Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 31

Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 31

ĐẠO ĐỨC

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

A /Mục tiêu :

 - Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.

- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.

- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : (trang 44, SGK).

 * Mục tiêu : HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

* Cách tiến hành :

1. GV cho HS đọc thông tin/ SGK.

2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 4. GV kết luận :

5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 31
Từ ngày 16/4 đến ngày 20/4
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
16/4
31
151
 61
31
35 p
40p
40p
40p
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Chính tả
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
Phép trừ.
Công việc đầu tiên.
(N – V) Tà áo dài Việt Nam.
Thứ ba
17/4
61
 152
 61
 61
31
35p
40p
40p
 35p
40p
Thể dục
Toán
LT&C
 Khoa học
Kể chuyện
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức.
Luyện tập.
MRVT : Nam và nữ.
Ôn tập về thực vật và động vật.
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Thứ tư
18/4
62
153
 61
 31
 31
40p
40p
40p
35p
 35p
Tập đọc
Toán
TLV
Lịch sử
 Kĩ thuật
Bầm ơi.
Phép nhân.
Ôn tập về tả cảnh.
Lịch sử địa phương.
Lắp máy bay trực thăng.
Thứ năm
 19/4
62
154
 62
 62
 31
35p
40p
40p
 35p
 35p
Thể dục
Toán
LT&C
 Khoa học
 Mĩ thuật
Môn thể thao tự chọn . Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức.
Luyện tâp.
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy).
Môi trường.
Vẽ tranh : Đề tài ước mơ của em.
Thứ sáu
20/4
31
 155
62
 31
35p
 40p
40p
40p
Âm nhạc
 Toán
TLV
Địa lí
Ôn bài hát : Dàn đồng ca mùa hạ.
Phép chia.
Ôn tập về tả cảnh.
Địa lí địa phương.
 Thứ tư : Cô Huệ dạy : Tập đọc + Toán + TLV + Lịch sử.
 Thứ sáu : Cô Hồng dạy : Âm nhạc.
************************
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
A /Mục tiêu : 
	- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : (trang 44, SGK).
 * Mục tiêu : HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành : 
1. GV cho HS đọc thông tin/ SGK.
2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 4. GV kết luận : 
5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2 : bài tập 1 SGK.
*Mục tiêu : HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành : 
 1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 4. GV kết luận : Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định.
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ (Làm bài tập 3, SGK).
 *Mục tiêu : HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
 *Cách tiến hành :
 1.GV yêu cầu HS nêu một vài gợi ý.
2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
3. GV mời một vài HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
4. GV kết luận : ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
Hoạt động tiếp nối : Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
D/ Bổ sung :.
TOÁN
PHÉP TRỪ 
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Củng cố phép trừ.
- Rèn kĩ năng biết trừ số tự nhiên, số thập phân, trừ phân số, trừ nhiều số; áp dụng giải toán.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại phép cộng và các tính chất của phép cộng.
2. Bài mới : Phép trừ (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố về phép trừ.
a) GV cho HS nêu lại cách trừ số tự nhiên, số thập phân, phân số,
b) HS nêu một vài ví dụ.
c) GV củng cố kiến thức.
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài. Sau đó tự làm rồi nêu kết quả. 
Bài 2 : GV cho HS nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết, sau đó thống nhất kết quả.
x + 4,72 = 9,18 b) x - = 
 x = 9,18 – 4,72 x = + 
 x = 4,46 x = 
c) 9,5 – x = 2,7 d) + x = 2
	 x = 9,5 – 2,7 x = 2 - 
 x = 6,8 x = 1
Bài 3 : - GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó nêu cách giải.
 - Lớp thống nhất kết quả : 
	Diện tích đất trồng hoa : 485,3 – 289,6 = 195,7 (ha).
	Tổng diện tích đất trồng lúa và trồng hoa : 485,3 + 195,7 = 681 (ha).
Bài 4 : GV hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Cách 1 : 72,54 – (30,5 + 14,04) = 72,54 – 44,54 = 28.
Cách 2 : 72,54 – 30,5 – 14,04 = 42,04 – 14,04 = 28
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách trừ.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
D/ Bổ sung :
TẬP ĐỌC
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu nội dung của bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
- GDHS tính dũng cảm, đóng góp công sức cho đất nước.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Công việc đầu tiên ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (Rải truyền đơn).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê giỏ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK (Vì yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng).
GV : Bài văn là đoạn hồi tưởng - kể lại công việc đầu tiên của bà Nguyễn Thị Định làm cho Cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung : 
..
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
Thời gian dự kiến : 40 phút.
/ Mục đích, yêu cầu :
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả : Tà áo dài Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng hoa đúng tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương của nước ta.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
 Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS viết lại các từ : Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động .
 2. Dạy bài mới : Tà áo dài Việt Nam (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV hỏi về nội dung chính của bài chính tả (Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời).
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5, đọc (2 lượt).
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 :
 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
	 - Cả lớp đọc thầm nội dung BT, làm vào VBT. 
 - HS đọc lại các từ in nghiêng trong đoạn văn.
	- GV mở bảng phụ đã viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng (được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận); mời 1 HS đọc lại.
- HS viết lại cho đúng chính tả các cụm từ in nghiêng.
- HS cả lớp nhận xét, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Bài tập 3 : 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập, GV nêu nhiệm vụ của bài tập cho HS thực hiện.
- GV chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập.
D/ Bổ sung :.
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007
THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. 
TRÒ CHƠI : “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng cố tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân, trò chơi : “Nhảy ô tiếp sức”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tâng cầu, chuyền cầu, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
 - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
 - Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân. - Chơi trò chơi “Nhạc trưởng”.
- Ôn bài thể dục.
2. Phần cơ bản :
a) Môn thể thao tự chọn (đá cầu):
 - GV cho lớp trưởng điều khiển - lớp tập – GV quan sát sửa sai. - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ. - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
b) Ném bóng : GV nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân, sau đó GV làm mẫu chậm 1-2 lần rồi cho HS l ... g câu.
+ Câu 4 : Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
+ Câu 5 : Ngăn cách các vế trong câu ghép. 
	Bài tập 2 :
	- GV phát phiếu BT và yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm.
	- 1HS nêu yêu cầu của phần thảo luận – GV hướng dẫn thêm cho HS – GV quy định thời gian làm vào phiếu (5 phút).
	- Các nhóm đổi chéo phiếu BT để trình bày theo từng câu.
	- Gv chốt lại lời giải đúng.
	Bài tập 3 : 
	- HS đọc nội dung của bài tập.
	- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn; làm bài.
	- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
3) Củng cố : - GV đặt câu hỏi chốt lại bài.
	- GDHS : Áp dụng kiến thức của bài trong suốt quá trình học.
	- Nhận xét bài học, dặn dò về nhà.
IV/ Bổ sung : ..
KHOA HỌC
MÔI TRƯỜNG
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : Sau bài học sinh biết : 
- Xác định khái niệm ban đầu về môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi các em sống.
- GDHS vận dụng những hiểu biết để bảo vệ môi trường trong lành.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK / 128, 129.
C/ Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về Ôn tập : Thực vật và động vật, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm.
2. Bài mới : Môi trường (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu : Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu cầu HS đọc các thông tin SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi SGK.
- Một số HS trình bày trước lớp.
 - Lớp nhận xét bổ sung.
	- GV kết luận : 
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt : Môi trường tự nhiên (Mặt Trời, khí quyển, đồi núi, cao nguyên, các sinh vật,) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,..).
Hoạt động 2 : Thảo luận.
 * Mục tiêu : HS nêu được một số thành phần của địa phương nơi HS sống.
 * Cách tiến hành : 
	- GV cho HS làm việc theo nhóm.
	- GV cho các nhóm thi đua, trong cùng một thời gian nhóm nào kể tên được nhiều các thành phần có trong môi trường thì nhóm đó thắng.
- ĐDN trình bày.
- GV cùng HS lớp nhận xét.
- GV kết luận : SGK
3.Củng cố : 
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK.
- HS nhắc lại các ý chính của bài.
- GDHS : Bảo vệ môi trường trong lành.
 4.Nhận xét - dặn dò : 
 - GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : 
MĨ THUẬT
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- HS biết về Ước mơ của em.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài Ước mơ của em theo cảm nhận riêng.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh; có ước mơ tốt đẹp.
B/ Chuẩn bị : 
 - Một số tranh ảnh về Ước mơ phóng to, 
 - Một số bài vẽ của HS lớp trước. 
 - Hộp màu, bút chì, giấy vẽ.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Vẽ tranh : Đề tài Ứơc mơ của em (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài..
- GV cho HS quan sát tranh ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về Ước mơ : khung cảnh chung của cảnh; chọn hoạt động cụ thể để vẽ tranh.
- GV bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung có thể vẽ tranh.
- GV lưu ý HS : cần nhớ lại các hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng, tránh chọn những nội dung khó, phức tạp.
- GV cho HS xem hình tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý HS cách vẽ : 
+ Chọn các hình ảnh để vẽ tranh về Ước mơ của em.
+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối.
+ Vẽ rõ nội dung của hoạt động (hình dáng, tư thế, trang phục,).
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh.
- GV hướng dẫn HS xem hình tham khảo ở SGK.
- GV có thể vẽ lên bảng gợi ý cho HS một số cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ hình.
- GV nhấn mạnh : Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà; không vẽ quá nhiều hình ảnh; cần phối hợp màu sắc chung cho cả bức tranh; khi vẽ luôn quan sát toàn bộ bức tranh để chọn màu và độ đậm nhạt phù hợp cho các hình mảng.
Hoạt động 3 : Thực hành.
	- Trong khi HS vẽ GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm.
- GV yêu cầu HS chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ.
- GV nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập tại lớp, quan tâm đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được BT.
- Khen ngợi những HS vẽ nhanh, vẽ đẹp; động viên những HS vẽ chậm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- HS nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ tranh qua nhận xét một số bài vẽ.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung : 
.
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2007
TOÁN
PHÉP CHIA 
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Củng cố phép chia.
- Rèn kĩ năng biết chia số tự nhiên, số thập phân, chia phân số; áp dụng giải toán.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc cách thực hiện và các tính chất của cộng, trừ, nhân.
2. Bài mới : Phép chia (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố về phép chia.
a) GV cho HS nêu lại cách chia số tự nhiên, số thập phân, phân số,; các tính chất của phép chia.
b) HS nêu một vài ví dụ.
c) GV củng cố kiến thức.
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài. Sau đó tự làm rồi nêu kết quả. 
a) 351 54 8,46 3,6 204,48 48
 270	6,5 126 2,35 124 4,26
 0 180 288
 0 0
b) HS tự nêu miệng cách tính. 
Bài 2 : GV cho HS nhắc lại cách chia nhẩm với 0,1; 0,5; 0,25;, sau đó thống nhất kết quả.
52 : 0,1 = 520 0,47 : 0,1 = 4,7
52 x 10 = 520 0,05 : 0,1 = 0,5
	b) 87 : 0,01 = 8 700 54 : 0,01 = 5 400 
 87 x 100 = 8 700 42 : 0,01 = 4 200.
c) 15 : 0,25 = 60 18 : 0,5 = 36
 32 : 0,25 = 128 24 : 0,5 = 48
Bài 3 : - GV yêu cầu HS tính bằng 2 cách.
 - Lớp thống nhất kết qủa.
	a) : + : = + = 3.
	 : + : = ( + ) : = 3.
	b) 0,9 : 0,25 + 1,05 : 0,25 = 3,6 + 4,2 = 7,8.
 0,9 : 0,25 + 1,05 : 0,25 = (0,9 + 1,05) : 0,25 = 1,95 : 0,25 = 7,8.
3. Củng cố : - HS nhắc lại cách thực hiện và tính chất của phép chia.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
D/ Bổ sung :
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Thời gian dự kiến : 40 phút
A/ Mục đích yêu, yêu cầu :
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với những ý riêng của mình.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý của bài văn tả cảnh – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
- GDHS cách quan sát cảnh vật, yêu thiên nhiên.
B/ Chuẩn bị :
- Tranh, ảnh gắn với 4 chủ đề : cảnh một ngày mới bắt đầu; một đêm trăng đẹp; một trường học; một khu vui chơi, giải trí.
- Những ghi chép kết quả quan sát cảnh.
- Bảng phụ để HS viết dàn ý BT2.
C/ Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : HS nhắc lại ghi nhớ trong tiết TLV Cấu tạo bài văn tả cảnh - Nhắc lại dàn ý của bài văn tả cảnh.
2. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :Luyện tập tả cảnh.
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT.
 Bài tập 1 : 
- HS đọc nội dung BT1 - chọn đề bài.
- HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi cùng bạn bên cạnh để trả lời lần lượt các câu hỏi, ghi vào VBT.
- Một số HS tiếp nối nhau thi trình bày ý kiến - Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhấn mạnh những chi tiết cần lưu ý.
 Bài tập 2 :
- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV và HS giới thiệu một vài tranh, ảnh minh họa cảnh 4 chủ điểm.
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
- Dựa vào kết quả quan sát, HS tự lập dàn ý vào vở BT, 1HS làm bảnh phụ.
- HS trình bày, lớp nhận xét,GV chấm điểm những dàn ý tốt, đánh giá cao những HS có khả năng quan sát tinh tế.
- Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng góp ý kiến, HS tự sửa lại dàn ý của mình cho hoàn chỉnh.
3. Củng cố :
	- GV yêu cầu HS nhắc lại dàn ý của bài văn tả cảnh.
	- GD HS yêu thiên nhiên, quan sát cảnh vật một cách tinh tế.
4. Nhận xét, dặn dò : 	
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết, viết lại vào vở; chuẩn bị tiết TLV tới (Luyện tập tả cảnh - Kiểm tra viết).
D/ Bổ sung :
ĐỊA LÝ
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 1 : ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH THUẬN
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Dựa vào lược đồ, bản đồ để nhận biết, mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của tỉnh Bình Thuận. 
- Rèn luyện kĩ năng nắm được đặc điểm thiên nhiên của tỉnh Bình Thuận.
- Nhân biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân tỉnh Bình Thuận.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ Tự nhiên tỉnh Bình Thuận.
 - Bản đồ địa lí Việt Nam.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của các bài Ôn tập.
2.Bài mới : Địa lí tự nhiên tỉnh Bình Thuận (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Vị trí địa lí, giới hạn (HS làm việc theo nhóm đôi).
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh để trả lời câu hỏi của GV nêu.
	- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	- GV kết luận : Với vị trí địa lí như vậy, Bình Thuận có mối quan hệ và giao lưu kinh tế thuận lợi với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh Nam Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
* Hoạt động 2 : Điạ hình và khoáng sản (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi :
+ Địa hình Bình Thuận có đặc điểm gì ?
+ Khoáng sản Bình Thuận đa dạng như thế nào ?
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận : Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; lãnh thổ hẹp ngang kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, phân chia thành 4 dạng địa hình chính.
* Hoạt động 3 : Khí hậu (làm việc cả lớp).
	- GV nêu một số câu hỏi - Tổ chức cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về khí hậu Bình Thuận.
	- GV kết luận : Khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều nắng gió và không có mùa đông lạnh.
* Hoạt động 4 : Sông ngòi.
	- Hãy kể tên các con sông chính ở tỉnh ta ?.
	- Sông ngòi tỉnh ta có đặc điểm gì ?
3.Củng cố : 
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : Biết được vị trí và khí hậu của tỉnh Bình Thuận.
4.Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan31.doc