Giáo án Địa lí lớp 5

Giáo án Địa lí lớp 5

Bài1 VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học sinh có thể :

· Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ ) và trên quả địa cầu.

· Mô tả sơ lược vị trí địa lí, hình dạng của nước ta.

· Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam.

· Nêu được những thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta.

· Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

 

doc 107 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2066Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6. 9. 2006
Bài1 VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học sinh có thể :
Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ ) và trên quả địa cầu.
Mô tả sơ lược vị trí địa lí, hình dạng của nước ta.
Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam.
Nêu được những thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta.
Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Quả Địa cầu (hoặc Bản đồ các nước trên thế giới).
Lược đồ Việt Nam trong Khu vực Đông Nam Á (để trống phần tên của các đảo, các quần đảo của nước ta ).
Các hình minh hoạ của SGK.
Các thẻ từ ghi tên của các đảo, các quần đảo của nước ta, các nước có chung biên giới với Việt Nam : Phú Quốc ; Côn Đảo ; Hoàng Sa ; Trường Sa ; Trung Quốc ; Lào ; Cam-pu-chia .
Phiếu học tập cho HS (chuẩn bị một phiếu trên khổ giấy to, các phiếu khác viết trên giấy học sinh).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIỚI THIỆU BÀI MỚI
_ GV giới thiệu chung về nội dung phần Địa Lí 5 trong chương trình Lịch Sử và địa lí 5, nêu tên bài học.
+ Phần Địa lí 5 gồm 2 nội dung lớn: Trình bày về một số hiện tượng tự nhiên , các lĩnh vực kinh tế- xã hội của Việt Nam; một số hiện địa lí của các châu lục, của khu vực Đông Nam Á và một số nước đại diện cho các châu lục.
+ Trong bài học đầu tiên của phần Địa lí lớp 5, chúng ta cùng tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Việt Nam.
Hoạt động 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN CỦA NƯỚC TA
_ GV hỏi HS cả lớp : Các em có biết đất nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới không? Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu.
_ GV treo lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và nêu: Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về vị trí địa lí và giới hạn của Việt Nam.
_ GV nêu yêu cầu: 2 bạn ngồi cạnh nhau hãy cùng quan sát Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á trong SGK và:
+ Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta.
+ Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
_ GV gọi HS lên bảng trình bày kết 
quả thảo luận. 
_ GV nhận xét két quả làm việc của HS, sau đó hỏi cả lớp: Vậy, đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
_ GV cho 2 hoặc 3 HS lên bảng tìm và chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu, huy động kiến thức theo kinh nghiệm bản thân để trả lời. Ví dụ :
+ Việt Nam thuộc Châu Á.
+ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương.
+ Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á.
_ HS quan sát lược đồ, nghe GV giới thiệu để xác định nhiệm vụ học tập.
_ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát lược đồ, sau đó lần lượt từng em chỉ lược đồ và nêu câu trả lời cho bạn nhận xét. Kết quả làm việc là:
+ Dùng que chỉ chỉ theo đường biên giới của nước ta.
+ Vừa chỉ vừa nêu tên các nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
+ Vừa chỉ vào phần biển của nước ta vừa nêu: Biển Đông bao bọc các phía đông, nam, tây nam của nước ta.
+ Chỉ vào từng đảo, từng quần đảo, vừa chỉ vừa nêu tên: Các đảo của nước ta là Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, các quần đảo là Hoàng Sa, Trường Sa.
_ 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ lược đồ vừa trình bày về vị trí địa lí và giới hạn của Việt Nam theo các yêu cầu trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến.
_ HS nêu: Đất nước Việt Nam gồm phần đất liền, phần biển, các đảo và các quần đảo.
_ GV kết luận: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có phần đất liền, vừa có biển, các đảo và các quần đảo.
Hoạt động 2
MỘT SỐ THUẬN LỢI DO VỊ TRÍ ĐỊA LÍ MANG LẠI CHO NƯỚC TA
_ GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự trả lời câu hỏi: Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không? (Gợi ý: Từ Việt Nam có thể đi đường bộ sang các nước nào? Vị trí giáp biển và có đường bờ biển dài có thuận lợi gì cho việc phát triển giao thông đường biển của Việt Nam?).
_ GV gọi HS nêu ý kiến trước lớp.
_ GV nhận xét câu trả lời của HS và chính xác lại câu trả lời cho HS (nếu cần).
_ HS suy nghĩ theo gợi ý của GV và rút ra câu trả lời cho mình.
Câu trả lời đúng là:
Phần đất liền của Việt Nam giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia nên có thể mở đường bộ giao lưu với các nước này, khi đó cũng có thể đi qua các nước này để giao lưu với các nước khác.
Việt Nam giáp biển, có đường bờ biển dài, thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vị trí địa lí của Việt Nam có thể thiết lập đường bay đến nhiều nước trên thế giới.
_ Một vài HS nêu ý kiến trước lớp, cả lớp nghe, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất câu trả lời như trên.
 Hoạt động 3
HÌNH DẠNG VÀ DIỆN TÍCH
_ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu thảo luận và yêu cầu các em trao đổi trong nhóm để hoàn thành phiếu.
_ Các nhóm cùng hoạt động để hoàn thành phiếu của nhóm mình (1 nhóm hoàn thành phiếu vào giấy khổ to).
Nội dung phiếu thảo luận:
PHIẾU THẢO LUẬN
Bài: Việt Nam – đất nước chúng ta
Nhóm: . . . . . . . . . . . . . . . .
Các em hãy cùng xem lược đồ Việt Nam (trang 67, SGK), Bảng số liệu về diện tích của một số nước Châu Á và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? Em hãy đánh dấu x vào ô ¨ sau các ý đúng 
Phần đất liền của Việt Nam 
a) hẹp ngang 	
b) rộng, hình tam giác 
c) chạy dài
d) có đường biển như hình chữ S 
2. Điền chữ hoặc số thích hợp vào ô . . . . . . . . trong các câu sau:
a) Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền của nước ta dài
	. . . . . . . . . . . . . . . .
b) Từ Tây, sang Đông nơi hẹp nhất là ở . . . . . . . . . . . . . . . . chưa đầy . . . . . . . . . . . . . . . .
c) Diện tích lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng . . . . . . . . . . . . . . .. 
d) So với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam-pu-chia thì diện tích nước ta rộng hơn diện tích các nước . . . . . . . . . . . . . . . . và hẹp hơn diện tích của . . . . . . . . . . . . . . . . 
_ GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
_ GV yêu cầu nhóm HS đã làm vào phiếu khổ to lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
_ GV nhận xét kết quả làm việc của HS, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.
_ Nêu khó khăn và nhờ GV giúp đỡ (nếu có). 
_ Nhóm HS được yêu cầu dán phiếu của nhóm lên bảng và trình kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần).
Đáp án:
1. Đánh dấu vào các ý a, c, d 
2. a) 1650 km
 b) Đồng Hới; 50 km
 c) 330000 km2
 d) Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Nhật Bản.
_ GV kết luận : Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng dài khoảng 1650 km, từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất ở Đồng Hới (Quảng Bình) chưa đầy 50 km.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV tổ chức cuộc thi giới thiệu “Việt Nam đất nước tôi” 
_ GV nêu cách chơi: Mỗi tổ cử 1 bạn (hoặc 1 nhóm bạn) tham gia cuộc thi. Các em sẽ nhận được 1 lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á nhưng còn trống một số chú thích, một bộ gồm 7 thẻ từ ghi tên các đảo, quần đảo của Việt Nam, các nước giáp với phần đất liền của Việt Nam. Các em sử dụng các đồ dùng này, vận dụng các kiến thức trong bài để giới thiệu với các bạn về vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng, diện tích của Việt Nam. 
_ GV cho các tổ bốc thăm thứ tự thi, sau đó gọi đại diện các tổ lên trình bày theo thứ tự đã bốc thăm.
_ GV cho HS cả lớp bình chọn nhóm giới thiệu về đất nước Việt Nam hay, đúng, hấp dẫn nhất. 
_ GV nhận xét về cuộc thi, tuyên dương nhóm giới thiệu hay nhất.
_ GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
_ Các tổ nghe GV hướng dẫn, sau đó nhận đồ dùng và chuẩn bị trong tổ. Có thể chọn một nhóm bạn, sau đó phân chia các phần giới thiệu cho từng bạn. Sau đây là một ví dụ về bài giới thiệu của HS:
Chào mừng các bạn đến với Việt Nam, đất nước xinh đẹp của chúng tôi. Đất nước chúng tôi nằm trên bán đảo Đông Dương, trong khu vực Đông Nam Á (chỉ lược đồ). Phía Bắc nước tôi giáp với Trung Quốc, phía Tây và Tây Bắc giáp với Lào, phía Tây Nam giáp Cam-pu-chia (lần lượt dán các thẻ từ Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia lên lược đồ). Phần đất liền nước tôi trông giống như chữ S, trải dài 1650 km từ Bắc đến Nam, từ Tây sang Đông nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km. Ngoài phần đất liền, nước tôi còn có biển với các đảo và quần đảo như: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa (gắn các thẻ từ này lên lượt đồ).
_ HS cả lớp cùng bình chọn (có thể theo hình thức giơ tay, chấm điểm). 
NHẬN XÉT TIẾT DẠY
Ngày dạy: 13. 9. 2006
BÀI 2	ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có thể:
Dựa vào bản đồ (lược đồ) nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
Kể tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ(lược đồ).
Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Lược đồ địa hình Việt Nam ; Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.
Các hình minh hoạ trong SGK.
Phiếu học ta ... Địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
 Bản số liệu về các đại dương.
HS sưu tầm các câu chuyện, tranh, ảnh, thông tin về các đại dương, các sinh vật dưới lòng đại dương . . .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy 	
Hoạt động học
 KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
_ GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
_ 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Tìm trên bản đồ thế giới (hoặc quả Địa cầu) vị trí châu Đại Dương và châu Nam Cực.
+ Em biết gì về châu Đại Dương.
+ Nêu những đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực.
_ GV giới thiệu: Trong các bài từ 17 đến 27 chúng ta đã tìm hiểu về các châu lục trên thế giới. Trong bài hôm nay các em cùng tìm hiểu về các đại dương trên thế giới.
Hoạt động 1
VỊ TRÍ CỦA CÁC ĐẠI DƯƠNG
_ GV yêu cầu HS tự quan sát hình 1 trang 130, SGK và hoàn thành bảng thống kê về vị trí, giới hạn của các đại dương trên thế giới.
_ HS làm việc theo cặp, kẻ bảng so sánh (theo mẫu) vào phiếu học tập sau đó thảo luận để hoàn thành bảng so sánh:
Tên đại dương
Vị trí (nằm ở bán cầu nào?)
Tiếp giáp với châu lục, đại dương
Thái Bình Dương
Phần lớn ở bán cầu Tây, môït phần nhỏ ở bán cầu Đông
_ Giáp các châu lục: châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực, châu Âu.
_ Giáp các đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Nằm ở bán cầu Đông
_ Giáp các châu lục: châu Đại Dương, châu Á, châu Phi, châu Nam Cực.
_ Giáp các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
Đại Tây Dương
Một nửa nằm ở bán cầu Đông, một nửa nằm ở bán cầu Tây
_ Giáp các châu lục: châu Á, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực
_ Giáp các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương
Nằm ở vùng cực bắc
_ Giáp các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ.
_ Giáp Thái Bình Dương
_ GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi đại dương mời 1 HS báo cáo.
_ GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS để có câu trả lời hoàn chỉnh.
_ 4 HS lần lượt báo cáo kết quả tìm hiểu về 4 đại dương, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐẠI DƯƠNG
_ GV treo từng bảng số liệu về các đại dương, yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để:
+ Nêu diện tích, độ sâu trung bình (m) của từng đại dương.
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
_ GV nhận xét, chỉnh sửa từng câu trả lời cho HS.
_ HS làm việc cá nhân để thực hiện yêu cầu, sau đó mỗi HS trình bày về một câu hỏi:
+ Ấn Độ Dương rộng 75 triệu km2, độ sâu trung bình 3963 m, độ sâu lớn nhất 7455 m, . . . 
+ Các đại dương xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là:
 Thái Bình Dương
 Đại Tây Dương
 Ấn Độ Dương
 Bắc Băng Dương
+ Đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất là Thái Bình Dương.
Hoạt động 3
THI KỂ VỀ CÁC ĐẠI DƯƠNG
_ GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị trưng bày các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, thông tin để giới thiệu với các bạn.
_ GV cùng HS cả lớp đi nghe từng nhóm giới thiêïu kết quả sưu tầm.
_ GV và cả lớp bình chọn nhóm sưu tầm đẹp, hay nhất và trao giải.
_ HS làm việc theo nhóm, dán các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện mình sưu tầm được thành báo tường.
_ Lần lượt từng nhóm giơí thiệu trước lớp.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
_ GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
_ GV dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
NHẬN XÉT TIẾT DẠY
Ngày dạy: 
Bài 29
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU
Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
 Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
 Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình của các châu lục kể trên.
 Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC 
 Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương.
 Quả Địa cầu.
Phiếu học tập của HS.
 Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy 	
Hoạt động học
 KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
_ GV gọi 5 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
_ 5 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả Địa cầu(1 HS).
+ Mô tả từng đại dương theo trình tự: vị trí địa lí, diện tích, độ sâu (4 HS).
_ GV giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí thế giới.
Hoạt động 1
THI GHÉP CHỮ VÀO HÌNH
_ GV treo 2 bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương.
_ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 10 em đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên bảng.
_ Phát cho mỗi em ở mỗi đội 1 thẻ từ ghi tên một châu lục hoặc 1 đại dương.
_ Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí của châu lục, đại dương được ghi tên trong thẻ từ.
_ Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
_ Yêu cầu lần lượt từng HS trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thắng đã làm nêu vị trí địa lí của từng châu lục, từng đại dương.
_ Nhận xét kết quả trình bày của HS.
_ Quan sát hình.
_ 20 HS chia thành 2 đội lên tham gia cuộc thi.
_ Đọc bảng từ của mình và quan sát bản đồ để tìm chỗ dán thẻ từ.
_ 10 HS tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS nêu về 1 châu lục hoặc 1 đại dương.
Hoạt động 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC CHÂU LỤC VÀ MÔÏT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
_ GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu đọc bài tập 2 sau đó:
+ Nhóm 1, 2 hoàn thành bảng thống kê a.
+ Nhóm 3, 4 hoàn thành bảng thống kê b (phần Á, Âu, Phi ).
+ Nhóm 5, 6 hoàn thành bảng thống kê b (Các châu lục còn lại).
_ GV giúp đỡ HS làm bài.
_ GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
_ GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS và ết luận về đáp đúng như sau:
_ HS chia thành các nhóm, kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu.
_ HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần GV giúp đỡ.
_ Các nhóm khác1, 3, 5 dán phiếu của mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
a)
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Châu Á
Ô-xtrây-li-a
Châu Đại Dương
Ai Cập
Châu Phi
Pháp
Châu Âu
Hoa Kì
Châu Mĩ
Lào
Châu Á
Liên bang Nga
Đông Âu, Bắc Á
Cam-pu-chia
Châu Á
b)
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu Á
Bán cầu Bắc
Đa dạng và phong phú. Có cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằnd, rừng rậm nhiệt đới, núi cao, . . .
Đong nhất thế giới, chủ yếu là người da vàng, người dân vùng Nam Á có nước da sẫm hơn sống tập trung ở các vùng đồng bằng 
Hầu hết các nước có ngành nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa gạo, bông, lúa mì, trâu, bò . . .
Công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ. Một số nước có nềm công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, . . . 
Châu Âu
Bán cầu Bắc
Thiên nhien vùng ôn đới, rừng tai-ga chiếm đa số, ngoài ra có các dãy núi cao (An-pơ) quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núi đá tạo ra các Phi-o có phong cảnh hùng vĩ
Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới, chủ yếu là người da trắng sống tập trung các thành phố, phân bố tương đối đều trên châu lục.
Có nền kinh tế phát triển cao, các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm , . . . 
Châu Phi
Trong khu vực chí tuyến, có đường Xích đạo đi qua giữa lãnh thổ
Chủ yếu là hoang mạc và các xa-van vì đây là vùng có khí hậu khô nóng nhất thế giới. Ngoài ra ven biển phía đông, phía tây có một số khu rừng rậm nhiệt đới
Dân cư đông thứ hai trên thế giới, hầu hết là người da đen, sống tập trung ở ven biển và các thung lũng sông. Đời sống có nhiều khó khăn
Kinh tế kém phát triển. Tập trung khai thác hoáng sản để xuất khẩu, trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, ca cao, bông, lạc, . . .
Châu Mĩ
Trải dài từ Bắc xuống Nam , là lục địa duy nhất ở bán cầu Tây.
Thiên nhiên đa dạng phong phú. Rừng A-ma-dôn là rừng rậm lớn nhất thế giới.
Dân cư hầu hết là người nhập cư nên nhiều thành phần từ Âu, Á, Phi, người lai.
 Người Anh-điêng là người bản địa
Bắc Mĩ có nền inh tế phát triển, các nông sản như lúa mì, bông, lợn, bò sữa, ... sản phẩm công nghiệp như máy móc, thiết bị, hàng điện tư,û máy may, . . .
Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, chuyên trồng chuối, cà phê, mía, bông, . . . và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
Châu Đại Dương
Nằm ở bán cầu Nam
Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng khô, nhiều hoang mạc, xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ.
Các đảo có khí hậu nóng ẩm, chủ yêu là rừng nhiệt đới bao phủ.
Người dân Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Di-len là người gốc Anh, da trắng.
Dân các đảo là người bản địa có nước da sẫm, tóc đen, xoăn.
Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giơid về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa. 
Châu Nam Cực
Nằm ở vùng địa cực
Lạnh nhất thế giới, chỉ có chim cánh cụt sinh sống.
Không có dân sinh sống thường xuyên.
NHẬN XÉT TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li.doc