Giáo án Địa lí Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 1 đến tuần 7

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 1 đến tuần 7

- HS đọc SGK thảo luận nhóm tìm câu hỏi.

- Rừng cho nhiều sản vật nhất là gỗ.

- Rừng có tác dụng điều hoà khí hâu, giữ đất không bị xói mòn, rừng đầu nguồn hạn chế lũ lụt, chống bão.

- Tài nguyên rừng có hạn; vì thế không khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên; ảnh hưởng đến môi trường

- Học sinh nêu.

 

docx 22 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 1 đến tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
 Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm 2022
 VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I.Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu.
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí, hình dạng của nước ta.
- Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam.
- Nêu được những thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta.
2. Kĩ năng: - Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
3. Thái độ: Tự hào về Tổ quốc. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Máy tính, bài giảng điện tử.
2. Học sinh : Thiết bị học, đồ dùng học tập cần thiết.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động cuả giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta:
* MT: HS biết tên bài học, biết vị trí, giới hạn của nước ta. 
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu.
- Nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới ?
- Cho HS quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực ĐNÁ ở SGK và thực hiện các yêu cầu:
- Cho HS chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
- Nêu tên các nước giáp liền phần đất liền của nước ta.
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ? Tên biển là gì ?
- Kể tên 1 số đảo và quần đảo của nước ta.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào ?
- Kết luận: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực ĐNÁ. Đất nước ta vừa có đất liền vừa có biển, các đảo và các quần đảo.
* Hoạt động 2: Một số thuận lợi do vị trí địa lí mang lại cho nước ta.
* MT: HS biết thuận lợi do VTĐL mang lại cho nước ta. 
Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi:
- Vì sao Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không?
* Hoạt động 3: Hình dạng và diện tích.
* MT: HS biết đ.đ hình dạng và diện tích nước ta. 
- Cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Từ Bắc và Nam phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
+ Nơi hẹp nhất là bao nhiêu km?
+ Diện tích lãnh thổ nước ta rộng bao nhiêu km2 ?
- Đáp án:
- Kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang chạy dài theo chiều Bắc - Nam với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ Bắc vào Nam theo đường bờ biển dài khoảng 1650 km, từ Tây sang Đông nơi hẹp nhất là Đồng Hới (Quảng Bình) chưa đầy 50 km.
- Y/c HS dựa vào bảng số liệu về diện tích 1 số nước, so sánh diện tích các nước.
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ.
* Củng cố:
- Nước ta nằm ở vị trí nào trên địa cầu?
- Diện tích của nước ta là bao nhiêu? 
- Nhận xét tiết học. 
- Hs nhắc lại tên bài. Ghi bài.
- Việt Nam thuộc Châu Á, nằm trên bán đảo Đông Dương, nằm trong bán đảo Đông Nam Á.
- HS quan sát và ghi kết quả.
- HS thực hành.
- Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Biển Đông bao bọc các phía Đông, Nam, Tây Nam.
- Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, ... các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
- 3 HS trình bày.
- Gồm phần đất liền, phần biển, các đảo và quần đảo.
- 2 HS đọc
- Phần đất liền của Việt Nam giáp với phần đất liền của Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia nên có thể mở đường bộ giao lưu với các nước này. Từ đó có thể đi qua các nước này để giao lưu với các nước khác.
- Việt Nam giáp biển có đường bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu với các nước bằng đường biển.
- Vị trí địa lí của Việt Nam có thể thiết lập được đường bay đến nhiều nước trên thế giới.
+ 1650 km.
+ Đồng Hới - 50 km.
+ 330000 km2 .
- HS theo dõi. 
- 2 HS nhắc lại.
- HS so sánh.
- 2 HS đọc.
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Bổ sung
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------
Tuần 2 
Thứ thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2022
ĐỊA LÍ
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 	- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. 
 	*HS HTT biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc - đông nam, cánh cung.
- Nêu tên một số loại khoáng sản chính của Việt nam: Than, sắt, A-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,
- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam.
 	* Than, dầu mỏ, khí tự nhiên- là nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
- Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường.
- Khai thác và sử dụng một cách hợp lí khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt.
- Biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường: HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: SGK, Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ Khoáng sản Việt Nam.
- HS: SGK
2. Dự kiến phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho 2 HS lên bảng thi nêu vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam, kết hợp chỉ bản đồ.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chính của địa hình phần đất liền của Việt Nam cũng như khoáng sản của nước ta.
* Cách tiến hành:
 a. Địa hình: (làm việc cá nhân).
- GV yêu cầu đọc mục 1 và quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời câu hỏi:
 + Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta?
 + So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta? 
 + Nêu tên và chỉ các dãy núi ở nước ta? Trong các dãy đó, dãy núi nào có hướng Tây Bắc - Đông Nam, dãy núi nào có hình cánh cung?
- Kết luận: Phần đất liền của Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. Một số dãy núi có hướng núi tây bắc - đông nam, cánh cung.
b. Khoáng sản:(làm việc nhóm đôi):
 - GV yêu cầu HS dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? Loại khoáng sản nào có nhiều nhất? 
+ Hoàn thành bảng sau:
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
Than
A- pa- tít
Sắt
Bô- xit
Dầu mỏ
 - GV treo bản đồ Khoáng sản Việt Nam yêu cầu lần lượt từng HS lên chỉ nơi có các mỏ: than, a- pa- tit, dầu mỏ  
 - Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản được phân bố ở nhiều nơi
c. Lợi ích của địa hình và khoáng sản: (làm việc cả lớp):
 - Nêu những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta?
- HS đọc thầm mục 1 và quan sát hình 1 SGK.
 - HS chỉ lược đồ
- Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần
- Một số HS trả lời trước lớp.
 + Dãy núi hình cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn Nam.
 + Dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc
- HS thảo luận nhóm đôi., báo cáo kết quả
 +Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô- xít, vàng
+ Mỏ than: Cẩm Phả- Quảng Ninh
+ Mỏ sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tĩnh
+ Mỏ a- pa- tít: Cam Đường (Lào Cai)
 + Mỏ bô- xít có nhiều ở Tây Nguyên
 + Dầu mỏ ở biển Đông
- 4- 5 HS lên thi chỉ bản đồ theo yêu cầu của GV. HS khác nhận xét.
- 1- 2 HS nêu kết luận chung của bài.
- 1 học sinh đọc kết luận SGK. 
+ Các đồng bằng châu thổ thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp.
+ Nhiều loại khoáng sản thuận lợi cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:( 2 phút)
- Sau này em lớn, nếu có cơ hội, em sẽ làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên đất nước ta ?
- HS nêu
 Bổ sung ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3 
Thứ 6 ngày 23 tháng 9 năm 2022
KHÍ HẬU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhaugiữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa khô rõ rệt.
* Học sinh HTT: 
+ Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc- Nam( dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ ( lược đồ).Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
- Yêu quý, bảo vệ môi trường.
 - Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
 - Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
*UPBĐKH: Khí hậu của trái đất đẫ thay đổi nhanh hơn theo chiều hướng ấm dần lên .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ  ...  đất phù sa và đất phe-ra-lít:
 + Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
 + Đất phe-ra-lít: Có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi. 
 - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
 +Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.
 + Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
 - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
 - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ .
 - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
 - Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng, 
 - Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
GDBVMT: Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt nam
UPBĐKH:Chặt phá rừng không chỉ làm cây không thể hấp thụ khí co2 trong khí quyển mà giải phóng khí co2 lưu trữ trong cây khi chết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: 
 	+ Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. 
 	+ Lược đồ phân bố rừng Việt Nam các hình minh hoạ SGK. 
 	+ Sưu tầm thông tin về rừng Việt Nam.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho học sinh tổ chức trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi sau:
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ một số bãi tắm khu du lịch biển nổi tiếng nước ta?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- Học sinh chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu: - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
 - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ .
* Cách tiến hành:
*Hoạt động1: Các loại đất chính ở nước ta.
GDBVMT: Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt nam
- Yêu cầu HS đọc SGK hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta.
- Trình bày kết quả
- HĐ cá nhân
- Học sinh đọc SGK và làm bài
- Một số HS trình bày kết quả làm việc.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
 - GV nêu: Đất là nguồn tài nguyên quí nhưng chỉ có hạn; việc sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ cải tạo.
- Nêu một vài biện pháp bảo vệ và cải tạo đất.
- Nếu chỉ sự dụng mà không bảo vệ cải tạo thì sẽ gây cho đất các tác hại gì?
- GV tóm tắt nội dung ; rút ra kết luận.
*Hoạt động 2: Rừng ở nước ta.
- HS quan sát hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu học sinh trả lời :
- Nước ta có mấy loại rừng ? Đó là những loại rừng nào?
- Rừng rậm nhiệt đới được phân bố ở đâu có đặc điểm gì?
- Rừng ngập mặn được phân bố ở đâu? Có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh chỉ vùng phân bố rừng râm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV rút ra kết luận
*Hoạt động 3: Vai trò của rừng.
- Chia nhóm 4: thảo luận trả lời.
- Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
- Vì sao phải sự dụng và khai thác rừng hợp lý.
- Nêu thực trạng rừng nước ta hiện nay?
- Nhà nước và địa phương làm gì để bảo vệ?
UPBĐKH:Chặt phá rừng không chỉ làm cây không thể hấp thụ khí co2 trong khí quyển mà giải phóng khí co2 lưu trữ trong cây khi 
 - Một vài em chỉ trên bảng đồ: Địa lí tự nhiên Việt Nam, vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta .
- Bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thay chua rửa mặn, đóng cọc đắp đê... để đất không bị sạt lở.
- Bạc mầu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn...
- Học sinh nêu
- HĐ cá nhân
- HS quan sát H1,2,3 đọc SGK và hoàn thành bài tập.
- 2 loại rừng: rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Vùng đồi núi: Đặc điểm: Nhiều loại cây rừng nhiều tầng có tầng cao thấp.
- Vùng đất ven biển có thuỷ triều lên xuống hàng ngày: Đặc điểm chủ yếu là cây sú vẹt... cây mọc vượt lên mặt nước.
- HS chỉ.
- HS đọc SGK thảo luận nhóm tìm câu hỏi.
- Rừng cho nhiều sản vật nhất là gỗ.
- Rừng có tác dụng điều hoà khí hâu, giữ đất không bị xói mòn, rừng đầu nguồn hạn chế lũ lụt, chống bão...
- Tài nguyên rừng có hạn; vì thế không khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên; ảnh hưởng đến môi trường
- Học sinh nêu. 
- Giao đất, giao rừng cho dân, tăng cường lực lượng bảo vệ, giáo dục ý thức cho mọi người...
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (2 phút)
- GV liên hệ thực trạng đất và rừng hiện nay trên cả nước.
- Liên hệ về việc sử dụng đất trồng trọt và đất ở hiện nay ở địa bàn nơi em ở.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
 Bổ sung
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TUẦN 7
THỨ NĂM NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2022
Địa lí
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản
- Nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi đất, rừng.. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Nắm kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK.	
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút	 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:
+ Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta.
+ Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút) 
* Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi đất, rừng.. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
* Cách tiến hành:
*Hoạt động1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành, sau đó GV theo dõi, giúp đỡ các cặp HS gặp khó khăn.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên VN
- GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV gọi một nhóm lên trình bày.
- GV sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một
cặp, lần lượt từng HS làm thực hành, HS
kia nhận xét bạn làm đúng/sai và sửa cho bạn nếu bạn sai.
- HS trình bày
 - HS hoạt động theo nhóm.
- HS nêu vấn đề khó khăn và nhờ GV giúp đỡ, nếu có.
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chín
Địa hình
Trên phần đất liền của nước ta: DT là đồi núi, DT là ĐB
Khoáng sản
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a-pa-tít, bô-xít, sắt, dầu mỏ,... trong đó than là loại khoáng sản có nhiều nhất .
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dạy đặc những ít sông lớn.
Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Đất
Nước ta có hai loại đất chính: Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi.Đất phù sa màu mỡ tập trung ở ĐB.
Rừng
Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu có hai loại chính:
Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng nhiệt đới.
Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
3. Hoạt động vậndụng, trải nghiệm:(2 phút)
- Em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn, phát triển các đảo và quần đảo ở nước ta, trân trọng chủ quyền biển đảo của quốc gia ?
- HS nêu
 Bổ sung
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_nam_hoc_2022_2023_tuan_1_den_tuan_7.docx