Giáo án dạy Tuần 23 - Khối lớp 5

Giáo án dạy Tuần 23 - Khối lớp 5

TOÁN

TIẾT 111: XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI (TR 116)

I. Mục tiêu.

 * Giúp HS :

- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối .

- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối .

- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

- Biết giải 1 số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1529Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 23 - Khối lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
toán
Tiết 111: Xăng-ti-mét khối. đề-xi-mét khối (Tr 116)
I. Mục tiêu.
 * Giúp HS :
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối .
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối . 
- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Biết giải 1 số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (3)
 - Nêu tên các đơn vị đo đại lượng đã học
B. Bài mới: (35)
1. Hình thành biểu tượng xăng ti mét khối và đề xi mét khối.
a/ Xăng ti mét khối.
 - Là đơn vị đo thể tích của 1 hình lập phương có cạnh dài 1cm.
 Viết tắt là: Cm3
b/ Đề xi mét khối là thể tích của 1 hình lập phương có cạnh dài 1dm
 Viết tắt là: dm3
c/ 1dm3 = 1000cm3
2. Luyện tập
Bài số1:Viết và đọc các số đo có đơn vị là cm3 và dm3
Bài số2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 a/ 1dm = ... cm3
 5,8dm3 = ... cm3
 375dm3 = ... cm3
 b/ 2000cm3 = ... dm3
 490000cm3 = ... dm3
 5100cm3  = ... dm3
C. Củng cố – dặn dò: (2)
 - BVN: 1, 2 ( vở BT )
G: Nêu yêu cầu kiển tra
- H: trả lời.
G+H: Nhận xét, đánh giá
 G: giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm, 1cm.
- H: quan sát nhận xét.
G: giới thiệu về dm3 và cm3.
- H: nhắc lại.
G: hướng dẫn cách viết, cách đọc 2 đơn vị đo thể tích hình học.
- H: quan sát hình vẽ SGK và trên bảng nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ giữa dm3 và cm3.
- G: kết luận và cho 2 HS nhắc lại..
- H: nêu yêu cầu.
- H: tự điền vào SGK. 
- H: nối tiếp chữa bài trên bảng phụ
- H: nhận xét 
G: đánh giá, rèn luyện kĩ năng đọc, viết đúng các số đo.
- H: tự làm vào vở.
- H: làm vào phiếu chữa bài 
- G: chấm điểm 5 bài đánh giá, củng cố mối quan hệ giữa dm3 và cm3.
*Phần b dành cho H khá giỏi nếu còn T.
G: nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn giao bài về nhà.
Tập đọc
 Bài 45: Phân xử tài tình
 (Nguyễn Đổng Chi)
I. Mục đích, yêu cầu:
 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn ; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật
 2. Hiểu ý nghĩa của bài:Hiểu được quan án là người thông minh, có tài sử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK + Bảng phụ ghi đoạn luỵên đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A. Kiểm tra: (3) 
 - Bài: Cao Bằng
 - Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa bài thơ ?
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu: (1) 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc: (13)
- Đ1: từ đầu...bà này lấy trộm.
- Đ2: tiếp...cúi đầu nhận tội. 
- Đ3: còn lại 
b,Tìm hiểu bài: (13)
- Vị quan là người rất có tài, vụ án nào cũng tìm ra manh mối và xét xử rất công bằng.
*Vụ án thứ nhất :
- Cùng bẩm báo về việc mình bị mất vải 
.Vụ án tưởng đi vào ngõ cụt đã được phá nhanh chóng.
*Vụ án thứ hai
Quan sát người chạy tìm thủ phạm.
- Nhờ sự thông minh quyết đoán.
+ Nắm vững tâm lí kẻ phạm tội.
+ Bình tĩnh, tự tin, sáng suốt.
+ Có tài:"cầm cân, nảy mực"
*Câu chuyện kể về vị quan án thông minh, có tài xử kiện.
3. Luyện đọc diễn cảm“Quan nói sư cụ biện lễ ...chú tiểu kia đành nhận tội .” (8)
- Liên hệ: lực lượng công an ngày nay và các kĩ thuật hiện đại.
C. Củng cố, dặn dò: (2)
G: Nêu yêu cầu kiểm tra.
-H: đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp và G nhận xét, đánh giá.
- G giới thiệu bài
- H giỏi đọc bài.
- Bài chia mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu?
- H nối tiếp nhau đọc bài
- G chú ý sửa sai cho HS
- Đọc phần chú giải
- G đọc bài
- Vị quan được giới thiệu ntn?
- HS đọc đoạn 1-2 ;
- G nêu câu hỏi .
- H thảo luận trả lời.
- G kết luận :
- H đọc đoạn còn lại
- Để tìm kẻ lấy trộm tiền, quan cho gọi những ai đến? Vì sao?- Nêu cách quan án tìm ra thủ phạm?
- Vì sao quan án dùng biện pháp ấy?
 Câu chuyện kể về ai?
- H nêu cách đọc toàn bài ?
- G hd đọc phân vai đoạn 1+2.
- G chọn đoạn 3 để H luyện đọc diễn cảm
- H đọc bài- Lớp nhận xét 
- G chấm điểm.
G Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc kĩ bài
Chính tả
Tiết 23: Nhớ – viết: Cao Bằng
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nhớ, viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài thơ.
 - Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và viết hoa dúng tên người, tên địa lý Việt Nam (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi nội dung bài 2.
 - Kẻ bảng mẫu để HS chơi trò tiếp sức BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A. Kiểm tra: (3)
 - Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa danh Việt Nam. Viết tên 2 bạn cùng bàn, 2 tên địa lý Việt Nam.
B. Dạy bài mới: (35)
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS nhớ viết.
 - Nhớ lại và viết bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: 
 Từ cần điền :
 a. Côn Đảo, Võ Thị Sáu,
 b. Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn 
 c. Công Lý, Nguyễn Văn Trỗi
Bài 3: 
Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Sai.
C. Củng cố, dặn dò: (2)
G: Nêu yêu cầu kiểm tra
H: lên bảng làm BT
 - Lớp làm vào giấy nháp.
H + G: nhận xét, đánh giá
G: giới thiệu - ghi bảng 
H: mở vở ghi bài 
G: nêu yêu cầu bài 
H: đọc thuộc 4 khổ thơ đầu bài ''Cao Bằng ''
H: nhớ lại và viết bài.
H: viết xong G cho H soát lại bài .
G: chấm bài cho H 
H: đổi vở kiểm tra chéo theo cặp .
G: treo bảng phụ đã viết sẵn ND bài 2 Cho H: đọc y/c bài.
H: làm bài cá nhân 
H: lên bảng làm bài nói lại quy tắc viết hoa H + G: nhận xét 
G: chốt lời giải đúng 
- H: đọc y/c đề bài
- H: trao đổi trong nhóm
G: dán phiếu bt lên bảng cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
Các nhóm đọc nhanh kết quả 
G: nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
G: Nhận xét giờ
 - Về nhà làm bài 2 và 3 vào vở
Đạo đức
 Tiết 23: em yêu tổ quốc Việt nam ( Tiết 1)
I . Mục tiêu:Giúp HS biết:
Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay dổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc VN.
II . Đồ dùng dạy – học:
Tranh, ảnh về đất nước, con người VN 
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
A . Kiểm tra bài cũ: 4’
Vì sao phải tôn trọng UBND xã( phường) ?
B . Dạy bài mới:
1 . Giới thiệu bài: 2’
2 . Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 27’
a/ Tìm hiểu thông tin trang 34, sgk
Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu ranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam, đang phát triển và thay đổi từng ngày.
b/ Thảo luận nhóm:
- Tổ quốc chúng ta là VN, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người VN.
- Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
* Ghi nhớ: sgk
c/ Làm bài tập 2, sgk
C . Củng cố, dặn dò: 2’
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh, sự kiện lịch sử có liện quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc VN
- Vẽ tranh về đất nước, con người VN.
G.Nêu y/c kiểm tra.
H . 1em nêu
H - G ./ n/x, đánh giá
G . Giới thiệu Tranh ảnh, thuyết trình
G . chia nhóm 4em, giao việc:
H . trao đổi mỗi nhóm một thông tin
Từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu nội dung của thông tin
Đại diện từng nhóm lên trình bày
Các nhóm khác thảo luận, n/x, bổ sung ý kiến
G . kết luận.
H . thảo luận nhóm 6em:
+ Em biết thêm những gì về đất nước VN?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người VN ?
+ Nước ta còn những khó khăn gì ?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đát nước ?
Đại diện các N trình bày ý kiến trước lớp.
G . kết luận
H . 2em đọc - lớp đọc thầm, ghi nhớ
G . nêu y/c BT
H . làm việc cá nhân rồi trao đổi theo cặp
H . tiếp nối trình bày trước lớp( 4em)
G . kết luận
H . 1em nhắc lại
G . n/x tiết học
 giao việc về nhà cho H.
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 112: mét khối (Tr 117)
I. Mục tiêu: * Giúp học sinh:
 - Có biểu tượng về mét khối, biết đọc và viết đúng mét khối.
 - Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét khối.
 - Biết giải 1 số bài tập có liên quan đến các đơn vị mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, dm3, cm3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (5)
 - Mối quan hệ giữa dm3, cm3 
 - Chữa bài tập 2 ( vở BT )
B. Bài mới: (32)
1. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa: m3, dm3, cm3.
 - Mét khối là thể tích của 1 hình lập phương có cạnh dài 1m.
 Viết tắt là m3.
 1m3 = 1000dm3.
 1m3 = 1000000cm3
2. Luyện tập
Bài số 1: Đọc các số đo thể tích có đơn vị là m3.
Bài số2:
a/ Viết các số đo thể tích dưới dạng số đo có đơn vị là dm3.
1cm3 = 0,001dm3
5,216m3 = 5216dm3.
(còn lại tương tự)
Bài số3 Giải
 Mỗi lốp có số hình lập phương 1dm3 là: 
 5 x 3 = 15( hình)
C. Củng cố, dặn dò: (3)
 - BVN: 1, 2, 3, (vở BT) 
G: Nêu yêu cầu kiểm tra
-H: trả lời.
-H: lên bảng chữa.
G+H: Nhận xét
- G: giới thiệu các mô hình về mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối.
- H: quan sát nhận xét.
- G: giới thiệu về mét khối, cách viết, đọc.
- H: quan sát hình vẽ SGK và bảng phụ nhận xét và rút ra kết luận về mối quan hệ giữa m3 và dm3 và cm3.
- G: đánh giá kết luận.
G: yêu cầu 3 HS nối tiếp đọc các số đo thể tích.
-H: lên bảng viết các số đo đó.
-H: nhận xét 
-G: đánh giá, rèn cách đọc 
G: hướng dẫn viết số đo thể tích.
- H: tự làm bài.
- H: làm vào phiếu chữa bài .
- H: nhận xét .
G: đánh giá, nhấn mạnh cách chuyển đổi đơn vị đo thể tích.
- H: đổi vở kiểm tra chéo.
-H: đọc đề – lớp đọc thầm phân tích đề, sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương, tính số hình lập phương ở 1 lớp, tính cả 2 lớp.
*Dành cho H khá giỏi nếu còn T.
- HS nhắc lại quan hệ giữa m3 , dm3 và cm3.
G : nhận xét tiết học.
- G: hướng dẫn giao bài về nhà.
Luyện từ và câu
Bài 45 Mở rộng vốn từ: Trật tự- An ninh
I. Mục đích yêu cầu
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
 - Biết đặt các ngữ, đoạn có từ "an ninh" đặt câu có từ đó.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Từ điển Tiếng Việt
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
III. Hoạt động dạy học:
 Nội dung Cách thức tổ chức hoạt động 
A. Kiểm tra: (4)
 - Bài về nhà
B. Dạy bài mới: (33)
1. Giới thiệu bài
2. HD làm bài tập
Bài tập 1
 - Nghĩa của từ " trật tự "
c. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
Bài tập 2:
a, Chỉ lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông :
Cảnh sát giao thông
b, Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông:
 - Tai nạn, tai ... Làm vào VBT
- Chữa bài miệng - nhận xét.
- Nêu y/c bài tập
- H: làm vở 
- G: treo bảng phụ 
- H: chữa bài-nhận xét.
G: Nhận xét giờ.
 - Làm lại bài 2 và 3 vào vở
Địa lí
Bài 23: Một số nước ở châu âu
I . Mục tiêu:Giúp HS biết:
Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Liên bang( LB) Nga, Pháp.
Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
II . Đồ dùng dạy – học: 
Bản đồ các nước châu Âu.
III . Các hoạt động dạy – học : 
Nội dung
Cách thức tổ chức
A . Kiểm tra bài cũ : 3’
- Đặc điểm dân cư và kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu ?
B . Dạy bài mới: 32 - 35’
1 . Giới thiệu bài: mục tiêu tiết học
2 . Hướng dần HS tìm hiểu bài:
a/ Liên bang Nga:
- Vị trí: Nằm ở Đông Âu, Bắc á
- Diện tích lớn nhất thế giới, 17 triệu km2
- Dân số: 144,1 triệu người
- Khí hậu: Ôn đới lục địa( chủ yếu thuộc LB nga)
- Tài nguyên khoáng sản: rừng tai - ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
- Sản phẩm công nghiệp: máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông
- Sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
* LB nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế.
b/ Pháp:
LB Nga lạnh hơn( Đông Âu, phía bắc giáp Bắc Băng dương)
Pháp : biển ấm áp, không đóng băng( Tây Âu, giáp với Đại Tây Dương)
* Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà.
- Sản phẩm công nghiệp: máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm.
- Nông phẩm: khoai tây, củ cải đường, lúa mì, nho, chăn nuôi gia súc lớn.
* Nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có nghành du lịch rất phát triển.
C . Củng cố, dặn dò
G.Nêu y/c kiểm tra.
H . 1em nêu
H - G ./ n/x, đánh giá
G . nêu
G . giới thiệu lãnh thổ LB Nga trong bản đồ
H . sử dụng tư liệu trong bài để làm BT trong phiếu học ( nhóm 6em)
Đại diện nhóm trình bày k/q
Các nhóm n/x, bổ sung
G . bổ sung thêm ( nếu cần) và kết luận
H . sử dụng hình 1 để xác định vị trí địa lí của nước Pháp:
+ Nước Pháp ở phía nào của châu Âu ?giáp với những nước nào, đại dương nào ?
H . so sánh vị trí địa lí, khí hậu LB Nga với nước Pháp
G . kết luận
H . đọc sgk, trao đổi theo cặp (gợi ý của các câu hỏi sgk)
H . phát biểu ý kiến, n/x, bổ sung
G . kết luận
H + G . hệ thống nội dung bài
H . 1em đọc
G . n/x tiết học
 giao việc về nhà cho H.
Học bài và chuẩn bị bài 22
thể dục
tiết 45: nhảy dây- bật cao. trò chơi: "qua cầu tiếp sức"
I. Mục tiêu
- Ôn di chuyển tung và bắt bóng, ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau, y/c biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Tập bật cao, tập phối hợp chạy mang vác. Y/c thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi "Trồng nụ, trồng hoa". Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm- phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây, bóng, kẻ sân cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Phần mở đầu: (6-10p)
2. Phần cơ bản: (18-22p)
- Ôn tung và bắt bóng theo N2-3 người.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- Tập nhảy cao và tập mang vác.
- Chơi trò chơi: " Trồng nụ, trồng hoa"
3. Phần kết thúc: (4-6p)
G: Nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học 
H: Chạy chậm thành vòng tròn và khởi động
 + Chơi trò chơi "Nhảy lướt sóng"
H: Chia tổ luyện tập 
G: Quan sát và giúp đỡ H
H: Luyện tập theo N
+ Thi đua giữa các N
G: Qsát, nhận xét
G: Làm mẫu nhảy với tay lên cao chạm vật chuẩn.
H: Tập thử một lần rồi bật chính thức
G: Làm mẫu tập phối hợp chạy mang vác
H: làm theo
G: Nêu tên trò chơi, 
H: nhắc lại cách chơi, qui định chơi, chia tổ.
H; Thi đấu giữa các đội 
G: quan sát, nhận xét nhắc an toàn
H: Thực hiện động tác thả lỏng, hít sâu.
H+G: Hệ thống bài,Nxét tiết học, dặn dò
Khoa học
Bài 46:lắp mạch điện đơn giản
I . Mục tiêu:Giúp HS biết:
Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc các điện.
II . Đồ dùng dạy – học: 
Nhóm HS : 1 cục pin, dây diện, một số vật bằng kim loại, nhưa
Bóng dèn điện hỏng có tháo đui
Hình trong sgk
III . Các hoạt động dạy – học : 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A . Kiểm tra bài cũ : 3’
Tác dụng của năng lượng điện - ví dụ.
B . Dạy bài mới: 32 - 34’
1 . Giới thiệu bài:
2 . Hướng dần HS tìm hiểu bài:
a/ Thực hành lắp mạch điện: 
Trang 94, sgk
Mục Bạn cần biết trang 94, 95 sgk
 Hình 5 trang 95, sgk
* Lưu ý : khi dùng dây dẫn nối hia cực của pin với nhau( đoản mạch – hình 5 c) sẽ làm hỏng pin
b/ Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật các điện.
Thực hành trang 96, sgk
Kết luận :
+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng
+ Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,không hco dòng diện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng.
C . Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị bài 47( trang 97 - mạch kín, mạch hở)
G.Nêu y/c kiểm tra.
H . 1em nêu
H - G . n/x, củng cố lại
G.Giới thiệu bài trực tiếp.
G + H . đàm thoại 
H . 1em đọc h/d mục thực hành trang 94, sgk
G . chia nhóm, giao việc
H . thực hành theo nhóm
Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện 
Các nhóm quan sát, n/x
?Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng ?
H . đọc, trao đổi theo cặp hình 4 trang 95
+ chỉ cho bạn xem cực âm( - ) cực dương( +), 2 đầu dây tóc bóng đèn
H . thí nghiêm theo nhóm 
+ Quan sát hình 5 và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Tại sao?
+ Lắp mạch điện để kiểm tra
G . lưu ý H
H . thực hành theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày k/q
Các nhóm n/x, bổ sung
G . kết luận
H . 1em nhắc lại nội dung thực hành
G . n/x tiết học
Giao việc cho H.
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 115: Thể tích hình lập phương (Tr 122)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Biết công thức tính thể tích hình LP 
 - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình LP để giải các bài tập có liên quan. 
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài là số tự nhiên ( đơn vị là cm) và một số hình lập phương có cạnh 1 cm, hình vẽ hình lập phương. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra: (4)
- Quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
B. Bài mới: (33)
1. Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình lập phương.
a. Ví dụ.
Tính thể tích hình lập phương cạnh 3cm
 V = 3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
b. Quy tắc , công thức ( SGK ) 
 V = a x a x a
2. Luyện tập
Bài số1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
HìnhLP
( 1)
( 2) 
( 3) 
( 4)
Độ dài cạnh
1,5m
dm
S1mặt
36cm2
Stp
600dm2
Thể tích
Bài số 2
 Đáp số: 6328,125 (kg)
Bài số3 Bài giải
 a. Thể tích hình hộp chữ nhật là:
 8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
 b. Số đo của cạnh hình lập phương là:
 ( 8 + 7 + 9 ) : 3 = 8 (cm)
 Thể tích hình lập phương là:
 8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
C. Củng cố – dặn dò. (3)
 - BVN: 1, 2 ( vở BT )
- H: trả lời.1 H lên viết công thức.
- H: nhận xét 
 G: đánh giá.
- G: cho H qs hlp giới thiệu và hướng dẫn H tự nhận ra hlp là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
- H: tự tìm ra cách tính thể tích hình lập phương như là 1 trường hợp đặc biệt của HHCN thông qua ví dụ.
- G: nhận xét đánh giá, kết luận về cách tính thể tích hình lập phương.
H: tự làm bài điền kết quả vào bảng SGK 
- H: lên bảng chữa vào phiếu học tập giải thích cách làm.
- G: đánh giá nhấn mạnh cách tính Sxq, Stp và thể tích hình lập phương.
- H: đổi vở kiểm tra chéo. 
H: đọc đề – lớp đọc thầm.
*Dành cho H khá giỏi nếu còn T.
+ Tính thể tích, đổi ra dm3
+ Tính khối lượng của khối KL.
- H: tự giải vào vở 
 G: Hướng dẫn H làm bài
- H: nhắc lại cách tìm số TBC 
 G: lưu ý H tìm cạnh hình lập phương , tính thể tích hình lập phương.
- H: nhắc lại cách tính thể tích hình lập phương.
 G: nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn giao bài về nhà.
Tập làm văn
Bài 46: Trả bài văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo những đề đã cho, nắm vững bố cục của bài văn, trình tự kể, cách diễn đạt.
 - Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được cô sửa lỗi. Biết tham gia sửa lỗi. Biết tự sửa lỗi, tự viết lại đoạn văn cho hay hơn. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết các đề bài.
III. Hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra: (3)
 - Việc viết vào vở bài làm tiết trước.
B. Dạy bài mới: (35)
1. Giới thiệu bài
 Nhận xét kết quả bài làm của HS
*Ưu điểm:
 - Xác định yêu cầu đề:bài làm đi đúng trọng tâm yêu cầu đề, không lạc đề...
 - Bố cục: các bài làm đều có đủ 3 phần rõ rệt : 
 - Diễn đạt:một số bài có tiến bộ rõ rệt, nhiều em diễn đạt khá lưu loát, câu văn gọn: 
 - Một số bài trình bày sạch đẹp :
*Nhược điểm:
 - Còn một vài em diễn đạt lủng củng 
 - Vài em viết chữ cẩu thả, sai lỗi nhiều:
3. HD học sinh chữa bài:
a, Tự sửa lỗi:
b, HD sửa lỗi chung :
c, Đọc bài làm tốt
C. Củng cố, dặn dò: (2)
G: Nêu yêu cầu kiểm tra.
H: Thực hiện.
G: chấm vở 3 em
G: nêu mục đích y/c tiết học
G: treo bảng phụ để HS đọc lại đề bài.
G: nhận xét kết quả bài làm.
Trả bài đến từng học sinh.
G: HD các em thực hiện từng nhiệm vụ để tự sửa lỗi.
G: theo dõi kiểm tra H làm việc
 - HD học sinh sửa lỗi sai chính
tả, câu sai ngữ pháp, dùng từ...
G: đọc và phân tích cái hay..
G: Nhận xét giờ
 - Chọn và viết 1 đoạn cho hay 
thể dục
tiết 46: nhảy dây- trò chơi: "qua cầu tiếp sức"
I. Mục tiêu
- Kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao.
II. Địa điểm- phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây, dụng cụ cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Phần mở đầu: (6-10p)
2. Phần cơ bản: (18-22p)
- Kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- Chơi trò chơi: "Qua cầu tiếp sức"
3. Phần kết thúc: (4-6p)
G: Nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học 
H: Chạy chậm thành vòng tròn và khởi động
 + Ôn các động tác TD: tay, chân, vặn mình, toàn thân.
H: 3-4H / 1lượt nhảy
G: Quan sát và đánh giá.
H: Chia tổ luyện tập
G: Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi và qui định chơi.
H: chơi thử 1 lần ; chơi chính thức 
G: Nhắc nhở H đảm bảo an toàn; nhận xét 
H: Chạy chậm và thả lỏng kết hợp hít sâu.
H+G: Nxét tiết học, công bố kết quả kiểm tra, dặn dò
Ban giám hiệu kí duyệt
Phúc Tuy, ngày.. tháng.. năm2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30.doc