Giáo án dạy Tiếng việt tuần 2

Giáo án dạy Tiếng việt tuần 2

Nghìn năm văn hiến

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

2. Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử thể nền văn hiến lâu đời, trả lời được các câu hỏi trong SGK

3. Yu thích mơn học

II-CHUẨN BỊ

GV:-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 -Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

HS: Dụng cụ học tập

 

doc 17 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1303Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tiếng việt tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Ngày soạn :20-8-2011	 Ngày dạy: Thứ hai ngày 22-8-2011
 Tuần 2	 Môn: Tập đọc
Tiết 3	 Bài: Nghìn năm văn hiến
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử thểà nền văn hiến lâu đời, trả lời được các câu hỏi trong SGK
Yêu thích mơn học
II-CHUẨN BỊ 
GV:-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 -Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
HS: Dụng cụ học tập
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1-Ổn định lớp
2-KTBC: 2 hs đọc bài và trả lời những câu hỏi của bài đọc tiết trước
3-BÀI MỚI:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
Giới thiệu bài
Đất nước có một nền văn hiến lâu đời. bài đọc Nghìn năm văn hiến sẽ đưa các em đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. địa danh này là một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta.
Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
-Gv đọc mẫu bài văn.
Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau :
Đọan 1 : Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ cụ thể như sa .
Đoạn 2 : bảng thống kê 
Đoạn 3 : Phần còn lại.
Khi hs đọc, gv kết hợp :
Chú ý : Khi hs đọc, gv kết hợp sửa lỗi cho hs nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi khi đọc bảng thống kê chưa đúng.
-Hs quan sát ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
-Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
-Hs luyện đọc theo cặp.
-1 hs đọc cả bài.
Tìm hiểu bài 
+ Câu hỏi 1: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên điều gì ?
+ Câu hỏi 2 :Hs đọc thầm bảng số liệu thống kê, từng em làm việc cá nhân, phân tích bảng số liệu này theo yêu cầu đã nêu.
+ Câu hỏi 3 : Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam ?
-Trao đổi, thảo luận.
-Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nươc ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
+Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất : triều Lê : 104 khoa thi.
+Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: triều Lê: 1780 tiến sĩ .
-Người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học. Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Dân tộc ta rất đáng tự hào vì có nền văn hiến lâu đời.
Luyện đọc lại 
-Gv theo dõi , uốn nắn .
-3 hs đọc nối tiếp nhau 
4-CỦNC CỐ: Nhận xét tiết học.
5- DẶN DÒ :Về nhà tiếp tục luyện đọc; đọc trước bài học sau
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
 Ngày soạn :20-8-2011	 Ngày dạy: Thứ hai ngày 22-8-2011
 Tuần 2	 Môn: Chính tả (Nghe – viết)
 Tiết 2	 Bài: Lương Ngọc Quyến
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nghe viết đúng, trình bày đúng hình thức văn xuôi, viết không sai quá 5 lỗi chính tả
Ghi lai đúng phần vần của tiếng (8 đến 10 tiếng) ở BT 2, làm đúng BT3
Ham thích mơn học
II-CHUẨN BỊ 
GV:- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong BT3.
Kết quả của mô hình :
TIẾNG
VẦN
ÂM ĐỆM
ÂM CHÍNH
ÂM CUỐI
trạng
a
ng
nguyên
u
yê
n
Nguyễn
u
yê
n
Hiền
iê
n
khoa
o
a
thi
i
làng
a
ng
Mộ
ô
Trạch
a
ch
huyện
u
yê
n
Cẩm
â
m
Bình
i
nh
HS: Dụng cụ học tập
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1-Ổn định lớp
2-KTBC: -Hs nhắc lại qui tắc chính tả g/gh; ng/ngh; c/k 
3-BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI CHÚ
Giới thiệu bài : 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe thầy (cô) đọc viết đúng bài chính tả “Lương Ngọc Quyến”.
Hướng dẫn hs nghe , viết 
-Gv đọc bài chính tả một lượt trong SGK.
Đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh hs dễ viết sai.
-Nói về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến: giới thiệu chân dung, năm sinh, năm mất của Lương Ngọc Quyến; tên ông được đặt cho nhiều đường phố, nhiều trường học ở các tỉnh, thành phố.
Lưu ý hs : Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữa đầu viết hoa lùi vào 1 ô li.
-Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
-Gv chấm chữa 7-10 bài.
-Nêu nhận xét chung.
-Hs theo dõi SGK .
-Đọc thầm bài chính tả 
-Gấp SGK.
-Hs viết.
-Hs soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi 
-Từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai.
Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2 :
-Viết ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm hoặc gạch dưới bộ phận vần của các tiếng đó.
-1 hs đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
-Trạng (vần ang), nguyên (vần uyên), Nguyễn, Hiền, khoa, thi, làng, Mộ Trạch, huyện, Cẩm, Bình.
Bài tập 3 :
Chốt lại : 
+Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính .
+Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối (trạng, làng...), âm đệm(nguyên, Nguyễn, khoa, huyện). Các âm đệm đuợc ghi bằng 2 chữ cái o và u.
+Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối (nguyên, Nguyễn, huyện).
Nói thêm : Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh. VD: A, mẹ đã về ! U về rồi. Ê, lại đây chú bé !
-Một hs đọc yêu cầu , đọc cả mô hình 
-Hs làm vào VBT hoặc kẻ mô hình cấu tạo tiếng vào vở, chép các tiếng có vần vừa tìm được vào mô hình.
-Hs trình bày kết quả vào mô hình đã kẻ sẵn (Phần chuẩn bị bài)
-Cả lớp nhìn, nhận xét.
-Cả lớp sửa bài.
4-CỦNG CỐ: Nhận xét tiết học, biểu dương những hs tốt.
5- DẶN DÒ: Yêu cầu hs ghi nhớ mô hình cấu tạo vần Chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh bổ sung
 ưưưư
 Ngày soạn :20-8-2011	 Ngày dạy: Thứ ba ngày 23-8-2011
 Tuần 2	 Môn: Luyện từ và câu
 Tiết 3	 Bài: Mở rộng vốn từ : Tổ quốc 
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Tìm được 1 số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ và CT đã học(BT1);tìm thêm đuợc một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2) ; tìm được 1 số từ chứa tiếng quốc (BT3)
 Đặt câu được với1 trong những từ ngữ nói về Tổ quốc , quê hương.(BT4) (HS khá giỏi có vốn từ phong phú biết đặt câu với các từ ngữ ở BT 4
Yêu thích mơn học
II-CHUẨN BỊ 
GV: - Bút dạ, 1 vài tờ phiếu khổ to để hs làm BT2, 3, 4.
Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt.
- HS: Bảng nhóm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1-Ổn định lớp
2-KTBC: Trả lời về kiến thức từ đồng nghĩa
3-BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1-Giới thiệu bài :
Trong tiết LTVC gắn với chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, các em sẽ đươc làm giàu vốn từ về Tổ quốc.
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1 :
-Nửa lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, nửa lớp còn lại đọc thầm bài Việt Nam thân yêu, tìm các từ đồng nghĩa với Tổ quốc trong mỗi bài.
Bài tập 2 :
-Nêu yêu cầu BT2 .
-Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm tìm nhiều từ đồng nghĩa vớ Tổ quốc; bổ sung từ để làm phong phú hơn kết quả bài làm.
-Hs đọc trước lớp yêu cầu BT 
-Làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn.
-Phát biểu ý kiến 
-Cả lớp nhận xét, loại bỏ những từ không thích hợp.
Lời giải đúng :
+Bài Thư gởi các học sinh : nước, nước nhà, non sông.
+Bài Việt Nam thân yêu : đất nước, quê hương.
-Trao đổi theo nhóm.
-Thi tiếp sức. Hs cuối cùng thay nhóm đọc kết quả.
-Lời giải đúng: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
Bài tập 3 :
-Phát giấy A4 cho hs làm bài. 
Bài tập 4 :
Giải thích : các từ ngữ quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn cùng chỉ một vùng đất, trên đóù những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau, vi đất đai rất sâu sắc. So với từ Tổ quốc thì những từ này chỉ diện tích hẹp hơn nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta có thể dùng các từ ngữ nói trên với nghĩa tương tự nghĩa của tử Tổ quốc. VD, một người Việt Nam có thể giới thiệu về mình với những người bạn nước ngoài mới quen như sau : Việt Nam là quê hương của tôi. Quê mẹ của tôi là Việt Nam. Việt Nam là quê cha đất tổ của tôi. Việt Nam là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi.
-1 hs đọc yêu cầu của bài hoặc phát cho mỗi nhóm 1 vài trang từ điển nhắc hs tìm từ đồng nghĩa ở mục có từ quốc.
-Viết vài vở khoảng 5, 7 từ có tiếng quốc.
-Đọc yêu cầu.
-Làm vào VBT.
-Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Gợi ý :
+Quê hương tôi ở Cà Mau – mỏm đấtcuối cùng của Tổ quốc .
+Nam Định là quê mẹ của tôi.
+Bác chỉ mong được về sống nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
4-CỦNG CỐ: Nhận xét tiết học, biểu dương những hs tốt.
5-DẶN DÒ: Xem bài tiết sau
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
 Ngày soạn :20-8-2011	 Ngày dạy: Thứ ba ngày 23-8-2011
 Tuần 2	 Môn: Tập đọc
 Tiết 4	 Bài: Sắc màu em yêu
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết,hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.Qua đĩ cĩ ý thức BVMT thiên nhiên
2.Trả lời được các câu hỏi trong SGK và học học các khổ thơ mà em thích
3.Yêu thích mơn học
II-CHUẨN BỊ 
GV Tranh minh họa những sự vật và con người được nói đến trong bài thơ .
Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc.
 HS: Dụng cụ học tập
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1-Ổn định lớp
2-KTBC: -2, 3 hs đọc bài trước -Hỏi đáp về nội dung bài.
3-BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Ghi chú
Giới thiệu bài : 
Bài thơ Sắc màu em yêu nói về tình yêu của bạn nhỏ với rất nhiều màu sắc. Đặc biệt là sắc màu nào bạn cũng yêu thích.Vì sao như vậy ? Đọc bài thơ các em sẽ hiểu rõ điều đó.
Hướng dẫn hs luyện đọc , tìm hiểu bài )Luyện đọc ... , các em đã trình bày dàn ý của bài tả cảnh một buổi trong ngày. Trong tiết học hôm nay, sau khi tìm hiểu bài văn hay, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
2-Hướng dẫn hs luyện tập 
Bài tập 1 :
-Gv giới thiệu tranh ảnh rừng tràm.
Khen ngợi những hs tìm đưọc những hình ảnh đẹp và giải thích : Vì sao em thích hình ảnh đó ?
-2 hs đọc nội dung BT1 .
-Cả lớp đọc thầm 2 bài văn, tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích .
-Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Các em có thể thích những hình ảnh khác nhau.
Bài tập 2 
Nhắc hs : Mở bài hoặc kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn 1 đoạn viết ở phần thân bài.
-Chấm điểm một số bài, đánh giá cao những bài viết sáng tạo.
-Hs đọc yêu cầu.
-1,2 hs làm mẫu : đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đọan văn .
-Cả lớp viết bài vào vở 
-Đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
-Cả lớp nhận xét. 
4-CỦNG CỐ: Nhận xét tiết học.
5-DẶN DÒ : Về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị bài học sau
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
Ngày soạn :20-8-2011	 Ngày dạy: Thứ tư ngày 24-8-2011
Tuần 2	 Môn: Luyện từ và câu
 Tiết 4	 Bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Tìm được các từ đồng nghĩa trong BT1, xếp được các từ vào nhóm các từ đồng nghĩa ở BT2
Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng một số từ đồng nghĩa(BT3)
Yêu thích mơn học
II-CHUẨN BỊ 
GV: Bút dạ và 2,3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1.
Bảng phụ viết những từ ngữ BT2.
- HS: Bảng nhóm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1-Ổn định lớp
2-KTBC: Làm lại BT2 và BT4 .
3-BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1-Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
2-Hướng dẫn hs làm BT 
Bài tập 1 :
-Dán 1 tờ phiếu lên bảng, mời 1 hs làm bài đúng lên bảng gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
-Đọc yêu cầu .
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân.
-Phát biểu ý kiến 
-Lời giải đúng :
Mẹ , má , u , bu , bầm , bủ , mạ là các từ đồng nghĩa.
Bài tập 2 : 
-Giải thích yêu cầu bài tập ?
-Đọc yêu cầu BT .
-Đọc 14 từ đã cho xem từ nào đồng nghĩa với nhau thì xếp thành một nhóm.
-Làm việc cá nhân.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp nhận xét.
-Lời giải đúng :
+bao la , mênh mông , bát ngát , thênh thang.
+Lung linh, long lanh, lóng lánh , lấp loáng, lấp lánh.
+vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Bài tập 3 
-Đọc yêu cầu. Nhắc hs hiểu đúng yêu cầu đề bài.
-Khen ngợi những hs viết đoạn văn ay, dùng từ đúng chỗ.
+Viết 1 đoạn văn miêu tả trong đó có nêu 1 số từ ở BT2, không nhất thiết phải là các từ thuộc cùng một nhóm từ đồng nghĩa.
+Đoạn văn khoảng 5 câu. Sử dụng càng nhiều từ ở BT2 càng tốt.
-Làm việc cá nhân vào VBT.
-Từng hs nối tiếp nhau đoc đoạn văn đã viết.
-Cả lớp nhận xét.
4.CỦNG CỐ: Nhận xét tiết học.
5.DẶN DÒ: Yêu cầu những hs viết đoạn văn BT3 chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
 Ngày soạn :20-8-2011	 Ngày dạy: Thứ hai ngày 22-8-2011
Tuần 2	 Môn: Kể chuyện
Tiết 2	 Bài: Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Chọn được 1 truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý
Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuuyện
Yêu thích mơn học
II-CHUẨN BỊ 
GV: - Một số sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước (gv và hs sưu tầm được); truyện cổ tích , truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, truyện đọc lớp 5, báo Thiếu niên Tiền phong .
 -Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK.
- HS: Truyện đã sưu tầm được
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1-Ổn định lớp
2-KTBC: 2 hs tiếp nối nhau kể lại chuyện Lý Tự Trọng.
3-BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1-Giới thiệu bài :
Các Em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh hùng Lý Tự Trọng. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ kể những chuyện mình tự sưu tầm được về các anh hùng, anh nhân khác của đất nước.
2-Hướng dẫn hs kể chuyện 
a)Hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu đề bài 
Gạch dưới những từ cần chú ý : Hãy kể lại 1 câu chuyện đã được nghe (nghe ông bà, cha mẹ hoặc ai đó kể lại) hoặc được đọc (tự em tìm đọc) về các anh hùng, danh nhân của nước ta .
Giải nghĩa : danh nhân : người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi đưc người đời ghi nhớ.
Nhắc hs : một số truyện viết về các anh hùng, danh nhân được nêu trong gợi ý 1 là những truyện các em đã học.
VD : Trưng Trắc, Trưng Nhị (truyện Hai Bà Trưng), Phạm Ngũ Lão (truyện Chàng trai làng Phù Ủng), Tô Hiến Thành (truyện Một người chính trực) ...
-Kiểm tra hs đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này như thế nào.
b)Hs thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
-Nhắc hs : Với những truyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại, các em có thể kể 1,2 đoạn truyện.
-Hs đọc đề bài .
-4 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 trong SGK .
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp câu chuyện mà các em kể . Nói rõ đó là truyện về anh hùng, danh nhân nào .
VD : Tôi muốn kể với các bạn nghe câu chuyện Ông Phùng Khắc Hoan và năm hạt giống. Câu chuyện kể về ông Phùng Khắc Hoan đã có công đem hạt giống ngô từ Trung Quốc về trồng ở nước ta. Tôi đọc truyện này trong sách Đối đáp giỏi của NXB Kim Đồng. Tôi muốn kể chuyện về Đôi Bàn Tay Vàng của bác sĩ Tôn Thất Tùng. Bác sĩ Tôn Thất Tùng là là một bác sĩ mổ gan nổi tiếng, đã cứu sống được nhiều bệnh nhân và có những phát minh khoa học quý giá. Tôi đọc truyện này trong sách truyện đọc lớp 5.
-Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Thi kể trước lớp 
-Mỗi hs kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu cùng các bạn trong lớp .VD :
+Bạn thích nhất hành động naò của người anh hùng trong câu chuyện ? 
+Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu 
chuyện ? 
+Qua câu chuyện bạn hiểu điều gì ?
-Cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua.
4-CỦNG CỐ: Nhận xét tiết học 
5-DẶN DÒ:
Dặn hs : Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK để tìm được câu chuyện em sẽ kể trước lớp về 1 người trong đời thực có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
 Ngày soạn :20-8-2011	 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26-8-2011
Tuần 2	 Môn: Tập làm văn
Tiết 4	 Bài: Luyện tập làm báo cáo thống kê
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày các số liệu thống kê dưới 2 hình thức :Nêu số liệu và trình bày bảng (BT1)
Làm được BT2
Rèn tính cẩn thận, chính xác khi tính tốn
II-CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN 
-Thu thập, xử lí thơng tin.
-Hợp tác(cùng tìm kiếm số liệu, thơng tin).
-Thuyết trình kết quả tự tin.
-Xác định giá trị
III- CÁC PHUƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
-Phân tích mẫu
-Rèn luyện theo mẫu
-Trao đổi trong tổ
-Trình bày một phút
VI-PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
GV: Bút dạ, 2,3 tờ giấy khổ to để ghi mẫu thống kê ở BT2 cho hs các nhóm thi làm bài.
- HS: Bảng nhóm
V-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1-Ổn định lớp : Một số hs đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh.
2-KTBC: 2 hs tiếp nối nhau kể lại chuyện Lý Tự Trọng.
3-BÀI MỚI:
a-Khám phá : 
Qua bài đọc Nghìn năm văn hiến, các em đã biết thế nào là số liệu thống kê, cách đọc một bảng thống kê. Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em hiểu tác dụng của số liệu thống kê. Các em sẽ luyện tập thống kê các số liệu đơn giản và trình bày kết quả theo biểu bảng.
b-Kết nối:
Bài tập 1 :
1 hs đọc yêu cầu BT1.
Hs làm việc cá nhân : nhìn bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến , trả lời lần lượt các câu hỏi.
Cả lớp và gv nhận xét.
a)Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài.
Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta: 185, số tiến sĩ : 2896.
Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại :
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lý
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
Số bia và số tiến sĩ (từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi 1779) có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay: số bia: 82 ; số tiến sĩ có tên khắc trên bia : 1306.
b)Các số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức:
Nêu số liệu (số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay).
Trình bày bảng số liệu (so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại).
c)Tác dụng của số liệu thống kê :
Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin , dễ so sánh .
Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
c-Thực hành:
Gv phát phiếu cho từng nhóm làm việc . Sau thời gian qui định, các nhóm cử người dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Cả lớp và gv nhận xét, biểu dương những bài đúng nhất.
Nói tác dụng của bảng thống kê ? (giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh).
Hs viết vào vở bảng thống kê đúng :
Tổ
Số học sinh
Nữ
Nam
Khá, giỏi
Tổ 1
8
4
4
5
Tổ 2
9
4
4
7
Tổ 3
8
5
3
5
Tổ 4
8
3
5
6
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
Tổng số hs trong lớp
33
16
17
23
 d- Áp dụng: 
Gv nhận xét giờ học.
Nhắc các em phải biết áp dụng vào thực tế khi cần thiết
Yêu cầu hs ghi nhớ cách lập bảng thống kê. Dặn hs tiếp tục BT quan sát một cơn mưa để chuẩn bị bài tới.
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc