Giáo án Địa lý lớp 4 - Kì II

Giáo án Địa lý lớp 4 - Kì II

Địa lý

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN

I- MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn: làm ruộng bậc thang, làm nghề thủ công và khai thác khoáng sản.

- Rèn luện kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê

- Biết được mối quan hên giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.

- Giáo dục HS ham học địa lí.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (loại khổ lớn).

- Tranh, ảnh, băng hình về ruộng bậc thang, một số mặt hàng thủ công và khai thác khoáng sản của người dân ở Hoàng Liên Sơn.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi sau:

+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn.

+ Vì sao một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn lại sống ở các nhà sàn?

- GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 82 trang Người đăng hang30 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý lớp 4 - Kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý
Hoạt động sản xuất 
của người dân ở Hoàng Liên Sơn
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn: làm ruộng bậc thang, làm nghề thủ công và khai thác khoáng sản.
- Rèn luện kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê 
- Biết được mối quan hên giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Giáo dục HS ham học địa lí.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (loại khổ lớn).
- Tranh, ảnh, băng hình về ruộng bậc thang, một số mặt hàng thủ công và khai thác khoáng sản của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi sau:
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn.
+ Vì sao một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn lại sống ở các nhà sàn?
- GV nhận xét và cho điểm.
2. giới thiệu Bài 
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ của tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
Trồng trọt trên đất dốc
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng trọt gì? ở đâu?
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng lúa, ngô, chè, trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng lanh và một số cây ăn quả xứ lạnh.
+ Tại sao họ lại có cách thức trồng trọt như vậy?
+ Họ lại có cách thức trồng trọt như vậy vì họ sống ở vùng núi đất dốc nên phải làm ruộng bậc thang, khí hậu lạnh trồng rau và quả xứ lạnh.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận lại các kiến thức.
- HS lắng nghe và tổng kết lại kiến thức của GV bằng sơ đồ hoá theo ý kiến của từng nhóm.
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS cả lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2
Nghề thủ công truyền thống
- Yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh, vốn hiểu biết thảo luận theo các gợi ý sau:
- Từng cặp HS dựa vào tranh, ảnh, vốn hiểu biết để trả lời:
+ Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+ Nghề thủ công: dệt (hàng thổ cẩm), may, thêu. đan lát (gùi, sọt), rèn đúc (rìu, cuốc xẻng), hàng thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ.
+ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
+ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm khăn, mũ, túi
- HS khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Người dân ở Hoàng Liên Sơn có các nghành nghề chủ yếu như: dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc
Hoạt động 3
Khai thác khoáng sản
- Yêu cầu HS chỉ bản đồ một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn.
- 1 - 2 HS lên bảng chỉ bản đồ.
- GV kết luận: Hoàng Liên Sơn có một số khoáng sản như a - pa - tít, chì, kẽm là khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở vùng này và là nguyên liệu để sản xuất phân lân.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 3, sau đó điền cụm từ thích hợp vào sơ đồ sau để thể hiện được quy trình sản xuất phân lân.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét phần trình bày của HS.
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết: Quá trình sản xuất ra phân lân bao gồm: quặng a- pa - tít được khai thác từ mỏ, sau đó được làm giàu quặng (để loại bỏ bớt đất đá, tạp chất). Quặng nào được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để SX ra phân lân, phục vụ nghành nông nghiệp.
- GV kết luận và đưa ra sơ đồ:
4. Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét giờ học. 
	- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Địa lý
trung du bắc bộ
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Biết được thế nào là vùng trung du.
- Biết và chỉ đươch vị trí của những tỉnh có vùng trung du trên bản đồ hành chính Việt Nam (Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang).
- Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc Bộ : là vùng vừa có dấu hiệu của đồng bằng, vừa có dấu hiệu của miền núi, thích hợp phát triển nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp (nhất là chè).
- Rèn kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê
- Nêu được quy trình chế biến chè.
- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng rừng.
- Giáo dục HS ham học địa lí.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành trính Việt Nam.
- Tranh, ảnh về vùng trung du Bắc Bộ .
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi sau:
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng trọt gì? ở đâu?
+ Gọi 1 HS đọc phần bài học.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. giới thiệu Bài 
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ của tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về vùng trung du để trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
+ Trung du Bắc Bộ là vùng đồi.
+ Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn đồi và cách sắp xếp các đồi của vùng trung du?
+ Vùng trung du có đỉnh tròn sườn thoải và các đồi xếp nối liền nhau.
+ Hãy so sánh những đặc điểm đó với dãy Hoàng Liên Sơn?
+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao, đỉnh núi nhọn hơn và sườn dốc hơn so với đỉnh và sườn đồi của vùng trung du.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận: Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy nó mang những đặc điểm của cả hai vùng miền này. Vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn và sườn thoải.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh có vùng trung du.
- 3,4 HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
- Giáo viên chỉ lại một lần trên bản đồ.
- HS dưới lớp quan sát.
Hoạt động 2
Chè và cây ăn quả ở trung du
+ Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên, theo em vùng trung du xẽ phù hợp trồng các loại cây nào?
- Trồng cây cọ, chè, vải .
- Giáo viên cheo tranh 11, 12 yêu cầu HS quan sát và làm theo các yêu cầu sau:
- Thảo luận tại lớp, trả lời:
+ Hãy nói tên tỉnh, loại cây trồng tương ứng và chỉ vị trí hai tỉnh trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
+ Hai HS lên bảng chỉ vị trí tỉnh Thai Nguyên và Bắc Giang trên bản đồ.
+ Mỗi loại cây trồng đó thuộc cây ăn quả hay cây công nghiệp.
+ Chè trồng ở Thái Nguyên là cây công nghiệp. Vải thiều trồng ở Bắc Giang là cây ăn quả.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3, thảo luận cặp đôi và nói cho nhau nghe về quy trình chế biến chè.
- HS thảo luận, đại diện trình bày kết quả trước lớp.
Hoạt động 3
Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
+ Hiện nay ở các vùng núi và trung du đang có hiện tượng gì xẩy ra?
+ Hiện tượng khai thác gỗ bừa bãi làm đất trống đồi trọc.
+ Theo em hiện tượng đất trống đồi trọc sẽ gây ra hậu quả như thế nào?
+ Gẫy lũ lụt, đất đai cằn cỗi, kéo theo sự thiệt hại lớn về người và của.
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu.
- Một HS đọc bảng số liệu.
+ Em có nhận xét gì về bảng số liệu trên và nêu ý nghĩa của những số liệu đó.
+ Em thấy diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ đang tăng lên. Đó là điều rất đáng mừng và cần phải được là thường xuyên.
- Kết luận: Để che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất trống đồi trọc, người dân ở vùng trung du đang phải từng bước trông cây xanh.
- Giáo viên tổng kết kiến thức bài học bằng sơ đồ:
- 3HS lên bảng chỉ sơ đồ và nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
4. Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét giờ học. 
	- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Địa lý
Tây nguyên
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Biết và chỉ được vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu).
- Rèn kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê
- Giáo dục HS ham học địa lí.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành trính Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi sau:
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay vùng đồng bằng?
+ Vùng trung du thích hợp cho việc trồng các loại cây nào?
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Giới thiệu Bài 
- Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số đặc điểm tự nhiên của vùng đất Tây Nguyên.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
Tây nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng
- GV chỉ vị trí khu vực Tây Nguyên trêb bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và giới thiệu: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Lắng nghe, quan sát.
- 1 - 2 HS lên bảng chỉ vào khu vựcTây Nguyên trên bản đồ và nêu các đặc điểm chung về Tây Nguyên.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ, lược đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc đến Nam.
- Quan sát chỉ trên bản đồ các cao nguyên: Kon Tum, Plây Cu, Đắc Lăk, Lâm Viên, Di Linh.
- Yêu cầu thảo luận nhóm (5 nhóm) trả lời các câu hỏi sau:
- Tiến hành thảo luận nhóm.
+ Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
+ Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên.
+ Nhóm 1: Cao nguyên Kon Tum
+ Nhóm 2: Cao nguyên Plây Cu
+ Nhóm 3: Cao nguyên Đắc Lăk
+ Nhóm 4: Cao nguyên Di Linh
Có độ cao trung bình 1000m tương đối bằng phẳng.
+ Nhóm 5: Cao nguyên Lâm Viên
- Lắng nghe nhận xét bổ sung ý kiến cho HS.
- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung.
+ Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao là: Đắc Lắk, Kon Tum, Plây Cu, Di Linh và Lâm Viên.
+ Lắng nghe, ghi nhớ.
+ GV tổng kết lại các ý chính về các cao nguyên.
+ 3 - 4 HS nhắc lại nội dung các ý chính đã được GV tổng kết về các cao nguyên.
Hoạt động 2
Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
- Yêu cầu quan sát, phân tích bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Ma Thuột, trả lời các câu hỏi sau:
- Tiến hành thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các cặp đôi lên trình bày ý kiến.
Kết quả làm việc tốt.
+ Buôn Ma Thuột có những mùa nào? ứng với những tháng nào?
+ ở Buôn Ma Thuộtcó 2 mùa: mùa mưă và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10 còn mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 và tháng 11, 12.
+ Đọc SGK em có nhận xét gì về khí hậu ở Tây Nguyên?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên tương đối khắc nghiệt. Mùa mưa, mùa khô phân biệt rõ rệt lại kéo dài, không thuận lợi cho cuộc sống ở người dân nơi đây.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rỏ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên. Và mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
Hoạt động 3
Sơ đồ hoá kiến thức vừa học
	- Giáo viên tổ chức thi đua giữa hai dãy HS, yêu cầu các dãy  ... đôi sau đó trả lời: Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch vì nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh.
- Yêu cầu HS treo các tranh ảnh sưu tầm được về TP Đà Nẵng(chủ yếu là các tranh ảnh về cảnh đẹp của TP Đà Nẵng).
- HS treo tranh ảnh lên bảng- Yêu cầu HS kết hợp quan sát tranh ảnh
- Yêu cầu HS kết hợp quan sát tranh ảnh và lược đồ TP Đà Nẵng cho biết: Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút được nhiều khgách du lịch.
- HS trao đổi cặp đôi: lần lượt nói cho nhau biết những nơi ở Đà Nẵng thu hút được nhiều khách du lịch: chùa Non Nước, bãi biển, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm
- Yêu cầu HS trả lời.
- Các HS trả lời và lên bảng chỉ các địa điểm đó trên bản đồ, lược đồ
- GV nhấn mạnh: Đà Nẵng là điểm du lịch hấp dẫn có hệ thống bãi tắm đẹp và các danh lam thắng cảnh đẹp như: Bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm.
 HS lắng nghe.
- GV phát cho các nhóm HS tranh ảnh và thông tin về một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Nẵng.
- HS làm việc theo nhóm: Nhận tranh ảnh và thông tin về một danh lam thắng cảnh.
- Nhóm 1-2: Bán dảo Sơn Trà, thông tin: Trên bán đảo có rừng cây xanh tốt, có nhiều động vật hoang dã (khỉ, hươu nai) và nhiều cảnh đẹp. Phía Nam bán đảo có dải đất dài với những bãi tắm đẹp như: Mỹ Khê, Mĩ An
Nhóm 3-4: Núi Ngũ Hành Sơn, thông tin: Đây là dãy núi có sáu ngọn núi quây quần thành một cụm(đó làThuỷ Sơn, Mộc Sơn,Kim Sơn, Thổ Sơn và 2 quả núi liền nhau là Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn). Các núi có nhiều hang động đẹp, có đền chùa với cảnh sắc tĩnh mịch, huyền ảo, kỳ vĩ.
Nhóm 5-6: Bảo tàng Chăm, thông tin: Đây là nơi lưu giữm\ và trưng bày nhiều tượng thần và tượng vũ nữ bằng đá và đất xung (một loại đất cổ). Từ bảo tàng cho thấy sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật điêu khắc Chăm thế kỷ VII - VIII.
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin cho nhau nghe rồi dựa vào đó lựa chọn thông tin giới thiệu về cảnh đẹp củ mình cho khách du lịch.
- Các nhóm giả sử mình là hướng dẫn viên du lịch, thảo luận nội dung giới thiệu về cảnh đẹp cho khách du lịch(dựa vào thông tin GV cung cấp)
- Yêu cầu các nhóm trình bày. Sau đó GV nhận xét.
Đại diện 3 nhóm lên trình bày, có tranh ảnh minh hoạ.
	4. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS lên chỉ TP Đà Nẵng trên bản đồ. 
- 1 - 2 HS thực hiện
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- 1-2 HS thực hiện.
- Dặn dò HS chuẩn bị tranh ảnh về biển Việt Nam.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV nhận xét bài học và chuẩn bị bài sau.
Địa lý
biển, đảo và quần đảo
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quấn đảo Cái Bầu, Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Phân biệt được các khái niệm: vùng biển đảo và quần đảo.
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta và vai trò của chúng.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích lược đồ, bản đồ.
- Giáo dục HS ham học địa lý.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về biển, đảo Việt Nam.
	Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài trước.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của các bạn.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Giới thiệu Bài mới
- Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về biển, đảo và quần đảo.
- Lắng nghe.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
vùng biển việt nam
- Yêu cầu thảo luận nhóm, quan sát và thực hiện các yêu cầu sau:
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
1. Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
1. Chỉ trên bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
2. Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta.
2. Những giá trị mà biển Đông đem lại là: Muối, khoáng sản, hải sản, du lịch, cảng biển
- HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số mỏ dầu, mỏ khí của nước ta.
- 2 - 3 HS chỉ trên bản đồ.
- Yêu cầu tiếp tục thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau:
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- đại diện 2 nhóm trình bày lên bảng.
TT
Giá trị của biển Đông
Lợi ích đem lại
1
..
2
..
TT
Giá trị của biển Đông
Lợi ích đem lại
1
Muối
Cung cấp muối cần thiết cho con người
2
Khoáng sản (dầu mỏ)
Làm chất đốt, nhiên liệu
3
Hải sản (cá, tôm,)
Cung cấp thực phẩm
4 
Vũng, vịnh (bãi biển)
Phát riển du lịch và xây dựng cảng biển
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS các nhóm quan sát, bổ sung.
Hoạt động 2
Đảo và quần đảo
- GV giải thích nghĩa hai khái niệm: đảo và quần đảo.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
+ Đảo là bộ phận đất nổi nhỏ hơn lục địa xung quanh, co nước biển và đại dương bao bọc.
+ Quần đảo: là nơi tập trung nhiều đảo.
- 1 - 2 HS nhắc lại.
- Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. Yêu cầu thảo luận câu hỏi sau:
- Tiến hành thảo luận nhóm.
1. Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các đảo và quần đảo chính.
- Đại diện 3 nhóm ở 3 vùng biển lên trình bày.
+ Nhóm 1 và 5: Vịnh Bắc Bộ
+ Vịnh Bắc Bộ có đảo Cái Bầu, Cát Bà, vịnh Hạ Long. Hoạt động sản xuất chính của người dân ở đây là: làm nghề đánh cá và phát triển du lịch.
+ Nhóm 2 và 4: Biển miền Trung
+ Ngoài khoảng biển miền Trung: quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoạt động sản xuất: chủ yếu là mang tính tự cấp, cũng làm nghề đánh cá ven biển có một số đảo nhỏ là Li Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quốc (Bình Thuận).
+ Nhóm 3 và 6: Biển phía Nam và Tây Nam.
+ Biển phía Nam và Tây Nam: đảo Phú Quốc, Côn Đảo. Hoạt động sản xuất: làm nước mắm và trồng hồ tiêu xuất khẩu (Phú Quốc) và phát triển du lịch (Côn Đảo).
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- 3 nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3
Trò chơi:''Ai đoán tên đúng''
- GV phổ biến luật chơi.
- GV đưa ra 5 ô chữ cùng với lời gợi ý. Nhiệm vụ của HS là đoán được nội dung ô chữ đó.
- HS nếu đoán đúng được nội dung ô chữ, sẽ được nhận 1 phần quà của GV.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét HS chơi.
1. Vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển này.
B
I
Ê
N
Đ
Ô
N
G
2. Đây là địa danh, nằm ở ven biển miền Trung, nổi tiếng về một loại cây gia vị
L
ý
S
Ơ
N
3. Đây là địa danh, in dấu các chiến sĩ cách mạng.
C
Ô
N
Đ
ả
O
4. Đây là thắng cảnh nổi tiếng đã được ghi nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
V
I
N
H
H
ạ
L
O
N
G
5. Đây là tên một quần đảo nổi tiếng ở ngoài khơi biển miền Trung và thuộc tỉnh Khánh Hoà.
T
R
Ư
Ơ
N
G
S
A
4. Củng cố dặn dò
	- GV tổng kết giờ học.
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Địa lý
khai thác khoáng sản và hải sản ở
vùng biển việt nam
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Biết được vùng biển nước ta có dầu khí, cát trắng và nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị như: tôm hùm, bào ngư
- Chỉ trên bản đồ Địa Lý tự nhiên Việt Nam các vùng khai thác dầu khí và đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
- Nêu đúng trình tự các công việc trong quá trình khai thác và sử dụng hải sản.
- Biết được một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản, ô nhiễm mội trường biển và một số biện pháp khắc phục.
- Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát.
II- Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về các hoạt động khai thác khoáng sản ở các vùng biển Việt Nam (nếu có)
	Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng, chỉ trên bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Hạ Long, , vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan tên một số đảo và quần đảo ở nước ta và nêu được những giá trị, sản phẩm mà biển đông mang lại cho nước ta. 
2. Giới thiệu Bài mới
- Với những đặc điểm và ưu đãi biển đông mang lại, cjúng ta sẽ có những hoạt động gì để khai thác những tài nguyên quý ấy? Để tìm hiểu rõ điều này, chúng ta cùng học bài hôm nay.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
khai thác khoáng sản
- Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời và hoàn thiện bảng sau:
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
TT
Khoáng sản chủ yếu
Địa điểm khai thác
Phục vụ nghành sản xuất
1
Dầu mỏ và khí đốt
Thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo
Xăng dầu, khí đốt, nhiên liệu
2
Cát trắng
Ven biển Khánh Hoà và một số đảo ở Quảng Ninh
Công nghiệp thuỷ tinh
 - Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS các nhóm quan sát, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2
Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
+ Hãy kể tên các sản vật biển ở nước ta?
+ Cá biển, cá thu, cá chim, cá ngừ, cá hồng
+ Tôm: tôm sú, tôm he, tôm hùm
+ Mực.
+ Bào ngư, ba ba, đồi mồi.
+ Sò, ốc
+..
+ Em có nhận xét gì về nguồn hải sản ở nước ta?
+ Nguồn hải sản nước ta vô cùng phong phú.
+ Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra như thế nào?
+ Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra khắp vùng biển kể từ Bắc vào Nam, nhiều nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (kết hợp chỉ trên bản đồ).
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày.
+ Xây dựng quy trình khai thác cá biển. 
+ Quy trình khai thác cá biển: 
Khai thác cá biển
Chế biến đông lạnh
Đóng gói cá đã chế biến
Chuyên chở sản phẩm
Xuất khẩu
+ Theo em nguồn hải sản có vô tận không?
+ Nguồn hải sản không vô tận. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn hải sản như: khai thác bừa bãi, không hợp lý, làm ô nhiểm môi trường biển, để dầu loang ra biển, vứt rác xuống biển
+ Em hãy nêu ít nhất 3 biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản của nước ta?
+ Một số biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản là: Giữ vệ sinh môi trường biển, không xả rác, dầu xuống biển, đánh bắt, khai thác hải sản theo đúng quy trình, hợp lí
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tổng hợp ý kiến của HS.
Hoạt động 3
Tổng hợp kiến thức
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, hoàn thiện, bảng kiến thức tổng hợp dưới đây:
Sản phẩm cá
Sản phẩm: Cát trắng
Sản phẩm tôm, bào ngư
Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
Khai thác khoáng sản
Khai thác khoáng sản
Sản phẩm dầu mỏ và khí đốt
Vùng biển nước ta
- Đại diện 2 - 3 cặp đôi lên điền vào bảng kiến thức. HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Tổ chức thi đua giữa 2 dãy HS, lên trình bày về nội dung kiến thức vừa học. Đại diện dãy HS nào trình bày đủ, đúng các ý chính, vừa kết hợp chỉ bản đồ sẽ là dãy thắng cuộc.
- GV nhận xét, khen, động viên các dãy.
4. Củng cố dặn dò
	- GV tổng kết giờ học.
	- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTiÕt 4 2.doc