I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:
+ Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
+ Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.
+ Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn).
- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
- Học sinh khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng, do đảm bảo nguồn thức ăn.
+ Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng, vì khí hậu nóng ẩm.
Môn: Địa lí Bài: Nông nghiệp I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta: + Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp. + Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên. + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất. - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn). - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng. - Học sinh khá, giỏi: + Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng, do đảm bảo nguồn thức ăn. + Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng, vì khí hậu nóng ẩm. II. Chuẩn bị: - ĐDDH: Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Dụng cụ học tập: SGK; các nhóm sưu tần tranh, ảnh vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả nước ta. III. Các hoạt động dạy – học: Các bước Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. KT bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Ngành trồng trọt: Hoạt động 2: Ngành chăn nuôi: 4. Củng cố: 5. Dặn dò: + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở đâu? + Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì? - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài trực tiếp. - Tổ chức làm việc cá nhân. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK, cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. - Kết luận: + Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. + Ở nước ta trồng trọt phát triển nhanh hơn chăn nuôi. - Tổ chức thảo luận nhóm. - Hướng dẫn HS quan sát hình SGK. - Giao việc: Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi sau: + Cho biết lúa, gạo, cây công nghiệp lâu năm ( chè, cà phê, cao su,) được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng? - Nhận xét, kết luận. - Tổ chức làm việc cá nhân. + Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? (Dành cho HS khá, giỏi) + Hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta? - Nhận xét, kết luận. - Gọi HS đọc mục ghi nhớ. - Giáo dục, liên hệ thực tiễn. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau. - Hát. - HS 1: - HS 2: - Lắng nghe. - Đọc thông tin SGK và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm 6 HS. - Các nhóm quan sát hình minh họa SGK và hoàn thành nội dung câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau phát biểu. + Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo: ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến sẵn và nhu cầu thịt, trứng, sữa, của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẩy ngành chân nuôi ngày càng phát triển. + Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi. + Lợn và gia súc được nuôi nhiều ở đồng bằng. - Lớp nhận xét, bổ sung. - 02 HS.
Tài liệu đính kèm: