Nhóm nào nhanh, nhóm nào đúng” - Chia nhóm ( mỗi nhóm 4 HS) - Phát PHT (VBT) cho từng nhóm - YCHS trao đổi, thảo luận viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người. C. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Tác động của con người đến môi trường rừng. - 2 HS lên bảng TLCH - Quan sát các hình và đọc thông tin/Sgk - Trao đổi với bạn cùng bàn, TLCH/Sgk - Trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung - Tham gia trò chơi nhóm nào viết được nhiều và đúng thì thắng cuộc. Toán Tiết 160: luyện tập I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình II. Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng nhóm III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 1/HD làm bài tập: Các bài tập 1;2;3;4/ Sgk Bài 1: Yêu cầu làm bài và chữa bài trên bảng. Chú ý dựa vào tỉ lệ bản đồ 1: 1000 để tìm kích thước thật của sân bóng Bài 2: YGợi ý HS từ chu vi hình vuông, tính cạnh rồi tính diện tích Bài 3: HD cụ thể cho HS yếu làm bài Bài 4: Yêu cầu trao đổi, nêu cách làm - Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài làm của HS 2/ Củng cố- Dặn dò: - Làm bài trong VBT - Chuẩn bị bài tiếp theo/Sgk - Sửa bài VBT Bài 1: Làm bài vào vở, chữa bài trên bảng Đáp số: DT sân bóng: 9900 m2 Bài 2: Làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng Đáp số: 144 m2 Bài 3: Làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng nhóm, đính bảng nhận xét Đáp số: 3300 kg Bài 4: Trao đổi với bạn cùng bàn, nêu cách tính. Làm vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng Đáp số: 10 cm Tập làm văn Tiết 64: tả cảnh (kiểm tra viết) I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh - Trình bày bài viết có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng. Kĩ năng dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Hình thức trình bày sạch đẹp II. Đồ dùng Dạy- Học: - Một số tranh ảnh gắn với các cảnh theo 4 đề bài III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hướng dẫn HS làm bài: - Lưu ý HS nhớ yêu cầu của kiểu bài tả cảnh; nên viết theo dàn ý đã lập, cũng có thể thay đổi đề bài khác. Cần kiểm tra lại dàn ý, dựa vào dàn ý để viết bài - Giải đáp những ý kiến của HS (nếu có) B. HS làm bài: - Theo dõi chung cả lớp. C. Củng cố- Dặn dò: - Thu bài. - Nhận xét giờ làm bài - Chuẩn bị cho tiết TLV tuần 33 - Đọc 4 đề bài/Sgk - Kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa, nêu những thắc mắc nhờ GV hướng dẫn, giải đáp - Viết bài vào vở - Nộp bài Chính tả Tiết 32: Bầm ơi I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Nhớ, viết đúng chính tả bài Bầm ơi (14 dòng đầu) - Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị II.Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ viết ghi nhớ: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái dầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - VBT III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ: - Kiểm tra VBT B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 1/ Hướng dẫn nhớ- viết: - Nhắc HS: + Cách trình bày các thể thơ lục bát + Chú ý những chữ dễ viết sai - Theo dõi HS viết bài - Chấm bài, nhận xét 2/ Hướng dẫn làm BT chính tả: - Hướng dẫn làm bài tập 2; 3/ VBT BT2: Yêu cầu HS nói rõ cách viết hoa từng tên cơ quan, đơn vị - Theo dõi, gợi ý HS trình bày bài - Lưu ý: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái dầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó BT3: Yêu cầu sửa cho đúng quy tắc viết hoa 3/ Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết bài đúng, đẹp. - Dặn ghi nhớ quy tắc viết hoa; Chuẩn bị bài tuần sau - Viết lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương/ BT3, tiết trước - 1 HS đọc thuộc lòng 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi - Cả lớp đọc thầm lại đoạn viết - Nêu cách viết các từ dễ viết sai (lâm thâm, lộ dưới bùn, trăm suối, ngàn khe,...) - Viết bài; đổi vở soát lỗi Làm bài tập 2; 3 vào VBT BT2: - 2 HS làm bài trên bảng phụ, trình bày bài trên bảng a/ Trường Tiểu học Bế Văn Đàn b/ Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết c/ Công ti Dầu khí Biển Đông BT3: 2 HS làm bài trên bảng phụ, trình bày bài trên bảng a/ Nhà hát Tuổi trẻ b/ Nhà xuất bản Giáo dục c/ Trường Mầm non Sao Mai Sinh hoạt lớp tuần 32 I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 32 - Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 33. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm để hoàn thành tốt kế hoạch tuần 33 - Tăng cường ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp II. Nội dung- Tiến trình sinh hoạt: 1/ Đánh giá hoạt động tuần : - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 32 - Lớp trưởng báo cáo chung - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá * Ưu điểm: - Nghiêm túc thực hiện nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học - Học tập tốt, thi đua rèn chữ viết có tiến bộ - Tập thể lớp đoàn kết tốt, giúp bạn yếu tiến bộ - Duy trì tốt Công tác Đội * Khuyết điểm: - Một số HS chưa sôi nổi trong giờ học - Một số HS còn nghỉ học thêm buổi chiều 2/ Kế hoạch tuần 33 - Biện pháp và phân công thực hiện: - GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm) - BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội) 3/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: - Hát những bài htá Ca ngợi quê hương đất nước
Tài liệu đính kèm: