Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 26 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 26 (Bản 2 cột)

2- Dạy bài mới:

- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

-Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.

-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.

-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.

-GV đọc diễn cảm toàn bài.

b)Tìm hiểu bài:

-Cho HS đọc đoạn

+Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

+Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

+)Rút ý1:

-Cho HS đọc đoạn còn lại:

+Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?

+Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?

+Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao khẩu hiệu nào có ND tương tự?

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 26 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012.
TẬP ĐỌC
TIẾT 51 : NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc ldiễn cảm toàn bàivới giọng ca ngợi , tôn kính tấm gương cụ giáo Chu
-Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II/ĐỒ DÙNG
GV: Tranh, SGK
HS: SGK 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời các câu hỏi về bài .
2- Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 
+Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
+Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
+)Rút ý1:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
+Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
+Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao khẩu hiệu nào có ND tương tự?
+)Rút ý 2:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc DC đoạn 1 trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến đến tạ ơn thầy.
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
+Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng
+) T/C của học trò đối với cụ giáo Chu.
+Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Thầy mời học trò cùng tới thăm một người thầy
+Tiên học lễ, hậu học văn ; Uống nước nhớ nguồn ; Tôn sư trọng đạo ; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều ; Kính thầy
+)T/C của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cụ thuở học vỡ lòng.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
CHÍNH TẢ (nghe - viết)
TIẾT 26 : LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nghe và viết đúng chính tả Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động. Trình bày đúng hình thức bài văn 
-Tìm được các tên riêng theo y/ cầu của BT2 và nắm vững cách viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
-Giấy khổ to viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
-2 tờ phiếu học tập khổ to để làm BT 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1.Kiểm tra bài cũ: HS viết vào bảng con những từ : Sác - lơ Đác uyn, A - đam, 
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: Chi-ca-gô, Niu Y-ooc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài. Mời 1 HS lấy VD là các tên riêng vừa viết trong bài để minh hoạ.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1-5.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời một HS đọc ND BT2, một HS đọc phần chú giải.
-Cho cả lớp làm bài cá nhân. GV phát bút dạ và phiếu HT cho 2 HS làm.
-Mời HS phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm trên phiếu dán bài trên bảng lớp, trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Cho HS đọc thầm lại mẩu chuyện, suy nghĩ nói về nội dung bài văn.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai, ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
*Lời giải:
Tên riêng
Quy tắc
-Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri
-Pháp
GV mở rộng:Công xã Pa-ri
Quốc tế ca
-Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trọng một 
bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
-Viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo 
âm Hán Việt.
-Tên một cuộc CM. Viết hoa chữ 
cái đầu tạo thành tên riêng đó.
-Tên một tác phẩm. Viết hoa chữ 
cái đầu tạo thành tên riêng đó.
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 51 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.
-Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống( nối tiếp tiếp nhau không dứt); Làm được các bài1,2,3
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Từ điển học sinh hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học.
-Bảng nhóm, bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại ND cần ghi nhớ về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ sau đó làm lại BT 2 (phần luyện tập) của tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 2 (82):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-GV cho HS làm vào vở.
-Mời một số HS trình bày kết quả. 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3 (82):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Lời giải:
a) truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
b) truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
c) truyền máu, truyền nhiễm.
*VD về lời giải:
-Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
-Những từ ngữ chỉịư vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội,
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 51: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Dựa vào truyện thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản	
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bút dạ, bảng nhóm.
-Tranh minh hoạ bài. Một số vật dụng để sắm vai diễn kịch.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1- Kiểm tra bài cũ: 
Hoc sinh đọc và phân vai diễn lại đoạn kịch Xin thái sư tha cho!
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-H­íng dÉn HS luyÖn tËp:
*Bµi tËp 1: -Mêi 1 HS ®äc bµi 1.
-Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
*Bài tập 2:
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc HS:
+SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ phu nhân và người quân hiệu. 
-Một HS đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại.
-HS viết bài vào bảng nhóm theo nhóm 4.
-GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
-Đại diện các nhóm lên đọc lời đối thoại của nhóm mình.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất viết được những lời đối thoại hợp lí, hay và thú vị nhất.
*Bài tập 3:
-Một HS đọc yêu cầu của BT3.
-GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
 -Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS đọc.
-HS nối tiếp đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS viết theo nhóm 4.
-HS thi trình bày lời đối thoại.
-HS thực hiện như hướng dẫn của GV.
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TIẾT 52: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ
ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo y/ cầu của BT2; bước đầu viết được đoạn văn theoy/ cầu của BT3
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu phần ghi nhớ của bài 50.
2- Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
-Cho HS đánh số thứ tự các câu văn ; đọc thầm lại đoạn văn.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
+Xác định những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn.
+Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa.
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
3-Củng cố dặn dò: 
NX bài, CB bài sau.
*HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Lời giải: 
-Những từ ngữ để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương: Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, Tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
-Tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế: Tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
*Lời giải:
Câu 2: Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn
Câu 3: Nàng bắn cung rất giỏi
Câu 4: Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo
Câu 6: người con gái vùng núi Quan Yên cùng anh là Triệu Quốc Đạt
Câu 7: Tấm gương anh dũng của Bà sáng mãi
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố, hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu
- Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 Kiểm tra: 
- Nêu ghi nhớ bài học trước
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học
* Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- GV dán phiếu đoạn văn và gọi HS lên bảng gạch chân
- Nhận xét và chốt lời giải
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc nội dung
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét và chốt kiến thức
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS viết bài
- Gọi HS đọc đoạn văn
- Nhận xét và cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Tiếp tục luyện viết đoạn văn ở bài tập 3 và chuẩn bị cho bài sau.
- Vài HS nêu
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu: Tìm các từ trùng lặp không hợp lí. Thay thế các từ trùng lặp bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.
- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài
- 1 HS lên bảng gạch chân từ lặp, nêu từ có thể thay thế:
+ Đác – uyn
+ Từ thay thế: cha, ông, nhà bác học.
- HS đọc bài
- HS làm bài và trình bày:
+ Từ ngữ chỉ tên cướp biển: tên chúa tàu, tên cướp, hắn, gã kia.
+ Việc dùng từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh lặp từ, giúp cho diễn dạt sing động hơn, rõ ý mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
- HS đọc yêu cầu: Viết đoạn văn viết về đề tài tự chọn. Trong đoạn văn có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu
- Thực hành viết đoạn văn
- HS tiếp nối đọc đoạn văn vừa viết
- Nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe và thực hiện
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012.
TẬP LÀM VĂN 
TIẾT 52: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: Bố cục, trình từ miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Nhận thức được ưu, nhược điểm của bạn và của mình khi được cô chỉ rõ, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi cô yêu cầu, biết viết lại một đoạn cho hay hơn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng ghi đề bài và một số lỗi điển hình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra: 
- Đọc màn kịch: Giữ nguyên phép nước viết lại
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS:
- Nhận xét chung về kết qủa bài viết
+ Ưu điểm: Bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lý, tả được một đồ vật theo ý đã chọn, diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch.
+ Nhược điểm: Quan sát, chọn lọc chi tiết còn sơ sài, cách hành văn chưa tự nhiên, còn lặp lại từ làm cho bài văn khô, nặng nề, chữ viết còn sai chính tả.
Hoạt động 2:Thông báo điểm cụ thể
Hoạt động 3: Hướng dẫn chữa bài
- GV trả bài cho HS
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV ghi một số lỗi cơ bản
- Gọi một số HS lên chữa lần lượt từng lỗi
- Nhận xét và chữa lại
+ Hướng dẫn chữa lỗi trong bài
- Cho HS đọc lời nhận xét 
- Nhắc nhở HS phát hiện lỗi trong bài và sửa
- GV theo dõi và kiểm tra HS làm việc
+ Hướng dẫn học tập đoạn văn hay
- GV đọc những đoạn, bài văn hay
- Cho HS trao đổi thảo luận để tìm cái hay
- Cho HS viết lại một đoạn văn
- Gọi HS trình bày
3. Củng cố, dặn dò:
- Biểu dương HS làm tốt
- Tiếp tục luyện viết đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
- Vài HS đọc bài
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS nhận bài kiểm tra
- HS theo dõi
- HS tiếp nối lên bảng chữa lỗi
- HS đọc nhận xét và phát hiện thêm lỗi trong bài để sửa
- Đổi bài cho bạn để rà soát việc sửa lỗi
- HS lắng nghe
- HS trao đổi để tìm ra cái hay, những điều cần học tập 
- Thực hành viết một đoạn văn
- Tiếp nối đọc bài
- HS lắng nghe và thực hiện
LỊCH SỬ
TIẾT 26: CHIẾN THẮNG
“ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I/ MỤC TIÊU: HS biết:
-Cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn miền Bắc, âm mưu khuất phục nước ta.
-Quân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Tranh, ảnh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đấu chống CT phá hoại của không quân Mĩ.
-Bản đồ Thành phố Hà Nội.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Kiểm tra bài cũ: 
+Sự tấn công của quân và dân ta vào dịp Tết Mậu Thân bất ngờ và đồng loạt NTN?
+Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta?
2-Bài mới:
-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV giới thiệu tình hình chiến trường miền Nam và cuộc đàm phán ở hội nghị Pa-ri về Việt Nam
-Nêu nhiệm vụ học tập.
-Hoạt động 2 (làm việc cá nhân)
-GV phát phiếu học tập và cho HS đọc SGK và quan
sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi:
+Mĩ dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội nhằm âm mưu gì?
+Máy bay B52 của Mĩ tàn phá Hà Nội như thế nào?
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
-Cho HS dựa vào SGK, kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội thảo luận trong nhóm 4 và cử đại diện lên trình bày theo yêu cầu: 
-Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
-Tại sao gọi là chiến thắng
 “Điện Biên Phủ trên không”?
-GV cho HS đọc SGK và thảo luận:
+Ôn lại chiến thắng Điện Biên Phủ và ý nghĩa của nó.
+Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại bằng không quân của Mĩ, quân ta đã thu được
những kết quả gì?
+Y nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
-Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
GV nêu rõ nội dung cần nắm. Nhấn mạnh ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
3-Củng cố, dặn dò:
-Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Mục đích: Mĩ ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội, hạn chế những thắng lợi của ta, buộc ta phải chấp nhận những điều kiện của Mĩ trong việc đàm phán kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Mĩ.
*Diễn biến:
-Ngày 18-12-1972, Mĩ huy động máy bay tối tân bắn phá Hà Nội.
-Rạng sáng 21-12 ta bắn rơi 7 máy bay
-26-12 ta bắn rơi 18 máy bay.
-Ngày 30-12-1972, Ních-Xơn tuyên bố ngừng ném bom.
*Ý nghĩa:
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên
không” là một chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, đã làm thay đổi cục diện chiến trường ở miền Nam. Buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SƠ KẾT TUẦN
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
B. CHUẨN BỊ:
Lớp trưởng tổng kết thi đua của các tổ
Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
Tiến hành:
* Yêu cầu lớp trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua về:
- Nề nếp lớp
- Học tập
- Lao động vệ sinh
- Hoạt động đội
- Các công tác khác
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm
* Đề ra phương hướng biện pháp cho tuần sau:
- Duy trì tốt nề nếp
- Giúp đỡ bạn yếu
- Tích cực hoạt động trong các giờ học
- Tham gia tích cực các hoạt động của Đội
- Làm tốt công tác lao động vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Tăng cường ôn thi HS giỏi để tham gia thi cấp huyện.
* Sinh hoạt đội: Kể chuyện.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Học sinh phát biểu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_26_ban_2_cot.doc