Giáo án điện tử buổi 2 Lớp 5 - Lại Thị Hoài Nam

Giáo án điện tử buổi 2 Lớp 5 - Lại Thị Hoài Nam

LỊCH SỬ: ÔN TẬP BÀI 12

I. Mục tiêu:

1. Ôn tập & củng cố các kiến thức về lịch sử bài 12.

2. Rèn kỹ năng làm bài cho HS.

3. Giáo dục lòng yêu thích học môn lịch sử.

II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 A. Ôn tập củng cố kiến thức:

 . Lịch sử:

 - Hãy nêu tình thế của nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945?

- GV gọi từng HS trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- GV kết luận, củng cố lại kiến thức.

B.Thực hành:

 - T: Nêu bài tập yêu cầu HS thực hành.

 - HS nêu miệng bài làm của mình.

- T: Nhận xét chữa chung.

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử buổi 2 Lớp 5 - Lại Thị Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Toán: Ôn tập : Cộng , trừ , nhân , chia số thập phân 
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố về các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân.
	2. Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính.
	3.áp dụng làm các bài tập có liên quan
II- Đồ dùng :
	- Vở buổi 2.
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ:- Nêu cách cộng, trừ, nhân số thập phân. 
2. Bài mới : 
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
	*Bài 1: Tính:
	a) 234,37 + 96,94 = 	b) 256,8 x 6,2 = 
	 35,678 - 14,235 = 	 17, 34 x 4,9 = 
	- GV chép đề.
	- Gọi 1 số HS trung bình làm bài.
 	- Củng cố cách thực hiện phép tính.
	*Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
	a) 0,5 x 26,56 x20 =
	b) 2,34 + 3,5 + 7,66 =
	- GV chép đề.
 	- HS thảo luận và tìm ra kết quả.
	- Gọi 1 số HS lên bảng trình bày.
*Bài 3: Tìm x:
 a) x :3,4 =2,3 + 4,56 b) x + 24,67 = 45,67 – 1,34
- GV hướng dẫn HS tự làm và chữa bài.
	- GV nhận xét, củng cố.
	*Bài 4: Mua 4m vải phải trả 60 000 đồng. Hỏi mua 7,5 m vải cùng loại phải trả bao nhiêu tiền?
	- GV hướng dẫn HS tự làm và chữa bài.
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại cách nhân số thập phân. 
Lịch sử: Ôn tập bài 12
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập & củng cố các kiến thức về lịch sử bài 12.
2. Rèn kỹ năng làm bài cho HS.
3. Giáo dục lòng yêu thích học môn lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Ôn tập củng cố kiến thức:
	. Lịch sử:
	- Hãy nêu tình thế của nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945?
- GV gọi từng HS trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận, củng cố lại kiến thức.
B.Thực hành:
	- T: Nêu bài tập yêu cầu HS thực hành.
	- HS nêu miệng bài làm của mình.
- T: Nhận xét chữa chung.
B. Hướng dẫn HS thực hành:
*Bài 1: Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Giải quyết nạn đói 
Lập hũ gạo cứu đói.
Quyên góp tiền, vàng.
Trồng cây lương thực có năng suất cao.
Đẩy mạnh khai hoang, tăng gia sản xuất.
	C. Tổng kết- Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị tiết sau.
Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục đích, yêu cầu:
1. HS nhận biết được các quan hệ từ trong câu & tác dụng của chúng.
2. Luyện tập sử dụng các quan hệ từ.
3. Giáo dục HS dùng "quan hệ từ" đúng văn cảnh.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung về quan hệ từ (QHT).
III. Các hoạt động dạy- học:
A) ÔN tập, củng cố kiến thức:
- GV gọi 1 vài HS nêu phần ghi nhớ về QHT.
- Đặt câu có sử dụng QHT, nêu tác dụng của chúng trong câu?
- GV cùng HS nhận xét bổ sung.
B) Bài tập vận dụng:
*Bài 1: Tìm QHT trong đoạn văn sau & nêu tác dụng của chúng:
Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. ái trà vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút. Nhưng hắn đã ngạo mạn và xấc xược làm sao ! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác. Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu nói:
- ờ, ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hột sức, chịu nổi nửa cái đá song phi của tao không ?
 Tô Hoài
*Hướng dẫn HS: 
- HS đọc nội dung, yêu cầu của bài.
- HS thảo luận theo cặp và nêu tác dụng của QHT ( 3 phút ).
- HS phát biểu ý kiến- nhận xét kết luận chung.
Đáp án: Các QHT
+ Sang: Nối chàng Dế nọ nhảy tót với lồng tôi.
+ Và: Nối ngạo mạn với xấc xược.
+ Từ: Nối hai vế câu với nhau.
+ Ra: Nối đờ mặt với thế kia.
+ Của: Nối cái đá song phi với tao.
*Bài 2: Tìm QHT và cặp QHT thích hợp với mỗi chỗ trống trong từng câu dưới đây:
a) Bố muốn con đến trường .......... hăng say ....... niềm phấn khởi.
b) ...... phong trào học tập bị ngừng lại ....... nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
*Hướng dẫn HS: 
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS phát biểu ý kiến
- GV cùng HS nhận xét và chột lại ý đúng.
*Bài 3: Hãy thay QHT trong các câu sau bằng QHT khác để có những câu đúng:
a) Cây bị đổ nên gió thổi mạnh.
b) Trời mưa và đường rất trơn.
c) Bố em sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi.
d) Tuy nhà xa nhưng bạn Nam thường đi học muộn.
*Hướng dẫn HS : Tương tự như bài 2
Lưu ý: Khi HS thay QHT xong yêu cầu HS giải thích vì sao em lại thay bằng QHT đó ?
C) Củng cố dặn dò
- Gọi HS nêu lại khái niệm về QHT.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm2010
Tập làm văn: Ôn: Cấu tạo của bài văn tả người
I. Mục tiêu: 
1. Củng cố cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
	2. Vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả 1 người thân trong gia đình; nêu những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của đối tượng miêu tả.
	3. Rèn kỹ năng viết văn cho HS.
II. Đồ dùng :
	- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người. ?
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
 Đề bài: Em hãy lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó.
	- HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề. 
- GV hướng dẫn HS các bước lập dàn ý.
	+ Mở bài: Giới thiệu người định tả.
	+ Thân bài: 
- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,)
	- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,)
	+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
HS tự làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- HS đọc bài, cả lớp nhận xét, GV biểu dương HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị tiết sau.
Địa lí :ôn tập bài 12
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập & củng cố các kiến thức về địa lí bài 12
2. Rèn kỹ năng làm bài cho HS.
3. Giáo dục lòng yêu thích học môn địa lí 
II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Ôn tập củng cố kiến thức
- Kể tên các mặt hàng thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết?
	- GV kết luận củng cố lại kiến thức.
B. Hướng dẫn HS thực hành:
	- HS nêu- HS khác nhận xét- bổ sung.
	- GV kết luận củng cố lại kiến thức.
	* Bài Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
A. Ngành công nghiệp
B. Sản phẩm
Sắp xếp
1. Công nghiệp điện
2. Công nghiệp hoá chất
3. Công nghiệp cơ khí
4. Công nghiệp dệt may
a) Các loạ vải, quần áo ...
b) Điện
c) Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng, ...
d) Các loại phương tiện giao thông ...
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau. 
Rèn chữ
Cho hs viết đ1 bài:Người gác rừng tí hon
Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2010
Toán : ôn chia số thập phân cho số tự nhiên 
I) Mục tiêu:
1. Củng cố về phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
	2. Rèn kỹ năng cộng, trừ và nhân, chia số thập phân.
3. Vận dụng vào làm bài tập.
II) Chuẩn bị:
+ GV: Nội dung ôn tập.
+ HS: Ôn lại cách chia1 STPcho 1 số tự nhiên.
III) Lên lớp:
A) Ôn tập, củng cố kiến thức:
- Nêu cách chia số thập phân cho số tự nhiên ?
- HS thực hiện ví dụ: 34,67 : 23
- HS cả lớp & GV nhận xét kết luận chung.
B) Bài tập thực hành:
- Hình thức:
+ GV ra bài tập.
+ HS cả lớp làm vào vở- HS lên bảng chữa bài.
+ HS cả lớp & GV nhận xét chữa bài.
+ GV củng cố lại cách chia 1 số thập phân cho một số tự nhiên.
	*Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	a) 4,25 : 5	b) 19,28 : 4	c) 0,57 : 3
	*Bài 2: Tính:
	a) 40,8 : 122 - 2,03 =
	b) 6,72 : 7 + 2,15 = 
	*Bài 3: Tính bằng 2 cách:
	a) 85,35 : 5 + 63,05 : 5 =
	b) (4,53 - 1,8) : 3 =
	*Bài 4:
Có 8 bao gạo cân nặng 234,2 kg. Hỏi 12 bao gạo như thế cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại cách cộng, trừ, nhân và chia số thập phân.
Kỹ thuật: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn 
(tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
2. Cắt, khâu, thêu trang trí được túi sách tay đơn giản. 
3. Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được túi xách tay đơn giản.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
- Một số mẫu thêu đơn giản.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết. 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Hướng dẫn HS làm bài tập.
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2. Hướng dẫn luyện tập: 
*Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu túi xách tay và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu nhận xét đặc điểm hình dáng của túi xách tay .
- Đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của túi xách tay.
- Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của túi xách tay.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- Thêu trang trí trước khi khâu túi
- Khâu miệng túi trước rồi mới khâu thân túi
- Để khâu phân thân túi cần gấp đôi mảnh vải. Sau đó so chéo đường gấp mép vải bằng nhau và vuốt phẳng đường gấp cạnh thân túi. Khâu lần lượt từng đường thân túi bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột.
- Đính quai túi ở mặt trái của túi. Nên khâu nhiều đường để quai túi được đình chắc chắn vào miệng túi.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu thời gian thực hành.
- Tổ chức cho HS thực hành đo , cắt vải theo nhóm.
- Giáo viên giúp đỡ HS.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm ở các mức:
+ Hoàn thành.
+ Chưa hoàn thành.
- Giáo viên nhận xét chung.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau.
An toàn giao thông
Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
- HS biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật GTĐB
- HS biết cách lên xuống xe và dừng đỗ xe trên đường phố.
Kĩ năng:
- Thực hiện đúng cách điều khiển xe an toàn 
- Liệt kê một số phương án và nhân tố đảm bảo an toàn khi đi xe đạp
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ 
- Xe đạp 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
*Hoạt động 1:
 Trò chơi: Đi xe đạp trên sa bàn
- GV đặt các loại xe bằng giấy hoặc đồ chơi lên mô hình 
- Gọi HS chỉ trên sabàn trình bày cách đi xe đạp tờ điểm này đến điểm khác
? Để rẽ trái người đi xe đạp phải đi ntn?
? Người đi xe đạp qua vòng xuyến phải đi ntn?
- HS đọc ghi nhớ
*Hoạt động 2:
 Thực hành trên sân trường
- T nêu bạn nào biết đi xe đạp?
- GV mời 1 số em lần lượt đi xe đạp
? Tại sao cần phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn đường ?
? Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải? 
- HS đọc ghi nhớ
3. Củng cố:
- GV tổng kết giờ học 
- Giáo viên khắc sâu nội dung bài.
- Học sinh thực hiện đi xe đạp an toàn và chuẩn bị giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_2_lop_5_lai_thi_hoai_nam.doc