Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 30 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 30 (Bản 2 cột)

2- Dạy bài mới:

- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

-Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.

-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.

-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.

-GV đọc diễn cảm toàn bài.

b)Tìm hiểu bài:Cho HS đọc đoạn 1:

+Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?

+)Rút ý 1:

-Cho HS đọc đoạn 2,3:

+Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?

+Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?

+Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì làm thân với ST?

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 30 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012.
TẬP ĐỌC 
TIẾT 59: THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc diễn cảm bài văn 
- Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II/ ĐỒ DÙNG:
GV: Tranh sgk
HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Con gái và trả lời các câu hỏi về bài 
2- Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:Cho HS đọc đoạn 1:
+Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
+)Rút ý 1:
-Cho HS đọc đoạn 2,3:
+Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
+Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
+Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì làm thân với ST?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt lặng bỏ đi”?
+Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
+)Rút ý 3:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc DC đoạn từ Nhưng mong muốn hạnh phúc-đến sau gáy trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-Đoạn 1: Từ đầu đến giúp đỡ.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến vừa đi vừa khóc.
-Đoạn 3: Tiếp cho đến chải bộ lông bờm sau gáy.
-Đoạn 4: Tiếp cho đến lẳng lặng bỏ đi.
-Đoạn 5: Phần còn lại
+Nàmg muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên:
+)Ha-li-ma gặp vị giáo sĩ để xin lời khuyên 
+Nếu Ha-li-ma lấy được 3 sợi lông bờm
+Vì điều kiện của vị giáo sĩ không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi
+Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào 
+)Ha-li-ma nghĩ ra cách làm thân với sư tử
+Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn
+Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức.
+Điều làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng.
+) Ha-li-ma đã lấy được 3 sợi lông bờm của sư tử và nhận được lời khuyên
HS nêu (y/ c)
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
CHÍNH TẢ (nghe - viết)
TIẾT 30: CÔ GÁI Ở TƯƠNG LAI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nghe và viết đúng chính tả bài Cô gái ở tương lai. Viết đúng từ ngữ dễ viết sai tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
-Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng , tổ chức.
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
-Bút dạ và một tờ phiếu viết các cụm từ in nghiêng ở BT 2.
-Tranh, ảnh minh hoạ tên ba loại huân chương trong SGK.
-Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: HS viết vào bảng con tên những huân chương trong tiết trước.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: In-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
-HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời một HS đọc nội dung bài tập.
- Mời 1 HS đọc lại các cụm từ in nghiêng.
- GV dán tờ phiếu đã viết các cụm từ in nghiêng lên bảng và hướng dẫn HS làm bài.
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài tập 3:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 7.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
*Lời giải:
Cụm từ anh hùng lao động gồm 2 bộ phận: anh hùng / lao động, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó: Anh hùng Lao động.
Các cụm từ khác tương tự như vậy:
 Anh hùng Lực lượng vũ trang
 Huân chương Sao vàng
 Huân chương Độc lập hạng Ba
 Huân chương Lao động hạng Nhất
 Huân chương Độc lập hạng Nhất
*Lời giải:
a) Huân chương Sao vàng
b) Huân chương Quân công
c) Huân chương Lao động
Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 59: MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Mở rộng vốn từ : biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ.
Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, người nữ cần có.
- Biết các thành ngữ tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ, không coi thường phụ nữ
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
- Bảng lớp - Từ điển
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra : làm lại bài tập 2, 3 của tiết trước
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho HS đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét và bổ xung
Bài tập 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh đọc lại chuyện Một vụ đắm tàu
- Gọi học sinh phát biểu
- Nhận xét và bổ xung
Bài tập 3 :
- Gọi học sinh đọc nội dung
- Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu bài tập
- Cho học sinh suy nghĩ và trả lời
- Nhận xét và chốt kiến thức
- Cho học sinh đọc thuộc lòng các thành ngữ và tục ngữ
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Nhắc học sinh cần rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới mình.
Hai học sinh lên bảng làm
- Học sinh đọc yêu cầu và trả lời
- Câu hỏi a : cho học sinh nêu ý kiến của mình và nói lý do
- Câu hỏi b, c : học sinh có thể chọn những phẩm chất mà mình thích nhất và giải thích
- Học sinh đọc yêu cầu
- Cả lớp đọc lại chuyện Một vụ đắm tàu và trả lời
+ Phẩm chất chung : cả hai đều giàu tình cảm biết quan tâm đến người khác
+ Phẩm chất riêng : Ma-ri-ô rất giàu nam tính đó là kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng. Giu-li-ét-ta dịu dàng ân cần đầy nữ tính.
- Học sinh đọc nội dung và trả lời
+ Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn con nào cũng quý miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ
+ Câu b thể hiện một quan niệm lạc hậu sai trái : trọng nam khinh nữ
- Học sinh đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS hiểu về cấu tạo cách quan sát và một số chi tiết , hìng ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật
-HS viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
-Bảng phụ đã ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật.
-Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT 1a.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1-Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc lại đoạn văn hoặc bài văn đã được viết lại sau tiết Trả bài văn tả cây cối tuần trước.
2-Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
-Mời 2 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV treo bảng phụ đã ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật ; mời 1 HS đọc lại.
-Cả lớp đọc thầm lại bài, suy nghĩ làm bài cá nhân, 3 HS làm vào bảng nhóm.
-Mời những HS llàm vào bảng nhóm treo lên bảng, trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
-GV nhắc HS: 
+Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả hình dáng hoặc tả hoạt động của con vật.
+Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá,
-GV giới thiệu tranh, ảnh: một số con vật để HS quan sát, làm bài.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-HS nói con vật em chọn tả.
-HS viết bài vào vở.
-HS nối tiếp đọc đoạn văn
-Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn tả cây cối vừa ôn luyện. 
*Lời giải:
a) Bài văn gồm 3 đoạn:
-Đoạn 1(câu đầu) - (Mở bài tự nhiên): GT sự xuất hiện của hoạ mi vào các b.chiều.
-Đoạn 2 (tiếp cho đến cỏ cây): Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
-Đoạn 3 (tiếp cho đến đêm dày): Tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm.
-Đoạn 4 (kết bài không mở rộng): Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
b)Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác
c) HS phát biểu.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS viết bài.
-HS nối tiếp đọc.
Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu phẩy)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng về dấu phẩy.
-Làm đúng bài LT: điền dấu phẩytheo y/ cầu BT2.
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
 -Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1-Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (124):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
-GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong phiếu học tập.
-Cho HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào phiếu.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (124):
-Mời 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
-GV gợi ý:
+Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện
+Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
-GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm.
-Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
-HS khác nhận xét, bổ sung. 
-GV chốt lại lời giải đúng.
3-Củng cố, dặn dò: 
-HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Lời giải :
Tác dụng của dấu phẩy
VD
-Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
-Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ.
-Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu b
Câu c
Câu a
*Lời giải:
Các dấu cần điền lần lượt là:
 (,) ; (.) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) 
TIẾNG VIỆT 
LUYỆN: TẢ CON VẬT
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim hoạ mi hót học sinh được củng cố về văn tả con vật như cấu tạo bài văn, nghệ thuật quan sát, biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hoá
- Học sinh viết được đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ - Tranh ảnh một vài con vật
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Kiểm tra : kết hợp với bài học
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1 : 
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập
- Gọi học sinh trả lời các câu hỏi
- Nhận xét và bổ xung
Bài tập 2 : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Nhắc học sinh lưu ý viết đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật ( 5 câu )
- Gọi học sinh nói về con vật mình định tả
- Cho học sinh viết bài
- Giáo viên quan sát nhắc nhở và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng
- Gọi học sinh đọc bài
- Nhận xét và đánh giá cho điểm
III.Củng cố –Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Tiếp tục luyện viết đoạn văn tả con vật và chuẩn bị bài cho tiết kiểm tra
- Học sinh lắng nghe
- Hai học sinh đọc nội dung bài
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
- Bài văn gồm 4 đoạn : mở bài là đoạn 1, giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều
- đoạn 2, 3 là thân bài tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều và cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm
- đoạn 4 là kết bài tả cách hót chào nắng sớm của hoạ mi
- Tác giả quan sát hoạ mi bằng thị giác và thính giác
- Tác giả so sánh tiếng hót có khi êm đềm có khi rộn dã như một điệu đàn trong bóng xế
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hành viết bài
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn văn mình viết
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 60: TẢ CON VẬT
KIỂM TRA VIẾT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa vào kiến thức đã có được về văn tả con vật và kết quả quan sát học sinh viết được một bài văn tả con vật có bố cụ rõ ràng đủ ý thể hiện được những quan sát riêng : dùng từ đặt câu đúng, có câu văn, có hình ảnh cảm xúc
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
- Vở viết bài
- Tranh ảnh một số con vật
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
- Gọi học sinh đọc đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả con vật
- Giáo viên nhắc nhở học sinh một số điều cần biết trước khi viết bài
Hoạt động 2: Học sinh làm bài
- Cho HS làm bài
- Giáo viên theo dõi và đi đến nhắc nhở giúp đỡ những học sinh còn yếu để các em hoàn thành bài đúng thời gian quy định
- Thu bài về chấm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Tiếp tục về nhà ôn tập về văn tả cảnh và liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong năm học để chuẩn bị cho bài tuần 31
- Học sinh tự kiểm tra chéo
- Hai học sinh đọc đề bài và các gợi ý
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hành viết bài
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
LỊCH SỬ
TIẾT 30: XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Việc xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của CM lúc đó.
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt - Xô.
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
 - Tranh, ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra: 
- Nêu ý nghĩa lịch sử của việc bầu quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của quốc hội thống nhất?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
- GV nêu tình hình nước ta sau 1975.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm:
+Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức xây dựng khi nào?
+Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng ở đâu?
+Sau bao nhiêu lâu thì hoàn thành?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
- Cả lớp thảo luận câu hỏi:
+Để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động ra sao?
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm )
- GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi:
+Nêu vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước?
+Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của việc xây dựng thành công Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này.
- Cho HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước đã và đang xây dựng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Vài HS trình bày
- Nhận xét, bổ xung
- HS lắng nghe
- Thảo luận
- Ngày 6-11-1979, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức khởi công.
- Trên sông Đà thuộc tỉnh Hoà Bình
- Ngày 30-12-1988, tổ máy đầu tiên bắt đầu phát điện. Ngày 4-4-1994, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia. 
- Trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Làm việc cần mẫn không kể ngày đêm, khó khăn thiếu thốn và có cả sự hy sinh 
- Thảo luận
- Cung cấp điện phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân ta. Góp phầ chống lũ lụt cho đồng bằng bắc bộ, 
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước. Là công trình tiêu biểuđầu tiên thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
- Trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày
- Thuỷ điện Thác Bà, Sơn La, Trị An, 
- Đọc nối tiếp
- HS lắng nghe, thực hiện
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I- MỤC TIÊU:
	- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần
	- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
II- CHUẨN BỊ:
Lớp trưởng tổng kết thi đua của các tổ
Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ
III- CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Tiến hành:
* Yêu cầu lớp trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm
* Đề ra phương hướng biện pháp cho tuần sau:
- Duy trì tốt nề nếp
- Giúp đỡ bạn yếu
- Tích cực hoạt động trong các giờ học
- Tham gia tích cực các hoạt động của Đội
* Vui văn nghệ
* Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ sinh hoạt
- Học bài, chuẩn bị bài đầy đủ cho tuần học sau
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Học sinh phát biểu
- Vui văn nghệ
- Chơi trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_30_ban_2_cot.doc