Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 4

Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 4

A. Mục tiêu: Từ kết quả quan sát HS biết lập dàn ý cho một cảnh sông nước.

B. Các HĐ Dạy – Học:

*1 HD h/s dựa vào kết quả quan sát để lập dàn ý:

I, Cảnh một dòng sông:

1, MB: Dòng sông Đáy quê em hiền hoà trôi giữa đôi bờ dâu xanh( Dòng sông Đáy hiền hoà dang tay ôm lấy xóm làng quê em; lững lờ chảy qua làng em)

2, Thân bài: Tả theo trình tự

a. Bao quát:

- ( Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chảy dài bất tận)

- Từ bao đời nay, sông đã gắn bó với cuộc sống lam lũ vất vả của người dân quê em.

b. Tả cụ thể:( HS có thể dựa vào bài thơ Dòng sông mặc áo- Trang 146 TV nâng cao để lập dàn ý)

 

doc 5 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tả cảnh sông nước( 2Tiết)
Đề: Tả một cảnh sông nước mà em đã từng quan sát.
a. Mục tiêu: Từ kết quả quan sát HS biết lập dàn ý cho một cảnh sông nước.
B. Các HĐ Dạy – Học:
*1 HD h/s dựa vào kết quả quan sát để lập dàn ý:
I, Cảnh một dòng sông:
1, MB: Dòng sông Đáy quê em hiền hoà trôi giữa đôi bờ dâu xanh( Dòng sông Đáy hiền hoà dang tay ôm lấy xóm làng quê em; lững lờ chảy qua làng em)
2, Thân bài: Tả theo trình tự
a. Bao quát: 
- ( Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chảy dài bất tận)
- Từ bao đời nay, sông đã gắn bó với cuộc sống lam lũ vất vả của người dân quê em.
b. Tả cụ thể:( HS có thể dựa vào bài thơ Dòng sông mặc áo- Trang 146 TV nâng cao để lập dàn ý)
 *1 Từng phần của con sông
- Hai bên bờ sông là bên lở, bên bồi. Bên lở, làng nối tiếp làng với nhà cửa mọc lên san sát thấp thoáng sau những vòm cây xanh. Bên bồi, là những bãi mía, bãi ngô( bãi dâu) bốn mùa tươi tốt.
- Những ngày đẹp trời, nước sông trong xanh, soi bóng cảnh mây trời. 
- Gió nhè nhẹ thổi, từng đợt sóng nhấp nhô chạy mãi vào bờ.
- Trên sông, thuyền bè qua lại tấp nập.
- Các bến sông, nhộn nhịp tiếng trẻ nô đùa và tiếng trò chuyện rôm rả.
*2 Tả sự thay đổi của dòng sông theo thời gian( Chú ý lựa chọn các chi tiết, đặc điểm nổi bật của dòng sông theo các trình tự thời gian)
- Bình minh,...( mặt sông lấp lánh nắng vàng)
- Buổi trưa, ...( mặt nước trong xanh hiền hoà như người mẹ dang tay ôm chúng em vào lòng)
- Chiều về......
- Tối tối, .....
3, KB : Ôi, yêu quá con sông quê hương! Con sông ôm ấp bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm.
Hoặc:
- Ôi! Con sông quê hương – Người bạn đồng hành tri kỷ của người dân quê em.
- Dòng sông Đáy quê hương chính là bạn đồng hành tri kỉ của người dân quê em.
II, Tả ao làng:
MB: Người dân thôn em quen gọi ao làng là hồ Thiên Phú.
TB :
 a, Tả bao quát:
Hồ rộng mênh mông, nước trong văn vắt.
Từ rất lâu rồi, hồ đã gắn bó với cuộc sống lam lũ của người dân quê em.
b, Tả chi tiết: 
- Quanh hồ rợp mát bóng cây.
- Mặt hồ phẳng lặng soi bóng mây trời.
- Gió nhẹ thổi, sóng gợn lăn tăn.
- Lá sen xanh chao đảo như muốn nô đùa cùng gió.
- Một mùi hương thanh khiết tản mạn theo gió, rải khắp muôn nơi.
- Góc hồ phía xa, một đàn vịt trắng như thiên nga đang tung tăng bơi lội
- Gốc đa râm mát bên hồ là nơi người dân quê em thường nghỉ chân, trò chuyện rôm rả mỗi buổi đi làm về.
KB: Hồ Thiên Phú là nét đẹp bình dị của quê em. 
 -----------------------------------------------------------------------
 Luyện tập về Từ nhiều nghĩa
A. Mục tiêu:
 Ôn tập củng cố KT về TNN, HS nắm chắc thế nào là nghĩa gốcnghĩa chuyển; Mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.Xác định được nghĩa gốc nghĩa chuyển của 1 số từ là DT, ĐT, TT
 Bước đầu phân biệt được Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa.
B. HD luyện tập:
I, HS nhắc lại:
* Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hãy nêu các nghĩa khác nhau của từ chạy và từ ăn.
VD:
- ăn cơm, ăn ảnh, ăn ý, ăn cánh, ăn chộm, ăn quân cờ...
* Xác định từ loại của 2 từ ăn và chạy( đều là ĐT)
* Nêu nghĩa gốc của từ ăn và chạy
- ăn: hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt thức ăn
- chạy: hoạt động di chuyển bằng chân với tốc độ nhanh
HS nhắc lại một số nghĩa chuyển của từ chạy và ăn ( Đã học ở buổi 1)
Theo em, từ nhiều nghĩa có gì khác so với từ đồng âm?
TNN: Có 1 nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển được hiểu rộng ra từ nghĩa gốc. Vì vậy các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối quan hệ chắt chẽ với nhau( Có ít nhất 1 nét nghĩa giống nhau)
TĐÂ: là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa
iI, Luyện tập;
Bài 1: Trong các từ gạchchân sau đây , từ nào đồng âm, Từ nào nhiều nghĩa?
áo bay, cái bay, chim bay, máy bay, cờ bay, áo bay màu.
Màu sắc,, dao rất sắc, sắc thuốc, sắc đẹp
Làng bản, văn bản, đây là bản nháp.
 Dao bén quá, quen hơi bén tiếng, chân đi không bén đất
Bài 2: Phân biệt nghĩa của các từ đi và chỉ ra nghĩa gốc nghĩa chuyển:
- Bé đang tập đi.
- Cụ ấy đã đi xa mãi mãi;
- Tôi đi quân cờ,
- Ca nô đi rất nhanh, 
- Anh đi ô tô còn tôi đi xe đạp.
- Ghế thấp quá không đi được với bạn này.
Bài 3: Với mỗi nghĩa sau của từ mũi hãy đặt 1 câu :
a. Bộ phận nhô ra trên mặt người, ĐV để ngửi
b. Bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật.
c. Đơn vị LLVT có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
Bài 4: Đặt câu để từ cứng mang những nghĩa sau đây:
Lí lẽ dập khuôn máy móc, không linh hoạt.
Lúa đã bén đất, đứng thẳng, chuẩn bị đẻ nhánh.
Học lực giỏi, KT ( tay nghề giỏi, thành thạo.
Tính chất rắn, khó gãy của thép.
 - Trạng thái không cử động hoặc khó cử động được.
 ---------------------------------------------------------------------
 luyện tập tả cảnh sông nước( Miệng )
Đề :Tả một cảnh sông nước mà em đã có dịp quan sát.
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói miệng lưu loát cho HS.
- HS làm miệng được bài văn tả cảnh sông nước dựa vào dàn ý đã lập.
B. HĐ Dạy – Học:
1, GV gọi 1 số h/s làm miệng bài văn theo 3 phần MB – TB – KB.
( Tương tự như các MB- TB – KB ở trên đã giới thiệu)
2, Nhận xét bổ sung.
-MB của bạ đã sát với y/c của đề ra chưa? bạn gt cảnh sông nước nào? đó là MB trực tiếp hay gián tiếp?
- TB của bạn tả theo trình tự nào? gồm mấy đoạn? ý chính của mỗi đoạn là gì?
Việc dùng từ đã hợp lý chưa? Diễn đạt câu đã đúng ngữ pháp chưa?
- KB của bạn nêu gì/? Có cần bổ sung gì không?
3, Đọc văn mẫu cho h/s tham khảo:
4, Nhận xét giờ học- dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh bài văn
 -------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT4b2.doc