Giáo án Địa lí cả năm

Giáo án Địa lí cả năm

Bài 1 việt nam - đất nước chúng ta

i. mục tiêu

Sau bài học, HS có thể:

• Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả Địa cầu.

• Mô tả sơ lược vị trí địa lí, hình dạng của nước ta.

• Nêu được diện tích của lãnh thổ việt nam.

• Nêu được những thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta.

• Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

ii. đồ dùng dạy - học

• Quả địa cầu (hoặc bản đồ các nước trên thế giới).

• Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á (để trống phần tên của các đảo, các quần đảo của nước ta).

• Các hình minh hoạ của SGK.

 

doc 107 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1540Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí việt nam
Bài 1	việt nam - đất nước chúng ta
i. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả Địa cầu.
Mô tả sơ lược vị trí địa lí, hình dạng của nước ta.
Nêu được diện tích của lãnh thổ việt nam.
Nêu được những thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta.
Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
ii. đồ dùng dạy - học
Quả địa cầu (hoặc bản đồ các nước trên thế giới).
Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á (để trống phần tên của các đảo, các quần đảo của nước ta).
Các hình minh hoạ của SGK.
Các thẻ từ ghi tên các đảo, các quần đảo của nước ta, các nước có chung biên giới với Việt Nam:	Phú Quốc	;	Côn Đảo	;	Hoàng Sa ;	Trường Sa	;	Trung Quốc	;	Lào	;	Cam - Pu - Chia .
Phiếu học tập cho học sinh (chuẩn bị 1 phiếu trên khổ giấy to, các phiếu khác viết trên giấy học sinh).
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu chung về nội dung phần Địa Lí 5 trong chương trình Lịch sử và địa lí 5, sau đó nêu tên bài học:
+ Phần Địa lí 5 gồm 2 nội dung lớn: Trình bày về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tề - xã hội của Việt Nam; một số hiện tượng địa lí của các châu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số nước đại diện cho các châu lục.
+ Trong bài học đầu tiên của phần Địa lí lớp 5, chúng ta cùng tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Việt Nam.
Hoạt động 1
vị trí địa lí và giới hạn của nước ta
- GV hỏi học sinh cả lớp: Các em có biết đất nước ta nằm trong khu vục nào của thế giới không? Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu.
- GV treo lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á và nêu: Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về vị trí địa lí và giới hạn của Việt Nam.
- GV nêu yêu cầu: 2 bạn ngồi cạnh nhau hãy cùng quan sát Lược đồ Việt Nam trong khu vục Đông Nam Á trong SGK và:
+ Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta.
+ Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
- GV gọi HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó hỏi cả lớp: Vậy, đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
- GV cho 2 đến 3 HS lên bảng tìm và chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu, huy động kiến thức theo kinh nghiệm bản thân để trả lời. Ví dụ:
+ Việt Nam thuộc châu Á
+ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương
+ Việt nam nằm trong khu vực Đông Nam Á
- HS quan sát lược đồ, nghe GV giới thiệu để xác định nhiệm vụ học tập
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát lược đồ, sau đó lần lượt từng em chỉ lược đồ và nêu câu trả lời cho bạn nhận xét. Kết quả làm việc là:
+ Dùng que chỉ chỉ theo đường biên giới của nước ta.
+ Vừa chỉ vừa nêu tên các nước: Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia.
+ Vừa chỉ vào phần biển của nước ta vừa nêu: Biển Đông bao bọc các phía đông, nam, tây nam của nước ta.
+ Chỉ vào từng đảo, từng quần đảo, vừa chỉ vừa nêu tên: Các đảo của nước ta là Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, ... các quần đảo là Hoàng Sa, Trường Sa.
- 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ lược đồ vừa trình bày về vị trí địa lí và giới hạn của Việt Nam theo các yêu cầu trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ xung ý kiến.
- HS nêu: Đất nước Việt Nam gồm phần đất liền, phần biển, các đảo và các quần đảo.
- GV kết luận: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền, vừa có biển, các đảo và các quần đảo.
Hoạt động 2
một số thuận lợi do vị trí địa lí mang lại cho nước ta
- GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không? (Gợi ý: Từ Việt Nam có thể đi đường bộ sang các nước nào? Vị trí giáp biển và có đường bờ biển dài có thuận lợi gì cho việc phát triển giao thông đường biển của Việt Nam?).
- GV gọi HS nêu ý kiến trước lớp
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chính xác lại câu trả lời cho HS (nếu cần).
- HS suy nghĩ theo gợi ý của GV và rút ra câu trả lời cho mình.
Câu trả lời đúng là:
Phần đất liền của Việt Nam giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia nên có thể mở đường bộ giao lưu với các nước này, khi đó cũng có thể đi qua các nước này để giao lưu với các nước khác.
Việt Nam giáp biển, có đường bờ biển dài, thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.
Vị trí địa lí của Việt Nam có thể thiết lập đường bay đến nhiều nước trên thế giới.
- Một vài HS nêu ý kiến trước lớp, cả lớp nghe, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất câu trả lời như trên.
Hoạt động 3
hình dạng và diện tích
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu thảo luận và yêu cầu các em trao đổi trong nhóm để hoàn thành phiếu.
- Các nhóm cùng hoạt động để hoàn thành phiếu của nhóm mình (1 nhóm làm vào phiếu viết trên giấy khổ to).
Nội dung phiếu thảo luận:
PhÇn ®Êt liÒn cña ViÖt Nam
phiếu thảo luận
Bài: Việt Nam - đất nước chúng ta
Nhóm: ............................
Các em hãy cùng xem lược đồ Việt Nam (trang 67, SGK), Bảng số liệu về diện tích của một số nước châu Á và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? em hãy đánh dấu ´ vào ô o sau các ý đúng
	a) hẹp ngang	o
	b) rộng, hình tam giác	o
	c) chạy dài	o
	d) có đường biển như hình chữ S	o
2. Điền chữ hoặc số thích hợp vào ô .................... trong các câu sau:
a) Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài
...................................
b) Từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất là ở .................................. chưa đầy
 ..................................
c) Diện tích lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng ..................................
d) So với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam - pu - chia thì diện tích nước ta rộng hơn diện tích các nước ............................... và hẹp hơn diện tích của ....................................
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ cácnhóm gặp khó khăn.
- GV yêu cầu nhóm HS đã làm vào phiếu khổ giấy to lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.
- Nêu khó khăn và nhờ GV giúp đỡ (nếu có).
- Nhóm HS được yêu cầu dán phiếu của nhóm lên bảng và trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần).
Đáp án:
1. Đánh dấu vào các ý a, c, d
2. a)1650km
 b) Đồng Hới; 50km
 c) 330000km2
 d)	Lào,	Cam - pu - chia;	Trung Quốc,	Nhật Bản.
- GV kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng dài khoảng 1650 km, từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất ở Đồng Hới (Quảng Bình) chưa đầy 50km.
củng cố, dặn dò
GV tổ chức cuộc thi giới thiệu "Việt Nam đất nước tôi"
- GV nêu cách chơi: Mỗi tổ cử 1 bạn (hoặc 1 nhóm bạn) tham gia cuộc thi. Các em sẽ nhận được 1 lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á nhưng còn trống 1 số chú thích, một bộ gồm 7 thẻ từ ghi tên các đảo, quần đảo của Việt Nam, các nước giáp với phần đất liền của Việt Nam. Các em sử dụng các đồ dùng này, vận dụng các kiến thức trong bài để giới thiệu với các bạn về vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng, diện tích của Việt Nam.
- GV cho các tổ bốc thăm thứ tự thi, sau đó gọi đại diện các tổ lên trình bày theo thứ tự đã bốc thăm.
- GV cho HS cả lớp bình chọn nhóm giới thiệu về đất nước Việt Nam hay, đúng, hấp dẫn nhất.
- GV nhận xét về cuộc thi, tuyên dương nhóm giới thiệu hay nhất.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- Các tổ nghe GV hướng dẫn, sau đó nhận đồ dùng và chuẩn bị trong tổ. Có thể chọn một nhóm bạn, sau đó phân chia các phần giới thiệu cho từng bạn. Sau đây là một ví dụ về bài giới thiệu của HS:
 Chào mừng các bạn đếnvới Việt Nam, đất nước xinh đẹp của chúng tôi. Đất nước chúng tôi nằm trên bán đảo Đông Dương, trong khu vực Đông Nam Á (chỉ lược đồ). Phía Bắc nước tôi giáp với Trung Quốc, phía Tây và Tây Bắc giáp với Lào, phía Tây Nam giáp Cam - pu - chia (lần lượt dán các thẻ từ Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia lên lược đồ). Phần đất liền của nước tôi trông giống như chữ S, trải dài 1650km từ Bắc đến Nam, từ Tây sang Đông nơi hẹp nhất chưa đầy 50km. Ngoài phần đất liền, nước tôi còn có biển với các đảo và quần đảo như: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa (gắn các thẻ từ này lên lược đồ).
- Đại diện các nhóm tham gia trình bày trước lớp.
- HS cả lớp cùng bình chọn (có thể theo hình thức giơ tay, chấm điểm).
Bài 2	địa hình và khoáng sản
i. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
Dựa vào bản đồ (lược đồ) nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ).
Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a - pa - tít, dầu mỏ.
ii. đồ dùng dạy - học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Lược đồ địa hình Việt Nam; Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.
Các hình minh hoạ trong SGK.
Phiếu học tập của HS.
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS
- Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về địa hình, khoáng sản của nước ta và những thuận lợi do địa hình và khoáng sản đem lại.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trên quả địa cầu.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki - lô - mét vuông?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
Hoạt động 1
địa hình việt nam
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi của nước ta. Trong các dãy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV hỏi thêm cả lớp: Núi nước ta có mấy hướng chí ... cung cấp thông tin: Nhìn chung trữ lượng các mỏ khoáng sản của Sơn La không lớn.Gồm 5 nhóm chính:
+ Nhóm khoáng sản cháy (năng lượngn) than đá, than nâu,
+ nhóm khoáng sản kim loại: Bao gồm cả kim loại đen, kim loại mầuvà kim loại quý hiếm.
+ Nhóm khoáng sản phi kim loại:Ba rit,Pi rit, tan,
+ Nhóm khoáng sản vật liệu XD: Đá vôi, sét,cao lanh, cát , cuội.
+nhóm nước khoáng.
Hơn nữa lại nằm ở vùng núi hiểm trở nên rất khó khai thác cần có đủ cơ sở lập các dự ánH, cần có nhiều vốn và phương tiện hiện đại. Trong 5 nhóm trên, hiện tại Sơn La khai thác chủ yếu là nhóm vật liệu XDvà nhóm khoáng sản cháy.
D. Củng cố –dặn dò:
GV tổng kết và nhận xét tiết học.
-về nhà tìm hiểu về các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh và một số ngành để phát triển kinh tế.
-HS lên bảng chỉ lược đồ và nêu:
+.Phía Bắc giáp Trung Quốc.
+Phía Tây Bấc giáp Lào.
+Phía Tây Nam giáp Cam -pu-chia.
+ Phía Đông giáp biển Đông,
-Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai.
-Phía Nam giáp Thanh Hoá và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
-Phía Đông giáp Phú Thọ, Hoà Bình.
-Phía Tây giáp Lai Châu.
-HS quan sát.
-HS nghe.
-làm việc cặp đôi: Tìm hiểu về địa hình Sơn La.
-Hs báo cáo kết quả: Ví dụ:
+Nhiều đồi núi, dốc, nhiều thung lũng,
-làm việc nhóm 4: Tìm hiểu về khoáng sản Sơn La và báo cáo kết quả theo sự hiểu biết.
-HS nhge.
-HS nghe.
 -------------------------------------------
Tuần32 
Ngày soạn:23/4 Ngày dạy: Thứ 5/26/4/2007
 Bài: Địa lí địa phương
Thành phần dân cư và hoạt động kinh tế tỉnh sơn la 
I.Mục tiêu:
Sau bài học HS nắm được.
 -Tỉnh Sơn la có 12 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn.Vẽ được biểu đồ cơ cấu các dân tộc Sơn La.
 -Nắm được một số ngành để phát triển kinh tế.
 -HS có ý thức tìm hiểu về địa phương.
II. Các hoạt động dạy -học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
-GV hỏi: Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
Kể tên một số dân tộc mà em biết?
-GV cùng HS nhận xét.
-GV giới thiệu: Tiết học hôm nay các em cùng tìm hiểu xem tỉnh ta có bao nhiêu dân tộc cùng chung sốngvà có những ngành nào để phát triển kinh tế. 
-GV ghi đầu bài.
 *Hoạt động 1: Thành phần các dân tộc Sơn La.
GV giao nhiệm vụ: Dựa vào thực tế và sự hiểu biết.Các em cùng tìm hiểu:
 + Tỉnh ta có bao nhiêu dân tộc?
 +Dân tộc nào chiếm nhiều nhất?
-Gv nhận xét và kết luận: Sơn La là địa bàn cư trú của 12 dân tộc anh em.: (Thái,Kinh, Mường, H’Mông, Tày,Hoa,Dao,Xinh Mun, KHơ Me, Kháng, La Ha) 
 Dân tộc Thái chiếm tỉ lệ lớn nhất 55%, dân tộc khác.
* Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế.
a.Nông nghiệpa:
+Ngành nông nghiệp Sơn La có phát triển không? Hãy kể tên một số hoạt động thuộc về ngành nông nghiệp?
-GV nhận xé và kết luận: Sơn La có diện tích đất trồng trọt lớn, khí hậu thuận lợi có hàng ngàn ha đồng cỏ nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp mặt khác nguồn lao động lại dồi dào.
b. Lâm nghiệp và ngư nghiệp.
-GV cho học sinh hoạt động nhóm đôi tìm hiểu về lâm nghiệp và ngư nghiệp.
+Nhận xét về diện tích rừng tỉnh ta?
+Để phát triển lâm nghiệp thì tỉnh ta phải làm gì?
+Nhận xét về diện tích ao, hồ của tỉnh ta ?
+Kể tên một số ao hồ mà em biết?
*GV kết luận: Tỉnh ta cũng đang được Đảng và nhà nước quan tâm phát triển diện tích rừng, phát triển kinh tế theo định hướng nông - lâm –ngư nghiệp, đã có những chính sách đầu tư hỗ trợ vốn khuyến khích nuôi cá lồng, cá bè, thuỷ hải sản , triển khai dự án xây dựng cơ sở ươm nuôi cá giống các cho xã vùng 3 
IV. Củng cố - dặn dò.
 -GV tổng kết và nhận xét tiết học.
 -Về nhà học bài, tìm hiểu thêm về một số ngành khác.
-Có 54 dân tộc anh em .
-Dân tộcKinh,Dao, Tày, Nùng, 
-HS nghe, ghi đầu bài vào vở.
-Hoạt động cặp đôi và thực hiện theo yêu cầu và nêu theo sự hiểu biết.
-HS nghe.
-Rất phát triển.
- Trồng cây công nghiệp: chè, cà phê, mía, trồng rừng, bông, lạc, đậu tương, dâu tằm,.
-Trồng cây lương thực: Lúa, ngô, khoai, sắn, dong giềng, khoai tây,
-Cây ăn quả: Xoài, nhãn, chuối, mơ, mận, 
-Chăn nuôi: Bò sữa, lợn, gà, dê,ong, ngựa
-Bảo vệ và chăm sóc rừng.
-Khoanh nuôi, tái sinh.
- Khai thác hợp lí.
-Che phủ đồi trọc.
-Giao đất giao rừng đến từng hộ nông dân,
-Tỉnh Sơn La có diện tích ao hồ khá lớncho phépchúng ta có thểphát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
-Hồ Tiền Phong,
-HS nghe.
Tuần 33
Ngày soạnN: 1/5 Ngày dạy: thứ.5/3/5/2007
Ôn tập cuối năm¤
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS ôn tập củng cố các kiến thức, kĩ năng sau:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu Á, châu ÂU, châu mĩ, châu Phi và châu Nam Cực, châu Đại Dương 
- Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình 
- Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và cá Đại Dương.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới
- Quả Địa cầu
- Phiếu học tập
- Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương 
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: ôn tập
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: thi ghép chữ vào hình 
- GV treo 2 bản đồ thế giới để trống các tên châu lục, châu đại dương
- Chọn 2 đội chơi mỗi đội 10 em xếp thành 2 hàng dọc 
-Phát cho mối em một thẻ từ ghi tên một châu lục hoặc một đại dương.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau dán các thẻ đúng vị trí 
- Tuyên dương đội làm nhanh 
- Gọi HS nêu vị trí từng châu lục, đại dương
- GV nhận xét 
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới.
- HS thảo luận theo 6 nhóm 
- HS làm bài tập 2, cứ 2 nhóm làm một phần của bài tập và điền vào bảng sau:
-HS chơi
- Hs tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS nêu về một châu lục hoặc 1 đại dương. 
 a) 
Tên nước
thuộc châu lục
tên nước
thuộc châu lục
Trung Quốc T 
châu Á
Ô-xtrây -li-a
Châu Đại Dương
Ai cập
Châu phi
Pháp
Châu Âu
Hoa kì
châu Mĩ
Lào
Châu Á
Liên bang Nga
Đông Âu, Bắc á
Cam -pu-chia
Châu Á
b) 
Châu lục
vị trí
đặc điểm tự nhiên
dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu Á
Bán cầu Bắc
Đa dạng và phong phú có cảnh biển rừng tai ga đồng bằng rừng rậm nhiệt đới, núi cao..
Đông nhất thế giới chủ yếu là người da vàng ...
Hầu hết các nước có ngành nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế.Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa gạo, bông, lúa mì, trâu, bò..Công nghiệp phát triển chủ yếulà khai thác khoáng sản. Một số nước có nền KT phát triển nh ư: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Châu Âu
Bán cầu Bắc
Thiên nhiên vùng ôn đới, rừng Tai –ga chiếm đa số, ngoài ra có các dãy núi cao (An – pơ) quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núiđá tạo ra các Phi – o có phong cảnh kì vĩ.
Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới, chủ yếu là người da trắng, sống tập trung trong các thành phố, phân bố tương đối đều trên châu lục.
Có nền kinh tế phát triển cao, các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, hàng len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm,
Châu Phi
Trong khu vực chí tuyến có đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ 
Chủ yếu là hoang mạc và các xa – van vì đây là vùng có khí hậu khô nóng nhất thế giới. Ngoài ra ven biển phía Đông, phía Tây có một ssố khu rừng rậm nhiệt đới. 
Dân cư đông thứ hai thế giơi, hầu hết là người da đen, sống tập trung ở ven biển và các thung lũng sông. Đời sống có nhiều khó khăn. 
Kinh tế kém phát triển. Tập trung khai thác khoáng sảnđể xuất khẩu, trồng các cây công nhgiệp nhiệt đới như cà phê, ca cao, bông, lạc
Châu Mĩ
Trải dài từ bắc xuống nam là địa hình duy nhất ở bán cầu Tây
Thiên nhiên đa dạng, phong phú. Rừng A - ma - dôn là rừng rậm lớn nhất thế giới.
Dân cư hầu hết là người nhập cư nên nhiều thành phần từ Âu, á, Phi, người lai,... Người Anh - điêng là người bản địa. 
Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, các nông sản như lúa mì, bông, lợn, bò sữa sản phẩm công nghiệp như máy móc, thiết bị hàng điện tử, máy bay,
Nam mĩ có nền kinh tế đang phát triểnN, chuyên trồng chuối, cà phê, mía bông,  và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
Châu Đại Dương
nằm ở bán cầu Nam
Ô- Xtrây – li – a có khí hậu nóng, khô, nhiều hoang mạc, xa- van, nhiều thực vật và động vật lạ. 
Các đảo có khí hậu nóng ẩmC, chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ.
Người dân Ô- Xtrây - li – a và đảo Niu Di – len là người gốc anh da trắng.
Dân các đảo là người bản địa có nước da sẫm, tóc đen, xoăn.
Ô- Xtrây - li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa. 
Châu Nam Cực
nằm 
ở vùng địa cực
Lạnh nhất thế giới, chỉ có chim cánh cụt sinh sống.
Không có dân sinh sống mà chỉ có các nhà khoa học đến nghiên cứu.
* Hoạt động 3.Củng cố – dặn dò.
GV tổng kết tiết học dặn HS chuẩn bị cho tiết sau ôn tập học kì II G 
 ---------------------------------------------------
Tuần 34
Ngày soạn:12/ 5 Ngày dạy: thứ 5/ 17/5/ 2007.
Ôn tập học kì II
I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập củng cố các kiến thức, kĩ năng sau:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu á, châu âu, châu mĩ, châu phi và châu nam cực, châu đại dương 
- Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình 
- Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục 
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới
- Quả đại cầu
III. Các hoạt động dạy học
1) Hướng dẫn HS ôn tập:
- Cho HS nêu các bài đã học ở học kì II.
 GV ghi tên các bài đã học lên bảng.
- GV nêu lần lượt các câu hỏi trong nội dung các bài đã học cho HS trả lời:
+ Hãy cho biết vị trí, giới hạn, diện tích của châu Á?
+ Sự đa dạng của thiên nhiên châu Á; Một số cảnh đẹp của châu Á?
+Đặc điểm dân cư, tên một số hoạt động KT của người dân châu Á?
+Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất nhiều lúa gạo?
+Nêu vị trí địa lí, sản phẩm chính của Cam -pu-chia, Lào?
+ Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốcmà em biết?
+Vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên của châu Âu?
+Nêu dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu?
+Nêu đặc điểm lãnh thổ, dân cư, kinh tế của các nước Nga, Pháp?
+Nêu vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
+Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
+Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì so với châu Âu và châu Á?
+Nêu vị trí, giới hạn của châu Mĩ?
+ Dân cư và hoạt động kinh tế của châu Mĩ?
+Nêu vị trí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực?
+Người dân và hoạt động kinh tế của châu Nam Cực?
+ Vị trí và một số đặc điểm của châu Đại Dương?
3- Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết tiết học 
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, chuẩn bị cho tiết sau ôn tập cuối năm.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tuần 35
Kiểm tra định kì cuối học kì II
(Đề của phòng ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI 5.doc