TẬP ĐỌC
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
1. Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài ; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật ( Hùng , Quý , Nam , thầy giáo )
2. Nắm được vấn đề tranh luận ( Cái gì là quý nhất ? ) và ý được khẳng định trong bài ( Người lao động là quý nhất )
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Lịch giảng dạy tuần 9 (Từ 30/10/2006 đến 3/11/2006) Thứ Ngày Môn Tên bài dạy HAI 30/10 Tập đọc Toán Đạo đức Kĩ thuật Cái gì quý nhất. Luyện tập. Tình bạn. BA 31/10 Thể dục Toán Tập làm văn LT và Câu Khoa học Bài 17 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Luyện tập thuyết trình, tranh luận. Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên. Thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS TƯ 1/11 Toán Tập đọc Địa lí Chính tả Mĩ thuật Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. Đất Cà Mau Các dân tộc, sự phân bố dân cư. (Nhớ-viết) Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà. Thường thức mĩ thuật. NĂM 2/11 Thể dục Toán LT và Câu Tập làm văn Lịch sử Bài 18 Luyện tập chung. Đại từ. Luyện tập thuyết trình, tranh luận. Cách mạng mùa thu. SÁU 3/11 Toán Khoa học Kĩ thuật ATGT Kể chuyện Âm nhạc SH lớp Nghỉ Phòng tránh bị xâm hại. Thêu chữ V (Tiết 2) Em làm gì để thực hiện ATGT (Tiết 1) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Học bài hát: Những bông hoa những bài ca. Thứ hai, ngày 30/10/2006 TẬP ĐỌC CÁI GÌ QUÝ NHẤT I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài ; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật ( Hùng , Quý , Nam , thầy giáo ) Nắm được vấn đề tranh luận ( Cái gì là quý nhất ? ) và ý được khẳng định trong bài ( Người lao động là quý nhất ) II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh họa bài đọc trong SGK . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A-KIỂM TRA BÀI CŨ +Vì sao địa điểm tả trong bài được gọi là “cổng trời”? +Trong những cảnh vật được miêu tả em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? +Nêu ý nghĩa của bài. -Gv nhận xét ghi điểm. -Đọc thuộc lòng bài thơ Trước cổng trời . -Trả lời các câu hỏi SGK . B-DẠY BÀI MỚI 1-Giới thiệu bài Trong cuộc sống có những vấn đề cần trao đổi , tranh luận để tìm ra câu trả lời . Cái gì quý nhất trên đời là vấn đề mà nhiều hs đã tranh cãi . Các em hãy cùng đọc bài Cái gì quý nhất ? để biết ý kiến riêng của 3 bạn Hùng , Quý , Nam và ý kiến phân giải của thầy giáo . -Hs lắng nghe. 2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài a)Luyện Đọc Gv dạy theo quy trình đã hướng dẫn . Có thể chia bài làm ba đoạn như sau để luyện đọc : +Phần 1 : gồm đoạn 1 và đoạn 2 +Phần 2 : gồm các đoạn 3,4,5 +Phần 3 : Phần còn lại . -Gv đọc bài – tóm ý: Những vấn đề cần trao đổi , tranh luận để tìm ra câu trả lời . Cái gì quý nhất? -1 em đọc cả bài -Hs đọc nối tiếp (3 lượt) -Lần 1: Hs luyện đọc từ khó -Lần 2: Hs tham gia giải nghĩa từ b)Tìm hiểu bài -Theo Hùng , Quý , Nam cái quý nhất trên đời là gì ? -Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ lí lẽ của mình ? -Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất ? -Chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ? -1 em đọc cả bài -Hùng : lúa gạo Quý : vàng Nam : thì giờ -Hùng : lúa gạo nuôi sống con người . Quý : có vàng là có tiền , có tiền sẽ mua đựơc lúa gạo . Nam : có thì giờ mới làm ra đựơc lúa gạo , vàng bạc . -Khẳng định cái đúng của 3 hs ( lập luận có tình – tôn trọng ý kiến người đối thoại): lúa gạo , vàng , thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất . Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn : ( lập luận có lí ) : không có người lao động thì không có lúa gạo , vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị . Vì vậy , người lao động là quý nhất . -Cuộc tranh luận thú vị vì Bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa 3 bạn nhỏ ./ Ai có lí ? vì bài văn cuối cùng đến một kết luận giàu sức thuyết phục : người lao động là đáng quý nhất . . . c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm -Giúp hs thể hiện giọng đọc của từng nhân vật -Hướng dẫn cả lớp luyện đọc Chú ý ; kéo dài giọng hoặc nhấn giọng tự nhiên ở những từ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả nội dung và bộc lộ thái độ . -5 hs đọc lại bài văn theo cách phân vai -4 em thi đọc diễn cảm . 3-Củng cố , dặn dò : -Nhắc hs ghi nhớ cách nêu lí lẽ , thuyết phục người khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình trong tiết TLV tới . -Nhận xét tiết học . TOÁN LUYỆN TẬP I-MỤC TIÊU Giúp hs củng cố về : Biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản . II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1-KIỂM TRA BÀI CŨ -Gv nhận xét ghi điểm. -2 hs lên bảng làm BT 1c,d và 2b/44 -Cả lớp nhận xét , sửa bài . 1c) 3m 7cm = 3m = 3,07m 1d) 23m 13cm = 23m = 23,13m 2b) 8dm 7cm = 8,7dm 4dm 32mm = 4,32dm 73mm = 0,73dm 2-DẠY BÀI MỚI 2-1-Giới thiệu bài - Giới thiệu trực tiếp. -Hs nhắc lại tựa bài 2-2-Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : -Yêu cầu Hs đọc đề, làm bài. Bài 2 : - Yêu cầu Hs làm bài. Bài 3 : - Yêu cầu Hs đọc đề, làm bài. Bài 4 : - Yêu cầu Hs đọc đề, làm bài. a) 35m 23cm = 35,23m b) 51dm 3cm = 51,3dm c) 14m 7cm = 14,04m * 234cm = 200cm + 34cm = 2m 34cm = 2m = 2,34m * 506cm = 500cm + 6cm = 5m 6cm = 5m = 5,06m * 34dm = 30m + 4dm = 3m 4dm = 3m = 3,4m a) 3km 245m = 3,245km b) 5km 34m = 5,034km c) 307m = 0,307km a) 12,44m = 12m 44cm c) 3,45km = 3km 450m = 3450m 3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ -Gv tổng kết tiết học. -Dặn hs về nhà làm BT4b,d/45 ĐẠO ĐỨC TÌNH BẠN I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè. - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. - Thân ái, đoàn kết với bạn bè. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” nhạc lời: Mộng Lân. - Đồ dùng hóa trang để đóng vai theo truyện “Đôi bạn” trong SGK. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ : +Mỗi người phải biết làm gì với truyền thống của gia đình, dòng họ? B-Bài mới : 1-Giới thiệu bài : ghi tựa 2-Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài: Hoạt động1: Thảo luận cả lớp. Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em. Cách tiến hành: - Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: + Bài hát nói lên điều gì? + Lớp chúng ta có vui như vậy không? + Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta có bạn bè? + Trẻ em có quyền được tự do có bạn bè? Em biết điều đó từ đâu? * Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện “Đôi bạn” Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Cách tiến hành: - GV đọc một lần truyện “Đôi bạn” - GV mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện. * Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn. Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè. Cách tiến hành: - GV mời một số HS lên trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Hoạt động 4: Củng cố Mục tiêu: Giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp. Cách tiến hành: - GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. - Ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng. * Kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau, ... - GV yêu cầu một vài HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. 3. Dặn dò: - Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, ... về chủ đề “Tình bạn”. - Đối xử tốt với bạn bè xung quanh - Kiểm tra bài học của tiết trước. - HS nhắc lại. - Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết” - Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV. Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS lên đóng vai theo nội dung truyện. - Cả lớp thảo luận các câu hỏi ở trang 17, SGK. - Lắng nghe. - HS làm việc cá nhân bài tập 2. - HS trao đổi bài làm với bạn ngồi cạnh bên. - HS lên trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. - Lắng nghe. - HS liên hệ những tình bạn bạn đẹp trong lớp. - 4 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. Thứ ba, ngày 31/10/2006 THỂ DỤC ĐỘNG TÁC CHÂN TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG” I/ MỤC TIÊU: - Ôn lại 2 động tác vươn thở và tay. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Học động tác chân.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động. II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: -Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. -Phương tiện: Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân chơi trò chơi. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định lượng Phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện 1/ Phần mở đầu: - Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học. -Chạy quanh sân tập -Đứng thành vòng tròn quay mặt vào nhau để khởi động. - Kiểm tra: động tác vươn thở và động tác tay. 2/ Phần cơ bản: a/ Ôn động tác vươn thở và tay: -Yêu cầu HS tập từng động tác 1 lần, sau đó tập liên hoàn hai động tác theo nhịp hô của cán sự, GV chú ý sửa chữa cho HS. b/ Học động ta ... ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Nhiệm vụ học tập của học sinh : +Tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập . +Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK. +Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9-1945. -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước . *Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân) -Thuật lại đọan đầu của buổi lễ Tuyên bố độc lập ? -Tìm hiểu 2 nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn độc lập trong SGK? Kết luận : -Khẳng định quyền độc lập, tự do, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam . -Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy . -Đọc trong SGK . -Hà Nội tưng bừng màu đỏ, một vùng trời bát ngát cờ và hoa. Các nhà máy, hiệu buôn đều nghỉ việc, chợ không họp. đồng bào Hà Nội, già, trẻ, trai, gái đều xuống đường . Những dòng người từ các ngả tập trung về Ba Đình. -Đọc và ghi kết quả vào phiếu học tập . -Báo cáo kết quả thảo luận . *Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) -Ý nghĩa lịch sử sự kiện ngày 2-9 ? -Sự kiện ngày 2-9-1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta ? -Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập ? -Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . -Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới . C-Củng cố D - Dặn dò : -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau . Thứ sáu, ngày 24/11/2006 KHOA HỌC ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG MỤC TIÊU: Giúp HS: Quan sát và phát hiện ra một số tính chất của đồng. Nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng. Kể được một số công cụ, máy móc được làm bằng đồng và hợp của kim đồng. Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng ở trong nhà. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Hình minh hoạ trang 50, 51 SGK. Vài sợi dây đồng ngắn. Phiếu học tập có sẵn bản so sánh về tính chất của đồng và hợp kim của đồng (đủ dùng theo nhóm, 1 phiếu to) như SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động hoc Hoạt động: Khởi động Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét ghi điểm từng HS. Giới thiệu: Đồng có nguồn góc từ đâu? Nó có tính chất gì? Nó có ứng dụng gì trong đời sống? Cách bảo quản đồng như thế nào? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tính chất của đồng - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát cho mỗi nhóm 1 sợi dây đồng. + Yêu cầu HS quan sát và cho biết: * Màu sắc của sợi dây? * Độ sáng của sợi dây? * Tính cứng và dẻo của sợi dây? - Gọi nhóm thảo luận xong trước phát biểu, yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung. * Kết luận: Sợi dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ dát mỏng, có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau. Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng - Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS. - Phát phiếu học tập cho từng nhóm. - Yêu cầu HS đọc bảng thông tin ở trang 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng. - Gọi 1 nhóm xong đầu tiên dán phiếu lên bảng, đọc phiếu yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv nhìn vào phiếu của HS và kết luận. + Theo em, đồng có ở đâu? * Kết luận: Đồng là kim loại được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất. Người ta đã tìm thấy đồng trong tự nhiên. Hoạt động 3: Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi: + Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa và cho biết: * Tên đồ dùng đó là gì? * Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu? - Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng? - Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết thực tế. * Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK. Hoạt động: Kết thúc - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, tìm hiểu tính chất và một số đồ dùng được làm bằng nhôm trong gia đình. - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi: + Hãy nêu nguồn gốc, tính chất của sắt? + Hợp kim của sắt là gì? + Hãy nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống? - HS nhắc lại, ghi vở, mở SGK trang 50, 51. - 4 HS tạo thành 1 nhóm, cùng quan sát dây đồng và nêu ý kiến của mình sau đó thống nhất và ghi vào phiếu của nhóm. - 1 nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung và đi đến thống nhất: Sợi dây đồng có màu đỏ, có ánh kim, màu sắc sáng, rất dẻo, có thể uốn thành các hình dạng khác nhau. - Lắng nghe. - Hoạt động trong nhóm, cùng đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh. - 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất. - Trao đổi và thảo luận. - Lắng nghe. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận. - 3 cặp HS nối tiếp nhau trình bày. - Tiếp nối nhau phát biểu. - HS đọc lại. KĨ THUẬT THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : HS cần phải: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được. II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC : - Mẫu thêu dấu nhân. - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU : Tiết 2 Hoạt động 3 : HS thực hành - Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. - Nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân. - Lưu ý HS nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp. - Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS. - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm, quan sát uốn nắn những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm - Tổ chức các nhóm trưng bày sản phẩm. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 2/ Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành thêu dấu nhân của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị một mảnh vải, kim, chỉ, kéo, bút chì để học bài sau. - HS nhắc lại. - Nêu yêu cầu của sản phẩm và thực hành. - HS nêu yêu cầu đánh giá và đánh giá sản phẩm được trưng bày. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU Rèn kĩ năng nói : Hs kể lại được một câu chuyện đã đọc ( hay đã nghe ) có nội dung bảo vệ môi trường . Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè ý nghĩa câu chuyện kể , thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường . II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường ( gv và hs sưu tầm được ) III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ A-KIỂM TRA BÀI CŨ B-DẠY BÀI MỚI 1-Giới thiệu bài : Trong tiết kể chuyện tuần trước , các em đã được nghe thầy (cô ) kể câu chuyện Người đi săn và con nai . Hôm nay , các em sẽ thi kể những câu chuyện đã nghe , đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường . -Hs kể lại 1,2 đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai . -Nói điều em đã hiểu được qua câu chuyện . 2-Hướng dẫn hs kể chuyện a)Hướng dẫn hs hiểu yếu cầu của đề bài -Gv gạch dưới cụm từ bảo vệ môi trường trong đề bài . -Gv kiểm tra nội dung cho tiết KC . Yêu cầu một số hs giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể . Đó là chuyện gì ? Em đọc truyện ấy trong sách báo nào ? Hoặc em nghe thấy truyện ấy ở đâu ? a)Hs thực hành KC , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -Gv và cả lớp nhận xét nhanh về câu chuyện . -1 hs đọc đề bài . -2 hs nối tiếp hau đọc gợi ý 1,2,3 . Một hs đọc thành tiếng đoạn văn trong bài tập 1 .để nắm được các yếu tố bảo vệ môi trường . -VD : Tớ muốn kể câu chuyện Thế giới tí hon . Truyện nói về một cậu bé có tài bắn chim đã bị một ông lão có phép lạ biến cậu thành một người nhỏ xíu . truyện này tôi đã đọc trong cuốn Cái ấm đất . / Tớ sẽ kể câu chuyện về một cậu hs lớp Một đã bảo vệ cái cây mà các cậu tưởng tượng là một chiếc thuyền buồm . truyện tên là Cái cây có cánh buồm đỏ . -Hs KC theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa của câu chuyện . -Hs thi KC trước lớp ; đối thoại cùng các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện . -Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất , có ý nghĩa nhất , người kể chuyện hấp dẫn nhất . 4-Củng cố , dặn dò -Dặn hs đọc trước nội dung bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ; nhớ – kể lại được một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã thấy , một việc thuyết trình em hoặc người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trừơng. -Nhận xét tiết học SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu - Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần - Phương hướng tuần tới II. Chuẩn bị Nội dung sinh hoạt III. Lên lớp 1. Ổn định: Hs hát 2. Tiến hành * Lớp trưởng và các tổ trưởng báo tình hình học tập và nề nếp của các bạn trong tổ. Lớp trưởng nêu nhận xét chung. Các bạn trong lớp có ý kiến. * Gv nhận xét, đánh giá: - Học sinh đi học đúng giờ. Học bài và làm bài đầy đủ. Thể dục đầu giờ và giữa giờ đều, tốt.. Phụ đạo được học sinh yếu vào giờ ra chơi. Những em học tập tốt như: Thi, Phong, Duyên, Ly, Hòa. - Những em chưa tiến bộ như Huy cần phải cố gắng nhiều hơn. * Phương hướng tuần tới - Chuẩn bị dự giờ Toán. Thi đua học tập. - Rèn chữ giữ vở. Tiếp tục trang trí lớp học. - Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.
Tài liệu đính kèm: