Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 2 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 2 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

3. Bài mới

Giới thiệu:

v Hoạt động 1: Luyện đọc

Ÿ Mục tiêu: Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ

Ÿ Phương pháp: Phân tích, giảng giải

- GV đọc mẫu đoạn 1, 2

- Nêu các từ cần luyện đọc.

- Nêu các từ khó hiểu.

+ Luyện đọc câu

 + Treo bảng phụ

- Chú ý 1 số câu

+ Thu chỉ buồn là/ dù đã rất cố gắng học/ em vẫn xếp hạng thấp trong lớp.

+ Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp/ túm tụm ở một góc sân bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm

 + Luyện đọc đoạn 1, 2

- GV chỉ định 1 số HS đọc.

- GV tổ chức cho HS đọc nhóm và góp ý cho nhau về cách đọc.

- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm làm việc

v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

Ÿ Mục tiêu: Hiểu được ý của bài ở đoạn 1, 2

Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, trực quan

- Treo tranh

- GV đặt câu hỏi

+ Câu chuyện này nói về ai?

+ Bạn ấy có đức tính gì?

+ Hãy kể những việc làm tốt của Na?

- Chốt: GV giúp HS nhận ra và đưa ra nhận xét khái quát.

- Theo em điều bí mật được các bạn Na bàn bạc là gì?

 

doc 21 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 2 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 08 năm 2010
Tiết 2 + 3: TẬP ĐỌC
	PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấmm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Câu chuyện đề cao lịng tốt và khuyến khích học sinh làm việc tốt (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
II. Chuẩn bị:
GV: SGK + tranh + thẻ rời
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định : Cho học sinh hát .
2. Kiểm tra bài cũ : Ngày hôm qua đâu rồi?
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. TLCH
- Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
- Kết quả học tập của em ngày hôm qua được in ở đâu?
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
Ÿ Mục tiêu: Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
Ÿ Phương pháp: Phân tích, giảng giải
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2
Nêu các từ cần luyện đọc.
Nêu các từ khó hiểu.
+ Luyện đọc câu
	+ Treo bảng phụ
Chú ý 1 số câu
+ Thu chỉ buồn là/ dù đã rất cố gắng học/ em vẫn xếp hạng thấp trong lớp.
+ Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp/ túm tụm ở một góc sân bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm
	+ Luyện đọc đoạn 1, 2
- GV chỉ định 1 số HS đọc.
- GV tổ chức cho HS đọc nhóm và góp ý cho nhau về cách đọc.
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm làm việc
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Ÿ Mục tiêu: Hiểu được ý của bài ở đoạn 1, 2
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
Treo tranh
- GV đặt câu hỏi
+ Câu chuyện này nói về ai?
+ Bạn ấy có đức tính gì?
+ Hãy kể những việc làm tốt của Na?
Chốt: GV giúp HS nhận ra và đưa ra nhận xét khái quát.
Theo em điều bí mật được các bạn Na bàn bạc là gì?
v Hoạt động 3: Luyện đọc
Ÿ Mục tiêu: Luyện đọc giải nghĩa từ
Ÿ Phương pháp: Phân tích
-Nêu những từ cần luyện đọc.
- Nêu các từ khó 
+ Luyện đọc câu
-GV chú ý ngắt câu.
+ Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Thu
+ Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy,/ bước lên bục
- GV chỉ định HS đọc.
- GV uốn nắn cách phát âm và cách nghỉ hơi.
- Luyện đọc đoạn 3 và cả bài.
- GV chỉ định 1 số HS đọc.
- GV tổ chức cho HS đọc trong từng nhóm.
v Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Ÿ Mục tiêu: Hiểu được ý của đoạn 3, 4
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
- Em có nghĩ rằng Na xứng đáng có được thưởng không?
- GV cho HS đóng vai các bạn của Na bí mật bàn bạc với nhau.
- GV giúp HS khẳng định Na xứng đáng được thưởng vì có tấm lòng tốt rất đáng quí. Trong trường học phần thưởng có nhiều loại. Thưởng cho HSG, thưởng cho HS có đạo đức tốt, thưởng cho HS tích cực tham gia lao động, văn nghệ.
- Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui mừng ntn?
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Ÿ Mục tiêu: Đọc thể hiện cảm xúc
Ÿ Phương pháp: Thực hành
- Giọng điệu.
+ 2 câu đầu: Giọng thong thả
	+ Lời cô giáo: Hào hứng, trìu mến.
	+ 4 câu cuối: Cảm động 
GV đọc mẫu cả đoạn.
Lưu ý về giọng điệu.
-GV uốn nắn cách đọc cho HS.
4. Củng cố – Dặn dò :
- 1 HS đọc toàn bài.
+ Em học điều gì ở bạn Na?
+ Em thấy việc làm của cô giáo và các bạn có tác dụng gì?
 - Luyện đọc thêm.
- Chuẩn bị: Kể chuyện
- Hát
- HS đọc
- HS nêu
- Hoạt động cá nhân
- ĐDDH: Tranh, thẻ rời
- HS lắng nghe
- HS khá đọc
- HS đọc đoạn 1
- Quen, tuyệt, bàn tán, xếp hạng, sáng kiến
- Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ
- HS đọc từng câu đến hết đoạn
- Đọc nhấm giọng đúng
- HS đọc đoạn 1 và đoạn 2
- Từng nhóm đọc
- ĐDDH: Tranh
- HS trả lời
- Nói về 1 bạn HS tên Na
- Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè
- HS nêu những việc làm tốt của Na
- Na sẵn sàng giúp bạn, sẵn sàng san sẻ của mình cho bạn.
- Đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người.
- HS nêu
- HS đọc đoạn 3
àĐDDH:Thẻ rời
- Lặng lẽ, sẽ, vỗ tay, khăn
- Lặng lẽ: Chú thích SGK
- HS đọc mỗi em 1 câu nối tiếp nhau hết đoạn
- 1 vài HS đọc
- HS đọc trong từng nhóm, các nhóm đại diện khi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh.
à ĐDDH: Tranh
- HS có thể phát biểu
- Na xứng đáng được vì người tốt cần được thưởng.
- Na xứng đáng được thưởng vì cần khuyến khích lòng tốt.
- Na vui mừng đến mức tưởng nghe nhằm, đỏ bừng mặt
- Cô giáo và các bạn: vui mừng, vỗ tay vang dậy
- Mẹ vui mừng: Khóc đỏ hoe cả mắt.
àĐDDH: Bảng phụ
- Từng HS đọc
- Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người.
- Trao phần thưởng cho Na
- Biểu dương người tốt và khuyến khích HS làm điều tốt
* Nhận xét sau tiết dạy :	
.........................................
Tiết 4 :TOÁN
	LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
 - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo cĩ đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được độ dài đề-xi-mét trên thước thẳng.
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
- Vẽ được đoạn thẳng cĩ độ dài 1dm.
II. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm. 
HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định : Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : Đêximet
Gọi 1 HS đọc các số đo trên bảng: 2dm, 3dm, 40cm
Gọi 1 HS viết các số đo theo lời đọc của GV
Hỏi: 40cm bằng bao nhiêu dm?
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1:
GV yêu cầu HS tự làm phần a vào Vở bài tập
GV yêu cầu HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1 dm trên thước
GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào bảng con
GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm
Bài 2:
Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2 dm và dùng phấn đánh dấu
GV hỏi: 2 đêximet bằng bao nhiêu xăngtimet?(Yêu cầu HS nhìn lên thước và trả lời)
Yêu cầu HS viết kết quả vào Vở bài tập
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Muốn làm đúng phải làm gì?
Lưu ý cho HS có thể nhìn vạch trên thước kẻ để đổi cho chính xác
Có thể nói cho HS “mẹo” đổi: Khi muốn đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và khi đổi từ cm ra dm ta bớt đi ở sau số đo cm 1 chữ số 0 sẽ được ngay kết quả.
Gọi HS đọc chữa bài sau đó nhận xét và cho điểm.
Bài 4:
GV yêu cầu HS đọc đề bài
Hướng dẫn: Muốn điền đúng, HS phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra. Chẳng hạn bút chì dài 16, muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của bút với 1 dm và thấy bút chì dài 16 cm, không phải 16 dm.
GV yêu cầu 1 HS chữa bài.
v Hoạt động 2: Luyện tập
4. Củng cố – Dặn dò :
Nếu còn thời gian GV cho HS thực hành đo chiều dài của cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở
Nhận xét tiết học
Dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. 
- - Hát	
- HS đọc các số đo: 2 đêximet, 3 đeximet, 40 xăngtimet
- HS viết: 5dm, 7dm, 1dm
- 40 xăngtimet bằng 4 đeximet
à ĐDDH: Thước có chia vạch dm, cm.
- HS viết:10cm = 1dm,1dm = 10cm
- Thao tác theo yêu cầu
- Cả lớp chỉ vào vạch vừa vạch được đọc to: 1 đêximet
- HS vẽ sau đó đổi bảng để kiểm tra bài của nhau.
- Chấm điểm A trên bảng, đặt thước sao cho vạch 0 trùng với điểm A. Tìm độ dài 1 dm trên thước sau đó chấm điểm B trùng với điểm trên thước chỉ độ dài 1dm. Nối AB. 
- HS thao tác, 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau. 
- 2 dm = 20 cm.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Suy nghĩ và đổi các số đo từ dm thành cm, hoặc từ cm thành dm.
- HS làm bài vào Vở bài tập
- HS đọc
- Hãy điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp
- Quan sát, cầm bút chì và tập ước lượng. Sau đó làm bài vào Vở bài tập.2 HS ngồi cạnh nhau có thể thảo luận với nhau.
- HS đọc
à ĐDDH: Thước + vở bài tập
* Nhận xét sau tiết dạy :	
........................................
Thứ ba ngày 24 tháng 08 năm 2010
Tiết 1: KỂ CHUYỆN
	PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu:	
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý (SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1, 2, 3).
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh
HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
1. Ổn định : Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : Có công mài sắt có ngày nên kim
Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì?
Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
(HS làm việc gì dù khó đến đâu, cứ kiên trì, nhẫn nại nhất định sẽ thành công)
3 HS lên bảng, lần lượt từng em tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện.
GV nhận xét – cho điểm
3. Bài mới:
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý.
+ Kể theo tranh 1
- GV đặt câu hỏi
- Na là 1 cô bé ntn?
- Trong tranh này, Na đang làm gì?
- Kể lại các việc làm tốt của Na đối với các bạn
- Na còn băn khoăn điều gì?
- Chốt: Na tốt bụng giúp đỡ bạn bè.
- GV nhận xét
+ Kể theo tranh 2, 3
- GV đặt câu hỏi
- Cuối năm học các bạn bàn tán về chuyện gì? Na làm gì?
- Trong tranh 2 các bạn Na đang thì thầm bàn nhau chuyện gì?
- Tranh 3 kể chuyện gì?
- Chốt: Các bạn có sáng kiến tặng Na 1 phần thưởng
- GV nhận xét
+ Kể theo tranh 4
- Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra ntn?
- Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
- Khi Na được phần thưởng, Na, các bạn và mẹ vui mừng ntn?
- Chốt: Na cảm động trước tình cảm của các bạn.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện.
GV tổ chức cho HS kể theo từng nhóm
GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò:
Về kể lại câu chuyện cho người thân.
Nhận xét tiết học.
- Hát
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- HS nêu
- HS kể
- ĐDDH: Tranh
- Tốt bụng
- Na đưa cho Minh nửa cục tẩy
- Na gọt bút chì giúp Lan, bẻ cho Minh nửa cục tẩy, chia bánh cho Hùng, nhiều lần trực nhật giúp các bạn bị mệt.
- Học chưa giỏi
- Lớp nhận xét 
- Cả lớp bàn tán về điểm và phần thưởng. Na chỉ lặng im nghe, vì biết mình chưa giỏi môn nào
- Các bạn HS đang tụ tập ở 1 góc sân bàn nhau đề nghị cô giáo tặng riên cho Na 1 phần thưởng vì lòng tốt.
- Cô giáo khen sáng kiến của các bạn rất tuyệt.
- Lớp nhận xét
- Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng.
- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng
- Cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Tưởng rằng nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Mẹ vui mừng khóc đỏ hoe cả mắt
- Lớp nhận xét
- Hoạt động nhóm.
- ĐDDH: Tranh
- HS kể theo nhóm, đại diện nhóm lên thi kể chuyện
* Nhận xét sau tiết dạy :	
......................................
Tiết 3: CHÍNH TẢ
	PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xáx, trình bày đúng đoạn tốm tắt bài Phần thưởng (SGK).
- Làm được BT3, BT4; BT(2) a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK – bảng phụ
HS: SGK – vở + bảng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định : Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : Ngày hôm qua đâu rồi?
2 HS lên bảng
GV đọc cho HS viết: nàng tiên, làng xóm, làm lại – nhẫn nại, lo lắng – ăn no.
GV nhận xét cho điểm
Vài HS đọc và viết 19 chữ cái đã học.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. 
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn viết  ... 
GV: SGK , Tranh , Bảng phụ
HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định : Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
1 số HS lên bảng tự nói về mình. Sau đó nói về 1 bạn
GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Làm bài tập miệng
Ÿ Mục tiêu: Biết cách chào hỏi, tự giới thiệu
Ÿ Phương pháp: Sắm vai, đàm thoại, trực quan
 Bài 1: Nói lại lời em
GV cho HS dựa vào 1 nội dung trong bài để thực hiện cách chào
Nhóm 1:
Chào mẹ để đi học
Chào mẹ để đi học: phải lễ phép, giọng nói vui vẻ
Nhóm 2:
Chào cô khi đến trường
Đến trường gặp cô, giọng nói nhẹ nhàng, lễ độ
Nhóm 3:
Chào bạn khi gặp nhau ở trường
Chào bạn khi gặp nhau ở trường, giọng nói vui vẻ hồ hởiû 
Bài 2: Viết lại lời các bạn trong tranh:
Tranh vẽ những ai?
Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn? 
Nêu nhận xét về cách chào hỏi của 3 nhân vật trong tranh
v Hoạt động 2: Làm bài tập viết
Ÿ Mục tiêu:Biết viết tự thuật theo mẫu 
Ÿ Phương pháp: Thực hành
Bài 3:
Viết tự thuật theo mẫu.
 GV uốn nắn, hướng dẫn
4. Củng cố – Dặn dò :
Thực hành những điều đã học
Chuẩn bị: Tập viết
- Hát
- Hoạt động nhóm
à ĐDDH: Tranh
- Nhóm hoạt động và phân vai để nói lời chào
- Từng nhóm trình bày
- 1 HS đóng vai mẹ, 1 HS đóng vai con và nêu lên câu chào
- Lớp nhận xét 
HS phân vai để thực hiện lời chào
Lớp nhận xét
HS thực hiện
Lớp nhận xét
HS quan sát tranh + TLCH
Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít
HS đọc câu chào
 - HS nêu
 à ĐDDH:Bảng phụ
 - HS viết bài
* Nhận xét sau tiết dạy :	
.................................................
Tiết 2: TẬP VIẾT
	Ă, Â Ăn chậm nhai kĩ 
I. Mục tiêu:
-Viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ă hoặc Â), chữ và câu ứng dụng: Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần). 
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu Ă, Â. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định : Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : 
GV giới thiệu về các dụng cụ học tập.
Tập viết đòi hỏi đức tính cẩn thận và kiên nhẫn.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ Ă,  (giống chữ A)
Ÿ Phương pháp: Trực quan.
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ Ă, Â 
Chữ Ă, Â cao mấy li? 
Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ Ă, Â và miêu tả: 
+ Nét 1: gần giống nét móc ngược (trái) hơi lượn ở phía trên và nghiêng bên phải.
+ Nét 2: Nét móc phải.
+ Nét 3: Nét lượn ngang.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Ăn chậm nhai kĩ
Giải nghĩa: 
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: “Ăn” lưu ý nối nét Ă và n
HS viết bảng con
* Viết: Ăn
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
Ÿ Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập.
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
à (ĐDDH: chữ mẫu)
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 3 nét
- HS quan sát
- HS tập viết trên bảng con
à (ĐDDH: bảng phụ câu mẫu)
- HS đọc câu
- Ă, h: 2,5 li
- n, m, i, a: 1 li
- Dấu chấm (.) dưới â 
- Dấu ngã (~) trên i
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở tập viết
- HS viết vở
* Nhận xét sau tiết dạy :	
...........................................
TIẾT 3 : TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết làm tính cộng, trừ các số cĩ hai chữ số khơng nhớ trong phạm vi 100.- Biết giải bài tốn bằng một phép trừ.
II. Chuẩn bị:
GV:Bảng phụ+ thẻ cái + bút dạ
HS:Vở + SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Cho học sih hát.
2. Kỉêm tra ài cũ : Luyện tập
HS sửa bài 1
Viết các số:
a)Từ 40 đến 50: 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50.
b)Từ 68 đến 74: 69, 70, 71, 72, 73, 74.
c)Tròn chục và bé hơn 50: 10, 20, 30, 40.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Thực hành
Ÿ Mục tiêu: Phân tích số có 2 chữ số, nắm tên gọi của các thành phần trong phép cộng và trừ 
Ÿ Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Nêu cách thực hiện
Thầy có thể cho HS sửa bài bằng cách đọc kết qủa phân tích số
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
Nêu cách làm ?
 Bài 3:
 Tính
 - Thầy lưu ý: Trình bày thẳng các cột với nhau
 Bài 4:
Nêu bài toán
Để tìm số cam chị hái ta làm ntn?
v Hoạt động 2: Trò chơi
Ÿ Mục tiêu: Hiểu tên gọi các thành phần
Ÿ Phương pháp: Thực hành
 Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Nêu tên các thành phần trong các phép tính sau:
4. Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Kiểm tra
- Hát
j
à ĐDDH: Bảng phụ 	
- Số chục cộng số đơn vị
-HS làm bài
Sửa bài: 25 = 20 + 5 đọc là: hai mươi lăm bằng hai mươi cộng năm 
 a) Tìm tổng: Ta lấy số hạng cộng với nhau
 b) Tìm hiệu: Ta lấy số bị trừ trừ cho số trừ
- HS làm bài – sửa bài 
- HS đọc đề
- HS nêu
- Làm tính trừ
 Bài giải:
 Số cam chị hái được là:
 85 – 44 = 41 (quả cam)
 Đáp số: 41 quả cam
à ĐDDH: Thẻ cài, bút dạ
- HS làm bài – sửa bài
- HS lên bảng lớp điền để sửa bài
 78 9 52
 -46 +10 +14
 32 19 66
* Nhận xét sau tiết dạy :	
Tiết 4 : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
	BỘ XƯƠNG 
I. Mục tiêu:
-Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh. Mô hình bộ xương người. Phiếu học tập
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định : Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : Cơ quan vận động
Nêu tên các cơ quan vận động?
Nêu các hoạt động mà tay và chân cử động nhiều?
GV nhận xét
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Giới thiệu xương, khớp xương của cơ thể
Ÿ Mục tiêu:HS nhận biết vị trí và tên gọi một số xương và khớp xương 
Ÿ Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp
Bước 1 : Cá nhân 
Yêu cầu HS tự sờ nắn trên cơ thể mình và gọi tên, chỉ vị trí các xương trong cơ thể mà em biết
Bước 2 : Làm việc theo cặp 
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương SGK chỉ vị trí, nói tên một số xương.
GV kiểm tra 
Bước 3 : Hoạt động cả lớp 
GV đưa ra mô hình bộ xương.
GV nói tên một số xương: Xương đầu, xương sống
Ngược lại GV chỉ một số xương trên mô hình.
Buớc 4: Cá nhân
Yêu cầu HS quan sát, nhận xét vị trí nào xương có thể gập, duỗi, hoặc quay được.
à Các vị trí như bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân,  ta có thể gập, duỗi hoặc quay được, người ta gọi là khớp xương.
GV chỉ vị trí một số khớp xương.
v Hoạt động 2: Đặc điểm và vai trò của bộ xương 
Ÿ Mục tiêu: HS biết được đặc điểm và vai trò của bộ xương.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận 
Bước 1: Thảo luận nhóm
GV đưa bảng phụ ghi các câu hỏi 
Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
Hộp sọ có hình dạng và kích thước như thế nào? Nó bảo vê cơ quan nào?
Xương sườn cùng xương sống và xương ức tạo thành lồng ngực để bảo vệ những cơ quan nào?
Nếu thiếu xương tay ta gặp những khó khăn gì?
Xương chân giúp ta làm gì? 
Vai trò của khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối?
à GV giảng thêm + giáo dục: Khớp khuỷu tay chỉ có thể giúp ta co (gập) về phía trước, không gập được về phía sau. Vì vậy, khi chơi đùa các em cần lưu ý không gập tay mình hay tay bạn về phía sau vì sẽ bị gãy tay. Tương tự khớp đầu gối chỉ giúp chân co về phía sau, không co được về phía trước.
Bước 2: Giảng giải 
 Kết luận: Bộ xương cơ thể người gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng. Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
v Hoạt động 3: Giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
Ÿ Mục tiêu: HS biết cách và có ý thức bảo vệ bộ xương 
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp 
Bước 1: HS làm phiếu học tập cá nhân 
Đánh dấu x vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.
GV cùng HS chữa phiếu bài tập.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần làm gì?
Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương?
Điều gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày chúng ta ngồi, đi đứng không đúng tư thế và mang, vác, xách các vật nặng.
GV treo 02 tranh /SGK
GV chốt ý + giáo dục HS: Thường xuyên tâïp thể dục, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác các vật nặng để bảo vệ xương và giúp xương phát triển tốt.
4. Củng cố – Dặn dò :
Bước 1: Trò chơi
GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh : Bộ xương cơ thể đã được cắt rời. Yêu cầu HS gấp SGK lại.
Bước 2: Hướng dẫn cách chơi 
Bước 3: GV tổ chức chơi 
Bước 4: Kiểm tra kết quả 
Nhận xét – tuyên dương
Chuẩn bị: Hệ cơ 
- Hát
- Cơ và xương
- Thể dục, nhảy dây, chạy đua
à ĐDDH: tranh, mô hình bộ xương.
- Thực hiện yêu cầu và trả lời: Xương tay ở tay, xương chân ở chân . . .
- HS thực hiện
- HS chỉ vị trí các xương đó trên mô hình.
- HS nhận xét
- HS đứng tại chỗ nói tên xương đó
- HS nhận xét.
- HS chỉ các vị trí trên mô hình và tự kiểm tra lại bằng cách gập, xoay cổ tay, cánh tay, gập đầu gối.
- HS đứng tại chỗ nói tên các khớp xương đó.
à ĐDDH: tranh.
- Không giống nhau
- Hộp sọ to và tròn để bảo vệ bộ não.
- Lồng ngực bảo vệ tim, phổi . . .
- Nếu không có xương tay, chúng ta không cầm, nắm, xách, ôm được các vật.
- Xương chân giúp ta đi, đứng, chạy, nhảy, trèo
 * Khớp bả vai giúp tay quay được.
 * Khớp khuỷu tay giúp tay co vào và duỗi ra.
 * Khớp đầu gối giúp chân co và duỗi.
à ĐDDH: phiếu học tập, tranh.
- HS làm bài.
- Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần:
- £ Ngồi, đi, đứng đúng tư thế 
- £ Tập thể dục thể thao.
- £ Làm việc nhiều.
- £ Leo trèo.
- £ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- £ Ăn nhiều, vận động ít.
-£ Mang, vác, xách các vật nặng.
- £ Ăn uống đủ chất.
- HS quan sát
- Chia 2 nhóm
- HS lắng nghe
- 2 đội tham gia
- Nhận xét 
* Nhận xét sau tiết dạy :	
........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_khoi_5_tuan_2_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc