Địa lý
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I- MỤC TIÊU
Giúp HS biết:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Vị trí địa lí, hình dạng của đất nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
- Một số yếu tố của bản đồ: Tên, phương hướng, kí hiệu, tỉ lệ.
- Một số yêu cầu môn lịch sử và địa lí.
- Giáo dục HS ham học địa lí.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ các loại: Thế giới, châu lục, Việt Nam.
III- TRỌNG TÂM
- Học sinh nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ.
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Giáo viên kiểm tra sách vở đồ dùng dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét chung.
Tiết 1 Địa lý làm quen với bản đồ I- Mục tiêu Giúp HS biết: - Định nghĩa đơn giản về bản đồ. - Vị trí địa lí, hình dạng của đất nước ta. - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. - Một số yếu tố của bản đồ: Tên, phương hướng, kí hiệu, tỉ lệ. - Một số yêu cầu môn lịch sử và địa lí. - Giáo dục HS ham học địa lí. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ các loại: Thế giới, châu lục, Việt Nam. III- Trọng tâm - Học sinh nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ. IV- Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên kiểm tra sách vở đồ dùng dụng cụ học tập của HS. - GV nhận xét chung. B. Bài mới 1. Giới thiệu - Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài 1. Bản đồ - GV treo các loại bản đồ lên bảng theothứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam). - HS quan sát. - Yêu cầu HS đọc tên bản đồ. - HS đọc. - Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. + Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất. + Bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất các châu lục. + Bản đồ Việt Nam thể hiên một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất - nước Việt Nam. - Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. - Yêu cầu HSQS hình 1, 2 trong SGK rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình. - HSQS hình và chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. + Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? + Người ta thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh; nghiên cứu vị trí của các đối tượng cần thể hiện, tính toán chính xác các khoảng cách trên thực tế, sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó lên bản đồ. + Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lí TNVN treo tường? + HS trả lời. 2. Một số yếu tố của bản đồ - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi. + Trên bản đồ cho ta biết điều gì? + HS trả lời. + Trên bản đồ, người ta thường qui định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? + HS trả lời. - Yêu cầu HS lên bảng chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (H3). - 2 HS lên chỉ. + Tỉ lên bản đồ cho em biết điều gì? + Độ thu nhỏ của ngoài thực tế so với vẽ trên bản đồ. + Đọ tỉ lệ bản đồ ở hình 2 và cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m trên thực tế? + Bản đồ H2 cho biết 1cm trên bản đồ ứng với 20000m trên thực tế. + Bảng chú giải ở H3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì? + Biên giới quốc gia. + Sông + Thành phố. - Kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu của bản đồ. * Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ. - HSQS bảng chú giải H3 và một số bản đồ khác và vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới Quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng sản - Cho HS làm việc theo cặp hai em thi đố cùng nhau. - 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì. - Tổng kết bài: GV rút ra bài học trong SGK và yêu cầu HS đọc. - Vài em đọc. C. Củng cố dặn dò + Bản đồ được dùng để làm gì? - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Địa lý dãy hoàng liên sơn I- Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: - Biết và chỉ được vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Nêu được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn: là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu: khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. - Mô tả được đỉnh núi Phan - xi - păng. - Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê,.., - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước Việt Nam. II- Đồ dùng dạy học Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (loại khổ lớn). Lược đồ dãy núi chính ở Bắc Bộ (Phóng to nếu có điều kiện). Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn. III- Trọng tâm - HS nắm được đặc điểm và vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn. IV- Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Bản đồ là gì? - Nêu các bước biết sử dụng bản đồ ? - Gọi 2 HS trả lời. - GV nhận xét và cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu - GV giới thiệu: Thiên nhiên của đất nước ta rất phong phú và đa dạng. ở mỗi vùng miền lại có những đặc điểm riêng về thiên nhiên cũng như về hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Phần Địa Lí sẽ giúp các em tìm hiểu về những đặc điểm ấy. Bài đầu tiên trong chương trình giúp các em biết những điều lí thú về dãy núi Hoàng Liên Sơn, một dãy núi cao, đồ sộ ở miền núi phía Bắc của nước ta. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 Hoàng liên sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất việt nam - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ và kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ. - 2 HS lần lượt chỉ lần lượt lên bảng. -2 HS ngồi cạnh nhau vừa chỉ lược đồ vừa nêu cho nhau nghe, sau đó 2 HS lần lượt lên bảng chỉ và nêu tên các dãy núi: Những dãy núi chính ở Bắc Bộ là: Hoàn Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy đông Triều. - GV nêu: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về dãy Hoàng Liên Sơn. - GV treo bản đồ Địa Lí tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS tìm dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. - HS làm việc theo cặp, kẻ sơ đồ vào vở và điền (nếu không có phiếu học tập) - GV treo bảng phụ có gợi ý về nội dung tìm hiểu và nêu yêu cầu: hãy dựa vào bản đồ, lược đồ, SGK để hoàn thành sơ đồ thể hiện đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn. (Nêu có thể GV chuẩn bị sơ đồ cho từng cặp HS) - Kết quả làm việc tốt. Vị trí: ở phía Bắc của nuớc ta, giữa sông Hồng và sông Đà Chiều dài: khoảng 180 km Chiều rộng: gần 30km Hoàng Liên Sơn Độ cao: dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam Đỉnh: có nhiều đỉnh nhọn Sườn: rất dốc Thung lũng: thường hẹp và sâu - GV yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận. - 1 HS lên bảng, vừa chỉ dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa Lí tự nhiên Việt Nam vừa nêu đặc điểm của dãy núi này theo sơ đồ gợi ý. - HS cả lớp theo dõi và nhận xét bổ sung ý kiến cho bạn. - GV kết luận lại về đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn: nằm ở phía Bắc và là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. - HS nghe giảng. Hoạt động 2 Đỉnh Phan-Xi-Păng - "Nóc nhà" Của tổ Quốc - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. - GV treo hình 2, trang 71,SGK (nếu có) và hỏi: Hinh chụp đỉnh núi nào? Đỉnh núi này thuộc dãy núi nào? - HS: Hình chụp đỉnh núi Phan- xi- păng thuộc dãy núi Hoànhg Liên Sơn. + Đỉnh núi Phan- xi- păng có độ cao là bao nhiêu mét? - Đỉnh Phan - xi - păng có độ cao 3143 m. + Theo em, tại sao có thể nói đỉnh núi Phan - xi - păng là ''nóc nhà'' của Tổ quốc ta? + Vì đây là đỉnh núi cao nhất nước ta. + Em hãy mô tả đỉnh núi Phan - xi - păng. + HS quan sát hỉnh 2 trang 71 SGK để mô tả: Đỉnh Phan - xi - păng là đỉnh núi cao nhất nứơc ta nên được coi là nóc nhà cuẩ Tổ quốc. Đỉnh núi này nhọn, xung quanh thường có mây mù che phủ. - Yều cầu HS nêu lại. - Vài HS nêu lại trên lớp. Hoạt động 3 Khí hậu lạnh quanh năm - Yêu cầu HS đọc SGK. - HS đọc SGK + Những nơi cao của dãy Hoàn Liên Sơn có khí hậu như thế nào? + Khí hậu lạnh quang năm , nhất là những tháng mùa đông, có khi có tuyết rơi. Từ độ cao 2000 m đến 2500m, thường có nhiều mưa rất lạnh. Từ độ cao 2500m trở lên khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh. - Giáo viên yêu cầu HS quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. + Hãy chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ và cho biết độ cao của Sa Pa. + 2HS lên bảng chỉ và nêu: Sa Pa ở độ cao 1570 m. - Yêu cầu HS đọc bảng số liệu vêd nhiệt độ trung bình ở Sa Pa. - HS đọc. + Hãy nêu nhiệt độ trung bình của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7? - vào tháng 1 nhiệt độ trùng bình ở Sa Pa là 90C và vào tháng 7 là 200C. + Em có nhận xét gì về khí hậu của Sa Pa trong năm? + Sa Pa có khí hậu mát mẻ. - Giáo viên: Bên cạnh việc có khí hậu mát mẻ quanh năm, Sa Pa còn có rất nhiều cảnh đẹp tự nhiên như: thác Bạc, Cầu Mây, cổng Trời, rừng Trúc, hang động Tả Pìn nên đã trở thành khu du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc nước ta. - HS nghe giảng. C. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Địa lý Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn I- Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: - Biết và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê - Biết mối quan hệ địa lí giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. - Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Giáo dục HS ham học địa lí. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (loại khổ lớn). - Tranh, ảnh, băng hình về trang phục, lễ hội, nhà sàn, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. III- Trọng tâm - HS nắm được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. IV- Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi sau: + Em hãy kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ. + Tại sao nói đỉnh Phan - xi - păng là nóc nhà của Tổ quốc? - GV nhận xét và cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu - GV giới thiệu: GV nêu yêu cầu nhiệm vụ của tiết học và ghi đầu bài lên bảng. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 Hoàng liên sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi dựa vào hiểu biết của mình. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm vừa lên chỉ bản đồ, vừa trả lời câu hỏi. + Theo em dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng. + Theo em dân cư ở Hoàng Liên Sơn rất thưa thớt. + Kể tên những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn. + Những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn là: Dân tộc Dao, Mông, Thái - GV chốt lại ý về đặc điểm dân cư ở Hoàng Liên Sơn, thưa dân chủ yếu là các dân tộc ít người. - HS theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. + Yêu cầu HS đọc bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số DT ở Hoàng Liên Sơn. + HS đọc. + Kể tên các DT theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao. + Dân tộc Thái, DT Dao và DT Mông. + Phương tiện giao thông chính của người dân ở những nơi núi cao của Hoàng Liên Sơn là gì? giải thích nguyên nhân? + Phương tiện giao thông chính là ngựa hoặc đi bộ vì địa hình là núi cao, hiểm trở chủ yếu là đường món. Dân cư ở Hoàng Liên Sơn Dân cư ... thống bãi tắm đẹp và các danh lam thắng cảnh đẹp như: Bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm. HS lắng nghe. - GV phát cho các nhóm HS tranh ảnh và thông tin về một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Nẵng. - HS làm việc theo nhóm: Nhận tranh ảnh và thông tin về một danh lam thắng cảnh. - Nhóm 1-2: Bán dảo Sơn Trà, thông tin: Trên bán đảo có rừng cây xanh tốt, có nhiều động vật hoang dã (khỉ, hươu nai) và nhiều cảnh đẹp. Phía Nam bán đảo có dải đất dài với những bãi tắm đẹp như: Mỹ Khê, Mĩ An Nhóm 3-4: Núi Ngũ Hành Sơn, thông tin: Đây là dãy núi có sáu ngọn núi quây quần thành một cụm(đó làThuỷ Sơn, Mộc Sơn,Kim Sơn, Thổ Sơn và 2 quả núi liền nhau là Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn). Các núi có nhiều hang động đẹp, có đền chùa với cảnh sắc tĩnh mịch, huyền ảo, kỳ vĩ. Nhóm 5-6: Bảo tàng Chăm, thông tin: Đây là nơi lưu giữm\ và trưng bày nhiều tượng thần và tượng vũ nữ bằng đá và đất xung (một loại đất cổ). Từ bảo tàng cho thấy sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật điêu khắc Chăm thế kỷ VII - VIII. - Yêu cầu các nhóm đọc thông tin cho nhau nghe rồi dựa vào đó lựa chọn thông tin giới thiệu về cảnh đẹp củ mình cho khách du lịch. - Các nhóm giả sử mình là hướng dẫn viên du lịch, thảo luận nội dung giới thiệu về cảnh đẹp cho khách du lịch(dựa vào thông tin GV cung cấp) - Yêu cầu các nhóm trình bày. Sau đó GV nhận xét. Đại diện 3 nhóm lên trình bày, có tranh ảnh minh hoạ. C. Củng cố dặn dò - Yêu cầu HS lên chỉ TP Đà Nẵng trên bản đồ. - 1 - 2 HS thực hiện - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK. - 1-2 HS thực hiện. - Dặn dò HS chuẩn bị tranh ảnh về biển Việt Nam. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - GV nhận xét bài học và chuẩn bị bài sau. Địa lý biển, đảo và quần đảo I- Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: - Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quấn đảo Cái Bầu, Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. - Phân biệt được các khái niệm: vùng biển đảo và quần đảo. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta và vai trò của chúng. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích lược đồ, bản đồ. - Giáo dục HS ham học địa lý. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về biển, đảo Việt Nam. III- Trọng tâm - HS nắm được những đặc điể m tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta và vai trò của chúng. IV- Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài trước. - Gọi HS nhận xét câu trả lời của các bạn. - GV nhận xét và cho điểm từng HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu - Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về biển, đảo và quần đảo. - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 vùng biển việt nam - Yêu cầu thảo luận nhóm, quan sát và thực hiện các yêu cầu sau: - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả trước lớp. 1. Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. 1. Chỉ trên bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. 2. Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta. 2. Những giá trị mà biển Đông đem lại là: Muối, khoáng sản, hải sản, du lịch, cảng biển - HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số mỏ dầu, mỏ khí của nước ta. - 2 - 3 HS chỉ trên bản đồ. - Yêu cầu tiếp tục thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau: - Tiến hành thảo luận nhóm. - đại diện 2 nhóm trình bày lên bảng. TT Giá trị của biển Đông Lợi ích đem lại 1 .. 2 .. TT Giá trị của biển Đông Lợi ích đem lại 1 Muối Cung cấp muối cần thiết cho con người 2 Khoáng sản (dầu mỏ) Làm chất đốt, nhiên liệu 3 Hải sản (cá, tôm,) Cung cấp thực phẩm 4 Vũng, vịnh (bãi biển) Phát riển du lịch và xây dựng cảng biển - Nhận xét câu trả lời của HS. - HS các nhóm quan sát, bổ sung. - Kết luận: Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông. Biển Đông có vai trò điều hoà khí hậu và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta như muối, khoáng sản - 2 - 3 HS nhìn vào bảng, trình bày lại các nội dung kiến thức chính của bài học. Hoạt động 2 Đảo và quần đảo - GV giải thích nghĩa hai khái niệm: đảo và quần đảo. - Lắng nghe, ghi nhớ. + Đảo là bộ phận đất nổi nhỏ hơn lục địa xung quanh, co nước biển và đại dương bao bọc. + Quần đảo: là nơi tập trung nhiều đảo. - 1 - 2 HS nhắc lại. - Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. Yêu cầu thảo luận câu hỏi sau: - Tiến hành thảo luận nhóm. 1. Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các đảo và quần đảo chính. - Đại diện 3 nhóm ở 3 vùng biển lên trình bày. + Nhóm 1 và 5: Vịnh Bắc Bộ + Vịnh Bắc Bộ có đảo Cái Bầu, Cát Bà, vịnh Hạ Long. Hoạt động sản xuất chính của người dân ở đây là: làm nghề đánh cá và phát triển du lịch. + Nhóm 2 và 4: Biển miền Trung + Ngoài khoảng biển miền Trung: quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoạt động sản xuất: chủ yếu là mang tính tự cấp, cũng làm nghề đánh cá ven biển có một số đảo nhỏ là Li Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quốc (Bình Thuận). + Nhóm 3 và 6: Biển phía Nam và Tây Nam. + Biển phía Nam và Tây Nam: đảo Phú Quốc, Côn Đảo. Hoạt động sản xuất: làm nước mắm và trồng hồ tiêu xuất khẩu (Phú Quốc) và phát triển du lịch (Côn Đảo). - Nhận xét câu trả lời của HS. - 3 nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Kết luận: Không chỉ có vùng biển nước ta còn có rất nhiều đảo và quần đảo, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Do đó chúng ta cần phải khai thác hợp lí nguồn tài nguyên vô giá này. - Lắng nghe. - 1, 2 HS trình bày lại. Hoạt động 3 Trò chơi:''Ai đoán tên đúng'' (hoặc:''Tìm hiểu vùng biển Việt Nam'') - GV phổ biến luật chơi. - GV đưa ra 5 ô chữ cùng với lời gợi ý. Nhiệm vụ của HS là đoán được nội dung ô chữ đó. - HS nếu đoán đúng được nội dung ô chữ, sẽ được nhận 1 phần quà của GV. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét HS chơi. 1. Vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển này. B I Ê N Đ Ô N G 2. Đây là địa danh, nằm ở ven biển miền Trung, nổi tiếng về một loại cây gia vị L ý S Ơ N 3. Đây là địa danh, in dấu các chiến sĩ cách mạng. C Ô N Đ ả O 4. Đây là thắng cảnh nổi tiếng đã được ghi nhận là di sản thiên nhiên thế giới. V I N H H ạ L O N G 5. Đây là tên một quần đảo nổi tiếng ở ngoài khơi biển miền Trung và thuộc tỉnh Khánh Hoà. T R Ư Ơ N G S A C. Củng cố dặn dò - GV tổng kết giờ học. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Địa lý khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển việt nam I- Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: - Biết được vùng biển nước ta có dầu khí, cát trắng và nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị như: tôm hùm, bào ngư - Chỉ trên bản đồ Địa Lý tự nhiên Việt Nam các vùng khai thác dầu khí và đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta. - Nêu đúng trình tự các công việc trong quá trình khai thác và sử dụng hải sản. - Biết được một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản, ô nhiễm mội trường biển và một số biện pháp khắc phục. - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Một số tranh ảnh về các hoạt động khai thác khoáng sản ở các vùng biển Việt Nam (nếu có) III- Trọng tâm - HS nắm được cách khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển nước ta. IV- Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 2 HS lên bảng, chỉ trên bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Hạ Long, , vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan tên một số đảo và quần đảo ở nước ta và nêu được những giá trị, sản phẩm mà biển đông mang lại cho nước ta. B. Bài mới 1. Giới thiệu - Giới thiệu: Với những đặc điểm và ưu đãi biển đông mang lại, cjúng ta sẽ có những hoạt động gì để khai thác những tài nguyên quý ấy? Để tìm hiểu rõ điều này, chúng ta cùng học bài hôm nay. - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 khai thác khoáng sản - Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời và hoàn thiện bảng sau: - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả trước lớp. TT Khoáng sản chủ yếu Địa điểm khai thác Phục vụ nghành sản xuất 1 Dầu mỏ và khí đốt Thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo Xăng dầu, khí đốt, nhiên liệu 2 Cát trắng Ven biển Khánh Hoà và một số đảo ở Quảng Ninh Công nghiệp thuỷ tinh - Nhận xét câu trả lời của HS. - HS các nhóm quan sát, nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2 Đánh bắt và nuôi trồng hải sản + Hãy kể tên các sản vật biển ở nước ta? + Cá biển, cá thu, cá chim, cá ngừ, cá hồng + Tôm: tôm sú, tôm he, tôm hùm + Mực. + Bào ngư, ba ba, đồi mồi. + Sò, ốc +.. + Em có nhận xét gì về nguồn hải sản ở nước ta? + Nguồn hải sản nước ta vô cùng phong phú. + Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra như thế nào? + Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra khắp vùng biển kể từ Bắc vào Nam, nhiều nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (kết hợp chỉ trên bản đồ). - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày. + Xây dựng quy trình khai thác cá biển. + Quy trình khai thác cá biển: Khai thác cá biển Chế biến đông lạnh Đóng gói cá đã chế biến Chuyên chở sản phẩm Xuất khẩu + Theo em nguồn hải sản có vô tận không? + Nguồn hải sản không vô tận. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn hải sản như: khai thác bừa bãi, không hợp lý, làm ô nhiểm môi trường biển, để dầu loang ra biển, vứt rác xuống biển + Em hãy nêu ít nhất 3 biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản của nước ta? + Một số biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản là: Giữ vệ sinh môi trường biển, không xả rác, dầu xuống biển, đánh bắt, khai thác hải sản theo đúng quy trình, hợp lí - Nhận xét câu trả lời của các nhóm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tổng hợp ý kiến của HS. Hoạt động 3 Tổng hợp kiến thức - Yêu cầu thảo luận cặp đôi, hoàn thiện, bảng kiến thức tổng hợp dưới đây: Sản phẩm cá Sản phẩm: Cát trắng Sản phẩm tôm, bào ngư Đánh bắt và nuôi trồng hải sản Khai thác khoáng sản Khai thác khoáng sản Sản phẩm dầu mỏ và khí đốt Vùng biển nước ta - Đại diện 2 - 3 cặp đôi lên điền vào bảng kiến thức. HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - Tổ chức thi đua giữa 2 dãy HS, lên trình bày về nội dung kiến thức vừa học. Đại diện dãy HS nào trình bày đủ, đúng các ý chính, vừa kết hợp chỉ bản đồ sẽ là dãy thắng cuộc. - GV nhận xét, khen, động viên các dãy. C. Củng cố dặn dò - GV tổng kết giờ học. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Tài liệu đính kèm: