Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10

Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10

LUYỆN TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN ( 1 tiết )

I/ Mục đích yêu cầu

- Mở rộng nâng cao cho HS vốn từ ngữ thường dùng về công dân

- HS nắm chắc nghĩa của một số từ ngữ thuộc chủ đè công dân

II/ Đồ dùng dạy học: Sách TVNC5

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra: HS nhắc lại các từ có tiếng công

2/ Hướng dẫn luyện tập :

Bài1: Tìm từ trong đó có tiếng công có nghĩa là nhà nước chung cho mọi người trong các từ dưới đây :

Công chúng, công viên, công an, công cộng, công nghiệp, công nghệ, công quỹ, công sở, công ty, công bằng, dân công, lao công, gia công.

- HS đọc và nêu y/c của BT

- Cả lớp làm bài vào vở – 1 HS lên bảng làm – GV gọi nhận xét, chữa bài(các từ gạch chân là từ đúng với y/c)

Bài 2: Tìm từ trong đó có tiếng công có nghĩa là không thiên vị trong các từ dưới đây:

công nhân , công cụ, công tác, công bằng, bất công, công lí, công minh, công nông, công

phu, công trình, công nông, công trường, công tâm.

- Cách tiến hành tương tự như BT1

 

doc 4 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm thụ thơ văn ( 2 tiết )
I/ Mục đích - yêu cầu:
 - HS nhận biết BPNT trong đoạn thơ , đoạn văn 
 - Nêu đựơc tác dụng của BPNT( cái hay ,cái đẹp về nd )
 - Viết được đoạn văn cảm thụ văn học 
II/ Đồ dùng dạy học : Tài liệu cảm thụ văn học ở TH
III/ Các hoạt động dạy học : 
1/ Kiểm tra: HS nhắc lại một số BPNT đã học 
2/ Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của giờ học 
b/ HD luyện tập:
* Bài tập 1: Trong bài bè xuôi sông La, nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
 Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
 Mươn mướt đôi hàng mi.
Hãy cho biết đoạn thơ miêu tả nét đẹp gì của dòng sông La? Qua đoạn thơ trên , em thấy được t/c của t/g đối với dòng sông quê hương như thế nào? 
- GV gọi HS đọc và nêu Y/C của bài 
- GV gợi ý HS tìm BPNT và ND của đoạn thơ :
+Tác giả sử dụng BPNT gì ?(so sánh )
+ S sánh như vậy có t/d gì ?(làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông La: Nước trong veo như ánh mắt – rất trong, trong như ánh mắt trong trẻo chứa chan t/c của con người; bờ tre xanh mát bên bờ sông đẹp như hàng mi mươn mướt trên đôi mắt con người )
+ Ta thấy được t/c yêu thương tha thiết và gắn bó sâu nặng của t/g đối với dòng sông 
- Cho HS viết đoạn văn cảm thụ ra nháp – nối tiếp nhau đọc trước lớp – GV khen HS làm bài tốt .
Bài tập 2:Đọc đoạn văn sau trong bài “ Cánh diều tuổi thơ” của nhà văn Tạ Duy Anh:
Tuổi thơ của tôi dược nâng lên từ những cánh diều .
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi . Cánh diều
mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời . Tiếng sáo vi vu trầm bổng . Sáo đơn , sáo kép , sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Em hãy cho biết t/g tả trò chơi thả diều hấp dẫn qua những hình ảnh nào? Vì sao t/g nghĩ rằng “ tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”?
- Cách tiến hành tương tự như BT1 
-GV gợi ý để HS nêu được BPNT và cái hay cái đẹp về ND:+Tác giả tả trò cơi thả diều hấp dẫn qua những hình ảnh : hò hét nhau thả diều, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời, thấy cánh diều mềm mại như cánh bướm , thấy tiếng sáo vi vu trầm bổng . như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 
T/g nghĩ rằng “ tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều” vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của t/g, làm cho tuổi thơ của t/g có thêm nhiều niềm vui và kỉ niệm đang nhớ .
- HS dựa vào các ý đã tìm được để viết đoạn văn cảm thụ .
3/ Củng cố - dặn dò :
- HS đọc lại 2 đoạn văn cảm thụ 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài .
Luyện tập mở rộng vốn từ: công dân ( 1 tiết )
I/ Mục đích yêu cầu 
- Mở rộng nâng cao cho HS vốn từ ngữ thường dùng về công dân
- HS nắm chắc nghĩa của một số từ ngữ thuộc chủ đè công dân 
II/ Đồ dùng dạy học: Sách TVNC5
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra: HS nhắc lại các từ có tiếng công
2/ Hướng dẫn luyện tập :
Bài1: Tìm từ trong đó có tiếng công có nghĩa là nhà nước chung cho mọi người trong các từ dưới đây :
Công chúng, công viên, công an, công cộng, công nghiệp, công nghệ, công quỹ, công sở, công ty, công bằng, dân công, lao công, gia công.
- HS đọc và nêu y/c của BT
- Cả lớp làm bài vào vở – 1 HS lên bảng làm – GV gọi nhận xét, chữa bài(các từ gạch chân là từ đúng với y/c) 
Bài 2: Tìm từ trong đó có tiếng công có nghĩa là không thiên vị trong các từ dưới đây:
công nhân , công cụ, công tác, công bằng, bất công, công lí, công minh, công nông, công 
phu, công trình, công nông, công trường, công tâm.
- Cách tiến hành tương tự như BT1 
Bài 3: Xác định nghĩa của từ công trong từng câu dưới đây:
a/ Kẻ góp của, người góp công.
b/ Một công đôi.
c/Của một đồng, công một nén.
d/ Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
- Cho HS thảo luận theo cặp - đại diện phát biểu ý kiến, GV nhận xét sửa chữa(công nghĩa là công sức bỏ ra để làm việc gì đó ). 
3/ Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nghĩa của từ công
Dặn HS về nhà xem lại bài.
---------------------------------------------------------------------
Ôn luyện tổng hợp ( 2 tiết )
I/ Mục đích , yêu cầu
- Tiếp tục rèn cho HS kỹ năng nhận dạng KT đã học về từ và câu, đoạn văn, cảm thụ văn học 
- Rèn kỹ năng trình bày bài 
II/ Đồ dùng dạy học: Sách TVNC và các tài liệu BDHSG
III/ Hoạt động dạy học :
1/ GV nêu MĐYC của giờ học
2/ HD ôn luyện 
Bài 1: Tạo từ ghép có nghĩa phân loại , từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ láy dựa vào các từ sau: cao, nhẹ, xa,đường 
- Cho HS làm bài vào vở, lần lượt mỗi em lên bảng làm 1 từ- GV nhận xét chữa bài
Từ láy 	TGPL	TGTH
cao cả	 cao ngất	 cao xa
 nhẹ nhàng 	 nhẹ tênh	 nhỏ nhẹ
xa xôi	xa tít 	xa gần
 đường đột	 đường bộ 	 đường lối
Bài 2:Chỉ ra từ đồng âm trong các câu sau và phân biệt nghĩa của mỗi từ đó
a/ Bác Năm sống cô đơn không nơi nương tựa. 
b/ Tôi quyết định gửi đơn để kiện nó ra toà vì tội có ý gây thương tích .
c/ Hoa đơn có màu đỏ tươi và rất lâu tàn.
Cho HS thảo luận trao đổi để tìm đúng nghĩa của từ đồng âm : đơn
a/ đơn (TT) :có nghĩa là đơn lẻ , một mình 
b/ đơn (DT) : ý kiến đề nghị bằng giấy tờ gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết
c/ đơn (DT): tên một loại cây có hoa màu đỏ 
Bài 3: Đặt câu theo yêu cầu sau :
a/ Câu kể Ai làm gì ? có chủ ngữ là danh từ ,vị ngữ là động từ .
b/ Câu kể Ai là gì ? có chủ ngữ là đại từ , vị ngữ là danh từ .
c/ Câu kể Ai thế nào? có chủ ngữ và vị ngữ đều là đại từ xưng hô.
- Cho HS thi đua nhau nêu miệng từng câu- GV nhận xét nhanh, khen HS đặt câu hay.
- Cho HS tham khảo 1 số câu:
a/ Bộ đội về làng.
b/ Tôi là cô giáo.
c/ Nó không giống tôi.
Bài 4: (2 điểm) Chỉ ra chỗ sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng:
a/ Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li từng tí.(Bỏ từ : Hình ảnh )
b/ Tâm hồn tôi vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu trìu mến của Bác.( Bỏ từ : Tâm hồn)
Bài 5 : (2 điểm)
Viết 1 đoạn văn ngắn từ 3-5 câu miêu tả sắc màu em thích , trong đoạn văn đó có sử dụng những từ đồng nghĩa chỉ màu sắc và có sử dụng phép so sánh, nhân hoá để câu văn thêm sinh động, gợi cảm (Như đã luyện: HS có thể tả màu đỏ, xanh, vàng , trắng )
Bài 6: (2 điểm) Trong bài “ Mùa thảo quả”, nhà văn Ma Văn Kháng tả mùi thơm trong rừng thảo quả như sau:
Gió Tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi , rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm . Đất trời thơm . Người đi từ rừng thảo quả về , hương thơm đậm ấp ủ trong từng nếp áo nếp khăn.
	Ma Văn Kháng 
Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu trong đoạn văn trên? 
- Y/C HS nhắc lại BPNT được tác giả sử dụng trong đoạn văn : Cách sử dụng các câu văn ngắn đặt giữa 2 câu văn dài nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả lan toả lấn chiếm không gian và con người cũng đang thưởng thức hương thơm đó 
3/ Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại KT vừa ôn luyện
- Dặn về nhà xem lại bài
--------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT 10.doc