TẬP ĐỌC:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I- MỤC TIÊU
1. Đọc lưu loát, trôi chảy bức thư của Bác Hồ:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trừu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài:
- Hiểu được các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước VN mới.
3. Thuộc lòng một đoạn thư.
Tuần 1 Thứ hai ngày thỏng năm 2011 Tập đọc: Thư gửi các học sinh I- MỤC Tiêu Đọc lưu loát, trôi chảy bức thư của Bác Hồ: - Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài. - Thể hiện được tình cảm thân ái, trừu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam. Hiểu bài: - Hiểu được các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước VN mới. Thuộc lòng một đoạn thư. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK -Bảng phụ viết đoạn thư HS cần HTL III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra bài cũ :5p - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng của HS B. Bài mới: 30p 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm Giới thiệu bài bằng tranh - Ghi đầu bài HS để sách vở lên bàn HS lắng nghe, đọc thầm HS ghi vở tên bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: 10-12p Hoạt động của thầy Hoạt động củatrò GV chia đoạn: 2 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến các em nghĩ sao? + Đoạn 2: Còn lại * GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn. + Gọi HS đọc lần 1: Đọc phỏt õm,cõu dài, đọc thầm chú giải. + Gọi Hs đọc lần 2: giải nghĩa một số từ: + Gọi HS đọc lần 3 - đánh giá ,nhận xét. Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp GV đọc diễn cảm toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 10p * Y/C HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: - Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? - Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là gì ? - Nêu ý chính ? * Y/C HS đọc thầm đoạn 2, 3 TLCH - Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? - HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? - Nêu ý chính ? 4. Luyện đọc diễn cảm (10p) - GV nhận xét, chốt giọng đọc: - GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần đọc diễn cảm (Từ Sau 80 năm rất nhiều.) GV HD đọc đoạn văn trên: nhấn giọng một số từ - xây dựng, trông mong, sánh vai, phần lớn, tươi đẹp và đọc với giọng thân ái, thiết tha. - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên trước lớp. -- GV nhận xét, cho điểm - Tổ chức cho HS đọc thuộc đoạn văn - GV nhận xét, cho điểm . *1 H/S đọc toàn bài một lượt - HS đánh dấu đoạn sgk 2 HS nối tiếp đọc 2 HS nối tiếp đọc HS giải nghĩa từ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết. 2 h/s đọc nối tiếp. 1.Nét khác biệt giữa khai trường tháng 9/1945 với các ngày khai trường trước đó. - Ngày khai trường đầu tiên ở nước ta, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Các em bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN - Đó là cuộc Cách mạng T8-1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, lật đổ chế độ TD-PK, giành độc lập tự do cho Tổ Quốc, cho nhân dân. 2. Trách nhiệm của toàn dân tộc và của h/s trong công cuộc kiến thiét đất nước. - Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, đưa nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. + Nhiều HS nêu ý kiến của mình. + HS khác nhận xét HS nêu ý chính của bài. *Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông xây dựng thành công nước Việt Nam mới - 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn và nêu giọng đọc từng đoạn - H/s đọc và nêu cách đọc diễn cảm - 2 HS đọc và nêu - HS đánh dấu vào đoạn. - HS lắng nghe - 1 vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp, HS khác nhận xét, bình chọn. - HS tự nhẩm đọc thuộc lòng đoạn văn . 1 vài HS đọc trước lớp. C. Củng cố –dặn dò - Trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở HS điều gì? * Em đã làm được gì xứng đáng với lòng mong đợi của Bác? * Sau 67 năm độc lập, ngày nay đất nước ta thay đổi như thế nào? - Nhận xét tiết học Về nhà : Chuẩn bị bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. ************************************ Kể chuyện: TIếT 1 Lý Tự Trọng I- Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1-2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú nghe bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn, giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh. III- hoạt động dạy học chủ yếu: A- Kiểm tra bài cũ:5p - Kiểm tra sách vở của HS. - GV nhận xét. B- Bài mới: 25p Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng. b. GV kể chuyện: *Giọng kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2. - Giọng hồi hộp và nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt ở đoạn kể Lý Tự Trọng nhanh trí gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm trước những tình huống nguy hiểm trong công tác. Giọng kể khâm phục ở đoạn 3: lời Lý Tự Trọng dõng dạc; lời kết chuyện trầm lắng tiếc thương. - GV kể lần 1: GV viết lên bảng các nhân vật trong chuyện, sau đó giúp HS giải nghĩa một số từ khó. - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng. c. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. Bài tập 1: - Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh. GV nhận xét. Chốt ý kiến đúng. - GV đưa bảng phụ lời thuyết minh cho 6 tranh. Bài tập 2-3: - GV nhắc HS: Cần kể đúng cốt truyện, kể xong cần trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. - GV nhận xét. - HS ghi đầu bài vào vở. - HS đọc thầm yêu cầu 1,2,3 SGK+ quan sát tranh T9 - HS lắng nghe. - HS vừa nghe, vừa theo dõi tranh. * 1 HS đọc yêu cầu. - HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh. 1. LTT rất sáng dạ, được cử đi học 2. Về nước anh được giao nhiệm vụ.. 3. Trong công việc anh luôn 4. Anh bắn chết một tên giặc và bị bắt 5. Trước toà anh hiên ngang 6. Ra pháp trường anh hiên ngang hát.. - Hs nêu ý kiến nhận xét. - HS nối tiếp nhau đọc lời thuyết minh cho 6 tranh. * 1 HS đọc yêu cầu bài 2-3. KC theo nhóm: + Kể từng đoạn (Mỗi em kể 1-2 tranh) + Kể toàn bộ câu chuyện. - HS kể chuyện trước lớp. - HS nhận xét. Bình chọn bạn kể hay nhất, tự nhiên nhất; bạn hiểu câu chuyện nhất. C. Củng cố – dặn dò:4-5p - Nêu ý nghĩa truyện? * Em biết những ngôi trường nào mang tên Anh? * Em còn biết những tấm gương yêu nước nào khác? Nhận xét giờ học Về nhà: Kể cho người thân nghe. Chuẩn bị giờ sau. ************************** Thứ ba ngày 16 thỏng 8 năm 2011 Luyện từ và câu : BàI 1 Từ đồng nghĩa I. Mục tiêu : 1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Vận dụng những hiểu biết đã có làm đúng các bài tập, thực hành tìm từ đồng nghĩa 3. Biết đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1a, 1b (phần nhận xét). - Một số tờ giấy khổ A4 để học sinh làm bài tập 2, bài tập 3 (phần bài tập). III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ ( 5p ) - GV kiểm tra sách vở của học sinh HD sử dụng VBT - HS giở sách vở B. Bài mới : (30p ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng b. Phần nhận xét : 10-12p Bài tập 1 :So sánh nghĩa của các từ in đậm *Yêu cầu của bài tập là gì? - Nêu các từ in đậm? ( Gv viết và xếp các từ theo hai nhóm nghĩa) - Hãy nhận xét nghĩa của các từ “xây dựng – kiến thiết”, “vàng xuộm, vàng hoe, vàng rợn” GV chốt: Những từ có nghĩa giống nhau là các từ đồng nghĩa Bài tập 2 :Thay từ in đậmrút ra nhận xét *Yêu cầu của bài tập là gì? - GV hướng dẫn HS thực hiện 2 yêu cầu: + Yc1: Thay những từ in đậm cho nhau + Yc2: Rút ra nhận xét những từ nào thay thế được cho nhau, những từ nào không thay thế được cho nhau GV chốt : có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng ta phải lựa chọn cho thích hợp. - Thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn? c. Luyện tập 18- 20p Bài 1 : Đọc đoạn văn - Xếp các từ in đậm thành nhóm từ đồng nghĩa: Nước nhà - non sông Hoàn cầu – năm châu - Y/C HS làm bài vào vở 2 HS làm vào phiếu - Gọi chữa, nhận xét * Vì sao em có thể xếp như vậy ? Có thể đổi vị trí của hai từ trong mỗi nhóm ko? GV chốt: Nhận biết từ đồng nghĩa hoàn toàn Bài 2 : Tìm từ đồng nghĩa - Bài tập có mấy y/c? - Cho HS trao đổi theo cặp sau đó làm bài vào vở - Gọi chữa, nhận xét GV chốt: Mỗi cột từ là những từ đồng nghĩa. Bài 3 :Đặt câu với cặp từ đồng nghĩa - Bài tập có mấy y/c? - Hướng dẫn HS đặt câu với mỗi cặp từ tìm được ở bài tập 2, lưu ý mỗi câu đặt 1 từ hoặc mỗi câu đặt với 2 từ đồng nghĩa càng tốt. - Yêu cầu lớp làm bài vào vở - GV nhận xét, sửa cho HS. C2: Đặt câu với cặp từ đồng nghĩa - HS ghi vở I.Phần nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm * xây dựng, kiến thiết *vàng xuộm, vàng hoe, vàng rợn - HS so sánh : Nghĩa của các từ này giống nhau vì cùng chỉ một hoạt động(a), một màu (b). - HS nhắc lại. - 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - HS nêu 2 yêu cầu a. xây dựng – kiến thiết -> thay thế được cho nhau => nghĩa giống nhau hoàn toàn. b. Các từ(b) không thay thế được cho nhau=> Nghĩa của chúng giống nhau không hoàn toàn. - HS lắng nghe II. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc SGK Lớp tự nhẩm thuộc ghi nhớ III. Luyện tập * HS nêu yêu cầu của bài HS đọc – nêu từ in đậm. * 2 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - HS nêu 1 y/c - HS làm bài. - Đại diện các nhóm lên trình bày vào giấy A4. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung Đẹp To lớn Học tập đẹp dẽ to đùng học hành xinh xắn vĩ đại học hỏi *1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - HS làm bài - 1 vài HS đọc câu của mình - HS khác nhận xét. VD:- Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ Cuộc sống mỗi ngày thêm tươi đẹp. C. Củng cố, dặn dò: 5p - Nhận xét tiết học - Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị bài sau: Luyện tập từ đồng nghĩa. - Việc sử dụng từ đồng nghĩa trong giao tiếp có tác dụng gì? ************************************** Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh I- Mục tiêu: 1. Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh. 2. Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể. 3. Bước đầu biết cách quan sát một ... II. Đồ dùng dạy học : - Bảng nhóm, bút dạ - Bảng phụ nội dung bài tập 3. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: A.Kiểm tra bài cũ( 5p) - Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? Nêu ví dụ. - 2 học sinh lên bảng - Chữa bài tập 1. B. Bài mới :30p 1. Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng 2.GV hướng dẫn luyện tập Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài tập 1 : Tìm các từ đồng nghĩa chỉ : a. màu xanh : xanh biếc, xanh lơ, xanh lét, xanh mướt - Yêu cầu của bài tập là gì? - Bài tập có mấy yêu cầu? GV HD HS thực hiện yêu cầu của BT: GV đưa bảng nhóm, bút dạ để các nhóm tìm các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. Gọi chữa bài và nhận xét. C2: Tìm từ đồng nghĩa. Bài tập 2 :Đặt câu. . . - Yêu cầu của bài tập là gì? - Bài tập có mấy yêu cầu? GV HD HS thực hiện yêu cầu của BT: Cả lớp , GV nhận xét. C2: cách đặt câu với từ đồng nghĩa. Bài 3: Đọc đoạn văn vàchọn từ thích hợp - Yêu cầu của bài tập là gì? - Bài tập có mấy yêu cầu ? + YC1: Đọc đoạn văn Cá hồi vượt thác + YC2: Chọn từ trong ngoặc thích hợp. * Các từ trong ngoặc thuộc loại từ nào? - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để làm bài. - Chữa bài: * Vì sao em lại chọn từ ấy? C2 : Cần lựa chọn những từ đồng nghĩa thích hợp với văn cảnh cụ thể. * 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm b. mùa đỏ : đỏ au, đỏ bừng, c. màu trắng : trắng tinh, d. màu đen : đen sì, đen kịt, - HS làm bài theo nhóm đôi - Đại diện trình bày trước lớp, NX, bổ sung. * 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm HS từng dãy nối tiếp nhau chơi trò chơi đặt câu với một từ cùng nghĩa vừa tìm được ở BT 1.. Mỗi em đọc nhanh một câu mình vừa tìm . * 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - HS nêu 2 y/c - Lớp lắng nghe HS trao đổi theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung 1 học sinh đọc lại đoạn văn. ..điên cuồng nhô lên sáng rực gầm vang hối hả. 3. Củng cố, dặn dò : 5p -Thế nào là từ đồng nghĩa,từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau : MRVT “Tổ Quốc” ************************************* đạo đức: tiết 1 Em là học sinh lớp 5 I-Mục tiêu : - Nhận thức được vị thế của học sinh lớp Năm so với các lớp khác. - Vui và tự hào là học sinh lớp Năm. - Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức về bản thân và có ý thức rèn luyện, học tập để xứng đáng là học sinh lớp Năm. II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ sgk Các bài hát về chủ đề “Trường em” III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Khởi động: 5p Quy định sử dụng SGK, VBT HS hát tập thể bài: Em yêu trường em HS lắng nghe, ghi tên bài B. Bài mới: 20p 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu MT: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, tự hào vì mình là HS lớp 5 2. Nội dung các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: QS tranh và thảo luận: Yêu cầu HS quan sát tranh SGK tranh 3,4 và TLCH - Tranh vẽ gì ? - Em nghĩ gì khi xem các tranh trên? - HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối khác? - Theo em , chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? Vì sao? HĐ2: HS làm bài tập1, SGK - Gọi Hs nêu yêu cầu bài tập1, SGK? - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài GVKL: Các điểm a,b,c,d,e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. Bây giờ chúng ta tự liên hệ xem đã làm được những việc gì, nhũng gì cần cố gắng hơn. HĐ3: Tự liên hệ ( BT 2 SGK) - GV yêu cầu HS: đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với nhiệm vụ HS lớp 5. GVKL: Các em cần phát huy những điểm mình làm tốt, khắc phục những mặt thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5 HĐ4: Chơi trò chơi “Phóng viên” - GVnêu tên trò chơi - Phổ biến luật chơi - Tổ chức cho HS chơi thật, chơi thử. GV chốt: ị Ghi nhớ sgk - HS cùng quan sát tranh và thảo luận nhóm trả lời: - Vẽ HS trong ngày Khai giảng,... - Vui tự hào là HS lớp 5 - Là HS lớn nhất trong trường Tiểu học ,.. - Cần phải gương mẫu về mọi mặt để các em lớp dưới học tập. MT: Xác định được n.vụ của HS lớp 5 *HS nêu những hành động việc làm đúng A,b,c,d,e. *1 Hs đọc yêu cầu BT2 - HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi - Đại diện nhóm phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung ý kiến (HS nêu những việc đã làm được và chưa được) MT: Nhằm cung cấp ND bài học. *HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên(báo TNTP, đài THVN) để phỏng vấn HS trong lớp: + Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì? + Bạn cảm nhận thế nào khi là Hs lớp 5? + Nêu những điểm bạn thấy hài lòng về mình? Những điểm nào bạn thấy cần cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5 + Bạn hãy hát một bài hát hay đọc một bài thơ về chủ đề “Trường em”? *HS đọc ghi nhớ SGK C.Củng cố, dặn dò: ( 5p ) GV nhắc HS chuẩn bị bài 3(T5) và bài 1,2 phần thực hành. Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này ************************************* Thứ s ỏu ngày thỏng năm 2011 Sĩ số 32 . vắng : .. Tập làm văn: tiết 2 Luyện tập tả cảnh I- Mục tiêu: 1. Nhận biết được cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng. 2. HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. 3. Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, cánh đồng, đường phố. - Những ghi chép kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày.( HS) - Bút dạ, bảng nhóm để HS viết dàn ý bài văn (BT2). III- Hoạt động dạy học chủ yếu: A- Kiểm tra bài cũ (5p) - Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV Cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Nêu cấu tạo bài Nắng trưa. GV nhận xét, đánh giá. B- Bài mới:30p 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng. 2. Hướng dẫn HS làm BT Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài tập 1: - Yêu cầu của bài tập là gì? - Bài tập có mấy y/c? GV HD HS thực hiện yêu cầu của BT; + YC 1: Gọi HS đọc bài văn Buổi sớm trên cánh đồng + YC 2: HS thảo luận -Trả lời các câu hỏi: - Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? - Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào? - Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? Gọi HS trình bày - Cả lớp và GV nhận xét. GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn. C2: Nhận biết được cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Bài tập 2 - Yêu cầu của bài tập là gì? GV giới thiệu một vài tranh minh hoạ về cảnh vườn cây, công viên,... GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS. - GV phát riêng bảng nhóm và bút dạ cho 2 HS khá giỏi làm bài – Dựa trên kết qủa quan sát hãy lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. Gọi một số HS trình bày. Cả lớp và GV nhận xét đánh giá những HS có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện được nét độc đáo của cảnh vật, trình bày theo một dàn ý hợp lý. - GV chấm điểm một số bài. * GV chốt: * HS nêu 2 y/c 1 HS đọc bài văn, lớp đọc thầm Lớp lắng nghe a, Vòm trời, giọt mưa, sợi cỏ, gánh rau... b, Xúc giác, thị giác c, Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra vòi vọi . * 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi sáng(trưa, chiều ) trong vườn cây - HS quan sát Lớp làm bài vào vở, 2 HS làm bảng nhóm – trình bày - HS tự sửa dàn ý của mình. Dàn ý tả một cảnh vật. + Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh vật (thời gian, địa điểm) + Thân bài: tả các bộ phận của cảnh vật. + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh C- Củng cố- Dặn dò:3-5p - Cho HS nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả cảnh. - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về hoàn chỉnh dàn ý đã viết. Chuẩn bị bài TLV sau. *********************************** lịch sử : bài 1 “Bình Tây Đại Nguyên soái” Trương Định I-Mục tiêu : - Giáo dục tinh thần dân tộc. - Trương Định là một tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược Nam Kì - Với lòng yêu nước Trương Định đã không tuân lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống giặc. II- Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính VN, tranh minh hoạ trong sgk III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: A.Bài cũ:( 5p ) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B .Bài mới: ( 25p ) 1. Giới thiệu bài. Treo bản đồ VN - GV giới thiệu, kết hợp...., 3 tỉnh miền Đông, 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. - HS lắng nghe, ghi đầu bài 2.Tìm hiểu nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Gọi HS đọc đoạn từ đầu Gia Định (1859) + Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 (mỗi nhóm 1 câu hỏi). - Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào? ở đâu? - Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Nam kì đã làm gì? - Trình bày những thông tin em biết về Trương Định. GV chốt ý đúng, ghi bảng: * Gọi HS đọc phần còn lại MT: Biết được tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược Nam Kì. - Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm Trương Định phải lo lắng? - Trước băn khoăn đó nghiã quân và dân chúng đã làm gì? - Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu đó? - Do đâu Ông kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống Pháp? -Năm 1862, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta và của nghĩa quân Trương Định ntn? * GV chốt – rút ra ghi nhớ a. Giới thiệu về Trương Định (1820 – 1864) Đại diện các nhóm trình bày HS khác nhận xét. - Ngày 1/9/1958 tại cảng Đà Nẵng - Đứng lên chống giặc - Trương Định quê ở Bình Sơn Quảng Ngãi theo cha vào Tân An làm việc. b. Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo - Giữa lệnh vua và lòng dân chưa biết hành động thế nào cho phải lẽ? - Suy tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên soái” - ở lại cùng nhân dân đánh giặc - Ông có lòng yêu nước, thương dân - Năm 1862, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dâng cao, nghĩa quân của Trương Định thu được thắng lợi lớn. HS đọc ghi nhớ C. Củng cố- dặn dò :3-5p * Hãy kể những điều em biết về Trương Định - Nhận xét giờ học - Về nhà: Học bài, chuẩn bị bài 2. ************************************ Sinh hoạt lớp tuần 1 I.Nhận xét tuần 1 - Đội ngũ cán bộ lớp đã thực hiện tốt nhiệm vụ . - Nề nếp của lớp dần đi vào ổn định. - Vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ . -Có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập . II. Phương hướng tuần 2 - ổn định nề nếp lớp học. - Học và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp. - Vệ sinh sạch sẽ - Tới lớp không ăn quà . - Không nói tục chửi bậy, không đánh nhau, đội viên tới lớp đeo khăn quàng. - Mặc đồng phục T2 ; 4 ; 6. III. Sinh hoạt văn nghệ ********************************* Nhận xét của tổ trưởng + chuyên môn . Ngày tháng 8 năm 2011
Tài liệu đính kèm: