2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1'):
b. Hướng dẫn HS làm bài tập (34'):
Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yờu cầu và thực hiện yờu cầu.
- 1 học sinh đọc bài trước lớp.
- Giỏo viờn chữa bài.
Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yờu cầu và thực hiện yờu cầu.
- 1 học sinh lờn bảng làm.
- Giỏo viờn nhận xột.
Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yờu cầu và thực hiện yờu cầu.
- Học sinh làm theo nhúm.
- Đại diện nhúm chữa bài.
- Giỏo viờn nhận xột.
Bài tập 4:
- Gọi học sinh đọc yờu cầu và thực hiện yờu cầu. HS giải vào vở.
- Giỏo viờn chấm điểm, nhận xột, chữa bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dũ (2'):
- GV nhận xột tiết học, tuyờn dương HS.
- Dặn HS về nhà làm bài tập.
TUần 10 Thứ hai, ngày 27 tháng 10 năm 2008 Chào cờ Toán Luyện tập chung. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về chuyển các phân số thập phân thành số thập phân: đọc, viết số thập phân, so sánh số đo độ dài, chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước, giải toán. - Rèn cho học sinh kĩ năng tính chính xác. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Phấn màu. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ (4'): - Gọi 2 học sinh lên bảng làm: 3km5m = km 1ha430m2 = ha 6m7dm = m 5ha8791m2 = ha 16m4cm = m 86005m2 = ha. - Giáo viên nhận xét cho điểm. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (1'): b. Hướng dẫn HS làm bài tập (34'): Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - 1 học sinh đọc bài trước lớp. - Giáo viên chữa bài. Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - 1 học sinh lên bảng làm. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - Học sinh làm theo nhóm. - Đại diện nhóm chữa bài. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. HS giải vào vở. - Giáo viên chấm điểm, nhận xét, chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò (2'): - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Dặn HS về nhà làm bài tập. . Tiếng việt Ôn tập tiết 1 I. Mục đích, yêu cầu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu. - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Hướng dẫn học sinh ôn tập (34’): Bài tập 1:Cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị bài khoảng 1-2 phút - Học sinh đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn hoặc bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm, nhận xét. Em nào không đạt yêu cầu để kiểm tra lại ở tiết học sau. Bài tập 2: Học sinh lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9. - Học sinh làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày, GV chốt ý và giữ bảng nhóm đúng trên bảng. Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung Việt Nam -Tổ quốc em Sắc màu em yêu Phạm Đình Ân Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam Cánh chim hoà bình Bài ca về trái đất Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh. Ê-mi-li, con Tố Hữu Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Con người với thiên nhiên Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà Quang Huy Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp. Trước cổng trời Nguyễn Đình ảnh Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao. 3- Củng cố, dặn dò (2'): - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà tiếp tục đọc để kiểm tra tiếp. Khoa học Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông. - Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông. II. Đồ dùng dạy - học: - Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông. III. Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ (3'): + Nêu một số điểm cần chú ý để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Giảng bài (28’): Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình 1,2,3,4 trang 40 SGK, cùng phát hiện và chỉ ra những việc lầm sai trái của ngưòi tham gia giao thông trong từng hình; đồng thòi tự đặt ra câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của nhưng sai phạm đó. - Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định một số bạn trong cặp khác trả lời. Hoạt động 4: Quan sát và thảo luận. - Làm việc theo cặp 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5,6,7 trang 41 SGK và phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình. - Làm việc cả lớp + Một số HS trình bày kết quả thảo luận theo cặp. + GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông, GV ghi lại các ý kiến lên bảng và kết luận chung. 3- Củng cố, dặn dò (2'): - GV hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. .. Kĩ thuật Thêu chữ V (Tiếp) I. Mục tiờu : - HS được thực hành thờu chữ V trờn vải. - Rốn luyện cho HS cú đụi tay khộo lộo và cẩn thận. - Giỏo dục HS ý thức tự giỏc trong học tập. II. Đồ dựng dạy học : - Sản phẩm của giờ trước. III. Các Hoạt động dạy - học : 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - GV kiểm tra sản phẩm của giờ trước để HS chuẩn bị thực hành. - Khung thờu, kim, chỉ 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Giảng bài (30’): Hoạt động 3. HS thực hành. * GV cho HS nhắc lại cỏch thờu chữ V: + Thờu chữ V là cỏch thờu để tạo thành cỏc mũi thờu hỡnh chữ V nối nhau liờn tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thờu. Mặt trỏi đường thờu là hai đường khõu với cỏc mũi khõu dài bằng nhau và cỏch đều nhau. + Thờu chữ V theo chiều từ trỏi sang phải. Cỏc mũi thờu được thực hiện luõn phiờn theo hai đường vạch dấu song song. - Cho HS lờn bảng thực hiện thao tỏc thờu 2 – 3 mũi thờu chữ V. - Gv nhận xột và hệ thống lại cỏch thờu. - GV hướng dẫn thờm một số thao tỏc như chiều thờu, vị trớ lờn kim và xuống kim, khoảng cỏch giữa cỏc mũi thờu, cỏch nỳt chỉ. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Gọi HS nhắc lại cỏc yờu cầu của sản phẩm để cỏc em nắm chắc hơn. - Cho HS thực hành thờu chữ V. - GV quan sỏt, uốn nắn cho HS. Chỳ ý tới những em cũn lỳng tỳng. - GV nhận xột và tuyờn dương những em làm tốt. 3- Củng cố, dặn dò (2'): - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị cho giờ sau. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2008 Thể dục Động tác vặn mình Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” I. Mục tiêu: - HS học động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác. - HS chơi trò chơi nhiệt tình và chủ động. - Giáo dục HS ý thức ham luyện tập TDTT. II. Địa điểm, phương tiện: Sân bãi, còi, bóng. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: A.Phần mở đầu: 1.Ôn định tổ chức: Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số. 2.GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, kiểm tra trang phục. KĐ: Chạy một hàng dọc quanh sân tập, xoay các khớp tay, chân, gối B. Phần cơ bản: * Ôn 3 động tác đã học. - GV cho HS tập luyện cả lớp. - Lớp trưởng hô cho cả lớp tập. - GV quan sát, sửa sai cho HS. * Học động tác vặn mình: 3 - 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. * Ôn kết hợp 4 động tác đã học. * Chơi trò chơi vận động: HS chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. C, Phần kết thúc: - Động tác hồi tĩnh. - GV hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. . Toán Kiểm tra định kì giữa kì 1 . Tiếng việt Ôn tập tiết 2 I. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Học sinh nghe – viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Hướng dẫn học sinh ôn tập (34’): * Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - GV gọi từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài và chuẩn bị 1 phút. - Học sinh đọc trong SGK một đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu trong phiếu. - GV đặt câu hỏi bài vừa đọc để học sinh trả lời. - GV nhận xét và ghi điểm. Những học sinh chưa được kiểm tra để giờ sau kiểm tra tiếp. * Học sinh nghe - viết chính tả. - Giáo viên đọc bài chính tả, HS theo dõi SGK. - Học sinh đọc thầm lại bài chính tả. - Hướng dẫn học sinh viết các từ: Đà, Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ - Cho học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con, GV nhận xét và chữa bài. - GV nhắc các em cách trình bày bài viết, lưu ý cho học sinh các chữ cái đầu câu phải viết hoa. - GV đọc bài cho học sinh viết, chú ý đọc chậm thong thả để các em viết cho đúng. - GV đọc lại bài chính tả một lượt, HS soát lại bài và tự phát hiện lỗi. - Thu chấm một số bài, nhận xét chung bài viết của học sinh. 3- Củng cố, dặn dò (2'): - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà tiếp tục đọc để kiểm tra tiếp. Địa lí Nông nghiệp. I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất. - Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ Kinh tế Việt Nam. - Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây CN, cây ăn quả ở nước ta. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta? Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp 1. Ngành trồng trọt Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Cho biết ngành trồng trọt có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? Hoạt động 4: Làm việc theo cặp. - HS quan sát và trả lời câu hỏi của mục 1 SGK: + Kể tên một số cây trồng chính ở nước ta? + Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả? - HS trình bày kết quả , GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 5: Làm việc cá nhân. - HS quan sát hình 1 + Hãy cho biết lúa gạo, cây CN lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng? - HS trình bày, chỉ bản đồ vùng phân bố một số cây trồng chủ yếu ở nước ta. 2. Ngành chăn nuôi Hoạt động 6: Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi: + Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? + Kể tên một số vật nuôi ở nước ta? + Em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng. Hoạt động 7: Củng cố - dặn dò. - HS đọc bài học. - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tiếng việt Ôn tập tiết 3 I. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh tiếp tục được kiểm tra lấy điểm tập dọc và học thuộc lòng. - Trau dồi cho học sinh kĩ năng cảm thụ văn học. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. III. Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - GV kiểm tra sự ch ... nơi quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học,) - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai - Các nhóm lên đóng vai. - Thảo luận cả lớp: + Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không? + Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không? + Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao? - GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế nào là người bạn tốt. Hoạt động 2: Tự liên hệ *Mục tiêu: HS biêt tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè. *Cách tiến hành - GV yêu cầu HS tự liên hệ - HS làm việc cá nhân. - HS trao đổi trong nhóm hoặc với bạn ngồi bên cạnh. - GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. - Gv khen HS vàkết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn. Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK) *Mục tiêu: Củng cố bài * Cách tiến hành - HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em. GV cần chuẩn bị trước một số câu chyện, bài thơ, bài hát, về chủ đề Tình Bạn để giới thiệu thêm cho HS. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau Toán Luyện tập. I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh cách cộng 2 số thập phân, nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân, giải toán có lời văn. - Rèn cho học sinh kĩ năng cộng chính xác. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - Gọi 2 em lên bảng nêu quy tắc cộng 2 số thập phân và áp dụng làm: a. 34,76 + 57,19 b. 0,345 + 9,23. - Giáo viên nhận xét cho điểm. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1'). b, Luyện tập (34’). Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ, HS tính kết quả, GV nhận xét. - Học sinh rút ra tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân và một số học sinh nhắc lại: a + b = b + a. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu. - HS làm bài, chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - 1 học sinh lên bảng làm bài. - Cả lớp và giáo viên chữa bài. Bài tập 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh tự tóm tắt và vở, 1 HS làm bảng. - Giáo viên chấm điểm một số bài; nhận xét, chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò (2'): - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Dặn HS về nhà làm bài tập. Tiếng việt Ôn tập tiết 6. I. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh tiếp tục được kiểm tra lấy điểm tập dọc và học thuộc lòng. - Trau dồi cho học sinh kĩ năng cảm thụ văn học. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. III. Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Hướng dẫn học sinh ôn tập (34’): Bài tập 1: Cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị 1 phút. - Học sinh đọc bài theo yêu cầu trong phiếu học tập. - Đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc. - GV nhận xét và ghi điểm, còn học sinh nào để giờ sau kiểm tra tiếp. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. * Cho HS làm việc độc lập : - Mỗi em chọn một bài văn và thực hiện theo yêu cầu SGK. - GV quan sát chung và nhắc nhở các em. - Học sinh nối tiếp nhau nêu chi tiết mình thích và giái thích lí do mình thích. - Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương những học sinh tìm được chi tiết hay, giải thích đúng lí do mình thích. 3- Củng cố, dặn dò (2'): - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà tiếp tục đọc để kiểm tra tiếp. . Lịch sử Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội0, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. - Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2 – 9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta. - Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK, tư liệu, phiếu học tập III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ (4'): - Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám? 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS b, Giảng bài (28') Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm. * HS tường thuật lại diễn biến của buổi lễ: HS đọc SGK đoạn: “Ngày 2-9-1945bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập” - Em có nhận xét gì về quang cảnh ngày 2-9-1945 ở Hà Nội? * HS đọc đoạn tiếp theo. Em hãy thuật lại đoạn đầu buổi lễ tuyên bố độc lập. * HS tìm hiểu hai nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập trongSGK. * HS làm theo nhóm và ghi vào phiếu học tập. * HS báo cáo kết quả thảo luận. * GV kết luận: Bản Tuyên ngôn Đọc Lập đã: + Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. + Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. * GV tổ chức cho HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của sự kiện 2-9-1945 - ý nghĩa: Ngày 2-9-1945, Chủ tich Hồ Chi Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Sự kiện 2-9-1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta? (khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới) HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 3- Củng cố, dặn dò (2'): - GV hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. .. Tiếng Việt Tiết 7: Kiểm tra định kì (đọc). ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 31 tháng 10 năm 2008 Thể dục Trò chơi “Chạy nhanh theo số”. I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được cách chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số” - Ôn tập 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. II. Địa điểm, phương tiện: Sân bãi, còi, kẻ sân chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung TG Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu: Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số, chúc sức khoẻ GV GV nhận lớp : Phổ biến nội dung, nêu nhiệm vụ, yêu cầu của giờ học. KĐ : Chạy theo đội hình vòng tròn, khởi động các khớp tay, chân, vai, hông Kiểm tra : Gọi HS tập động tác vặn mình. B. Phần cơ bản : ÔN 4 động tác của bài thể dục đã học HS chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số” C. Phần kết thúc : Thả lỏng toàn thân và các khớp. Gv hệ thống bài. Nhận xét và đánh giá kết quả 6- 10’ 14’ 8’ 6’ Tập trung 4 hàng dọc. Chuyển thành 4 hàng ngang Cả lớp chạy theo đội hình vòng tròn, lớp trưởng cho các bạn khởi động, GV quan sát chung. Cho 3 học sinh lên tập động tác vặn mình, GV nhận xét ghi điểm. Cho cả lớp tập lại 4 động tác của bài thể dụctheo sự điều khiển của lớp trưởng. GV quan sát chung, sửa sai cho HS. Các tổ luyện tập theo tổ trưởng. Các tổ thi đua trình diễn 4 động tác. GV nhận xét và tuyên dương nhóm làm tốt. GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, chia đội chơi và cho HS chơi thử. GV nhận xét và cho HS chơi chính thức. GV nhắc nhở HS trong khi chơi không nên vội vàng quá sẽ bị ngã. GV quan sát chung và nhắ nhở các em thời gian chơi. Tổng két trò chơi, tuyên dương - Tập động tác thả lỏng toàn thân và các khớp Nhắc lại nội dung bài học. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt. . Toán Tổng nhiều số thập phân. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân. Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân. Biết vận dụng tính chất để tính bằng cách thuận tiện nhất. - Rèn cho học sinh kĩ năng tính tổng đúng, chính xác. II. Chuẩn bị: Phấn màu. III. Các hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - Gọi 2 học sinh lên bảng làm: 43,92 + 56,7; 193,8 + 93,4. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Giảng bài (14’): * Giáo viên nêu ví dụ: 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l) - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt tính sau đó tính (viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau) sau đó cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. - Giáo viên gọi học sinh lên bảng thực hiện, học sinh ở dưới làm ra nháp. - Học sinh và giáo viên nhận xét kết quả. - 1 số học sinh nêu cách tính tổng nhiều số thập phân. * Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tóm tắt và giải bài toán trong (SGK): - 1 học sinh lên bảng giải - Giáo viên nhận xét. - Gọi một số em nêu cách tính tổng của nhiều số thập phân, giáo viên nhắc lại. c, Luyện tập (20’). Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - 2 học sinh lên bảng làm, giáo viên chữa bài. Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - 1 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét. - Gọi học sinh nhận xét giá trị của 2 biểu thức (a + b) + c và a + (b + c). - Học sinh tự rút ra tính chất kết hợp của phép cộng số thập phân. - 1 số học sinh nhắc lại, giáo viên kết luận. Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. - Học sinh làm vào vở, giáo viên chấm điểm. 3. Củng cố, dặn dò (2'): - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Dặn HS về nhà làm bài tập. Tiếng Việt Tiết 8: Kiểm tra định kì (viết). Sinh hoạt tập thể. Kiểm điểm tuần 9. I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. * Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. - Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. - Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. - Đánh giá xếp loại các tổ. - Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . - Về học tập: - Về đạo đức: - Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: - Về các hoạt động khác. + Tuyên dương, khen thưởng: + Phê bình: 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. - Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3/ Củng cố, dặn dò. - Nhận xét chung. - Dặn HS thực hiện tốt các điều đã học. ===========================================================
Tài liệu đính kèm: