I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí giới hạn của nước ta.
- Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ, quả địa cầu).
- Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ (lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, quả địa cầu).
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh minh họa trong SGK.
ĐỊA LÍ Tiết 1: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Mô tả sơ lược vị trí địa lí giới hạn của nước ta. - Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ, quả địa cầu). - Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ (lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, quả địa cầu). - Phiếu học tập. - Tranh ảnh minh họa trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm Tra Bài Cũ: - GV kiểm tra ĐDHT của HS. - Tổ trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ và báo cáo. B. Bài mới: 1. Giới thiệu: GV giới thiệu chung về nội dung SGK, nội dung phần Địa lí. Trong bài học đầu tiên của phần Địa lí lớp 5, chúng ta sẽ tìm hiểu về Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Việt Nam. (GV ghi tựa bài lên bảng, HS nghe và ghi tựa bài vào tập). 2. Phát Triển Bài: HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta: - GV cho HS làm việc cả lớp: + Các em có biết nước ta nằm ở khu vực nào của thế giới không? Hãy chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu? - GV treo lược đồ Việt Nam trong khu vực ĐNA và yêu cầu HS làm việc theo cặp. - GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận. + Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ? + Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta? + Biển bao bọc phía nào? Tên biển là gì? + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta? + Lãnh thổ VN gồm những bộ phận nào? à Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền, biển, các đảo, các quần đảo và vùng không. - 2HS lên chỉ bàn đồ và nêu: Việt Nam thuộc khu vực châu Á; nằm trên bán đảo Đông Dương; nằm trong khu vực ĐNA. - HS quan sát và thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi. + Dùng que chỉ theo đường biên giới của nước ta. + Trung Quốc (B), Lào, Campuchia (T, TN). + Biển Đông bao bọc phía Đ, N, TN của nước ta. + Đảo: Các Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, ; Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa. + Gồm: đất liền, biển, các đảo, các quần đảo và vùng không. HĐ2: Một số thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta: - GV cho HS làm việc theo cặp. + Vì sao nói Việt Nam có nhiều thận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, biển và đường không? - GV có thể giải thích lại cho rõ. - HS suy nghĩ trao đổi và trả lời: +HSKG: Đường bộ: Phía B- giáp TQ. T- Lào, Cam pu chia; Đường biển: N&Đ- biển Đông, Malaysia, Philippine thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới; Đường không: thiết lập các đường bay đến nhiều nước trên thế giới. HĐ3: Hình dạng và diện tích: - GV cho HS làm việc nhóm. Phát phiếu cho mỗi nhóm. - GV theo dõi, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. - GV cho HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc tốt. * Vậy phần đất liền nứơc ta thế nào? à Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều B – N với đường bờ biển cong hình chữ S. từ B vào N theo đường thẳng dài khoảng 1650 km, từ T sang Đ, nơi hẹp nhất ở Đồng Hới (Quãng Bình) chưa đầy 50km. - HS hình thành nhóm 6 hoàn thành phiếu thảo luận. - Đại diện nhóm dán lên bảng và trình bày. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Vài HS lên bảng chỉ bản đồ. +HSKG trả lời C. Củng cố - Dặn dò: 1/- GV có thể tổ chức cho HS chơi “Giới thiệu về Việt Nam đất nước tôi” - GV cho cả lớp bình chọn HS giới thiệu hay, đúng, hấp dẫn nhất. 2/ Gọi HS đọc lại ghi nhớ trong SGK. * Nhận Xét: -Tuyên dương những em học tốt và tích cực phát biểu xây dựng bài.... - Phê bình, khuyến khích các em học chưa tốt,chưa tích cực, chưa tập trung vào bài. * Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài sau để giúp tiết học sau sinh động hơn. Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: