Giáo án Địa lí 5 - Bài 6 đến bài 10

Giáo án Địa lí 5 - Bài 6 đến bài 10

Bài 6: Đất và rừng

I. Mục tiêu

HS cần phải:

- Chỉ được trên bản đồ vùng phân bố của dất phe-re-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

- Nêu được một số đặc điểm của dất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. Nêu được vai trò của đất, của rừng đói với đời sống và sản xuất của con người.

- Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất một cách hợp lí.

II Đồ dùng day- học.

- HS: Các hình minh hoạ trang 79, 80 SGK.

- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

III. Hoạt động dạy- học.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 5 - Bài 6 đến bài 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: Đất và rừng 
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Chỉ được trên bản đồ vùng phân bố của dất phe-re-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. 
- Nêu được một số đặc điểm của dất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. Nêu được vai trò của đất, của rừng đói với đời sống và sản xuất của con người.
- Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất một cách hợp lí.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 79, 80 SGK.
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta? 
+ Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ vị trí một số bãi tắm, khu du lịch biển nổi tiếng của nước ta. 
- HS TL
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta. 
- Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành nội dung sơ đồ vào vở:
- Nội dung sơ đồ:
Các loại đất chính ở Việt Nam
Vùng phân bố
Vùng phân bố 
Đặc điểm
Đặc điểm
- GV nhận xét. 
* GV kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, tập trung ở vùng đồi núi. Đất phù sa do con sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng. 
* Kết thúc hoạt động 1.
- Làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV. 
- Một HS làm bảng.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
+ Dựa vào sơ đồ trình bày bằng lời.
2. Hoạt động 2: Sử dụng đất một cách hợp lí 
- Nội dung bảng thảo luận:
+ Đất có phải là tài nguyên vô tận không? Từ đây em rút ra kết luận gì vè sử dụng tài nguyên đất?
+ Nêú chỉ sử dụng đất mà không cải tạo, bồi bổ cho đất thì sẽ gây ra tác hại gì?
+ Một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết?
* Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
* Kết thúc hoạt động 2.
- Hoạt động nhóm đôi, trao đổi để nêu câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày và lớp nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Các loại rừng ở nước ta. 
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. 
* GV kết thúc hoạt động 3: Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển. 
- HS làm việc cá nhân: Quan sát các hình 1, 2, 3 của bài, đọc SGK và trả lời câu hỏi SGK, phần 2.
- Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
4 Hoạt động 4: Vai trò của rừng. 
+ Nêu vai trò của rừng đối với sản xuất và đời sống con người?
+ Tại sao chúng ta phải khai thác rừng và sử dụng một cách hợp lí?
* GV kết thúc hoạt động 3: Rừng nước ta bị tàn phá nhiều, gây nhiều hạu quả....Từ đó vấn đề cấp bách đặt ra là trồng rừng và bảo vệ rừng. 
- HS làm việc cá nhân theo nội dung câu hỏi.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 81.
4. HĐ4: Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 7: Ôn tập. 
Địa lí
Bài 7: Ôn tập (trang 82)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Xác định và nêu vị trí của nước ta trên bản đồ. 
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số đảo, quần đảo, các dãy núi lớon, sông lớn, các đồng bằng của nước ta trên bản đồ
- Nêu được một số đặc điểm chính của các yếu tố tự địa lí tự nhiên Việt Nam: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Bảng minh hoạ trang 82, hình minh hoạ SGK.
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra: 
+ Em hãy trình bày về các loại đất chính của nước ta? 
+ Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?
+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân?
- GV chốt và giới thiệu nội dung bài học. 
- HS lần lượt trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan dến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Nội dung thảo luận (GV ghi trên bảng): 
+ Quan sát Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á, chỉ trên lược đồ và mô tả:
. Vị trí và giới hạn của nước ta?
. Vùng biển của nước ta?
. Một số đảo và quần đảo của nước ta: quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; Các đảo: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Quan sát Lược đồ Địa hình Việt Nam:
. Nêu tên và chỉ vị trí của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, các dãy núi hình cánh cung.
. Nêu tên và chỉ vị trí của các đồng bằng lớn ở nước ta?
. Chỉ vị trí sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.
GV nhận xét và hướng dẫn HS ghi nhớ nội dung dưới hình thức chơi trò chơi: “Xì điện” và GV là người châm ngòi.
* Kết thúc hoạt động 1.
- Làm việc nhóm đôi, lần lượt thực hành các kiến thức theo hướng dẫn của GV.
- HS báo cáo.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
+ Dựa vào sơ đồ trình bày bằng lời. 
2. Hoạt động 2: Ôn tập về các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Nội dung bảng thảo luận:
+ Bài tập 2 SGK, trang 82
* Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
* Kết thúc hoạt động 2. 
- Hoạt động nhóm 4, trao đổi để nêu câu trả lời về đặc điểm của các yếu tố tự nhiên Việt Nam.
- Đại diện nhóm trình bày và lớp nhận xét, bổ sung. 
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 8: Dân số ở nước ta và sưu tầm các thông tin về sự phát triển 
dân số và hậu quả của sự gia tăng dăn số ở Việt Nam.
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 8: Dân số ở nước ta (trang 83)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Biêt dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm gia tăng dân số ở Việt Nam. 
- Biết và nêu được: nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh; nêu được số liệu dân số ở thời điểm gần nhất; nêu được hậu quả của gia tăng dân số nhanh. 
- Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hoá gia đình. . 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Bảng số liệu, biểu đồ dân số SGK.
- GV+ HS: Thông tin tranh, ảnh thể hiện hậu quả gia tăng dân số ở Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra: 
+ Chỉ và nêu vị trí của nước ta trên bản đồ? 
+ Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân.
+ Chỉ và mô tả vùng biển Việt Nam. Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân.
- GV chốt và giới thiệu nội dung bài học. 
- HS lần lượt trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Dân số, so sánh dân số Việt Nam với dân số các nước Đông Nam á. 
- Nội dung thảo luận: 
+ Đây là bảng số liệu gì? Theo em, bảng số liệu này có tác dụng gì?
+ Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời điểm nào?
+ Số dân được nêu trong bảng thống kê được tính theo tính theo đơn vị nào?
* GV nhận xét và nêu câu hỏi tìm hiểu bảng số liệu:
+ Câu hỏi SGK, phần 1, trang 83.
+ Em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam?
* Kết thúc hoạt động 1: Về dân số Việt Nam theo bảng thống kê ....và theo tạp trí Dân số và phát Phát triển, năm 2004 Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới.
- Đọc bảng số liệu SGK, trang 83 và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc cá nhân, xử lí các số liệu và trả lời các câu hỏi sau.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Gia tăng dân số ở Việt Nam. 
- Nội dung bảng thảo luận:
+ Đây là Biểu đồ gì? Theo em, Biểu đồ này có tác dụng gì?
+ Nêu giá trị thể hiện của trục ngang và trục dọc?
+ Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào?
+ Câu hỏi SGK, phần 2, trang 83.
+ Số dân tăng của nước ta trong từng năm?
* Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
* Kết thúc hoạt động 2. 
- Đọc Biểu đồ dân số Việt Nam SGK, trang 83 và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Thảo luận nhóm đôi để nhận xét tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam.
- Hoạt động nhóm 4, trao đổi để nêu câu trả lời về đặc điểm của các yếu tố tự nhiên Việt Nam.
- Đại diện nhóm trình bày và lớp nhận xét, bổ sung. 
3. Hoạt động 3: Hậu quả của sự gia tăng dân số.
- Hướng dẫn các nhóm thảo luận.
* Chốt nội dung toàn bài.
- Thảo luận nhóm đôi để nêu hậu quả của gia tăng dân số.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 84 
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- HS liên hệ thực tế: Em biết gì về tình hình gia tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân?
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư (trang 83)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta. 
- Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra kết luận về đặc điểm mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta; Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. . 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Bảng số liệu về mật độ dân số, các hình minh họa SGK.
- GV+ HS: Thông tin tranh, ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi ở Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra: 
+ Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam á?
+ Dân số tăng nhanh gây hậu quả khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân? Lấy ví dụ cụ thể của địa phương em?
- GV chốt và sở dụng câu hỏi: Hãy nêu các điều em biết về các dân tộc trên đất nước Việt Nam? để dẫn vào bài.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. 
- Nội dung thảo luận: 
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào đông dân nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sing sống của họ?
+ Truyền thuyết con rồng cháu tiên thể hiện điều gì?
* GV nhận xét.
* Kết thúc hoạt động 1.
- Đọc SGK, trang 84 và nhớ lại nôị dung kiến thức địa lí lớp 4 để trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc cá nhân, xử lí các số liệu và trả lời các câu hỏi sau.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Mật độ dân số Việt Nam. 
+ Em hiểu thế nào là mật độ dân số? 
- Hướng dẫn HS hiểu khái niệm mật độ dân số và lấy ví dụ cụ thể.
+ Câu hỏi SGK, phần 2, trang 84.
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam?
* Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
* Kết thúc hoạt động 2: Mật độ dân số ở nước ta là rất cao, cao hơn cả Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của Thế giới.
- Nêu hiểu biết của mình?
- Đọc mật độ dân số SGK, trang 85 và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày và lớp nhận xét, bổ sung. 
3. Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
- Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận xét về hiện tượng gì?
- Chỉ trên Lược đồ và nêu:
+ Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/km2?
+ Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2?
+ Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2?
+ Những vùng nào có mật độ dân số dưới 100 người/km2?
* Chốt nội dung toàn bài.
- Đọc Lược đồ mật độ dân số Việt Nam để tìm hiểu về sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Nêu nội dung ghi nhớ, SGK, trang 86.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 10: Nông nghiệp. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 10: Nông nghiệp (trang 87)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Kể tên được một số vùng phân bố ột số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta trên Lược đồ nông nghiệp Việt Nam. 
- Nêu được vai trò trong ngành sản xuất nông nghiệp , chăn nuôi ngày càng phát triển. 
- Nêu được đặc điểm của cây trồng ở nước ta: đa dạng, phong phú trong đó lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh họa SGK.
- GV: Lược đồ nông nghiệp Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra: 
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam á?
- GV chốt và sử dụng câu hỏi: Dựa vào bài học trước: Sự phân bố dân cư ở nông thôn là 3/4 nói lên điều gì về ngành nông nghiệp nước ta? để dẫn vào bài.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Vai trò của ngành trồng trọt. 
- Yêu cầu HS quan sát SGK.
- Nội dung thảo luận: 
+ Nhìn trên Lược đồ em thấy kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
+ Em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp? 
* GV nhận xét.
* Kết thúc hoạt động 1: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong ngành nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta mạnh hơn chăn nuôi, chăn nuôi đang được chú ý phát triển.
- Nêu tên và tác dụng của lược đồ nông nghiệp.
- Làm việc cá nhân, xử lí và trả lời các câu hỏi sau.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam. 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu VBT.
* Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
* Kết thúc hoạt động 2: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta trồng được nhiều loại cây, tập trung chủ yếu là các cây xứ nóng. Lúa gạo được trồng nhiều nhất, cây công nghiệp và cây ăn quả cũng đang được chú trọng phát triển.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ và hoàn thành VBT.
- Đại diện nhóm trình bày và lớp nhận xét, bổ sung. 
3. Hoạt động 3: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.
- Câu hỏi thảo luận:
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở đồng bằng?
+ Em biết gì về tình hĩnh xuất khẩu lúa gạo của nước ta?
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên?
+ Em biết gì về tình hĩnh xuất khẩu của những loại cây này? 
- Trao đổi cả lớp theo hướng dẫn của GV. 
- Trả lời theo hiểu biết.
4. Hoạt động 4: Sự phân bố cây trồng.
- GV hướng dẫn HS trình bày theo các ý: Nêu tên, chỉ vùng phân bố, có thể giải thích lí do vì sao cây được trồng nhiều ở vùng đó.
- Nhận xét và kết luận.
- Quan sát Lược đồ SGK, trang 87 để trình bày sự phân bố các loại cây trồng Việt Nam.
- Lần lượt 3 HS trình bày.
5. Hoạt động 5: Ngành chăn nuôi ở nước ta.
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi:
+ Câu hỏi SGK, trang 88, phần 2.
- Nhận xét và kết luận.
* Chốt nội dung toàn bài.
- Làm việc theo cặp để giải quyết các câu hỏi của GV.
- Lần lượt HS trình bày.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 88
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 11: Lâm nghiệp và thuỷ sản. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDia ly 5 Bai 610.doc