Giáo án dạy Tuần 19 - Khối lớp 5

Giáo án dạy Tuần 19 - Khối lớp 5

TOÁN

Tiết 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG (Tr 93)

I.Mục tiêu.Giúp HS:

 -Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.

 -Biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan .

 II.Đồ dùng :

- Bộ đồ dùng toán 5

III.Các hoạt động dạy học

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 19 - Khối lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 3 tháng 01 năm 2011
Toán
Tiết 91: diện tích hình thang (Tr 93) 
I.Mục tiêu.Giúp HS:
 -Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
 -Biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan .
 II.Đồ dùng : 
- Bộ đồ dùng toán 5
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A.Kiểm tra bài cũ (4’)
Nêu đặc điểm của hình thang .
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Hình thành công thức tính diện tích hình thang .(13’)
-Nêu vấn đề và dẫn dắt HS xác định trung điểm M của cạnh BC ,rồi cắt rời hình tam giác ABM, sau đó ghép lại như HD trong SGK để được hình tam giác ADK.
-Nhận xét về S hình thang ABCD và S tam giác ADK vừa tạo thành.
-Nêu cách tính S tam giác ADK
-Rút ra công thức tính S hình thang.
S = 
3.Thực hành(20’)
Bài 1:Tính diện tích hình thang:
(12 + 8) x 5 : 2 = 50 ( cm).
(9,4 + 6,6 ) x 10,5 : 2 = 12 (m)
Bài 2:
-Nhắc lại khái niệm hình thang vuông để thấy được cách tính S hình thang vuông.
a.S = ( 4 + 9 ) x 5 : 2 = 32,5 ( cm).
b. S = ( 3 + 7 ) x 4 : 2 = 20 ( cm).
Bài 3:
Chiều cao của hình thang là:
( 110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thủa ruộng hình thang là:
( 110 + 90,2) x 100,1 : 2 =10020,01(m)
C.Củng cố ,dặn dò (2’)- Hệ thống bài 
 - Về làm bài trong vở BT 
G.Nêu y/c kiểm tra
H. Nêu 2H
H+G.Nhận xét ,đánh giá.
G.Giới thiệu bài
G.Thao tác đồ dùng 
H.Quan sát và làm theo CL
G+H.Nêu lại để khắc sâu 
G.HD so sánh các hình và nêu các 
yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
H.Nhận dạng và phát biểu 3H
G+H. Hình thành công thức tính S hình thang.
H.Nêu và nhắc lại cho nhớ 3H 
G.Nêu bài 1 
H.Lên bảng làm và làm vào vở 2H
H+G.Nhận xét , đánh giá,chữa 
G.Nêu bài 2
H.Làm bảng vào vở CL 
G.Chấm một số bài 10 bài
H+G.Nhận xét , đánh giá,chữa 
H.Đọc bài 3 1H
G.Hd tìm chiều cao trước rồi tìm S
*Dành cho H khá giỏi nếu còn T
H.Lên bảng giải 
H.Cả lớp làm vào vở và nhận xét 
G.Nhận xét giờ học
Giao bài về nhà
Tập đọc
Bài 35: NGƯỜI CễNG DÂN SỐ MỘT
I.Mục đích yêu cầu
 1.Biết đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
 2.Hiểu được tâm trạng day dứt, trăng trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do) HS giỏi Tlời được câu hỏi 4.
II.Đồ dùng 
 Tranh ảnh minh hoạ bài đọc.
 Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần HD luyện đọc diễn cảm.
III,Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A.Kiểm tra bài cũ ( 4’)
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Luyện đọc (13’)
-Đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí...
-Đọc diễn cảm trích đoạn kịch
-Đọc từ khó và đọc chú giải :
 Phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô- ba,Phú Lãng Sa.
*Đ1..Vào Sài Gòn này làm gì?
*Đ2.. Sài Gòn này nữa . *Đ3: còn lại 
-Đọc nối tiếp các đoạn
-Luyện đọc theo cặp.
-Đọc cả trích đoạn kịch.
3.Tìm hiểu bài ( 12’)
-Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn .
-Các câu nói của anh thành...liên qaun tới vấn đề cứu dân cứu nước...thể hiện trực tiếp sự lo lắng về dân về nước:Chúng ta là đồng bào.Cùng máu đỏ da vàng.....chúng ta là công dân nước Việt...
-Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau:+Anh Lê gặp anh Thành để báo tin... không nói đến chuyện đó.
-Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại.
4.Đọc diễn cảm (8’-Hướng dẫn đọc theo vai
-Đọc 1-2 đoạn kịch 
-Thi đọc diễn cảm và nêu ý nghĩa đoạn kịch 
C.Củng cố ,dặn dò (2’)Hệ thống bài
H.Trình bày Sách Tiếng Việt tập 2 CL 
G.Giới thiệu trực tiếp
H. Đọc lời giới thiệu 1H
G.Đọc diễn cảm trích đoạn kịch
G+H.chia đoạn 
H.Đọc nối tiếp 3H
H.Tìm và luyện đọc CN-N 
G.HD cách phát âm và giải thích 
H.Đọc theo cặp 2H
H .Đọc toàn bộ trích đoạn kịch 
G.Nêu câu hỏi lần lượt trong SGK 
H.đọc thầm từng phần để trả lời CN
H.Khác nhận xét , bổ xung .
G.Kết luận ý chính và ghi lên bảng 
Trong khi tìm hiểu bài G cho quan sát tranh 
G.giải thích thêm về ND đoạn kịch
H+G.Rút ra NDbài 
G.Ghi lên bảng 
H.Đọc ND bài 2H
H.Đọc tiếp nối lại truyện 3H
G.HD đọc phân vai
H.Luyện đọc phân vai CN
H.Thi đọc diễn cảm 3H
H+G.Nhận xét , đánh giá 
G.Nhận xét giờ học 
Giao nhiệm vụ về nhà.
Chính tả(nghe- viết)
Bài 19 : nhà yêu nước nguyễn trung trực
I.Mục đích yêu cầu
 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
 2. Làm được BT2, BT(3)a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
 II.Đồ dùng :	 -Một số phiếu cho BT2 , (3)
 III.Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A.Kiểm tra bài cũ ( 4’)
Viết n từ ngữ chứa tiếngcó âm đầu s/x....
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài (1’)
2.HD nghe - viết (15’)
-Đọc bài chính tả
-Đọc thầm lại và nêu ND:
 Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của VN Trước lúc hi sinh ông có một câu nói khảng khái, lưu danh muôn thuở “ bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
-Viết đúng các từ : Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam kì, Tây, chài lưới, nổi dậy, khảng khái
-Đọc bài cho Hs viết- Đọc cho soát lỗi
-Thu bài chấm ,chữa.
3.HD làm bài tập ( 18’)
BT2:điền chữ cái thích hợpvới mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ:Tháng riêng của bé
-Các từ cần điền: giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt
Bài tập 3.
a.Đọc bài : Làm việc cho cả ba thời
Các tiếng cần điền: ra, giải, già,dành.
b.Tìm vần chứa o hay ô thích hợp
 Hoa gì đơm lửa rực hồng
 Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng
 (là hoa lựu)
 Hoa nở trên mặt nước
 Lại mang hạt trong mình
 Hương bay qua hồ rộng
 Lá độ đầu nước trong
 (Là cây sen)
C.Củng cố ,dặn dò (2’)
Hệ thống bài.
G. Nêu y/c kiểm tra.
H.Lên bảng viết. 2H
H+G.Nhận xét ,đánh giá 
G.Giới thiệu trực tiếp
G.Đọc bài chính tả
Cả lớp đọc thầm theo
H.Nêu ND chính bài chính tả 1H
G.HD viết đúng các từ 
H.Viết vào bảng lần lượt từng từ CL
G.Đọc bài cho HS viết
H. viết bài vào vở CL
H.Soát bài CL G.Thu bài chấm,nhận xét... 
G.Chọn bài cho HS làm . 
H.Đọc ND bài 2 1H
H.Tự điền sau đó đổi vởi chéo cho nhau để kiểm tra Cặp 
H.Đọc bài hoàn chỉnh 2H
G.Nhận xét , đánh giá , chữa
H.Đọc y/c bài 3 1H
G.Phát phiếu HT
H.Làm trên phiếu 3N
H.Thi lên trình bày 3H
H.Đọc lại đoạn thơ đã điền hoàn chỉnh 
H+G.Nhận xét, đánh giá 
G.Nhận xét giờ học 
Giao bài về nhà
Đạo đức
Tiết 19: Em yêu quê hương (Ti)
I.Mục đích yêu cầu
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương .
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương
II.Đồ dùng 
- Giấy ,bút màu. Dây , kẹp , nẹp để treo tranh
III.Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A.Kiểm tra bài cũ ( 4’)
Đọc ghi nhớ bài trước 
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Tìm hiểu truyện Cây đa làng em (28’)
-Biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
+đọc chuyện
THảo luận các câu hỏi trong SGK
KL: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh .Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà .
-Nêu được những việc làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình.
+Thảo luận các trường hợp... trong SGK
+Kết luận: Trường hợp a,b,c,d,e thể hiện tình yêu quê hương.
+Ghi nhớ trong SGK
-Liên hệ thực tế
Kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình
Gợi ý:
-Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
-Bạn đã làm những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
-Vẽ tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương (Sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình)
-Đọc các bài thơ hoặc bài hát nói về quê hương mình.
C.Củng cố ,dặn dò (2’) Hệ thống bài.
G.Nêu y/ c kiểm tra.
H.Nêu miệng 2H
H+G.Nhận xét ,đánh giá 
G.Giới thiệu trực tiếp
H.Đọc chuyện 2H
H.Nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK 3N
H.Đại diện các nhóm trình bày 3H
H.Nhóm khác trao đổi , bổ sung 
G.Kết luận 
H.Thảo luận Cặp đôi
H.Đại diện một nhóm trình bày
H.Khác nhận xét , bổ xung
G.Kết luận 
G+H.Đọc ghi nhớ
giao nhiệm vụ cho HS 
H.Trao đổi với nhau theo các gợi ý 
 Các cặp H.đại diện lên trình bày 3H 
H.Khác nhận xét , bổ xung
G.Kết luận
G.HD tự liên hệ ở địa phương...
G.giao nhiệm vụ cho nhóm
H. Vẽ tranh và trình bày CN 
H.Khác nhận xét , bổ xung
G.Nhận xét giờ học 
Giao bài về nhà
Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011
Toán
Tiết 92: luyện tập (Tr 94) 
I.Mục tiêu
Biết tính diện tích hình thang.
BT : Bài 1, bài 3a
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A.Kiểm tra bài cũ (4’)
Nêu đặc điểm của hình thang .
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Thực hành(20’)
Bài 1:Tính diện tích hình thang:
a.(14 + 6 ) x 7 : 2 = 70 ( cm).
b.( + ) x : 2 = (m)
c. (2,8 + 1,8 ) x 0,5 : 2 = 1,15 (m).
Bài 2:
Đáy bé thửa ruộng đó là:
(120 : 3 ) x2 = 80 ( m).
Chiều cao thửa ruộng đó là: 
80 -5 = 75 (m).
Diện tích thửa ruộng đó là:
(m).
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là
7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số : 4837,5 kg 
Bài 3:
Đáp án ( a ) đúng
C.Củng cố ,dặn dò (2’)
 - Hệ thống bài 
 - Về làm bài trong vở BT 
G.Nêu y/ c kiểm tra.
H. Nêu 2H
H+G.Nhận xét ,đánh giá.
G.Giới thiệu bài trực tiếp
G.Nêu bài 1 
H.Lên bảng làm 3H
Cả lớp làm vào vở 
H+G.Nhận xét , đánh giá,chữa 
G.Nêu bài 2 và HD
*Dành cho H khá giỏi nếu còn T
H.Nêu cách tính theo các bước 2H
H.Làm bảng vào vở CL 
G.Chấm một số bài 10 bài
H+G.Nhận xét , đánh giá,chữa 
H.Đọc bài 3 1H
G.Hd tìm đáp án đúng
H.quan sát hình vẽ kết hợp sử dụng công thức tính S hình thang CL
H.Cả lớp làm vào vở và đổi vở để kiểm tra 
G.Nhận xét giờ học
Giao bài về nhà
Luyện từ và câu
Bài 39 : câu ghép
I.Mục đích ,yêu cầu 
 1. Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại ; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đưn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND ghi nhớ).	
 2. Nhận biết được câu ghép ; xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mụcIII) ; thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3). 
II. Đồ dùng -Bảng phụ chép sẵn ND để HD và làm bài ở phần nhận xét. 
III.Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt đông
A.Kiểm tra bài cũ (4’)
Nêu lại các kiến thức đã học.
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Phần nhận xét (10’)
-Đọc và xác định chủ ngữ , vị ngữ trong 4 câu của đoạn văn.
Mỗi lần.....con khỉ / cũng nhảy.....con chó to.
 C V
Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu....giật.
 C V C V 
Con chó / chạy sải thì khỉ / gò ...như ...ngựa.
 C V C V 
Chó / chạy thong thả / khỉ / buông th ... 
Cả lớp đọc thầm
G.Dán phiếu lên bảng
H.Thảo luận ,phát biểu Cặp đôi
H+G.Nhận xét ,bổ xung
G. Kết luận lời giải đúng
H.Đọc ND bài tập 2 1H
H.Viết và đọc đoạn văn miệng 5H 
G.Nhận xét tiết học 
Giao bài tập về nhà
Địa lí
Bài 19: châu á
I.Mục tiêu. Học song bài này ,HS :
 -Biết tên các Châu lục và đại dương trên thế giới: châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương. 
-Nêu được vị trí, giới hạn của châu á. 
-Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu á. 
-Đọc được tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu á trên bản đồ (lược đồ).
II.Đồ dùng .
-Quả địa cầu.Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu á.
-Bản đồ tự nhiên châu á.
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A.Kiểm tra bài cũ ( 4’)
Kể tên một số nghề thủ công?
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Vị trí và giới hạn.(15’)
-đọc dủ 6 châu lục và 4 đại dương.
-Gồm phần lục địa và các đảo xung quanh
phía Bắc giáp Bắc băng dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phái nam giáp ấn Độ Dương,phía tây và tây nam giáp châu Âu và châu Phi.
-Vị trí địa lí: trải dài từ vùng cực Bắc đến quá Xích đạo. Châu á có dủ các đới khí hậu: hàn đới , ôn đới , nhiệt đới.
-chỉ bản đồ
KL: Châu á nằm ỏ bán cầu Bắc;có ba phía giáp biển và đại dương
-Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục thế giới
3.Đặc điểm tự nhiên (có nhiều cảnh TN đẹp) (12’)
a.Vịnh biển (Nhật Bản) ở khu vực Đông á
b.Bán hoang mạc ( Ca-dắc- xtan) Trung á
c.Đồng bằng( đảo Ba-li,In đô-nê-xi-a)ở khu vực đông Nam á.
d.Rừng Tai ga(LB Nga) –Bắc á.
d.Dãy núi Hi-ma-lay-a(Nê-pan) ở Namá
KL:Châu á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. núi và cao nguyên chiếm phần lớn DT
C.Củng cố ,dặn dò (2’)
G.Nêu y/ c kiểm tra.
H.Nêu 2H
H+G.Nhận xét ,đánh giá 
G.Nêu mục tiêu bài học
H.Quan sát H1 trong SGK N đôi
H.Trình bày kết quả 3H 
G.Kết luận	
H.Quan sát chỉ trên bản đồ CN 
G.HD và giải thích thêm 
H.Trình bày kết quả CN
H+G.Nhận xét ,góp ý bổ xung
H.Dựa vào bảng số liệu nhận xét về DT CN
H+G.Nhận xét ,góp ý bổ xung
G.giao việc cho các nhóm
H.Quan sát H3 trong SGK CL
H.thảo luận nhóm và đại diện trình bày kết quả 3H
G.Kết luận
G+H.Nhắc lại tên các phong cảnh
G. Hệ thống bài Nhận xét ,tiết học 
Giao bài về nhà 
thể dục
tiết 37: tung và bắt bóng trò chơi: " bóng chuyền sáu" 
I. Mục tiêu
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây bằng hai chân. y/c biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Tiếp tục làm quen trò chơi " Bóng chuyền sáu". Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm- phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây, bóng, kẻ sân cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Phần mở đầu: (6-10p)
2. Phần cơ bản: (18-22p)
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Làm quen trò chơi: "Bóng chuyền sáu"
3. Phần kết thúc: (4-6p)
G: Nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học 
H: Chạy chậm thành vòng tròn và khởi động
 + Chơi trò chơi "kết bạn"
H: Chia tổ luyện tập 
G: Quan sát và giúp đỡ H
H: Thi đua giữa các tổ một lần
Tiến hành tương tự trên
G: Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, qui định chơi, chia tổ.
H; Chơi thử một lần, chơi chính thức 
G: quan sát, nhận xét 
H: Chạy chậm và thả lỏng
H+G: Hệ thống bài,Nxét tiết học, dặn dò
Khoa học
Bài 38: sự biến đổi hoá học
I.Mục tiêu : Sau bài học HS:
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học sảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II.Đồ dùng 
 -Một ít đường kính, giấy nháp, thìa và nến 
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A.Kiểm tra bài cũ(3’)
Trình bày cách tách một số chất ra khỏi dung dịch
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài(1’)
2.Phát triển bài (64’)
-Làm thí nghiệm
TN 1: Đốt một tờ giấy (biến đổi thành một chất khác,không còn gữi nguyên t/c ban đầu)
TN 2: Chưng đường trên ngọn nến- chuyển màu có vị đắng, tiếp tục đun nữa cháy thành than, hiện tượng có khói khét bốc lên- dưới tác dụng của nhiện đường không gữi được tính chất của nó nữa, biến đổi thành 1 chất #.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học là từ chất này sang chất khác.
-Phân biệt sự bíên đổi háo học và lí học.
ND hình
Biến đổi
Giải thích
H2
HH
Vôi sóng khi thả vào nước đã k gữi lại đc t/c của nó nữa, biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo toả nhiệt
H3
Lí học
Giấy bị xé vụn nhưng vẫn gữi nguyên t/c của nó, k bị biến đổi thành chất#
H4
Lí học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp 
t/c của cát và xi mang vẫn gữi nguyên, không đổi
H5
Hoá học
Xi măng trộn cát và nuớc sẽ tạo thành 1 hợp chất mới vữa, có t/c hoàn toàn #
H6
Hoá học
Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, đinh bị gỉ, t/c khác hẳn đinh mới
H7
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thuỷ tinh vẫn k thay đổi
- Trò chơi “ chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”
-Thực hành sử lí thông tin trong SGK
C.củng cố ,dặn dò ( 2’) Hệ thống bài.
G.Nêu y/ c kiểm tra.
H.Nêu cách tách một số chất ra khỏi dung dịch. 2H
H.Nhận xét, đánh giá
G.Giới thiệu bài qua các sản phẩm đã chuẩn bị
G.Giao nhiệm vụ cho các nhóm
H.Làm thí nghiệm 3N
G.Đến các nhóm giúp đỡ
Đại diện nhóm lên trình bày 3H
Các nhóm khác bổ xung
-Trên cơ sở phát hiện của h/s
 G.Kết luận
G.Phát cho các nhóm phjiếu học tập
H.Làm việc theo chỉ dẫn SGK 3N
H. Ghi lại các hiện tượng vào phiếu
Đại diện nhóm lên trình bày 3H
Các nhóm khác bổ xung 
G.Kết luận 
H.Nêu lại kết luận 2H
G.Tổ chức cho Hs chơi
H.Thực hành sử lí các thông tin trong SGk 3N
G.Nhận xét tiết học -Giao bài về nhà. 
Thứ sáu ngày 7 tháng 01 năm 2011
Toán
Tiết 95: chu vi hình tròn (Tr 97)
I.Mục tiêu. 
Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
*BT : bai1b,c; bài 2c ; bài 3
II.Đồ dùng 
 –Thước kẻ ,com pa
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A.Kiểm tra bài cũ (4’)
-Nêu đặc điểm của hình tròn. 
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn (13’)
-Tính thông qua đường kính và bán kính
-Vận dụng các công thức qua các VD 1,2
3.Thực hành( 20’)
Bài1và bài 2: Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân.
Bài 3: Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn giải các bài toán trong thực tế
 y nghĩa thực tế để thể hiện ở chỗ “bánh xe hình tròn” Và y/c tính chu hình tròn
C.Củng cố ,dặn dò (2’)
Hệ thống bài 
 - Về làm bài trong vở BT 
G.Nêu y/ c kiểm tra.
H. Nêu 1H
H+G.Nhận xét ,đánh giá.
G.Giới thiệu bài trực tiếp
G.Giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn như SGK 
.Tập vận dụng và tính 2 VD 2H
H+G.Nhận xét và kết luận lại
G.Nêu yêu cầu bài tập 
H.Thực hành làm CL
H.Lên bảng tính 2H
G+H.Nhận xét , chữa và đánh giá
G.Nêu yêu cầu bài toán
H.Tìm tòi ,phát hiện cách giải CN 
Cả lớp nhận xét,bổ xung 
G. ghi kết quả lên bảng
G.Giới thiệu cách lại cáh tính
H.Nhắc lại 1H
G.Nhận xét giờ học
-Giao bài về nhà
Tập làm văn
Bài 38 : luyện tập tả người
 (Dựng đoạn kết bài)
I.Mục đích yêu cầu
 1.Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1). 
 2.Viết được hai đoạn kết bài theo y/c của BT2
II.Đồ dùng 
 -Bảng phụ ghi hai kiểu kết bài đã học lớp 4
III,Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A.Kiểm tra bài cũ ( 4’)
 Trình bày lại các kiểu mở bài.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài (1’)
-đọc hai kiểu cách kết bài viết sẵn trong bảng phụ
2.HD luyện tập (33’)
-Đọc ND bài 1 (Đọc phần lệnh và đoạn kết bài a và kết bài b)
-Đọc lại hai đoạn văn
+Đoạn KB a- Kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người định tả 
-Đoạn KBb-Kết bài theo kiểu mở rộngốngau khi tả bác nông dân ,nói lên tình cảm với bác ,bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
*Chú ý :KB hoặc mở bài có thể chỉ bằng một câu.Do đó ,vẫn có thể gọi kết bài a.(Đến nay, bà đã đi xa nhưng nhũng kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi)là đoạn kết bài
Bài tập 2:
-Đọc lại 4 đề của tiết trước
-Chọn đề để viết kết bài 
+Viết các đoạn kết bài cho đề bài đã chọn
-Nói tên bài đã chọn
-Viết đoạn kết bài
-Đọc đoạn viết 
C.Củng cố ,dặn dò (2’) 
 Về viết đoạn văn đã chuẩn bị...
G.Nêu y/ c kiểm tra. 
H.Nêu hai kiểu mở bài đã học
H+G.Nhận xét ,đánh giá 
G.Giới thiệu trực tiếp
H.đọc 1H
H. Đọc tiếp nối bài 1 4H
H.đọc thầm theo CL
H.Đọc từ khó và chú giải 1H 
H.Trao đổi theo cặp
H.Thi trình bày miệng 5H
H.Chỉ ra sự khác nhau của hai cách kết bài bài CN
H.Khác nhận xét , bổ xung .
G.Kết luận .Treo bảng phụ lên bảng 
H.Đọc ND đã tóm tắt 3H
G.Giải thích thêm các đoạn kết bài...
G.Nêu yêu cầu của BT2
H.Đọc đề 2H
Cả lớp đọc thầm CN
G.HD học sinh hiểu yêu cầu của bài 
H.Nêu đề mình chọn. CN
H.Viết đoạn kết bài CL
H.Đọc bài viết của mình 5H
H+G.NHận xét , bổ xung, đánh giá, khen ngợi những bài hay... 
G.Mở bảng phụ cho H Đọc tham khảo 
G. -Hệ thống bài Nhận xét giờ học 
-Giao bài về nhà
thể dục
tiết 38: tung và bắt bóng. Nhảy dây
I. Mục tiêu
- Biết tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bàng hai tay.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm- phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây, bóng, kẻ sân cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Phần mở đầu: (6-10p)
2. Phần cơ bản: (18-22p)
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Làm quen trò chơi: "Bóng chuyền sáu"
3. Phần kết thúc: (4-6p)
G: Nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học 
H: Chạy chậm thành vòng tròn và khởi động
 + Chơi trò chơi "Chuyển bóng"
H: Chia tổ luyện tập 
G: Quan sát và giúp đỡ H
H: Thi đua giữa các tổ một lần
G: Qsát, nhận xét
Tiến hành tương tự trên
G: Nêu tên trò chơi.
H: nhắc lại cách chơi, qui định chơi, chia tổ.
H; Chơi thử một lần, chơi chính thức 
G: quan sát, nhận xét 
H: Chạy chậm và thả lỏng kết hợp hít sâu.
H+G: Hệ thống bài,Nxét tiết học, dặn dò
BHG ký duyệt
 Ngày.... tháng .....năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc