I - Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả Địa cầu.
- Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta.
- Nhớ diện tích lãnh thổ của Việt Nam
- Biết chiến dịch những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Quả Địa cầu
- 2 lược đồ trống tương tự như hình 1 trong SGK, 2 bộ bìa đỏ. Mỗi bộ gòm 7 tấm bìa ghi các chữ: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Địa lý Việt Nam Bài 1 Việt Nam - đất nước chúng ta Địa lý Việt Nam Bài 1 Việt Nam - đất nước chúng ta I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả Địa cầu. - Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta. - Nhớ diện tích lãnh thổ của Việt Nam - Biết chiến dịch những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Quả Địa cầu - 2 lược đồ trống tương tự như hình 1 trong SGK, 2 bộ bìa đỏ. Mỗi bộ gòm 7 tấm bìa ghi các chữ: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. III. Các hoạt động dạy - học 1. Vị trí địa lí giới hạn * Hoạt động 1 (làm việc theo cặp) Bước 1: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK, rồi trả lời câu hỏi sau: + đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào ?(đất liền, biển, đảo và quần đảo) + Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ. + Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào ? (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia) + Biển bao bọc phía nào phần địa lí của nước ta ? (đông, nam và tây nam). Tên biển là gì (Biển Đông) + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta (đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốcquần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa) Bước 2: - HS lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV bổ sung: đất nước ta gồm có đất liền, biển, đảo và quần đảo, ngoài ra còn có vùng trời bao trùm lãnh thổ nước ta. Bước 3: - GV gọi một số HS lên bảng chỉ vị trí địa lí của nước ta trên quả Địa cầu. - GV đặt câu hỏi: vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác? Kết luận: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Nước ta là một bộ phận của Châu á, có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. 2. Hình dạng diện tích * Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2 và bảng số liệu, rồi thuận lợi trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: - Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì ? (hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S) - Từ bắc vào nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? - Nơi hẹp nhất là bao nhiêu km? - Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2 ? - So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu. Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km. * Hoạt động 3 (tổ chức trò chơi “tiếp sức”) Bước 1: - GV treo 2 lược đồ trống trên bảng - Gọi 2 nhóm HS tham gia trò chơi lên đứng xếp 2 hàng dọc phía trước bảng. - Mỗi nhóm được phát 7 tầm bìa (mỗi HS được phát 1 tầm bìa) Bước 2: Khi GV hô: “Bắt đầu”, lần lượt từng HS lên dán tầm bìa vào lược đồ trống. Bước 3 - HS đánh giá và nhận xét từng đội chơi. Đội nào dán đúng và xong trước là đội đó thắng. - GV khen thưởng đội thắng cuộc. Ngày dạy /./.. Địa lý: Bài 2 Địa hình và khoáng sản I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: Biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta. Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ) Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tit, bô-xít, dầu mỏ. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khoáng sản Việt Nam (nếu có) III. Các hoạt động dạy - học 1. Địa hình * Hoạt động 1 (làm việc cá nhân) Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời các nội dung sau: + Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1 + Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta, trong đó những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung? + Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta. + Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta. Bước 2: - Một số HS nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta. - Một số HS khác lên bảng chỉ trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam những dãy núi và đồng bằng lớn của nước ta. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp. 2. Khoáng sản * Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) Bước 1: - Dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết, HS trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta. + Hoàn thành bảng sau: Tên khoáng sản Kí hiệu Nơi phân bố chính Công dụng Than A-pa-tit Sắt Bô-xit Dầu mỏ . . . . . . . . . . Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi: - HS khác bổ sung: - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời: Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tít, bô-xít. * Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) - GV treo 2 bản đồ: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và Bản đồ khoángsản Việt Nam. - GV gọi từng cặp HS lên bảng. GV đưa ra với mỗi cặp một yêu cầu. Ví dụ: + Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn + Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ + Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a-pa-tit + .. - GV yêu cầu HS khác nhận xét sau khi mỗi cặp HS hoàn thành bài tập. - HS nào chỉ đúng và nhanh thì được các bạn trong lớp hoan hô. Lưu ý: GV gọi được càng nhiều cặp HS lên bảng chỉ bản đồ càng tốt Ngày dạy /./.. Địa lý: Bài 3 Khí hậu I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. - Biết sự khác nhau giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc hình 1 trong SGK (phóng to) - Quả Địa cầu - Tranh ảnh về một số hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương (nếu có) III. Các hoạt động dạy - học 1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa * Hoạt động 1 (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS trong nhóm quan sát quả Địa cầu, hình 1 và đọc nội dung SGK, rồi thuận lợi nhóm theo các gợi ý sau: + Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào ?, ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh ? + Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. + Hoàn thành bảng sau: Thời gian Gió mùa thổi Hướng gió chính Tháng 1 Tháng 7 (Lưu ý: Tháng 1: đại diện cho mùa gió đông bắc. Tháng 7: đại diện cho mùa gió tây nam hoặc đông nam) Bước 2: - Đại diện các những HS trả lời câu hỏi: - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời: - GV gọi một số HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7 trên bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc hình 1 (phóng to) Bước 3: (Đối với HS khá, giỏi) Sau khi các nhóm trình bày kết quả, GV cùng HS thuận lợi, điền chữ và mũi tên để được sơ đồ sau trên bảng (có thể chuẩn bị 6 tấm bìa ghi sẵn nội dung để gắn trên bảng): Vị trí Nhiệt đới Nóng - Gần biển - Trong vùng có gió mùa - Mưa nhiều - Gió mưa thay đổi theo mùa Khí hậu nhiệt đới gió mùa Kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau * Hoạt động 2 (làm việc theo cặp) Bước 1: - GV gọi 1 - 2 HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - GV giới thiệu dãy nũi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. - GV yêu cầu HS làm việc theo từng cặp với gợi ý sau: Dựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Cụ thể: + Về sự chênh lệnh nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7; + Về các mùa khí hậu + Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm. Bước 2: - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời: Kết luận: khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 3. ảnh hưởng của khí hậu. * Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) - GV yêu cầu HS nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - HS nêu: + khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm. + khí hậu nước ta gây ra một số khó khăn, cụ thể là: có năm mưa lớn gây lũ lụt, có năm ít mưa gây hạn hán, báo có sức tàn phá lớn GV cho HS trưng bày tranh ảnh về một số hậu quả do bão hoặc hạn hạn gây ra ở địa phương (nếu có) Ngày dạy /./.. Địa lý: Bài 4 Sông ngòi I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) một số sông chính của Việt Nam - Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam - Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất - Hiểu và lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn (nếu có) III. Các hoạt động dạy - học 1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc * Hoạt động 1 (làm việc cá nhân) Bước 1: - Cá nhân HS dựa vào hình 1 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau: + Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết? + Kể tên và chỉ trên hình 1 một số sông ở Việt Nam + ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào? + Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung Bước 2: - Một số HS trả lời các câu hỏi trước lớp. - Một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các sông chính: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. 2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa. * Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2, hình 3 hoặc tranh ảnh sưu tầm (nếu có) rồi hoàn thành bảng sau: Thời gian Đặc điểm ảnh hưởng tới đời sống v ... Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập. - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Ai Cập II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ Kinh tế châu Phi. - Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi. III. Các hoạt động dạy - học 3. Dân cư châu Phi. * Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) - HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK. 4. Hoạt động kinh tế. * Hoạt động 2 (làm việc cả lớp) GV hỏi: - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học? Kinh tế chậm phát triển, chỉ tập trung vào trông cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. - Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao? Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm (bệnh AIDS, các bệnh truyền nhiễm). Nguyên nhân: kinh tế chậm phát triển, ít chú ý việc trồng cây lương thực. - Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền Kể tên phát triển hơn cả ở châu Phi. 5. Ai Cập * Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm nhỏ) Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 5 trong SGK Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên Bản đồ tự nhiên châu Phi treo tường dòng sông Nin, vị trí địa lí, giới hạn của Ai Cập. Kết luận: - Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục á, Âu, Phi - Thiên nhiên: có sông Nin (dài nhất thế giới) chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng châu thổ màu mỡ. - Kinh tế - xã hội: từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ: là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, sản xuất bông và khai thác khoáng sản. Ngày dạy /./.. Địa lý: Bài 25 Châu Mĩ I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ thế giới. - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ, hay Nam Mĩ) - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ) II- Đồ dùng dạy học - Quả Địa cầu hoặc Bản đồ thế giới. - Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ (nếu có) - Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn. III. Các hoạt động dạy - học 1. vị trí địa lí và giới hạn * Hoạt động 1 (làm việc theo nhóm nhỏ) Bước 1: - GV chỉ trên quả Địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây (Lưu ý GV: đường phân chia hai bán cầu đông và tây là một vòng tròn đi qua kinh tuyến 200T - 1600Đ) - GV hỏi: Quan sát quả Địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây? Bước 2 : HS trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK, cụ thể: + Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào. + Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới. Bước 3: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ 2 trong số các châu lục trên thế giới. 2. đặc điểm tự nhiên * Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: - Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ, hay Nam Mĩ. - Nhận xét về địa hình châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ trên hình 1: + Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ. + Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ. + Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ. + Hai con sông lớn ở châu Mĩ. Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp - HS khác bổ sung - HS chỉ trên Bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-ê và An-đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn; phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên; A-pa-lát và Bra-xin. * Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) -GV hỏi: + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? + Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu ? (HS khá, giỏi) + Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn. GV tổ chức cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn. Kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới nhất thế giới. Ngày dạy /./.. Địa lý: Bài 26 Châu Mĩ (tiếp theo) I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư. - Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì. II - Đồ dùng dạy học - Bản đồ thế giới. - Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có) III. Các hoạt động dạy - học 3. Dân cư châu Mĩ * Hoạt động 1 (làm việc cá nhân) Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau: + Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục? + Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống. + Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở đâu? Bước 2 : - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV giải thích thêm cho HS biết rằng, dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến đống đầu tiên; sau đó họ mới di chuyển sang phần phía tây. Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư. 4. Hoạt động kinh tế * Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS trong nhóm quan sát hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bước 2 : - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Bước 3: - Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có) Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng. 5. Hoa Kì. * Hoạt động 3 (làm việc theo cặp) Bước 1: - GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới. - HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích, dân số đứng thứ mấy trên thế giới, đặc điểm kinh tế) Bước 2: - Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau. Ngày dạy /./.. Địa lý: Bài 27 Châu đại dương và châu nam cực I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Quả Địa cầu - Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực. III. Các hoạt động dạy - học 1. Châu Đại Dương a) Vị trí địa lí, giới hạn * Hoạt động 1 (làm việc cá nhân) Bước 1: HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK: - Trả lời câu hỏi: châu Đại Dương gồm những phần đất nào? - Trả lời các câu hỏi ở mục a trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương. - GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả Địa cầu. Chú ý đường chỉ tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-lia-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp. b) đặc điểm tự nhiên * Hoạt động 2 (làm việc cá nhân) Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau: Khí hậu Thực, động vật Lục địa Ô-xtrây-lia-a Các đảo và quần đảo 2. Một số đặc điểm của các đại dương * Hoạt động 2 (làm việc theo cặp) Bước 1: HS trong nhóm dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo gợi ý sau: + Xếp các đại dương thưo thứ tự từ lớn đến nhó về diện tích. + Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào? Bước 2: - Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Bước 3: GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc Bản đồ thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích. Kết luận: Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất. Ngày dạy /./.. Địa lý: Bài 29 Ôn tập cuối năm I - Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Đại Dương. - Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên. - Chỉ được trên Bản đồ thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam. II- Đồ dùng dạy học - Bản đồ thế giới. - Quả Địa cầu III. Các hoạt động dạy - học * Hoạt động 1 (làm việc theo cặp) Bước 1: - GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ thế giới hoặc quả Địa cầu. - GV tổ chức cho HS chơi trò: “Đối đáp nhanh” (tương tự như ở bài 7) để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 8 HS. Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. * Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. (Nếu có điều kiện, GV có thể in bảng ở câu 2b vào giấy A3 và phát cho từng nhóm). Bước 2 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp - GV kẻ sẵn bảng thống kê (như ở câu 2b trong SGK) lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng. Lưu ý: ở câu 2b, có thể mỗi nhóm điền đặc điểm của cả 6 châu lục, nhưng cũng có thể chỉ điền 1 hoặc 2 châu lục để đảm bảo thời gian.
Tài liệu đính kèm: