Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 16

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 16

ĐẠO ĐỨC

HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

A /Mục tiêu :

- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.

- Hợp tác với những người xung quanh trong việc học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.

- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Hợp tác với những người xung quanh (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25 SGK).

 * Mục tiêu : HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.

* Cách tiến hành :

1. GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung hai bức ảnh trong SGK.

2. HS các nhóm độc lập làm việc.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 4. GV kết luận : .

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 16
Từ ngày 18/12 đến ngày 22/12
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
18/12
13
 76
 31
 16
35 p
40p 
 40p
40p
Đạo đức
 Toán
 Tập đọc
Chính tả
Hợp tác với những người xung quanh.
Luyện tập .
Thầy thuốc như mẹ hiền.
(N – V) Về ngôi nhà đang xây.
Thứ ba
19/12
 31
77
 31
 31
 16
35p
40p
40p
35p
40p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
Kể chuyện
Ôn bài thể dục phát triển chung. Trò chơi : Lò cò tiếp sức.
Giải toán về tỉ số phần trăm (T2).
Tổng kết vốn từ (T2).
Chất dẻo.
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Thứ tư
20/12
32
 78
 31
 16
 16
40p
40p
 40p
35p
 35p
Tập đọc
 Toán
 TLV
Lịch sử
 Kĩ thuật
Thầy cúng đi bệnh viện.
Luyện tập.
Tả người (Kiểm tra viết).
Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản.
Thứ năm
21/12
32
79
 32
 32
 16
35p
40p
40p
35p
35p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
 Mĩ thuật
Ôn bài thể dục phát triển chung.Trò chơi : Nhảy lướt sóng.
Giải toán về tỉ số phần trăm.
Tổng kết vốn từ (T3).
Tơ sợi.
Vẽ theo mẫu : mẫu vẽ có hai vật mẫu.
Thứ sáu
 22/12
16
 80
 32
 16
35p
 40p
 40p
 35p
Âm nhạc
 Toán
 TLV
 Địa lí
Bài hát dành cho địa phương.
Luyện tập.
Làm biên bản một vụ việc.
Ôn tập.
 Thứ năm : Cô Huệ dạy : toán, LT&C, khoa học, mĩ thuật.
 Thứ sáu : Cô Hồng dạy : âm nhạc.
************************
Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2006
ĐẠO ĐỨC
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
A /Mục tiêu : 
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong việc học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Hợp tác với những người xung quanh (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25 SGK).
 * Mục tiêu : HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành : 
1. GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung hai bức ảnh trong SGK.
2. HS các nhóm độc lập làm việc.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 4. GV kết luận : .
Hoạt động 2 : Làm BT 1 SGK.
*Mục tiêu : Giúp HS biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
* Cách tiến hành : 
 1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT 1.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 4. GV kết luận : SGK.
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ (BT2 SGK).
 *Mục tiêu : HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
 *Cách tiến hành :
1.GV yêu cầu HS nêu một vài biểu hiện ở bài tập 2.
2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
3. GV mời một vài HS giải thích lí do.
3. HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động tiếp nối : Thực hành theo nội dung trong SGK.
D/ Bổ sung :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
 LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch; tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi; các phép tính liên quan đến tỉ sốphần trăm.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm.
- GDHS cẩn thận khi làm bài, chú ý cách trình bày bài giải.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách giải toán về tỉ số phần trăm.
2. Bài mới : Luyện tập (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức về giải toán về tỉ số phần trăm.
 GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc. HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm VBT).
Bài 1 : GV yêu cầu HS tự giải bài theo mẫu, các em ngồi gần nhau trao đổi về mẫu. GV kiểm tra xem HS đã hiểu mẫu chưa (hiểu mẫu 6% + 15% 21% như sau : để tính 6% + 15% ta cộng nhẫm 6 + 15 21 (vì 6% = , 15% = , rồi viết thêm kí hiệu % sau số 21). Lưu ý cho HS, khi làm phép tính với các tỉ số phần trăm, phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng.
Bài 2 : GV hình thành cho HS hai khái niệm : số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm.
Bài giải
Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là :
18 : 20 = 0,9 = 90%
 b) Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là :
23,5 : 20 = 1,175 = 117,5%
 Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là : 117,5% - 100% = 17,5%.
 Đáp số : a) Đạt 90%; b) Thực hiện 117,5% ; vượt 17,5%
Bài 4 : Giải bài toán. GV cho HS đọc đề bài sau đó tự nêu cách giải.
Tóm tắt : Tiền vốn : 42000 đồng
 Tiền bán : 52500 đồng Bài giải 
a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và số tiền vốn là : 52500 : 42000 = 1,25 = 125%
b) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là : 125% - 100% = 25%
Đáp số : a) 125% ; b) 25%.
3. Củng cố : - HS nhắc lại cách giải bài toán về tỉ số phần trăm.
 - GD HS nắm vững các công thức để giải toán.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Giải bài toán về tỉ số phần trăm.
D/ Bổ sung :
..
TẬP ĐỌC
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- GDHS có tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng.
B/ Chuẩn bị : Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Về ngôi nhà đang xây, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Thầy thuốc như mẹ hiền ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK.
 (Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Lãn Ôn gtự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3.
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK.
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu – HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò :
 - Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau : Thầy cúng đi bệnh viện.
D/ Bổ sung :
.
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
Thời gian dự kiến : 40 phút.
/ Mục đích, yêu cầu :
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng hai khổ thơ của bài chính tả Về ngôi nhà đang xây.
- Rèn luyện kĩ năng viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu r/d/gi ; v/d. Phân biệt các tiếng có vần iêm/ im/, iêp/ ip.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
 Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS viết các tiếng có âm đầu tr / ch và các tiếng có vần ao / au.
 2. Dạy bài mới : Về ngôi nhà đang xây (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5, đọc (2 lượt).
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 :
 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
	 - Cả lớp đọc thầm nội dung BT, làm vào VBT. 
 - HS thi viết các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên bảng phụ.
Bài tập 3 :
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- HS làm bài vào VBT, GV giúp HS tìm điền đầy đủ các tiếng thích hợp.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét.
- Một HS đọc lại mẫu tin đã được điền chữ đúng.
- GV chốt lại lời giải đúng : rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
- Sau khi hoàn thành bài tập, một vài HS đọc lại mẫu chuyện và trả lời câu hỏi của GV để hiểu câu chuyện buồn cười ở chỗ nào.
3. Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập.
D/ Bổ sung :
Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2006
THỂ DỤC
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG . TRÒ CHƠI : “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng bài thể dục phát triển chung ; trò chơi : “Lò cò tiếp sức”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
- Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
- Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.
- Chơi trò chơi “Nhạc trưởng”.
2. Phần cơ bản :
a) Củng cố 8 động tác vươn thở, tay,chân, vặn mình , toàn thân, thăng bằng,  ... h đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta ?.
+ Tác dụng của Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ?.
+ Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sau ?.
+ Tình hình hậu phương trong những năm 1951 – 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến ?.
 * Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm).
- GV tổ chức cho HS đọc SGK và giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm :
	+ HS đọc SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập.
	+ HS báo cáo kết quả thảo luận.
	- GV kết luận.
 * Hoạt động 3 (làm việc cả lớp và theo nhóm).
- GV kết luận về vai trò cùa hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến).
- HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5 – 1952) mà em biết và nêu cảm nghĩ về người anh hùng đó.
 3. Củng cố : 
- GV đặt câu hỏi để chốt lại ý chính chung của bài.
 	- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS về tinh thần yêu nước.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài.
D/ Bổ sung :..
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (T3).
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : HS cần phải :
- Biết cách cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản.
- Cắt, khâu, thêu được túi xách tay đơn giản đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- GDHS cần rèn luyện tính cẩn thận, sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo.
B/ Chuẩn bị : Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi; một số sản phẩm thêu đơn giản; vật liệu và dụng cụ cần thiết.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Mở đầu : GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản T3 (GV giới thiệu bài và nêu MĐ vàYC của bài học).
Hoạt động 1 : Thực hành.
- HS quan sát một số mẫu túi xách tay và hình 1a SGK. GV đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước màu sắc của túi xách tay.
- GV giới thiệu mẫu túi xách tay, hướng dẫn HS quan sát mẫu và hình 1b SGK, sau đó trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt ý chính : Túi hình chữ nhật gồm thân túi và quai túi. Quai túi được đính vào hai bên miệng túi; túi được khâu bằng mũi khâu thường (hoặc khâu đột); một mặt của thân túi có hình thêu trang trí.
Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm.
	- GV hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung mục II SGK và đặt câu hỏi để HS nêu tên các bước trong quy trình cắt, khâu, thêu túi xách đơn giản.
	- HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2 SGK.
	- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1.
 - GV quan sát uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1.
	- Đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị cắt, khâu, thêu túi xách.
	-Hướng dẫn HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 SGK để nêu cách cắt, khâu, thêu túi xách.
	- GV tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm.
	- Nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện thao tác đo, cắt.
	- GV hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đo, cắt.
	- GV gọi 1-2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đo, cắt.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành cắt, khâu, thêu túi xách.
	- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ để tiết sau.
D/ Bổ sung :
..
Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2006
THỂ DỤC
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG . 
TRÒ CHƠI : “ NHẢY LƯỚT SÓNG”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng bài thể dục phát triển chung ; trò chơi : “Nhảy lướt sóng”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
- Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
- Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”.
2. Phần cơ bản :
a) Củng cố 8 động tác vươn thở, tay,chân, vặn mình , toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hoà:
 - GV cho lớp trưởng điều khiển – lớp tập – GV quan sát sửa sai.
 - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ.
 - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
d)Trò chơi vận động: 
 - Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng”.
 - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy.
 - Thi đua giữa các tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 8 động tác thể dục đã học
3. Phần kết thúc : 
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6-10 phút
2-3 phút
18-22phút
3-4 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
3-4 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
4-5 phút
2 -3 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
1 phút
- 4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
- 4 hàng ngang so le.
4 hàng ngang so le.
4 hàng dọc.
D/ Bổ sung :
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2006
TOÁN
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng tính tỉ số phần trăm của hai số; tính một số phần trăm của một số; tính một số biết một số phần trăm của nó ; củng cố quy tắc tính tỉ số phần trăm thông qua giải bài toán có lời văn.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm . Sau đó HS lên bảng thực hiện BT SGK.
2. Bài mới : Luyện tập (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
a) GV cho HS nêu lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số; tính một số phần trăm của một số; tính một số biết một số phần trăm của nó . 
b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra. 
Kết quả của phép tính là : a) 21 : 25 = 0,84 = 84% ; 
b) số sản phẩm của người đó chiếm số phần trăm là : 546 : 1200 = 0,455 = 45,5% 
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài. GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính một số phần trăm của một số.
27 : 100 x 34 = 9,18 kg.
Số tiền lãi là : 5000000 : 100 x 12 = 600000 (đồng).
Bài 3 : GV hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
49 : 35 x 100 = 140.
Số lít nước mắm của cửa hàng trước khi bán là : 123,5 : 9,5 x 100 = 1300 (l)
Bài 4 : Tính :
GV yêu cầu HS làm bài miệng - lớp nhận xét – GV bổ sung và chốt lại lời giải đúng :
a
b
Tỉ số phần trăm của a và b
36,96
42
88%
5,13
19
27%
324
675
48%
3. Củng cố : - HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
D/ Bổ sung 
TẬP LÀM VĂN
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Thời gian dự kiến : 40 phút
 A/ Mục đích, yêu cầu :
- HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp và biên bản vụ việc.
- Rèn luyện kĩ năng viết biên bản vụ việc đúng quy định và trình bày đầy đủ trong biên bản.
- GDHS viết đúng theo trình tự của biên bản thông thường.
 B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi những điều cần chú ý (SGK).
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV kiểm tra vở của một số HS đã viết lại đoạn văn tả người (ngoại hình) ở nhà và gọi 2 – 3 HS đọc đoạn văn của mình.
2. Dạy bài mới : Làm biên bản một vụ việc (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài tập 1 :
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 – toàn văn Biên bản về một bệnh nhân trốn viện. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- HS đọc lướt Biên bản về một bênh nhân trốn viện, trao đổi cùng bạn bên cạnh, trả lời lần lượt 3 câu hỏi của bài tập 2.
- Một vài đại dịên trình bày (miệng) kết quả trao đổi trước lớp. GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ.
	- Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
	 Hai, ba HS không nhìn SGK, nói lại nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Luyện tập 
 Bài tập 1 :
 - Một HS đọc yêu cầu của BT và những điểm cần chú ý về thể thức viết biên bản một vụ việc.
 - HS phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận. 
Bài tập 2 : HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở BT 1. GV kết luận.
3. Củng cố : 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại thể thức viết biên bản một vụ việc.
	- GD HS viết đúng trình tự của biên bản một vụ việc.
4. Nhận xét, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà nhớ thể thức trình bày biên bản một vụ việc; nhớ lại nội dung một số vụ việc của tổ, lớp hoặc chi đội để chuẩn bị ghi lại biên bản một vụ việc trong tiết TLV tới.
D/ Bổ sung :
ĐỊA LÝ
ÔN TẬP
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Biết hệ thống hoá các kiến thức về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. 
- Rèn luyện kĩ năng kể được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta; xác định trên bản đồ trung tâm thương mại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- GDHS thấy được sự phát triển của ở nước ta.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
 - Bản đồ trống Việt Nam.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Thương mại và du lịch.
2.Bài mới : Ôn tập (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : (HS làm việc cá nhân).
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi ở SGK.
	 - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 2 : (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở SGK.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : 
	- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
	- Câu a : sai; câu b : đúng; câuc : đúng; câud : đúng; câu e : sai.
	- Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước ta : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, những thành phố ở cảng biển lớn là : Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ chí Minh.
3.Củng cố : 
- GV nêu một vài câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : thấy được sự phát triển của ngành thương mại và du lịch và công nghiệp ở nước ta.
4.Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan16.doc