Giáo án dạy tuần 5 - Trường Tiểu học Thuận Phú 2

Giáo án dạy tuần 5 - Trường Tiểu học Thuận Phú 2

Tập đọc

Tiết 9 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Mục tiêu:

 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểù ý nghĩa của bài : tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

 - Giáo dục học sinh đoàn kết.

II. Chuẩn bị:

- GV : Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, cầu Thăng Long ( nếu có)

 

doc 85 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 5 - Trường Tiểu học Thuận Phú 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH SOẠN GIẢNG TUẦN 5
 ( Từ 11 / 9 đến 14 / 9 năm 2011 ) 
Thứ, ngày
Môn
Bài dạy
Tiết
Hai
11 / 9
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Thể dục
Đạo đức
Một chuyên gia máy xúc
Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
Có chí thì nên(t1)
9
21
5
5
Ba
12 / 9
Chính tả
Toán
LT & C
Thể dục
Địa lý
Nghe – viết : Một chuyên gia máy xúc
Luyện tập :Đánh dấu thanh ( Các tiếng chứa uô /ua )
Ôn tập : Bảng đơn vị đo khối lượng
Mở rộng vốn từ : Hoà bình
GV chuyên
Vùng biển nước ta
9
5
22
9
5
Tư
13 / 9
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Mỹ thuật
Khoa học
Ê – mi – li, con.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Luyện tập
Tập nặn tạo dáng: Nặn con vật quen thuộc.
Thực hành : Nói “ Không” với các chất gây nghiện
10
23
9
5
5
Năm
14 / 9
Tập làm văn
Toán
Khoa học
Aâm nhạc
Kỹ thuật
Luyện tập làm báo cáo thống kê
Đề – ca – mét vuông. Héc – tô – mét vuông
Thực hành : Nói “ Không” với các chất gây nghiện
GV chuyên
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống
10
9
24
10
10
5
Sáu
15 / 9
LT& C
Toán
Lịch sử
Tập làm văn
Sinh hoạt
Từ đồng âm
Mi – li – mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích.
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Trả bài văn tả cảnh
Tuần 5
5
10
25
10
5
Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Tiết 9 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
	- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 
 - Hiểù ý nghĩa của bài : tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
 	- Giáo dục học sinh đoàn kết. 
II. Chuẩn bị:
- GV : Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, cầu Thăng Long ( nếu có)
III. Các hoạt động:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Ổn định: 
- Hát 
3’
2. Bài cũ: Bài ca về trái đất
- Nhận xét và ghi điểm
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
3. Bài mới: 
- GTB, ghi tên bài
10’
* Hoạt động 1: luyện đọc 
Lớp, cá nhân, cặp
- Mời 1 HS đọc toàn bài
- Cả lớp theo dõi
? Bài chia làm mấy đoạn ?
+ 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- Sử lỗi phát âm cho HS, gọi HS giải nghĩa từ khó
- 4 HS đọc nối tiếp, luyện phát âm, đọc chú giải
- Luyện đọc cặp
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài
10’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Hoạt động nhóm, lớp
- Yêu cầu học sinh đọc lướt và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt từng câu
- Học sinh đọc thầmvà trả lời câu hỏi
? Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
+ Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
? Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ?
+ Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ, trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác.
? Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
+ HS kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và A – lếch - xây
? Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất?
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc
+ Lời nói: tôi  anh
+ Ăn mặc
- Chốt lại nội dung bài.
10’
* Hoạt động 3: Đọc diễncảm
Cặp, cá nhân, cả lớp
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 4 em lần lượt đọc từng đoạn
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 1 số câu
- Hướng dẫn và cho HS luyện đọc, thi đọc diễn cảm kĩ đoạn 4
- Nhận xét và tuyên dương
- Học sinh đọc diễn cảm nối tiếp câu
- 1 HS đọc
- Luyện đọc cặp
- 3 HS thiđọc 
3’
4. Củng cố
- Giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác ( nếu có)
- Quan sát, nhận xét
? Bài văn giúp emhiểu gì ?
+ Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc
1’
5. Nhận xét - dặn dò: 
- Về đọc diễn cảm bài văn
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-licon”
- Nhận xét tiết học 
Toán
Tiết 21 ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu: 
-Biết tên gọi,kí hiệu và quan hệcủa các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
	- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toánvới cấc số đo độ dài. 
- HS biết vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II. Chuẩn bị: 
- 	GV : Phấn màu - bảng phụ 
- 	HSø: SGK - bảng con - vở nháp 
III. Các hoạt động:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Ổn định: 
- Hát 
3’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra các dạng toán giải vừa ôn. 
- 2 học sinh sửa bài 2,3 ; 2 em nhắc lại lí thuyết
- Lớp nhận xét 
- Nhận xét và ghi điểm. 
3. Bài mới: 
- Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài 
7’
* Hoạt động 1: Củng cố bảng đơn vị đo độ dài
Cá nhân
 Bài 1: 
- Nêu Y/c
Thảo luận cặp để điền vào bảng và nêu nhận xét
- Giáo viên mời HS lên ghi kết quả vào bảng
- Các em hãy nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề
- 2 em lên bảng ghi kết quả.
+  Gấp và kém nhau 10 lần
7’
* Hoạt động 2: Rèn kĩ năng đổi số đo độ dài
Bài 2 
Làm bảng con
Cá nhân, lớp
- Học sinh làm bài 
135 m = 1350 dm; 8300 m = 830 dam
432 dm = 4320 cm; 4000 m = 40 hm
15 cm = 150 mm ; 25000 m = 25 km
8’
- Nhận xét và chốt 
Bài 3 :
Làm phiếu
- Nhận xét chốt lại.
- Sửa bài nối tiếp - nêu cách chuyển đổi. 
Cá nhân, lớp
- Đọc đề bài, làm bài
4 km 37 m = 4037 m
8 m 12 cm= 812 m
354 dm = 35 m 4 dm
3040 m = 3 km 40 m
- Sửa bài, nêu cách chuyển đổi từ 2 đơn vị đo sang 1 đơn vị đo và ngược lại.
8’
* Hoạt động 3: Củng cố kĩ năng giải toán có liên quan tới số đo độ dài
Cá nhân
 Bài 4 ( K,G)
- Gọi HS đọc đề
- Theo dõi HS làm bài, gợi ý cho những em yếu
- Nhận xét 
- 1 em đọc đề, cả lớp đọc thầm, nêu yêu cầu
- 1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
Bài giải
Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP HCM dài là: 
791 + 144 = 935 ( km )
Đường sắt từ Hà Nội đến TP HCM dài là : 791 + 935 = 1726 ( km)
 Đáp số : 935 km; 1726 km.
- Nhận xét,sửa bài 
4’
4. Củng cố, dặn dò:	
- Nhắc lại kiến thức vừa học 
- Về xem bài và chuẩn bị bài sau
Đạo đức
Tiết 5 CÓ CHÍ THÌ NÊN(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
	-Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
	- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội. 
+ K,G: xác định được thuận lợi,khó khăn trong cuộc sống của bản thân.
GDKNS:KN Tư duy phê phán ( phê phán, đánh giá những quan niệm ,những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống) – KN đật mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Một số mẩu chuyện về tấm gương vượt khó như Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Đức Trung; PHT nhóm
- 	Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Ổn định: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Gọi HS nêu ghi nhớ,
- Học sinh nêu
? Qua bài học tuần trước, các em đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- 4 học sinh trả lời nối tiếp
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét 
3. Bài mới: 
- Có chí thì nên 
10’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đông.
 Cả lớp, nhóm lớn.
Mục tiêu :HS biết được những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đông
Cách tiến hành
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
? Trần Bảo Đông đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập ?
? Trần Bảo Đông đã vượt qua những khó khăn và vươn lên như thế nào ?
? Em học được gì ở những tấm gương đó?
Kết luận : Nguyễn Đức Trung là người gặp khó khăn trong cuộc sống, nhưng ï có ý chí vượt qua mọi khó khăn nên đã thành công và trở thành người có ích cho xã hội.
PPKTDH:Thảo luận nhóm
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm phần thông tin.
- Các nhóm thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT
+ Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm, ngoài giờ học giúp mẹ đi bán bánh mì.
+ Biết sử dụng thời gian , phương pháp học tập hợp lí
+ Em học được ở họ sự vượt khó
- Đại diện nhóm trả lời
- Các HS khác nhận xét và bổ sung
10’
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
Nhóm lớn, cả lớp
Mục tiêu:học sinh chọn cách giải quyết tích cực nhất thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống
+lấy chứng cứ 1,nhận xét 2
- Nêu tình huống
- Thảo luận nhóm 6 (mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống, tự chọn)
PPKTDH:Thảo luận nhóm
1) Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó Khôi sẽ như thế nào?
- Thư ký ghi các ý kiến vào giấy
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung
2) Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa đồ đạc, Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để tiếp tục đi học ?
PPKTDH:trình bày 1 phút
Kết luận: Khi gặp hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải bình tĩnh suy nghĩ và có ý chí vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
7’
* Hoạt động 3: Làm bài tập
Mục tiêu : HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học. 
Cách tiến hành
Bài 1 :
Nêu yêu cầu 
Cặp, cả lớp.
- 1 HS đọc nội dung bài, lớp đọc thầm
- Từng cặp thảo luận
Bài 2 : ( tiến hành tương tự bài 1 )
- Chốt: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử tha ... Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối
d) Quyết định ra đi tìm ra con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân.
- Các nhóm thảo luận, xong đính lên bảng. 
- Lắng nghe
- Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung. 
- Nhận xét và kết luận: Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. 
14’
* Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. 
Lớp, nhóm 3
- GV giao PHT cho các nhóm
- Nhận câu hỏi và thảo luận
a) Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? 
a) Học sinh nêu: để xem nước Pháp và các nước khác ® tìm đường đánh Pháp. 
b) Anh lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
b) Học sinh nêu: sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau. 
c) Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài? 
c) Làm tất cả việc gì để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình. 
d) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? Lúc nào?
d) Tại Bến Cảng Nhà Rồng, vào ngày 5/6/1911. 
5’
4. Củng cố
- Giáo viên giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin. 
? Vì sao Bến Cảng Nhà Rồng được công nhận là 1 di tích lịch sử? 
+ Vì ở đó đã đánh dấu 1 sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại 
- 2 em đọc ghi nhớ
1’
5. Nhận xét - dặn dò: 
- Học bài 
- Chuẩn bị: “Đảng Cộng sản Việt Nam” 
- Nhận xét tiết học 
Tập làm văn
Tiết 12 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
	 - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong 2 đoạn văn trích.
-Biết lập chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước. 	
- Rèn cho HS thói quen quan sát cảnh vật thiên nhiên. 
GDMT: HS yêu cảnh vật thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. Chuẩn bị: 
-GV : Tranh ảnh: biển, sông, suối, hồ, đầm (cỡ lớn) 
III. Các hoạt động:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Ổn định: 
- Hát 
3’
2. Bài cũ: 
- Nhận xét và ghi điểm
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
- 2, 3 học sinh đọc lại “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”. 
3. Bài mới: 
1’
“Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
14’
* Hoạt động 1: Tổ chức cho HS học tập cách quan sát qua những đoạn văn hay.
Lớp, nhóm đôi
Bài 1: 
- 3 em nối tiếp đọc nội dung bài 1
- Giao cho mỗi dãy thảo luận một đoạn văn
- Mời HS trả lời câu hỏi
- Nắm phần thảo luận của nhóm mình
- Từng cặp HS đọc thầm đoạn văn và thảo luận, trả lời câu hỏi.
Đoạn a: 
? Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? 
+ Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời. 
? Câu nào nói rõ đặc điểm đó?
+ Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn. 
? Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? 
- Tg quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: 
+ Khi bầu trời xanh thẳm 
+ Khi bầu trời rải mây trắng nhạt 
+ Khi bầu trời âm u mây múa 
+ Khi bầu trời ầm ầm giông gió 
? Khi quan sát biển, tg đã có những liên tưởng thú vị như thế nào? 
Giải thích: “liên tưởng”: từ chuyện này (hình ảnh này) nghĩ ra chuyện khác (hình ảnh khác), từ chuyện người ngẫm ra chuyện mình. 
+ Tg liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như con người - cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. 
 Kết luận : liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi, đáng yêu hơn. 
Đoạn b: 
? Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào của ngày? 
+ Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. 
? Tg nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? 
+ Thị giác: thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất 4 bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày: 
+ sáng: phơn phớt màu đào 
+ giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt.
+ về chiều: biến thành 1 con suối lửa. 
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
+ Liên tưởng: Ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất, con kênh phơn phớt màu đào, hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, biến thành 1 con suối lửa lúc trời chiều. 
? Qua 2 đoạn văn giúp em học tập được những gì ?
Tác dụng : Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn. 
- HS nêu
16’
* Hoạt động 2: HS lập dàn ý. 
Lớp, cá nhân
- Quan sát HS làm bài
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Dựa vào phần tìm ý, lập dàn ý vào vở, 
- Nhiều học sinh trình bày dàn ý
- 2 em làm vào phiếu lớn để dán lên bảng cho lớp nhận xét 
- Nhận xét và ghi điểm những dàn ý hay. 
3’
4. Củng cố
? Qua bài học hôm nay em học tập được gì ?
- 1 số HS nêu.
1’
5. Nhận xét - dặn dò: 
- Về hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
- Nhận xét tiết học 
Sinh hoạt lớp
TUẦN 6
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
2.Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Phần làm việc ban cán sự lớp:
*GV nhận xét chung:
Ưu
Tồn tại:
2.Công tác tuần tới:
+ Học tập: học bài,làm bài đầy đủ.sách vở giữ gìn sạch sẽ,trình bày đúng quy định.
Kèm cặp hoc sing yếu kém,bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
+Nề nếp: đi học đều, đúng giờ. Thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
+ Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Giữ vệ sinh thân thể,áo quần gọn gàng sạch sẽ.
 3. Sinh hoạt sao:
+ Đạo đức: ngoan,lễ phép,giúp đỡ bạn bè
- Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với những nước nào?
- Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vào năm nào ? 
- Chủ tịch hội đồng đội huyện Đồng Phú hiện nay là ai?	
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
-Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
++ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
-Ban cán sự lớp nhận xét
-Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
- Học sinh nghe thực hiện tốt
HS: Trung Quốc – Lào – Cămpuchia
HS: Năm 40
Phạm Văn Tú
-HS chơi trò chơi, sinh hoạt văn nghệ. 
Kí duyệt tuần 6
Mĩ thuật
BÀI 6: VẼ TRANG TRÍ 
 VẼ HOẠ TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I/ MỤC TIÊU :
HS nhận biết được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
HS biết cách vẽ và vẽ được hoạ tiết đối xứng qua trục.
HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí 
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: - SGK ,SGV 
Hình phón to một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
Một số bài trang trí của HS năm trước 
Một số bài có trang trí hoạ tiết đối xứng.
HS: 
SGK- giấy vẽ hoặc vở thực hành
Bút chì,tẩy thước, màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
TG
GV
HS
1/ Oån định :
2/ KTBC :
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài :giới thiệu một số bài trang trí như hình tròn, hình vuông, để HS nhận ra hoạ tiết trang trí có nhiều loại => hôm nay chúng ta sẽ học cách trang trí đối xứng qua trục
HOẠT ĐỘNG 1
QUAN SÁT NHẬN XÉT
 Cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục và nêu câu hỏi gợi ý:
+ Hoạ tiết này giống nhình gì? 
+ Hoạ tiết nằm trong khung hình gì? 
+ So sánh các phần hoạ tiết được chia qua các đường trục? 
+ Kể tên một số hoa lá, con vật trong thiên nhiên có đối xứng qua trục?
=> Các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng. Hoạ tiết đối xứng có các phần được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống nhau. Hoạ tiết có thề vẽ đối xứng qua trục dọc hay trục ngang hoặc đối xứng qua nhiều trục
- Hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối nên thường được sử dụng để vẽ hoạ tiết trang trí 
HOẠT ĐỘNG 2
CÁCH TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
Yêu cầu HS xem các hình gợi ý ở SGK trang 19 để tìm ra cách vẽ: 
Phác hình chung và vẽ trục chính (hình tròn, hình vuông, hình tam giác)
Vẽ phác những nét chính của hoạ tiết 
Vẽ chi tết và sửa chữa chp cân đối
Vẽ màu theo ý thích (các phần đối xứng giống nhau thì vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt) 
HOẠT ĐỘNG 3
THỰC HÀNH
Yêu cấu HS chọn một trong các hoạ tiết ở SGK trang 18 để vẽ vào VTV hoàn chỉnh và vẽ màu
 Đến từng bàn quan sát và giúp đỡ cá nhân.
+ Vẽ hình vừa với tờ giấy 
+ Kẻ các đường trục bằng bút chì 
+ Vẽ các hình mảng theo ý thích 
+ Vẽ hoạ tiết vào các mảng 
+ Chọn và vẽ màu theo ý thích ,có đậm ,nhạt 
HOẠT ĐỘNG 4
NHẬN XÉT ,ĐÁNH GIÁ
GV cùng HS tìm chọn một số bài có những ưu điểm điển hình để đánh giá ,xếp loại 
- Chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt ở từng bài.
Dặn dò :
 Quan sát quá trình tham giao thông ở địa phương, sưu tầm tranh ảnh về đề tài ATGT.
Hát 
Quan sát và nhận xét
HS lắng nghe 
HS quan sát và suy nghĩ đưa ra nhận xét cá nhân.
Giống hoa, lá
Hình vuông, hình chữ nhật
Giống nhau và bằng nhau.
 - hoa sen, hoa cúc, con bướm, con chuồn chuồn
HS so sánh và nhận xét bài 
HS nhắc lại cách vẽ 
HS quan sát 
- Làm bài vào VTV 
( nên chọn những hoạ tiết đơn giản để vẽ)
- nhận xét đánh gía bài của bạn
Rút kinh nghiệm từ bài của bạn để vẽ bài mình hoàn thiện hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 5 moi co CKTKNGDKNS.doc