Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 25 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 25 (Bản 2 cột)

2- Dạy bài mới:

- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

-Mời 1 HS giỏi đọc.

-Chia đoạn.

-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.

-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.

-GV đọc diễn cảm toàn bài.

b) Tìm hiểu bài:

-Cho HS đọc lại bài:

+Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

+Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?

+Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

+Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?

+Em hiểu câu ca dao sau NTN?

 “Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 25 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012.
TẬP ĐỌC
TIẾT 49 : PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào,tha thiết.
2- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. ( Trả lời được các câu hỏi SGK)
II/ĐỒ DÙNG
GV: Tranh SGK
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời các câu hỏi về bài .
2- Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc lại bài:
+Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
+Em hiểu câu ca dao sau NTN? 
 “Dù ai đi ngược về xuôi 
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV bình chọn
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú 
+Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
+Có những khóm Hải Đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm rập rờn bay lượn
+Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Thánh Gióng, An Dương Vương,.
+Câu ca dao gợi ra một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
CHÍNH TẢ
TIẾT 25 : AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Nghe và viết đúng chính tả Ai là thuỷ tổ loài người. 
-Tìm được các tên riêng trong truyện dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng	
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
-Giấy khổ to viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1.Kiểm tra bài cũ.
HS viết lời giải câu đố (BT 3 tiết chính tả trước)
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: truyền thuyết, Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
-Mời 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả cho chúng ta biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích KH về vấn đề này.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời một HS đọc ND BT2, một HS đọc phần chú giải.
+GV giải thích thêm từ Cửu Phủ (tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa)
-Cho cả lớp làm bài cá nhân.
-Mời HS phát biểu ý kiến
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Cho HS đọc thầm lại mẩu chuyện, suy nghĩ nói về tính cách của anh chàng mê đồ cổ
3-Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
*Lời giải:
-Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.
-Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng. Vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TIẾT 49 : LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Hiểu và nhận biết được các từ ngữ dùng để liên kết câu. Hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
-Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 1,2 (65) tiết trước.
2- Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
-Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
-Mời học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2: 
-Cho HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 Ghi nhớ:
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Luyện tâp:
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm vào phiếu BT. Hai HS làm vào bảng nhóm.
-HS phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Hai HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3-Củng cố dặn dò: 
-Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các vế câu ghép bằng QHT, cách nối vế câu bằng cặp từ hô ứng.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Lời giải: 
Trong câu in nghiêng, từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.
*Lời giải:
Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung của 2 câu không ăn nhập với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau.
*Lời giải:
Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về ND giữa 2 câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành bài văn, đoạn văn.
*Lời giải:
a) Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
b) Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 49 : TẢ ĐỒ VẬT
(Kiểm tra viết)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS viết được một bài văn tả đồ vật có đủ 3 phần, rõ ý; dùng từ, đặt câu đúng ; lời văn tự nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
-Giấy kiểm tra.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Giới thiệu bài:
	Trong tiết TLV cuối tuần 24, các em đã lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật theo một trong 5 đề đã cho ; đã trình bày miệng bài văn theo dàn ý đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã lập thành một bài viết hoàn chỉnh.
2-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
-Mời 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đề kiểm tra trong SGK.
-GV nhắc HS: 
Các em có thể viết theo một đề bài khác với đề bài trong tiết học trước. Nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn
-Mời một số HS đọc lại dàn ý bài.
 3-HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
4-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết làm bài.
	-Dặn HS về đọc trước nội dung tiết TLV tới Tập viết đoạn đối thoại, để chuẩn bị cùng các bạn viết tiếp, hoàn chỉnh đoạn đối thoại cho màn kịch Xin Thái sư tha cho!
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS nối tiếp đọc đề bài.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
Thứ năm ngày 1 tháng 2 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TIẾT 50 : LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI 
BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	-Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
	-Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 2 (72) tiết trước.
2- Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 -Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
-Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
-Mời học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Ghi nhớ:
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. Luyện tâp:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS TL nhóm 7, ghi KQ vào bảng nhóm.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
3-Củng cố dặn dò: 
-Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các
vế câu ghép bằng QHT, cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Lời giải: 
Các từ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu trên lần lượt là: Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
*Lời giải:
Tuy nội dung 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt hơn 
- tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ một đối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán và nặng nề như ở đoạn 2.
*Lời giải:
-Từ anh (ở câu 2) thay cho Hai Long (ở câu 1)
-người liên lạc (câu 4) thay cho người đặt hộp thư (câu 2)
-Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long ở câu 1.
-Từ đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4).
+) Việc thay thế các từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
TIẾNG VIỆT
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Luyện tập về câu ghép thể hiện mối quan hệ giả thiết- kết quả, quan hệ tương phản.
- Làm đúng các bài tập: tạo câu ghép thể hiện quan hệ tương phản, giả thiết- kết quả bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, xác định các vế của câu ghép.
II. ĐỒ DÙNG:
Bài tập tham khảo
Bảng lớp, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra:
- Để thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế trong câu ghép ta có thể làm nh thế nào?
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:TVNC - Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài kết luận lời giải đúng
Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS
Bài 3: - Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Vài HS trình bày
- Một HS đọc: Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong câu ghép chỉ giả thiết- kết quả, quan hệ tương phản.
- HS làm vở
- Một HS chữa bài. 
- HS làm bài
- Chữâ bài. Chẳng hạn:
a,Dù..thì
b,Mặc dùnhưng
c,Mặc dầu nhưng
d,Tuy nhưng
Từ mỗi câu hoàn chỉnh ở BT2 ,tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí các vế câu
- HS làm vở
VD: Nam sẽ trở thành một vận động viên giỏi nếu cậu ấy kiên trì luyện tập.
- Lắng nghe, thực hiện
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012.
TẬP LÀM VĂN 
TIẾT 50 : TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN ĐỐI THOẠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa theo truyện thái sư Trần Thủ Độ biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
* Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ phần đầu của truyện
- Bảng phụ
- Đồ dùng để sắm vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra : 
- Kết hợp kiểm tra trong giờ học
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1 :
- Gọi học sinh đọc nội dung
- Yêu cầu HS đọc đoạn trích
- Cho cả lớp đọc thầm trích đoạn
Bài tập 2 :
- Đọc nội dung bài tập
- Cho lớp đọc thầm toàn bộ nội dung
- Giáo viên gợi ý : SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại, đoạn đối thoại giữa Thủ Độ và Phú nông
- Các em cần viết tiếp các lời đối thoại dựa theo bảy gợi ý để hoàn chỉnh màn kịch
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét và bổ xung
*Bài tập 3 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Nhắc các nhóm khi diễn không quá phụ thuộc vào lời đối thoại của nhóm mình
- Thảo luận, phân vai diễn theo nhóm
- Gọi các nhóm biểu diễn
- Nhận xét và chọn nhóm diễn sinh động tự nhiên
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Nhắc HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh đọc nội dung
- Vài HS đọc
- Lớp đọc thầm trích đoạn
- 3 học sinh tiếp nối đọc nội dung
- Học sinh đọc thầm lại toàn bộ nội dung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc gợi ý
- Các nhóm trao đổi và viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét và bình chọn nhóm viết lời đối thoại hay.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Lắng nghe
- Các nhóm phân vai, diễn thử màn kịch
- Các nhóm thực hành diễn màn kịch
- Nhận xét và bình chọn nhóm diễn hay, nhóm diễn sinh động hấp dẫn.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
LỊCH SỬ 
TIẾT 25 : SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I/ MỤC TIÊU: 
HS biết:
- cuộc tổng tiến công và nổi dậycủa quân và dân miền Nam Vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh, ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1986).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Kiểm tra bài cũ: 
	-Mục đích mở đường Trường Sơn là gì?
	-Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
2-Bài mới:
-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV giới thiệu tình hình nước ta trong những năm 1965 - 1986.
-Nêu nhiệm vụ học tập.
-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
-GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và
cho các nhóm thảoluận các câu hỏi:
+Sự tấn công của quân và dân ta vào dịp Tết MậuThân bất ngờ và đồng loạt NTN?
+Nêu bối cảnh chung của cuộc Tổng tấn công và nổi
dậy Tết Mậu Thân 1968.
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
-Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
-Cho HS thảo luận trong nhóm 2 và cử đại diện lên trình bày theo yêu cầu: Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
-Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm, cả lớp)
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi:
+Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào
đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của
nhân dân ta?
-Mời đại diện một số nhóm trả lời.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
3-Củng cố, dặn dò:
-Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2HS trả lời
Lớp nhận xét
Lớp lắng nghe
Nhóm trưởng nhận phiếu
*Diễn biến:
Đêm 30 Tết Mậu Thân 1968, khi lời Bác Hồ chúc Tết được truyền qua sóng đài phát thanh thì quân và dân ta đồng loạt tấn công vào Sài Gòn, Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng,
*Cuộc tấn công vào Sứ quán Mĩ:
-Thời khắc giao thừa vừa tới, 1 tiến nổ rầm trời. Các chiến sĩ đặc công chiếm giữ tầng dưới.Đại sứ Mĩ chạy khỏi sứ quán bằng xe bọc thép. 
*Ý nghĩa:
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là một cuộc tập kích chiến lược, đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng miền Nam, đã giáng cho địch những đòn bất ngờ, làm cho thế chiến lược của Mĩ bị đảo lộn.
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
II. CHUẨN BỊ:
- Lớp trưởng tổng kết thi đua của các tổ
- Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Tiến hành:
* Yêu cầu lớp trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua về
- Nề nếp lớp
- Học tập
- Lao động vệ sinh
- Hoạt động đội
- Các công tác khác
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm
* Đề ra phương hướng biện pháp cho tuần sau:
- Duy trì tốt nề nếp
- Giúp đỡ bạn yếu
- Tích cực hoạt động trong các giờ học
- Tham gia tích cực các hoạt động của Đội
- Làm tốt công tác lao động vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
* Sinh hoạt văn nghệ: Chủ đề: Bông hoa tặng mẹ và cô
* Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ sinh hoạt
- Học bài, chuẩn bị bài đầy đủ cho tuần học sau
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Học sinh phát biểu
- HS hát, múa, đọc thơ, kể chuyện 
- Bình chọn tiết mục hay
- Lắng nghe, thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_25_ban_2_cot.doc