Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 15

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 15

ĐẠO ĐỨC

TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (T2)

A /Mục tiêu :

- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao phải tôn trọng phụ nữ.

- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt là trai hay gái.

- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

B/ Chuẩn bị : Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Tiết 2

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Tôn trọng phụ nữ T2 (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Xử lí tình huống (bài tập 3 SGK).

 * Mục tiêu : HS biết hình thành kĩ năng xử lí tình huống.

* Cách tiến hành :

1. GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.

2. HS các nhóm thảo luận.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 4. GV kết luận :

 - Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.

 - Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 15
Từ ngày 11/12 đến ngày 15/12
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
11/12
12
71
 29
15
35 p
40p 
 40p
40p
Đạo đức
 Toán
 Tập đọc
Chính tả
Tôn trọng phụ nữ (T2).
Luyện tập .
Buôn Chư Lênh đón cô giáo .
(N – V) Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Thứ ba
12/12
 29
72
 29
 29
 15
35p
40p
40p
35p
40p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
Kể chuyện
Ôn bài thể dục phát triển chung. Trò chơi : Thỏ nhảy.
Luyện tập chung.
Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc.
Thuỷ tinh.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Thứ tư
13/12
30
 73
 29
 15
 15
40p
40p
 40p
35p
 35p
Tập đọc
 Toán
 TLV
Lịch sử
 Kĩ thuật
Về ngôi nhà đang xây.
Luyện tập chung.
Luyện tập tả người (Tả hoạt động).
Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950.
Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản.
Thứ năm
14/12
30
74
 30
 30
 15
35p
40p
40p
35p
35p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
 Mĩ thuật
Ôn bài thể dục phát triển chung.Trò chơi : Thỏ nhảy.
Tỉ số phần trăm.
Tổng kết vốn từ.
Cao su.
Vẽ tranh : Đề tài Quân đội.
Thứ sáu
 15/12
15
 75
 30
 15
35p
 40p
 40p
 35p
Âm nhạc
 Toán
 TLV
 Địa lí
Ôn tập TĐN số 3, số 4. Kể chuyện âm nhạc.
Giải toán về tỉ số phần trăm.
Luyện tập tả người (Tả hoạt động).
Thương mại và du lịch.
 Thứ tư : Cô Huệ dạy : toán, TLV, lịch sử, kĩ thuật.
 Thứ sáu : Cô Hồng dạy : âm nhạc.
************************
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (T2)
A /Mục tiêu : 
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt là trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
B/ Chuẩn bị : Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 2
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Tôn trọng phụ nữ T2 (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống (bài tập 3 SGK).
 * Mục tiêu : HS biết hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
* Cách tiến hành : 
1. GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.
2. HS các nhóm thảo luận.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 4. GV kết luận :
 - Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.
	- Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
Hoạt động 2 : Làm bài tập 4 SGK.
*Mục tiêu : Giúp HS biết những ngày mà tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
* Cách tiến hành : 
1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT 4.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
4. GV kết luận :
Hoạt động 3 : Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (BT 5 SGK).
 *Mục tiêu : HS củng cố bài học.
 *Cách tiến hành :
GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm.
TOÁN
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : - Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân ; củng cố quy tắc chia thông qua giải bài toán có lời văn.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân . Sau đó HS lên bảng thực hiện : 38,7 : 8,6 ; 3,99 : 9,5.
2. Bài mới : Luyện tập (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
a) GV cho HS nêu lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân . 
b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra. 
Kết quả của phép tính là :17,15 : 4,9 = 3,5 ; 0,2268 : 0,18 = 1,26 ; 37,825 : 4,25 = 8,9. 
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài. GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số và số chiachưa biết.
	a) x 1,4 = 2,8 1,5 b) 1,02 x = 3,57 3,06
 x 1,4 = 4,2 1,02 x = 10,9242
 x = 4,2 : 1,4 x = 10,9242 : 1,02
 x = 3 x = 10,71 
 Bài 3 : GV hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Bài giải
	Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là : 161,5 : 9,5 = 17 (m).
	Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là : (17 + 9,5) 2 = 53 (m).
 Đáp số : 53 m.
Bài 4 : Tính :
GV yêu cầu HS làm bài miệng - lớp nhận xét – GV bổ sung và chốt lại lời giải đúng :
	51,2 : 3,2 – 4,3 (3 – 2,1) – 2,68 = 16 – 4,3 0,9 – 2,68
 = 16 – 3,87 – 2,68
 = 12,13 – 2,68 = 9,45
3. Củng cố : - HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân .
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
D/ Bổ sung :....
TẬP ĐỌC
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác tên người dân tộc..
- Hiểu nội dung của bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- GDHS kính trọng thầy cô giáo, biết tự giác học hành.
B/ Chuẩn bị : Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Hạt gạo làng ta, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Buôn Chư Lênh đón cô giáo ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 4 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK.
 (Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3.
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK.
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu – HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : - Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau : Về ngôi nhà đang xây.
D/ Bổ sung :
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
Thời gian dự kiến : 40 phút.
/ Mục đích, yêu cầu :
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng một đoạn bài chính tả Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Rèn luyện kĩ năng viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu tr/ch hoặc thanh hỏi / thanh ngã.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
 Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS viết các tiếng có âm đầu tr / ch và các tiếng có vần ao / au.
 2. Dạy bài mới : Buôn Chư Lênh đón cô giáo (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5, đọc (2 lượt).
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 :
 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
	 - Cả lớp đọc thầm nội dung BT, làm vào VBT. 
 - HS thi viết các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên bảng phụ.
Bài tập 3 :
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- HS làm bài vào VBT, GV giúp HS tìm điền đầy đủ các tiếng thích hợp.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét.
- Một HS đọc lại mẫu tin đã được điền chữ đúng.
GV chốt : a) cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.
 b) tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập.
D/ Bổ sung :
Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2006
THỂ DỤC
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG . TRÒ CHƠI : “THỎ NHẢY”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng bài thể dục phát triển chung ; trò chơi : “Thỏ nhảy”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
- Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
- Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.
- Chơi trò chơi “Nhạc trưởng”.
2. Phần cơ bản :
a) Củng cố 8 động tác vươn thở, tay,chân, vặn mình , toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hoà:
 - GV cho lớp trưởng điều khiển – lớp tập – GV quan sát sửa sai.
 - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ.
 - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
d)Trò chơi vận động: 
 - Chơi trò chơi “Tẳo nhảy”.
 - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy.
 - Thi đua giữa các tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 8 động tác thể dục đã học
3. Phần kết thúc : 
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6-10 phút
2-3 phút
18-22phút
3-4 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
3-4 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
4-5 phú ... ..
 Bài tập 2 :
- Một HS đọc yêu cầu BT2.
- HS trao đổi nhóm viết ra những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao tìm được : Chị ngã, em nâng; Con hơn cha là nhà có phúc; Không thầy đố mày làm nên; Máu chảy ruột mềm; Kính thầy yêu bạn; Tôn sư trọng đạo; Học thầy không tày học bạn; Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao; Bốn biển một nhà; Buôn có bạn, bán có` phường; Bán anh em xa, mua láng giềng gần;..
3. Củng cố, dặn dò :
- GV cho HS nhắc lại các ý chính của bài .
- GDHS sử dụng đúng từ ngữ khi nói hoặc viết.
- Nhận xét và tuyên dương HS.
- Yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ trong bài và chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung : 
KHOA HỌC
CAO SU
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : Sau bài học sinh biết : 
- Kể tên một số vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su.
- Rèn luyện kĩ năng nêu tính chất và công dụng của cao su.
- GDHS biết được công dụng và cách bảo quản các đồ dùngbằng cao su.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK 62, 63.
C/ Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về thuỷ tinh, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm.
2. Bài mới : Cao su (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Thực hành.
* Mục tiêu : HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu cầu HS đọc các thông tin SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi SGK.
- Một số HS trình bày trước lớp - Lớp nhân xét bổ sung :
+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
+ Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
GV kết luận : Cao su có tính đàn hồi.
 Hoạt động 2 : Thảo luận.
 * Mục tiêu : Giúp HS :
- Kể được tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
 * Cách tiến hành : 
	- GV cho HS làm việc theo nhóm.
	- HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết để trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
	- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 63 SGK theo nhóm đôi và ghi vào phiếu. 
- Đại diện từng nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK của nhóm mình. GV cùng HS lớp nhận xét.
GV kết luận : SGK
 3.Củng cố : - GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK.
- HS nhắc lại các ý chính của bài.
- GDHS : bảo quản các đồ dùng trong nhà được làm bằng cao su.
 4.Nhận xét - dặn dò : 
 - GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : 
MĨ THUẬT
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : - HS biết về quân đội và những hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày.
 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài Quân đội theo cảm nhận riêng.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh và yêu quý , quý trọng các cô, các chú bộ đội.
B/ Chuẩn bị : - Một số tranh ảnh về quân đội phóng to, một số bài vẽ về Quân đội của HS lớp trước. - Hộp màu, bút chì, giấy vẽ.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Vẽ tranh : Đề tài Quân đội (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài..
- GV cho HS quan sát tranh ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về quân đội : khung cảnh chung của cảnh : hình ảnh các cô, chú bộ đội; bộ đội với thiếu nhi; bộ đội đứng gác;  chọn hoạt động cụ thể để vẽ tranh.
- GV bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung có thể vẽ tranh.
- GV lưu ý HS : cần nhớ lại các hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng, tránh chọn những nội dung khó, phức tạp.
- GV cho HS xem hình tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý HS cách vẽ : 
+ Chọn các hình ảnh để vẽ tranh về Quân đội.
+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối.
+ Vẽ rõ nội dung của hoạt động (hình dáng, tư thế, trang phục,).
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh.
- GV hướng dẫn HS xem hình tham khảo ở SGK.- GV có thể vẽ lên bảng gợi ý cho HS một số cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ hình.
- GV nhấn mạnh : Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà; không vẽ quá nhiều hình ảnh; cần phối hợp màu sắc chung cho cả bức tranh; khi vẽ luôn quan sát toàn bộ bức tranh để chọn màu và độ đậm nhạt phù hợp cho các hình mảng.
Hoạt động 3 : Thực hành.
	- Trong khi HS vẽ GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm.
- GV yêu cầu HS chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ.
- GV nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập tại lớp, quan tâm đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được BT.
- Khen ngợi những HS vẽ nhanh, vẽ đẹp; động viên những HS vẽ chậm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- HS nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ tranh qua nhận xét một số bài vẽ.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà chẩu bị bài sau
D/ Bổ sung 
Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2006
TOÁN
 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Giải toán về tỉ số phần trăm.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm. Vận dung giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GDHS cẩn thận khi làm bài, chú ý cách trình bày bài giải.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân và khái niệm về tỉ số phần trăm.
2. Bài mới : Giải toán về tỉ số phần trăm (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a) Giới thệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
b) Áp dụng vào giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là :
 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5%
Hoạt động 2 : thực hành (HS làm VBT).
Bài 1 : GV yêu cầu HS tự giải cả ba phần a), b) và c). Sau đó thống nhất kết quả :
 0,37 = 37% ; 0,2324 = 23,24% ; 1,282 = 128,2%.
Bài 2 : Yêu cầu HS tính tỉ số phần trăm của hai số : 
a) 8 và 40 : 8 : 40 = 0,2 = 20% b) 40 và 8 : 40 : 8 = 5 = 500% 
c) 9,25 và 25 : 9,25 : 25 = 0,37 = 37%.
Bài 3 : Yêu cầu HS tính theo mẫu : 19 : 30 = 0,6333.. = 63,33%
	a) 17 và 18 : 17 : 18 = 0,9444 = 94,44% ; b) 62 và 17 : 62 : 17 = 3,647 = 364,7%
	c) 16 và 24 : 16 : 24 = 0,666 = 66,6%
Bài 4 : Giải bài toán. GV cho HS đọc đề bài sau đó tự nêu cách giải.
Bài giải 
Tỉ số phần trăm số HS thích tập bơi của lớp 5B là :
24 : 32 = 0,75 = 75%
Đáp số : 75%
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách giải bài toán về tỉ số phần trăm.
- GD HS nắm vững các công thức để giải toán.
 4. Nhận xét, dặn dò :
- GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
D/ Bổ sung :
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ HOẠT ĐỘNG)
Thời gian dự kiến : 40 phút
A/ Mục đích yêu, yêu cầu :
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói .
- HS biết lập dàn ý tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
- GDHS cách quan sát tinh tế, yêu quý nguời thân.
B/ Chuẩn bị : Những ghi chép đặc điểm hoạt động của em bé.
C/ Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : HS nhắc lại ghi nhớ trong tiết TLV luyện tập tả người (hoạt động) - Nhắc lại dàn ý chi tiết của bài văn tả người.
2. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :Luyện tập tả người (Tả hoạt động).
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài tập 1 : 
- HS đọc nội dung BT1.
- HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi cùng bạn bên cạnh để trả lời lần lượt các câu hỏi, ghi vào VBT.
- Một số HS tiếp nối nhau thi trình bày ý kiến - Cả lớp và GV nhận xét.
- GV giới thiệu ví dụ về dàn bài chi tiết.
 Bài tập 2 :
- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV đọc cho HS nghe bài Em Trung của tôi (của Thu Thuỷ - HS lớp 5C Trường Tiểu học Ngọc Hà, Hà Nội).
- GV kiểm tra kết quả trao đổi của HS.
- Dựa vào kết quả quan sát, HS tự lập dàn ý vào vở BT, 1HS làm bảnh phụ.
- HS trình bày, lớp nhận xét,GV chấm điểm những dàn ý tốt, đánh giá cao những HS có khả năng quan sát tinh tế.
- Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng góp ý kiến, HS tự sửa lại dàn ý của mình cho hoàn chỉnh.
3. Củng cố :
- GV yêu cầu HS nhắc lại dàn ý của bài văn tả người.
	- GD HS yêu quý con người, quan sát , tả người một cách tinh tế.
4. Nhận xét, dặn dò : 	
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết, viết lại vào vở; chuẩn bị tiết TLV tới (Kiểm tra viết).
D/ Bổ sung :
ĐỊA LÝ
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Biết sơ lược về các khái niệm : thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất. 
- Rèn luyện kĩ năng kể được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta; xác định trên bản đồ trung tâm thương mại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- GDHS thấy được sự phát triển của ngành thương mại và du lịch ở nước ta.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam.
 - Tranh ảnh về trung tâm thương mại và về ngành du lịch.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Giao thông vận tải.
2.Bài mới : Thương mại và du lịch (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Hoạt động thương mại (HS làm việc cá nhân).
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
	 - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : 
	- Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá bao gồm : nội thương, ngoại thương.
	- Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
	- Vai trò của thương mại : cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
	- Xuất khẩu : khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công nghiệp, nông sản, thuỷ sản.
	- Nhập khẩu : máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu.
 * Hoạt động 2 : Ngành du lịch (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : SGK
3.Củng cố : 
- GV nêu một vài câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : thấy được sự phát triển của ngành thương mại và du lịch ở nước ta.
4.Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.doc