Giáo án dạy Lớp 4 tuần 33

Giáo án dạy Lớp 4 tuần 33

TIẾT 33: TẬP ĐỌC.

ÔN : VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (TIẾP THEO)

I. Mục đích, yêu cầu.

- Đọc lưu loát bài văn, đọc diễn cảm giọng vui, bất ngờ, hào hứng. Đọc phân biệt lời nhân vật (nhà vua, cậu bé).

- Hiểu nghĩa các từ trong bài.

- Hiểu nội dung phần tiếp và ý nghĩa toàn truyện: Tiếng cười như một phép mầu nhiệm làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện noí lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Tranh minh hoạ bài đọc sgk/143( nếu có).

 

doc 38 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1033Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn :3/5/09
Ngày Giảng : Thứ hai ngày .4/5/09
Tiết 33: Tập đọc.
Ôn : Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu.
- Đọc lưu loát bài văn, đọc diễn cảm giọng vui, bất ngờ, hào hứng. Đọc phân biệt lời nhân vật (nhà vua, cậu bé).
- Hiểu nghĩa các từ trong bài.
- Hiểu nội dung phần tiếp và ý nghĩa toàn truyện: Tiếng cười như một phép mầu nhiệm làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện noí lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ bài đọc sgk/143( nếu có).
III. Hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc TL bài : Ngắm trăng - Không đề và trả lời câu hỏi nội dung?
- 2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn:
- 3đoạn: 
+Đ1: Từ đầu... ta trọng thưởng.
+Đ2: Tiếp ...đứt giải rút ạ. + Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp : 2lần
- 3Hs đọc/ 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm:
- 3 hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- 3 Hs khác đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu:
- Hs nghe.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm toàn bài, trao đổi trả lời:
- Hs trao đổi theo cặp:
Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
- ..ở xung quanh cậu: nhà vua quên lau miệng, bên mép vẫn dính 1 hạt 
cơm. Quả táo cắn dở đang căng phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển. Cậu bé đứng lom khom vì bị đứt dải rút quần.
? Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn ntn?
- Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mắt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
? Phần cuối truyện cho ta biết điều gì?
- Phần cuối truyện nói lên tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, 
thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
? Toàn truyện cho ta thấy điều gì?
- Tiếng cười rất cần thiết cho cuộc 
sống của chúng ta.
c. Đọc diễn cảm:
- Đọc truyện theo phân vai:
- 4 vai: dẫn truyện, nhà vua, thị vệ.
? Nêu cách đọc bài?
- Toàn bài đọc vui, háo hức, bất ngờ. Thay đổi giọng phù hợp với nội dung .Cậu bé: hồn nhiên. Nhà vua : dỗ dành.
Nhấn giọng: háo hức, phi thường, trái đào, ngọt ngào, chuyện buồn cười, trọng thưởng, quên lau miệng, giật mình, bụm miệng, quả táo cắn dở, căng phồng, lom khom, đứt dải rút, dễ lây, phép mầu, tươi tỉnh, ...
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3:
+ Gv đọc mẫu:
- Hs nêu cách đọc đoạn 3.
- Hs luyện đọc : N2.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm.
- Gv cùng hs nx, khen hs đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học, vn đọc bài và chuẩn bị bài 66.
Tiết 97: Toán
Ôn tập về các phép tính với phân số 
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách cộng, trừ hai phân số cùng mẫu, khác mẫu số và nêu ví dụ?
- 2 hs nêu, lớp nx, lấy ví dụ minh hoạ.
- Gv nx bài đúng, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1(168). Tính.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bảng con:
- Một số hs lên bảng làm bài.
- Gv cùng hs nx, trao đổi cách làm.
- Lưu ý : Từ phép nhân say ra 2 phép chia.
a.
(Bài còn lại làm tương tự)
Bài 2. Tìm x
- Hs làm bài vào nháp, đổi chéo nháp chấm bài bạn, 3 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi cách làm bài.
a. b. 
(Bài còn lại làm tương tự) 
Bài 3. Làm tương tự bài 2.
- Hs tự làm bài rồi rút gọn.
c. 
( Bài còn lại làm tương tự)
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu bài toán.
- Gv cùng hs trao đổi cách làm bài.
- Hs làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
 Bài giải
- Gv chấm một số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
a. Chu vi tờ giấy hình vuông là:
 (m)
Diện tích tờ giấy hình vuông là:
 (m2)
b.Diện tích 1 ô vuông là:
 (m2)
Số ô vuông cắt được là:
 (ô vuông)
c. Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật đó là:
Đáp số: a. Chu vi: m;diện tích: m2
 b.25 ô vuông.
 c. m.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học, vn làm bài tập VBT Tiết 161.
----------------------------------------------------------
Tiết 1: Âm nhạc
Ôn tập 3 bài hát
I. Mục tiêu:
	- ôn tập các bài hát: Chim sáo; Chú voi con ở bản đôn; Thiếu nhi thế giới liên hoan.
	- Hát đúng giai điệu, lời ca và tập hát diễn cảm.
II. Chuẩn bị: 
	- Gv, hs chuẩn bị nhạc cụ quen dùng.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung: Ôn tập 3 bài hát.
2. Phần nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn lại 3 bài hát:
- Mỗi bài 2,3 lượt.
- Gv đệm dàn:
- Hs hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Lưu ý :
- Hs hát diễn cảm, thể hiện những kí hiệu ghi trên tác phẩm.
* Hoạt động 2: 
- Gv chỉ định hát: Hát một trong 3 bài ôn.
- Cá nhân hát, nhóm nhỏ hát.
- Kết hợp biểu diễn. 
- Gv cùng hs nx, đánh giá.
3. Phần kết thúc:
- Gv nx tiết học.
- Cả lớp hát lại 3 bài hát 1 lần.
- Hs vn tập hát và biểu diễn những bài hát ôn tập.
_____________________________________
Ngày soạn :4/5/09
Ngày Giảng : Thứ ba ngày .5/5/09
Tiết 33: Khoa học
ÔN : Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs có thể:
	- Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.
	- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy, bút màu để vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Đánh dấu x vảotước câu trả lời đúng.
	* Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất ở thực vật.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs quan sát hình vẽ sgk:
- Cả lớp quan sát.
? Thức ăn của cây ngô là gì?
- ánh sáng mặt trời, khí các - bon - níc, các chất khoáng hoà tan, nước.
	* Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bon-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
3. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
	* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs quan sát hình sgk / 131:
- Cả lớp quan sát.
? Thứa ăn của châu chấu là gì?
- Lá ngô.
? Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì?
- Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
? Thức ăn của ếch là gì?
- Châu chấu.
? Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì?
- Châu chấu là thức ăn của ếch.
- Vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ:
- Hs vẽ theo N3.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn giải thích.
- Lần lượt các nhóm dán phiếu và giải thích.
- Gv cùng hs nx, trao đổi, chốt ý đúng, bình nhóm thắng cuộc.
Cây ngô châu chấu ếch
	* Kết luận: Sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học, vn học bài và chuẩn bị bài 66.
Tiết 33: Luyện từ và câu
ôn : Mở rộng vốn từ : Lạc quan - yêu đời.
I. Mục đích, yêu cầu
Mở rộng hệ thống hoá về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong các từ đó có từ Hán Việt.
Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu nội dung cần ghi nhớ bài trước và đặt câu trạng ngữ chỉ nguyên nhân?
- 2 Học sinh nêu, lấy ví dụ.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
Giới thiệu bài. Nêu Mđ, Yc.
Bài mới.
Bài 1.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài cá nhân, dùng bút nối nghĩa với câu:
- Học sinh nối ở vở.
- Trình bày:
- Học sinh nêu miệng.
 - Gv cùng học sinh nx chốt ý đúng:
- Câu 1: nghĩa có triển vọng tốt đẹp.
- Câu 2,3: Nghĩa luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp.
Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức học sinh trao đổi baì theo nhóm:
- Nhóm 2 làm bài vào nháp:
- Trình bày:
- Đại diện 2 nhóm lên bảng, lớp nêu miệng:
- Gv cùng h/s nx, chốt bài đúng:
- Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”:lạc quan, lạc thú.
Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại”:lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
Bài 3. Làm tương tự bài 3:
 - Trao đổi theo N3.
- Trình bày :
- Lên bảng và nêu miệng:
+ quan có nghĩa là “quan lại”: quan quân.
+ quan có nghĩa là: nhìn, xem: lạc quan cái nhìn vui, tươi sáng, không tối đen, ảm đạm.
+quan có nghĩa là liên hệ, gắn bó: quan hệ, quan tâm.
Bài 4:
- Hs đọc yêu cầu bài, suy nghĩ làm bài vào vở.
Gv thu chấm một số bài,
- Gv cùng h/s nx, trao đổi, bổ sung.
- Nhiều h/s nêu miệng bài :
+ Câu a: Khuyên gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí.
+ Câu b: Khuyên nhiều cái nhỏ dồn góp lại sẽ thành lớn, kiên trì và nhẫn lại ắt thành công.
Củng cố, dăn dò.
Nx tiết học, vn học thuộc bài 4. Chuẩn bị bài 66.
 _____________________________________
Tiết 65: Thể dục
Ôn: Môn thể thao tự chọn
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
 2. KN: Biết thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
3. TĐ: Hs yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 1 Hs /1 dây, 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6-10 p
- ĐHT + + + +
- Lớp trưởng tập trung báo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Khởi động xoay các khớp.
+Ôn bài TDPTC.
G + + + + 
 + + + + 
2. Phần cơ bản:
18-22 p
a. Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Ném bóng:
- Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị, ngắm đích, ném đích.
- Thi ném bóng trúng đích:
b. Nhẩy dây.
- ĐHTL: 
- Cán sự điều khiển.
- Chia tổ tập luyện.
- ĐHTL: N2.
- Người tâng, người đỡ và 
ngược lại.
- Gv chia tổ hs tập2 hàng dọc.
- Thi mỗi tổ 1 số hs thi. 
- Tập cá nhân và thi đồng loạt theo vòng tròn ai vướng chân thì dừng lại.
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học.
- ĐHTT:
Ngày soạn :5/5/09
Ngày Giảng : Thứ tư ngày .6/5/09
Tiết 98: Toán
Ôn tập về các phép tính với phân số 
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh ôn tập, củng cố kĩ năng phối hợp 4 phép tính với phân số để tính giá trị biểu thức và giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách nhân, chia hai phân số và nêu ví dụ?
- 2 hs nêu, lớp nx, lấy ví dụ minh hoạ.
- Gv nx chốt bài đúng, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Gi ... n chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên ntn?
- Con chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng.
? Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hnh ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
...bay vut, bay cao, cao hoài, cao vợi, chim bay, chim sà, lúa tròn bụng sữa, cánh đập, trời xanh, chim biến mất rồi, chỉ còn tiếng hót, làm xanh da trời, lòng chim vui nhiều, hót không biết mỏi.
? Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện?
- Khúc hát ngọt ngào
Tiếng hót long lanh, Như ...chuyện chi? Tiếng ngọc trong veo...từng chuỗi. Đồng quê chan chứa...chim ca. Chỉ còn ...da trời.
? Tiếng hót gợi cho em cảm giác như thế nào?
- ...cuộc sống yên bình, hạnh phúc....
? Qua bức tranh thơ em hình dung điều gì?
- ...một chú chim chiền chiện rất đáng yêu, bay lượn trên bầu trời hoà bình tự do. Dưới tầm cánh chú là cánh đồng phì nhiêu, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.
? ý chính của bài:
- ý chính: Mđ, Yc.
c. Đọc diễn cảm và HTL.
- Đọc nối tiếp:
- 6 Hs đọc.
? Tìmgiọng đọc hay?
- Giọng vui tươi, hồn nhiên. Nhấn giọng: vút cao, yêu mến, ngọt ngào, cao hoài, cao vợi, long lanh, sương chói, trong veo, cánh, trời xanh, chim ơi chim nói, chuyện chi chuyện chi,...
- Luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu:
- Hs luyện đọc theo N3.
- Gv đọc mẫu:
- hs nêu giọng đọc và luyện đọc.
- Thi đọc :
- Cá nhân, nhóm.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
- Luyện HTL:
- Cả lớp nhẩm HTL.
- Thi HTL:
- Thi HTL từng khổ thơ, cả bài.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn HTL bài thơ và chuẩn bị bài 67.
Tiết 3: Toán
Bài 164: Ôn tập về đại lượng
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng các đơn vị đo khối lượng.
	- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách nhân, chia phân số và lấy ví dụ minh hoạ?
- 2 hs lên bảng, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs nêu miệng bài toán: 
- 1 hs đại diện điều khiển, lớp trả lời.
- Gv cùng hs nx chung, chữa bài:
1 yến = 10 kg 1 tạ = 10 yến
....
Bài 2, 3.
- Hs đọc yêu cầu bài toán.
- Hs làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, đổi chéo chấm bài bạn, 1 số hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
- Bài 2:
 10 yến = 100 kg kg = 5 kg
50 kg = 5 yến 1 yến8 kg = 18kg
....
- Bài 3: 
2kg7hg= 2700g 60kg7g > 6007g
5kg3g < 5035g 12 500 g= 12kg 500g
Bài 4:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv cùng hs trao đổi cách làm bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Hs làm bài vào nháp, 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra.
Bài giải
Đổi 1kg 700g = 1700g
Cả cá và rau cân nặng là:
1700 + 300 = 2000 (g)
2000 g = 2 kg
 Đáp số: 2kg cá và rau.
Bài 5. Hs làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài.
- Gv thu 1 số bài chấm.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- 1 Hs lên bảng chữa bài, 
 Bài giải
Xe ô tô chở được tất cả là:
50 x 32 = 1600 (kg)
1600 kg = 16 tạ
Đáp số : 16 tạ gạo.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài tập Tiết 164 VBT.
 Tiết 4: Tập làm văn.
Bài 65: Miêu tả con vật.
( Kiểm tra viết).
I. Mục đích, yêu cầu.
- Hs thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả con vật sau giai đoạn học về văn miêu tả con vật- bài viết đúng với yêu cầu đề bài, có đủ 3 phần, diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học.
	- ảnh một số con vật trong sgk, một số tranh ảnh về con vật khác.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Đề bài: GV chọn cả 4 đề bài trong sgk /149 chép lên bảng lớp.
- Gv nhắc nhở hs trước khi làm bài:
Nháp dàn ý... Mở bài gián tiếp, kết
- Hs đọc chọn 1 trong 4 đề bài để làm.
bài cách mở rộng.
- Hs viết bài.
2. Củng cố, dặn dò:
	- Thu bài và Nx tiết kiểm tra.
Tiết : Kĩ thuật
Tiết 66: Lắp con quay gió ( Tiết 2).
I. Mục tiêu:
	- Hs chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp cái con quay gió đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn tính cẩn thận và an toàn trong khi lắp.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Cái con quay gió đã lắp hoàn chỉnh; Bộ lắp ghép.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu quy trình để lắp con quay gió?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx , đánh giá.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài..
2. Hoạt động 1: Thực hành lắp con quay gió:
- Hs thực hành theo nhóm 2.
a. Chọn chi tiết:
- Hs chọn đúng, đủ chi tiết theo sgk.
- Gv cùng hs kiểm tra kết quả kiểm chọn chi tiết của học sinh:
- Các nhóm báo cáo kết quả chọn chi tiết của học sinh.
b. Lắp từng bộ phận:
- Các nhóm lắp từng bộ phận.
- Lưu ý:
- Gv theo dõi và uốn nắn kịp thời hs:
- Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đúng vị trí tấm lớn. Cố định tạm 4 thanh thẳng 11 lỗ bằng 2 vít dài.
- Lắp bánh đai vào trục.
- Bánh đai phải được lắp đúng loại trục.Trước khi lắp trục phải lắp thanh truyền.
c. Lắp ráp con quay gió.
- Hs lắp ráp theo các bước sgk.
- Chú ý:
- Chỉnh các bánh đai giữa các trục cho thẳng hàng. Lắp cánh quạt phải đúng đủ.
3. Nhận xét - dặn dò:
	- Nx tiết học, Chuẩn bị giờ sau hòan thành và đánh giá sản phẩm.
 Tiết 2: Luyện từ và câu
 Bài 66: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
I. Mục đích, yêu cầu :
	- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích ( trả lời câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?)
	 Nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích trong câu; thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng 2 câu tục ngữ bài tập 4 và lấy tình huống để dùng hai câu tục ngữ đó?
- 2 Học sinh nêu, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chug, ghi điểm.
B, Bài mới.
Giới thiệu bài. Nêu Mđ, Yc.
Phần nhận xét.
Bài 1,2.
- H/s đọc yêu cầu và nội dng bài tập 1,2.
- Tổ chức h/s trao đổi theo cặp:
- Từng cặp trao đôỉ bài.
- Trình bày:
- Trạng ngữ được in nghiêng: "Để dẹp nỗi bực mình” trả lời câu hỏi để làm gì?, nhằm mục đích gì? Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu.
3. Phần ghi nhớ:
- Nhiều học sinh đọc và HTL.
Phần luyện tập:
Bài 1.
- H/s đọc yêu cầu bài.
- Nêu miệng:
- H/s suy nghĩ trả lời, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng:
Để tiêm phòng dịch cho trẻ em,...
Vì Tổ quốc,...
Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh .
Bài 2. Làm tương tự bài 1.
Để lấy nước tưới cho đồng ruộng,...
Vì danh dự của lớp,...
Để thân thể khoẻ mạnh,...
Bài 3: 
- Học sinh đọc nội dung bài tập.
- H/s đọc nội dung bài , quan sát tranh minh hoạ làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Học sinh nêu miệng, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung chốt ý đúng:
- Đoạn a: Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
- Đoạn b: Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
Củng cố, dặn dò.
Nx tiết học, vn học thuộc bài, đặt 3,4 câu văn có trạng ngữ chỉ mục đích.
 Tiết 3: Toán
Bài 165: Ôn tập về đại lượng (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
- Củng cố các đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc bảng đơn vị đo khối lượng từ lớn đến nhỏ và ngược lại?
- 2 hs lên bảng nêu, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs nêu miệng bài toán: 
- 1 hs đại diện điều khiển, lớp trả lời.
- Gv cùng hs nx chung, chữa bài:
1 giờ = 60phút 1 năm = 12tháng
....
Bài 2, 3.
- Hs đọc yêu cầu bài toán.
- Hs làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, đổi chéo chấm bài bạn, 1 số hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
- Bài 2:
 5 giờ = 300 phút ;
3 giờ 15phút = 195 phút;
420 giây = 7 phút.
giờ = 5 phút.
- Bài 3: 
5 giờ 20 phút > 300 phút
495 giây = 8 phút 15 giây
...
Bài 4:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài, 2 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
a. Hà ăn sáng trong thời gian: 30 phút.
b. Buổi sáng Hà ở trường 4 giờ. 
Bài 5.
- Hs đọc yêu cầu bài, nêu miệng.
- Gv cùng hs nx, trao đổi, bổ sung, chốt bài:
- Khoảng thời gian dài nhất: 20 phút.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài tập Tiết 165 VBT.
 Tiết 4: Tập làm văn
Bài 66: Điền vào giấy tờ in sẵn.
I.Mục đích, yêu cầu.
	- Hiểu các yêu cầu trong Thư chuyển tiền.
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn Thư chuyển tiền.
II. Đồ dùng dạy học.
Phiếu khổ to và phiếu cho hs.	
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv hướng dẫn hs trên phiếu to cả lớp:
- SVĐ, TBT, ĐBT : Hs không cần biết.
+ Mặt trước mẫu thư ghi:
+ Mặt sau em phải ghi:
- Hs theo dõi, cùng trao đổi cách ghi.
- Ngày gửi thư, sau dó là tháng năm.
- Họ tên, địa chỉ người gửi (mẹ em)
- Số tiền gửi viết toàn chứ ( không viết số)
- Họ tên người nhận: bà em.
- Nếu cần sửa chữa viết mục dành cho việc sửa chữa.
- Thay mẹ viết thư cho người nhận tiền là bà và đưa mẹ kí tên.
- Mục khác dành cho nhân viên bưu điện viết.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Đóng vai người nhận tiền nói trước lớp:
- 1,2 Hs đóng vai.
? Người nhận tiền viết gì trong mặt sau của thư chuyển tiền?
- Số chứng minh thư của mình.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình.
- Kiểm tra số tiền lĩnh có đúng với số tiền mặt trước không.
- Kí nhận.
- Làm bài:
- Cả lớp làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Hs tiếp nối đọc Thư chuyển tiền, lớp nx,
trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm hs làm bài đầy đủ, đúng:
 3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn hoàn thành bài tập vào vở, vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống.
Thứ sáu 5 - 5 - 2006.
Tiết 1: Hát nhạc
Bài 33: Ôn tập 3 bài hát
I. Mục tiêu:
	- ôn tập các bài hát: Chim sáo; Chú voi con ở bản đôn; Thiếu nhi thế giới liên hoan.
	- Hát đúng giai điệu, lời ca và tập hát diễn cảm.
II. Chuẩn bị: 
	- Gv, hs chuẩn bị nhạc cụ quen dùng.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung: Ôn tập 3 bài hát.
2. Phần nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn lại 3 bài hát:
- Mỗi bài 2,3 lượt.
- Gv đệm dàn:
- Hs hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Lưu ý :
- Hs hát diễn cảm, thể hiện những kí hiệu ghi trên tác phẩm.
* Hoạt động 2: 
- Gv chỉ định hát: Hát một trong 3 bài ôn.
- Cá nhân hát, nhóm nhỏ hát.
- Kết hợp biểu diễn. 
- Gv cùng hs nx, đánh giá.
3. Phần kết thúc:
- Gv nx tiết học.
- Cả lớp hát lại 3 bài hát 1 lần.
- Hs vn tập hát và biểu diễn những bài hát ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc