Bài 2: xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong mỗi câu văn sau:
a. Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại( tôi là CN)
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.( tôi là ĐN)
b. Đây là quyển sách của tôi.( tôi là ĐN)
c. Mẹ rất yêu tôi. ( tôi là BN)
d. Lớp trưởng lớp 5A là tôi. ( tôi là VN)
- HS làm bài.
- Chữa bài( Đáp án là phần trong ngoặc)
Bài 3: Tìm Đại Từ trong câu văn sau:
Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng.
- HS làm bài
- Chữa bài
- Đáp án: Phần chữ đậm.
Tiết 1+2 ( HS làm bài kiểm tra số 2- Đề rời) Tiết 3: Từ và câu:Ôn tập về đại từ A. Mục tiêu: Củng cố để h/s nắm chắc KT về Đại từ và Đại từ xưng hô B. HD h/s luyện tập: Bài 1: Điền tiếp các ĐT xưng hô thích hợp để hoàn thành bảng phân loại sau: Ngôi Số ít Số nhiều 1 M: tôi,... M: chúng tôi,... 2 M: tao,... M: chúng mày,... 3 M: nó,... M: chúng nó,... Bài 2: xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong mỗi câu văn sau: Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại( tôi là CN) Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.( tôi là ĐN) Đây là quyển sách của tôi.( tôi là ĐN) Mẹ rất yêu tôi. ( tôi là BN) Lớp trưởng lớp 5A là tôi. ( tôi là VN) HS làm bài. Chữa bài( Đáp án là phần trong ngoặc) Bài 3: Tìm Đại Từ trong câu văn sau: Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng. HS làm bài Chữa bài Đáp án: Phần chữ đậm. C. Nhận xét giờ học Tiết 4+5 :Bài tập về Cảm thụ văn học A. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng làm bài tập về phát hiện nghệ thuật và nêu cảm nghĩ. - Rèn kĩ năng dựng đoạn văn. B. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1: Việt nam thân yêu-TV4-tập1- Nguyễn Đình Thi - Đề 2 BD HSG 5 Việt Nam đất nước ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Cánh cò bay lả rập rờn, Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Đoạn thơ giúp em cảm nhận được điều gì về đất nước Việt Nam thân yêu? HD h/s đọc kỹ đoạn thơ trên và cảm nhận nội dung qua cách dùng từ, miêu tả của tác giả. ND cảm nhận được cần thể hiện được: Đất nước Việt Nam tươi đẹp trù phú. Cụ thể: * Hình ảnh đảo ngữ “mênh mông biển lúa” với những cánh cò bay lả rập rờn gợi vẻ đẹp giản dị, bình yên và ấm no hạnh phúc. * Hơn thế nữa, đất nước Việt Nam còn mang một vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ với đỉnh Trường Sơn cao vời vợi mây phủ sớm chiều. Bài 2: Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà- Quang Huy- Đề 5, BD5 Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. Khổ thơ trên có h/ả nào đẹp nhất? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc? Đáp án: Hình ảnh đẹp nhất được gợi lên qua câu thơ sau : Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc : Giữa con người với thiên nhiên , giữa ánh trăng với dòng sông dường như có sự gắn bó, hoà quyện thật đẹp đẽ. Tiếng đàn ngân nga, lan toả trong đêm trăng như lay động cả mặt nước sông Đà, làm cho dòng sông như “dòng trăng” ấy trở nên lấp “loáng” ánh trăng đẹp. Bài 3: Bài ca về trái đất ( Định Hải )- Đề 6- BD5 Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất quay ! Cùng bay nào, cho trái đất quay! Đoạn thơ giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ về trái đất thân yêu. Đáp án: Đọc đoạn thơ trên em thấy hình ảnh trái đất thân yêu của chúng ta hiện lên thật đẹp đẽ, trong sáng và đáng yêu. Dòng thơ đầu là niềm tự hào của tác giả về ngôi nhà chung- một tài sản vô giá của tất cả mọi người. Hình ảnh so sánh ở dòng thơ thứ hai cho thấy trái đất có một vẻ đẹp bình yên, trong sáng và hồn nhiên. Những dòng thơ tiếp theo nói về trái đát hoà bình luôn ấm áp tiếng chim gù. Hơn thế nữa, nó còn mang vẻ đẹp nên thơ với những cánh hải âu bay vờn trên sóng biển. Bài 4: Đề 7 – BD5: Hạt gạo làng ta- Trần Đăng Khoa Hạt gạo làng ta Những trưa tháng sáu Có bão tháng bảy Nước như ai nấu Có mưa tháng ba Chết cả cá cờ Giọt mồ hôi sa Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy - HS tự làm – Chữa bài( Đáp án – Sách BD ) Gợi ý: Đọc kỹ đoạn thơ ta sẽ thấy: Để làm ra hạt gạo của làng quê, người mẹ – người nông dân đã từng phải trải qua biết bao khó khăn thử thách của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy( thường là bão lớn), nào là mưa tháng ba( thường là mưa to). Nào là nắng tháng sáu( nắng dữ dội)... (Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa). Hình ảnh đối lập “cua ngoi lên bờ- Mẹ em xuống cấy” gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ là khó có gì so sánh nổi. Từ đây, chúng ta càng yêu quý và trân trọng mẹ( người nông dân ) biết bao nhiêu! - Nhận xét giờ học ---------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: