Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 17 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 17 (Bản chuẩn kiến thức)

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài – ghi đầu bài

Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs luyện đọc

- Gọi 1 Hs đọc toàn bài

- Bài văn này chia thành mấy đoạn.

- Gọi Hs nối tiếp từng đoạn của bài. Gv chú ý sữa sai lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS.

- Gọi Hs đọc phần chú giải.

- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ.

- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.

- Gọi nhóm đôi đọc trước lớp.

- GV đọc mẫu.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

- Thảo quả là cây gì?

- Đến huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì ?

- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn ?

- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đó thay đổi như thế nào ?

- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước ?

- Cây thảo quả mang lại lợi ích kinh tế gì cho bà con Phìn Ngan ?

- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?

- Hãy nêu nội dung chính của bài .

- Gọi Hs đọc lại nội dung bài.

 

doc 31 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 17 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/11/2012
Ngày dạy : 10/12/2012
Tập đọc
Ngu Công xã Trịnh Tường
I. Mục đích – yêu cầu :
 - Biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
 - Giáo dục HS yêu quý lao động.
II.Đồ dùng dạy -học: 
GV: Tranh minh hoạ (SGK)
HS : Sgk
III. Hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Khởi động :
 - Ổn định 
2. Kiểm tra kiến thức cũ : Thầy cúng đi bệnh viện .
- 2 HS đọc bài: “Thầy cúng đi bệnh viện” và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs luyện đọc 
- Gọi 1 Hs đọc toàn bài
- Bài văn này chia thành mấy đoạn.
- Gọi Hs nối tiếp từng đoạn của bài. Gv chú ý sữa sai lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi Hs đọc phần chú giải.
- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi nhóm đôi đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Thảo quả là cây gì? 
- Đến huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì ?
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn ?
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đó thay đổi như thế nào ? 
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước ?
- Cây thảo quả mang lại lợi ích kinh tế gì cho bà con Phìn Ngan ?
- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? 
- Hãy nêu nội dung chính của bài .
- Gọi Hs đọc lại nội dung bài.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
- Gọi Hs đọc lại bài.
- Yêu cầu Hs nói lên giọng đọc toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- Treo bảng phụ đoạn 3
- Đọc mẫu 
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp
- Gọi Hs đọc diễn cảm
- Nhận xét - tuyên dương
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp - Bài văn có ý nghĩa như thế nào ?
- Liên hệ : Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi và còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp. 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
 Dặn dò:Về nhà luyện đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau “Ca dao về lao động sản xuất”
- Hát 
- 2 Học sinh đọc Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời nội dung bài.
- Lắng nghe – lặp lại đầu bài.
- 1 học sinh đọc toàn bài,cả lớp đọc thầm
- Bài văn này chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu  trồng lúa
+ Đoạn2: tiếp  như trước nước
+ Đoạn 3: Còn lại
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- 1 Hs đọc
- Luyện đọc theo cặp
- Nhóm đôi đọc
- Lắng nghe.
-Thảo quả là cây thân cỏ cùng với họ gừng, quả mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
-Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.
-Ông đã lần mò trong rừng hàng tháng để tìm nguồn nước. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương dẫn nước từ rừng già về thôn.
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan đó thay đổi: đồng bào không làm mương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng. Đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói. 
-Ông Lìn đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
-Cây thảo quả đó mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu đồng, nhà ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.
-Muốn chiến thắng được đối nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vượt khó. Muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, con người phải dám nghĩ dám làm.
-Nội dung: Bài văn ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. 
- 2 Hs lặp lại
- 3 Hs nối tiếp đọc.
- Nêu giọng đọc của bài
+ Toàn bài đọc với giọng kể hào hứng thể hiện sự khâm phục sáng tạo tinh thần quyết tâm chống đói nghèo lạc hậu
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp
- 2 Hs đọc
- HS trả lời theo ý hiểu
Ngày soạn : 30/11/2012
Ngày dạy : 10/12/2012
Chính tả ( nghe –viết)
Người mẹ của 51 đứa con
I. Mục đích – yêu cầu
 - Nghe – viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
 - Làm được BT2.
 - HS có ý thức trong việc rèn chữ.
II.Đồ dùng dạy -học:
 - GV: Bảng nhóm để học sinh làm BT2 
 - Hs : Sgk,bảng con.
III. Hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động của GV
 Nội dung
1.Khởi động:
- Ổn định
2. Kiểm tra kiến thức cũ: Nghe – viết: Về ngôi nhà đang xây 
- 2 Học sinh lên bảng viết các tiếng có âm đầu tr/ch 
- Nhận xét - điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết 
- Gọi Hs đọc đoạn văn
- Đoạn văn nói về ai ?
- Yêu cầu Hs tìm từ khó viết
- Yêu cầu Hs luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu Hs luyện viết từ khó
- Nhận xét và sửa sai.
- Lưu ý HS cách trình bày theo thể thơ tự do.
- Đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài.
- Chấm điểm.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài tập2a.
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.
- Yêu cầu Hs tự suy nghĩ làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.
- Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau?
- Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên?
* Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của dòng 6 tiếng bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 tiếng.
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp 
- Bài viết hôm nay có nội gì?
- Giáo viên nhận xét giờ học. Khen HS có bài viết tiến bộ.
 Dặn dò: Về nhà học bài.Chuẩn bị bài sau : “Ôn tập ”.
- Hát
- 2 Hs lên bảng làm bài
- Lắng nghe – lặp lại đầu bài
-2 Hs đọc,cả lớp đọc thầm
- Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành.
- Nêu
- Luyện đọc
- Viết bảng con
- HS Nghe- viết bài vào vở.
- HS tự soát lỗi và sửa lỗi.
- 1Hs đọc.
- Gọi 1HS len bảng ,cả lớp vào vở bài tập.
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Con
 o
n
 ra
 a
tiền
 iê
 n
tuyến
 u
 yê
 n
 xa
 a
 xôi
 ô
 i
Yêu
 yê
 u
bầm
 â
m
yêu
yê
u
nước
ươ
c
Cả
a
đôi
ô
i
mẹ
e
hiền
iê
n
- Những tiếng bắt vần với nhau là những tiếng có phần vần giống nhau.
* Lời giải đúng:
- Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
- HS nêu lại nội dung bài
Ngày soạn : 30/11/2012
Ngày dạy : 10/12/2012
Khoa học
 Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu:
 Ôn tập các kiến thức về:
 - Đặc điểm giới tính.
 - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
 - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
 - Có ý thức giữ gìn các vật dụng trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 - GV: Hình SGK, phiếu học tập (HĐ2)
 - Hs : sgk,
III. Hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động. 
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
 + Nêu đặc điểm chính của tơ sợi tự nhiên ? 
+ Nêu đặc điểm của tơ sợi nhân tạo?
+ Nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu : Nêu mục đích – yêu cầu của bài – ghi đầu bài.
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập.
- Trong các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
- Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào?
- Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
- Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào ?
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
- Nhận xét – kết luận
- Yêu cầu học sinh quan sát các bài tập Trang 68 SGK.Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu bài tập.
- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập của mục quan sát trang 68 SGK và hoàn thành bảng sau :
- Gọi Hs trình bày 
- Nhận xét – kết luận
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò
- Trò chơi : “ chuyền thư”
- Bài học hôm nay các em được củng cố những kiến thức nào? 
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò: Về nhà học bài và - Chuẩn bị bài tốt cho bài:Ôn tập(tt)
- Hát
- Vải sợi bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày.Quần áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè ,ấm về mùa đông. Vải tơ tằm thuộc hàng cao cấp 
- Không thấm nước ,dai mềm ,không nhàu. được dùng trong y tế ,làm bàn chải,dây câu cá....
- Lắng nghe – lặp lại đầu bài.
- Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS thì bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu.
- Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua động vật trung gian là muỗi vằn.Muỗi vằn hút máu người bệnh rồi truyền vi rút gây bệnh sang cho người lành.
- Bệnh sốt rét lây truyền qua đọng vật trung gian là muỗi a-nô-phen.Kí sinh trùng gây bệnh có trong máu người bệnh. Muỗi hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành.
- Bệnh viêm não lây truyền qua động vật trung gian là muỗi.Vi rút mang bệnh viêm não có trong máu gia súc,chim chuột khỉ,...Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi rút gây bệnh sang người.
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường tiêu hóa . Vi rút viêm gan A được thải qua phân người bệnh. Phân có thể dính vào tay ,chân ,quần áo nhiễm vào nước và bị các động vật sống dưới nước ăn,có thể lây sanng một số súc vật,....từ những nguồn đósẽ lây sang người lành.
- 1 Hs đọc và thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
 Giải thích
Hình 1. Nằm màn
-Sốt xuất huyết
-Sốt rét
-Viêm não
Những bệnh đó lây do muỗi đốt người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi đốt người lành và truyền vi rút gây bệnh sang người lành
Hình 2. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện
-Viêm gan A
-Giun
Các bệnh đó lây qua đường tiêu hoá. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng.
Hình 3. Uống nước đã đun sôi để nguội
-Viêm gan A
-Giun
-Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy, tả lị..)
Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy cần uống nước đã đun sôi.
Hình 4. Ăn chín
-Viêm gan A
-Giun sán
-Ngộ độc thức ăn
-Các bệnh đường tiêu hoá
Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, cần ăn chín, sạch.
- Tham gia chơi
Ngày soạn : 30/11/2012
Ngày dạy : 11/12/2012
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại và cấu tạo từ
 I .Mục đích – yêu cầu :
 - Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của BT trong SGK
 - HS có ý thức trong học tập. ... Hoá 
- 1 HS nêu yêu cầu BT2
- Làm vào vở bài tập
- 2-3 Hs nối tiếp đọc bài viết của mình
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN
Kính gửi: Ban giám hiệu trường Thung học cơ sở Tung Hà
Tên em là : Phạm Anh Tuấn
Nam / Nữ: Nam
Sinh ngày : 3- 5 – 2000
Tại : Tuyên Quang
Quê quán: Xã Tung Hà- Chiêm Hoá- Tuyên Quang
Địa chỉ thường trú: Trung Hà- Chiêm Hoá- Tuyên Quang
Học sinh: 6A
Đã hoàn thành chương trình Tiểu học
Em làm đơn này kính đề nghị Ban giám hiệu nhà trường xét cho em được học môn Tiếng Anh theo chương trình tự chọn.
Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Em xin trân thành cảm ơn! 
 Người làm đơn
 Phạm Anh Tuấn
ý kiến của cha mẹ học sinh
Chúng tôi kính mong,ban giám hiệu nhà
trường chấp nhận đơn và xét duyệt cho con
chúng tôi được học môn Tiếng Anh tự chọn.
Xin trân thành cảm ơn nhà trường !
 Phạm Việt Trung
- HS nêu nội dung bài
Ngày soạn : 01/12/2012
Ngày dạy : 13/12/2012
Luyện từ và câu.
Ôn tập về câu
I.Mục đích – yêu cầu:
 - Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
 - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 - GV Bảng phụ ghi nhớ, 
 - Hs : sgk
III.Hoạt đụng dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
 - Ổn định .
2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
 - 3 học sinh lên bảng đặt câu với các yêu cầu sau:
+ Câu có từ đồng nghĩa.
+ Câu có từ đồng âm.
+ Câu có từ nhiều nghĩa.
- GV nhận xét cho điểm học sinh
 3.Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1: 
- 1HS đọc nội dung bài tập 1.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ về câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến.
- Phát bảng nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Yêu cầu Hs làm bài theo nhóm.
- Gọi Hs trình bày.
- Kết luận lời giải đúng.
- Hát
- 3 HS thực hiện
-1HS đọc.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Kiểu câu
Ví dụ
Dấu hiệu
 Câu hỏi
- Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ?
- Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu ?
- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.
- Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Câu kể
+ Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh: 
+ Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.
+ Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau.
+ Bà mẹ thắc mắc:
+ Bạn cháu trả lời:
+ Em không biết.
Còn cháu thì biết:
+ Em cũng không biết.
- Câu dùng để kể sự việc.
- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Câu cảm
+ Thế thì đáng buồn quá !
+ Không đâu !
- Câu bộc lộ cảm xúc.
- Trong câu có các từ quá, đâu.
- Cuối câu có dấu chấm than.
Câu khiến
+ Em hãy cho biết đại từ là gì ?
- Câu nêu yêu cầu, đề nghị 
- Trong câu có từ hãy.
Bài 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập
-GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ bằng câu hỏi:
- Có những kiểu câu kể nào ? Chủ ngữ vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời cho câu hỏi nào ?
- Treo bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ, gọi HS đọc ghi nhớ.
 - GV gợi ý để học sinh làm bài.
+ Viết riêng từng câu kể trong mẩu chuyện
+ Xác định kiểu câu kể đó.
+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu. 
-3HS làm trên giấy khổ to, cả lớp làm vào vở.
-Gọi Hs nhận xét bổ sung
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2 : Hoạt động nối tiếp
- Có mấy kiểu câu? Đó là những kiểu câu nào?
– Nhận xét giờ học.
 Dặn dò: Về nhà ôn lại và làm trong vở bài tập.Chuẩn bị : “ Kiểm tra học kì I”
- 1 Học sinh đọc .
- Trả lời 
- 3 Hs làm trên bảng lớp,cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bổ sung
*Ai làm gì ?
1.Cách đây không lâu // lãnh đạo Hội đồng thành phố 
Nót-tinh- ghêm ở nước Anh // đã quyết định phạt tiền các công chức.
Nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn.
2. Ông chủ tịch Hội đồng thành phố // tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả.
*Câu kể Ai thế nào?
1. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi / công chức // sẽ bị phạt 1 bảng.
2. Số công chức trong thành phố // khá đông.
*Câu hỏi Ai là gì ?
-Đây // là một biện pháp mạnh nhằm gữi gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
- HS trả lời
Ngày soạn : 01/12/2012
Ngày dạy : 13/12/2012
Địa lý
Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu:
 - Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
 - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
 - Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất và rừng.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo, của nước ta trên bản đồ.
 - HS yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bản đồ Kinh tế Việt Nam
 - Hs : sgk
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ : Ôn tập
+ Nêu đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông ở nước ta?
+ Nước ta có những loại hình giao thông nào?
+ Nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài : Nêu mục đích,yêu cầu bài – ghi đầu bài.
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập.
- Yêu cầu học sinh xem lại các bài đã học ở học kì I SGK và trả lời câu hỏi .
- Phần đất liền ở nước ta giáp với những nước nào ?
- Diện tích phần đất đồi núi của nước ta chiếm bao nhiêu diện tích đất liền ?
- Nêu đặc điểm chính của khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta ?
- Nêu đặc điểm của mạng lưới sông ngòi nước ta ?
- Đất của nước ta do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ được gọi là gì?
- Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa là gì ?
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản ?
- Dân cư nước ta tập đông đúc ở vùng nào và thưa thớt ở đâu ?
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò 
- Bài học hôm nay các em được củng cố những ội dung gì?
- Tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt. 
- Nhận xét giờ học.
 Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Kiểm tra học kì I.”
- Hát
- HS trả lời
- Lắng nghe – lặp lại đầu bài.
- Giáp với Lào, Trung Quốc, Cam- pu- chia.
- diện tích nước ta là đồi núi.
-Nhiệt độ cao gió và mưa thay đổi theo mùa.
-Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc ít sông lớn.
- Được gọi là đất phù sa
- Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa là đường bô.
HS: Xác định trên bản đồ loại hình vận tải ô tô
-Nước ta có nhừng điều kiện để phát triển ngành thủy sản như: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu thủy sản ngày càng tăng, bởi vậy việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển.
-Dân cư nước ta tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
- HS nêu lại nội dung ôn tập
Ngày soạn : 02/12/2012
Ngày dạy : 14/12/2012
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I.Mục đích – yêu cầu:
 - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lộc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
 - Nhân biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
 - GDHS yêu thích văn học.
II.Đồ dùng dạy- học :
-GV: Bảng phụ 
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Ổn định
2.Bài	mới:
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động 1: Nhận xét chung bài làm của học sinh.
- Gọi 1 học sinh đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung về bài làm:
+ Những ưu điểm chính:
- Học sinh hiểu đề, viết đúng yêu cầu.
- Bố cục của bài văn rõ ràng
- Diễn đạt câu, ý.
- Thể hiện sự sáng tạo trong bài văn.
- Chính tả viết đúng
- Hình thức của bài văn được
+ Những tồn tại:
- GV nêu một số lỗi về dùng từ, đặt câu, cách trình bày, lỗi chính tả.
- Trả bài cho học sinh.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh chữa bài.
a) Hướng dẫn từng học sinh sửa lỗi trong bài
-Yêu cầu HS tự .chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bè bên cạnh,về nhận xét của giáo viên,tự sửa lỗi bài của mình.
b) Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt.
- Gọi Hs đọc đoạn văn, bài văn hay..
d) Hướng dẫn viết lại một đoạn văn.
- Gợi ý ,yêu cầu học sinh viết lại 1 đoạn văn khi:
 + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
 + Đoạn văn dùng từ chưa hay.
 + Mở bài, kết bài đơn giản.
- Gọi Hs đọc bài văn viết lại
- Gọi Hs nhận xét
- Nhận xét
Hoạt động 2 : Hoạt động nối tiếp 
-Nhận xét giờ học.
 Dặn dò: Về nhà viết lại vào vở bài tập, chuẩn bị bài : “Kiểm tra cuối học kì I”
- Hát
+ Những ưu điểm chính
 -Đọc doạn văn, bài văn hay.
+ Những thiếu sót hạn chế.
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
- Xem bài của mình
- HS tự sửa 
- Nối tiếp bài văn của mình. 
- Viết lại bài văn, đoạn văn. 
-1số HS đọc lại bài văn đó sửa.
- Nhận xét 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết sinh hoạt lớp Tuần : 17
Ngày soạn : 02/12/2012
Ngày dạy : 14/12/2012
I . Mục tiêu 
- Giúp Hs thấy được những ưu khuyết điểm của cá nhân ,của tồ trong học tập,sinh hoạt tuần qua.
- Biết phát huy mặt tốt ,khắc phục mặt tồn tại để tiến bộ.
- Giáo dục Hs ý thức tự giác trong học tập,tự tin mạnh dạn trước tập thể lớp.
II . Chuẩn bị
GV: Phương hướng tuần sau
HS : Nội dung báo cáo
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Nêu nội dung của tiết sinh 
hoạt
Hoạt động 2 : Rút kinh nghiệm tuần qua
Yêu cầu các tổ báo cáo
Tổng kết chung.
Khen ( những mặt không vi phạm )
Nhận xét mặt Hs vi phạm
Muốn học tập tốt thì chúng ta phải làm gì?
Yêu cầu Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
Trong tiết sinh hoạt đầu tuần,Thầy tổng phụ trách đã phát động phong trào gì?
Nhận xét
Hoạt động 3 : Phương hướng tuần sau
Chăm sóc cây xanh
Đi học đúng giờ
Tập Thể dục đầu và giữa giờ nghiêm túc.
Mang dụng cụ học tập đầy đủ
Học bài chuẩn bị thi học kì 1.
Giữ vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Trò chơi : “ Đèn xanh- đèn đỏ”
Nhận xét – tuyên dương
Nhận xét tiết sinh hoạt
Dặn dò :Chúng ta thực hiện tốt các phương hướng đã đưa ra trong tuần tới.
Hát
Tổ trưởng các tổ báo cáo
Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài,không làm việc riêng.
Khẩn trương tập thể dục đầu và giữa giờ.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
Không vứt rác bừa bãi nên bỏ đúng nơi qui định.
Trang nghiêm trong chào cờ
 - Đọc
Quỹ heo đất
- Ôn thi học kì 1.
- An toàn giao thông.
Lắng nghe
 - Tham gia

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_17_ban_chuan_kien_thuc.doc