Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức)

Phong cảnh đền Hùng

I) Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, chi, đất tổ,.

- Hiểu nội dung bài: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

2. Kỹ năng:

- Đọc trôi chảy, lưu loát được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tha thiết, trang trọng, tự hào, ca ngợi.

3. Thái độ: Nhớ ơn tổ tiên.

II) Chuẩn bị:

 Tranh minh họa SGK, bảng phụ.

 

doc 43 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25:
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Tập đọc 
Phong cảnh đền Hùng
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, chi, đất tổ,...
- Hiểu nội dung bài: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
2. Kỹ năng: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tha thiết, trang trọng, tự hào, ca ngợi.
3. Thái độ: Nhớ ơn tổ tiên.
II) Chuẩn bị:
	Tranh minh họa SGK, bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt), kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ khó cho từng HS.
- Dùng tranh minh hoạ trang 68, SGK để giới thiệu về vị trí của đền Hùng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, cách đọc như sau: Đọc với giọng to, vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng tha thiết.
Hoạt động của trò
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- 1 HS đọc.
- Bài chia 3 đoạn.
- 3 HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Đền Thượng ... chính giữa.
+ HS 2: Làng của các vua Hùng ... đồng bằng xanh mát.
+ HS 3: Trước đền Thượng ... rửa mặt, soi gương.
- Quan sát, lắng nghe.	
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
+ Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
- Giảng: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm, từ năm 2879 trước Công nguyên đến 288 trước Công nguyên. Đền Hùng nằm ở vị trí sơn thuỷ hữu tình rất nên thơ.
+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+ Những từ ngữ đó gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
+ Hãy kể ngắn gọn một truyền thuyết mà em biết?
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu, vùng Phú Thọ cách đây khoảng 4000 năm.
+ Vua Hùng Vương thứ 18 có người con gái tên là Mị Nương.
- Lắng nghe.
+ Những từ ngữ: những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là dãy Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh,...
+ Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
+ Những truyền thuyết: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng; An Dương Vương; Sự tích trăm trứng; Bánh chưng, bánh dày,...
- Nối tiếp nhau kể, ví dụ:
+ Cảnh núi Ba Vì vòi vọi gợi cho em nhớ đến truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Tương truyền rằng vua Hùng cho dựng lầu kén rể ở cửa sông Bạch Hạc. Hai chàng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh tranh tài gây bão lũ, lụt lội, Sơn Tinh thắng cuộc.
+ Núi Sóc Sơn gợi cho em nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng. cậu bé 3 tuổi mới biết nói đã đánh giặc ngoại xâm.
+ Đền Hạ gợi cho em nhớ đến truyền thuyết Trăm trứng. Đây là nơi Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về. Âu Cơ đã sinh được một cái bọc trăm trứng nở thành 100 người con,...
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
+ Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài?
+ Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ.
+ Câu ca dao nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn dân tộc.
* Nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- Nêu: Cảnh thhiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ. Mỗi ngọn núi, con sông, dòng suối, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc. Mỗi địa danh là một dấu tích lịch sử dựng nước và giữ nước. Tương truyền rằng, vua Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh ngày 10 tháng 3 âm lịch năm 1632 trước Công nguyên. Từ đấy người Việt đã lấy ngày này làm ngày giỗ Tổ. Câu ca dao Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba luôn nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn đoàn kết cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, dựng xây đất nước đẹp giàu.
3.3. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, nhắc HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2:
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, cả lớp theo dõi, sau đó 1 em nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, các HS khác bổ sung và thống nhất cách đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 121: Kiểm tra định kì giữa học kì II
Chính tả (nghe – viết)
Ai là thủy tổ loài người?
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài, củng cố cách viết hoa tên riêng của người.
2. Kỹ năng: 
- Nghe – viết chính xác, trình bày đẹp bài chính tả Ai là thuỷ tổ loài người?
- Làm đúng bài tập chính tả viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ và viết đúng chính tả.
II) Chuẩn bị:
	Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
1. Khi viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
2. Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các tên riêng: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Sa Pa, A-ma Dơ-hao,...
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết chính tả.
+ Bài văn nói về điều gì?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.
+ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?
- Gắn bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Thu và chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
3.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Giải thích: Cửu Phủ là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân. Gợi ý HS: dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng và giải thích cách viết hoa tên riêng đó.
- Gọi HS giải thích cách viết hoa từng tên riêng.
- Kết luận: Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vượng, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.
+ Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ?
Hoạt động của trò
- 1 HS đọc các HS khác viết tên riêng.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
+ Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
- HS tìm và nêu, Ví dụ: truyền thuyết, chúa trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, ấn độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn,...
- Luyện viết vào nháp.
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Đổi vở soát lỗi.
Bài 2(70):
- 2 HS nối tiếp nhau đọc. 
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- 6 HS nối tiếp nhau phát biểu. Ví dụ:
+ Khổng Tử là tên người nước ngoài được viết hoa tất cả chữ cái đầu của mỗi tiếng vì được đọc theo âm Hán Việt.
+ Chu Văn Vương là tên người nước ngoài được viết hoa tất cả chữ cái đầu của mỗi tiếng vì được đọc theo âm Hán Việt.
- Lắng nghe.
+ Anh chàng mê đồ cổ là kẻ gàn dở, mù quáng. Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là đồ thật hay giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ thời nhà Chu.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, kể lại câu chuyện Dân chơi đồ cổ cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Thực hành giữa học kì II
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học: Có trách nhiệm về việc làm của mình, biết nhớ ơn tổ tiên, kính già yêu trẻ, biết yêu quê hương, yêu Tổ quốc Việt nam.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kĩ năng vận dụng thực hành: Có trách nhiệm về việc làm của mình, biết nhớ ơn tổ tiên, kính già yêu trẻ, biết yêu quê hương, yêu Tổ quốc Việt nam bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
3. Thái độ: Yêu quê hương, đất nước.
II) Chuẩn bị:
	Nội dung các kiến thức cần thực hành.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
+ Vì sao mỗi người dân Việt Nam cần yêu Tổ quốc mình?
+ Chúng ta cần thể hiện lòng yêu Tổ quốc như thế nào?
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn:
* Hoạt động 1: Cá nhân
- Yêu cầu mỗi HS tự đánh giá về những việc làm của mình từ đầu năm học đến nay.
- Yêu cầu HS nối tiếp nêu những việc làm của mình.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
* Hoạt động 2: Cả lớp
- Yêu cầu HS nêu một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ hàng của mình.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xé ... i gian, trên tất cả các mặt trận.
+ Nổi dậy: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở địa phương để phối hợp hành động với cuộc Tổng tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng, nhằm đánh bại quân địch.
- Bất ngờ: tấn công vào đêm giao thừa, đánh vào các cơ quan đầu não của địch, các thành phố lớn.
- Đồng loạt: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời ở nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự.
- Một nhóm trình bày tóm tắt nội dung đoạn từ “Đêm 30 Tết...của địch”
- HS nghe.
* HS đọc SGK kết hợp chỉ ảnh thuật lại trận đánh trong nhóm cho các bạn nghe. Cử đại diện thuật trước lớp, cụ thể:
“Thời khắc giao thừa vừa tới, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển sứ quán Mĩ, làm sập 1 mảng tường bảo vệ. Các chiến sĩ đặc công lập tức bắn chết 4 tên lính gác, lao vào chiếm giữ tầng dưới Sứ quán. Lính Mĩ bảo vệ Sứ quán Mĩ chống trả quyết liệt nhưng không đẩy lùi được cuộc tiến công của ta. Địch phải dùng máy bây lên thẳng chở thêm lính Mĩ đổ xuống nóc Sứ quán để phản kích. bọn chỉ huy hoảng hốt, bí mật đưa đại sứ Bân cơ chạy khỏi sứ quán bằng xe bọc thép. Cuộc chiến ở đây đã diễn ra suốt 6 giờ đồng hồ, khiến cho Sứ quán Mĩ bị tê liệt”.
- Hai nhóm thuật lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
- Trận đánh của quân giải phóng vào Sứ quán Mĩ làm cho những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả thé giới phải sửng sốt.
- Vì đây là mục tiêu quan trọng nhất trong số 9 mục tiêu trọng yếu tại Sài Gòn (vì đây là đầu não bộ máy chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam)
- Ba HS đọc lại phần 2.
3. ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968
* 1 HS đọc SGK đoạn từ “cùng với cuộc...thời gian ngắn nhất”. Lớp đọc thầm.
- Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, Quân giải phóng tiến công đồng loạt ở hầu khắp các thành phố, thị xã miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng,...
- Làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mạng, lo sợ.
- Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại 1 bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm rứt chiến tranh ở Việt Nam.
- Nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.
- Ta chủ động tấn công vào thành phố, tận sào huyệt của địch.
- 2, 3 HS đọc lại phần ý nghĩa.
* HS để ảnh tư liệu của địa phương mình lên bàn thảo luận nhanh rồi cử đại diện trình bày.
Mừng xuân 1968
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mĩ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, tr.328)
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
------------------------------------------------
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. Mục tiêu: 
	Giúp HS:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về phần vật chất và năng lượng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tự làm thí nghiệm.
- Rèn kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.
- Luôn yêu thích thiên nhiên, có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học, có lòng ham tìm tòi, khám phá làm thí nghiệm.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập các nhân.
- Hình minh hoạ 1 trang 101 SGK, cắt rời từng hình.
- Phần thưởng (nếu có)
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời về nội dung bài 48. 
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
II. Bài mới
* Giới thiệu bài
- Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về vật chất và năng lượng. Các em sẽ được rèn kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ khi sử dụng một số năng lượng cần thiết cho hoạt động.
1. Hoạt động 1
- Hỏi: ở phần vật chất và năng lượng em được tìm hiểu về những vật liệu nào?
- Nêu: Cuối học kì I, các em đã được học về tính chất, công dụng của một số vật liệu. Cùng với những bài đầu của học kì II các em được tìm hiểu về sự biến đổi của chất và sử dụng năng lượng. Các em cùng làm phiếu hcọ tập để ôn lại và củng cố lại những vấn đề này.
- Phát phiếu học tập cho từng HS, yêu cầu HS tự đọc, hoàn chỉnh các câu hỏi.
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?
+ Vì sao cần sử dụng điện một cách hợp lí?
+ Em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm điện?
- Lắng nghe.
1. Tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Những vật liệu: sắt, gang, thép, đồng, nhôm, thuỷ tinh, cao su, xi măng, tơ sợi,...
- Lắng nghe.
- Nhận xét và làm bài.
Họ và tên................................
PHIẾU HỌC TẬP
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Đồng có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ
c. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy có thể bị một số a-xít ăn mòn 
	d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt
2. Thuỷ tinh có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ
c. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy có thể bị một số a-xít ăn mòn 
	d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt
3. Nhôm có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ
c. Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy có thể bị một số a-xít ăn mòn 
	d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt
4. Thép được dùng để làm gì?
	a. Làm các đồ điện, dây điện.
	b. Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hoả, máy móc,...
5. Sự biến đổi hoá học là gì?
	a. Sự chuyển thể của một số chất từ thể lỏng sang thế khí và ngược lại.
	b. Sự biến đổi của chất này thành chất khác.
6. Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?
	a. nước đường.
	b. Nước chanh (đã lọc hết tép chanh và hạt) pha với đường và nước sôi để nguội
	c. Nước bột sắn (pha sống).
- Gọi HS trình bày, GV ghi câu trả lời lên bảng.
- Thu phiÕu häc tËp cña HS
- GV yªu cÇu HS quan s¸t h×nh minh ho¹ 1 trang 101 SGK vµ thùc hiÖn c¸c yªu cÇu.
+ M« t¶ thÝ nghiÖm ®­îc thùc hiÖn trong h×nh.
+ Sù biÕn ®æi ho¸ häc cña c¸c chÊt ®­îc x¶y ra trong ®iÒu kiÖn nµo?
- GV ®i h­íng dÉn HS gÆp khã kh¨n.
- NhËn xÐt, kÕt luËn, khen ngîi HS hiÓu bµi, ghi nhí c¸c kiÕn thøc ®· häc.
- 1 HS ch÷a phiÕu, HS kh¸c nhËn xÐt bµi lµm cña b¹n ®óng / sai. NÕu sai th× söa l¹i cho ®óng. §¸p ¸n:
1. d
4. b
2. b
5. b
3. c
6. c
- L¾ng nghe, n¾m nhiÖm vô häc tËp.
- 2 HS ngåi cïng bµn trao ®æi, th¶o luËn tr¶ lêi tõng c©u hái cña GV.
VÝ dô:
+ H×nh a: Thanh s¾t ®Ó l©u ngµy ®· hót kh«ng khÝ Èm nªn trªn mÆt thanh s¾t cã 1 líp s¾t gØ, mµu n©u. Sù biÕn ®æi ho¸ häc nµy x¶y ra trong ®iÒu kiÖn nhiÖt ®é b×nh th­êng.
+ H×nh b: Cho ®­êng vµo trong èng nghiÖm, ®un d­íi ngän löa ®Ìn cån. Trªn thµnh èng nghiÖm sÏ ®äng nh÷ng giät n­íc cßn ®­êng th× biÕn thµnh than. Sù biÕn ®æi ho¸ häc nµy x¶y ra khi cã nhiÖt ®é cao.
+ H×nh c: Cho v«i sèng vµo n­íc ta ®­îc v«i t«i dÎo qu¸nh. Sù biÕn ®æi ho¸ häc nµy x¶y ra trong ®iÒu kiÖn nhiÖt ®é b×nh th­êng.
+ H×nh d: V¾t chanh lªn chiÕc m©m ®ång ta thÊy xuÊt hiÖn líp gØ ®ång mµu xanh. Sù biÕn ®æi ho¸ häc nµy x¶y ra trong ®iÒu kiÖn nhiÖt ®é b×nh th­êng.
III. Cñng cè, dÆn dß:
- GV nhËn xÐt giê häc. Nh¾c HS häc bµi vµ chuÈn bÞ bµi sau.
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Các kiến thức vật chất và năng lượng; đặc biệt là ứng dụng của năng lượng điện trong thực tế cuộc sống.
- Ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, biết tôn trọng các thành tựu khoa học.
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình ảnh trang 102, bảng nhóm.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ
II. Bài mới
* Giới thiệu bài
- GV nói: Cúng ta sẽ tiếp tục ôn tập lại các kiến thức đã học về năng lượng. Nội dung chủ yếu của tiết học sẽ là ôn tập về năng lượng điện.
1. Hoạt động 1:
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp và yêu cầu HS:
+ Quan sát từng hình minh hoạ trang 102, SGK.
+ Nói tên các phương tiện, máy móc có trong hình.
+ Các phương tiện, máy móc đó lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- Gọi HS phát biểu. Sau mỗi HS phát biểu, 1 HS khác bổ sung (nếu có ý kiến khác).
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
2. Hoạt động 2
- GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- Cách tiến hành:
- Lắng nghe.
1. Năng lượng lấy từ đâu
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời từng câu hỏi của GV.
- Tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về một hình minh hoạ.
Ví dụ:
+ Hình a: Xe đạp, muốn cho xe đạp chạy cần năng lượng cơ bắp của con người: tay, chân.
+ Hình b: Máy bay, máy bay lấy năng lượng chất đốt từ xăng để hoạt động. 
+ Hình c: Tàu thuỷ, tàu thuỷ chạy cần năng lượng gió, nước.
+ Hình d: Ô tô, để ô tô hoạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Hình e: Bánh xe nước, bánh xe nước hoạt động cần có năng lượng nước từ nước chảy.
+ Hình g: Tàu hoả, để tàu hoả hoạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ than đá )xăng dầu).
+ Hình h: Hệ thống pin Mặt Trời, để hệ thống pin này hoạt động cần năng lượng Mặt Trời.
2. Các dụng cụ, máy móc sử dụng năng lượng điện.
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
+ GV chia lớp thành 2 đội.
+ Luật chơi: Khi GV hô “bắt đầu” thành viên đầu tiên của đội sẽ lên bảng viết tên dụng cụ, máy móc sử dụng điện. Mỗi HS chỉ viết tên 1 dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức.
+ Cuộc thi kết thúc sau 7 phút.
+ GV cùng HS cả lớp tổng kết, kiểm tra số dụng cụ, máy móc sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.
+ Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động 3
- Cách tiến hành:
3. Nhà tuyên truyền giỏi
+ GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền.
Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.
Tiết kiệm khi sử dụng điện.
Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- Sau khi HS vẽ xong, lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình
	- Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, chấm lời tuyên truyền.
	- Trao giải cho HS theo từng đề tài.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_khoi_5_tuan_25_chuan_kien_thuc.doc